Tại sao Công Đồng Chung Vaticăn II nhấn mạnh đến Tông Đồ Giáo Dân?
Lược trích bài phỏng vấn với Ông Russell Shaw
WASHINGTON, DC (Zenit.org).- Một trong những vấn nạn được Công Đồng Chung Vaticăn II đặc biệt nhấn mạnh đến trong Giáo Hội chính là tông đồ giáo dân (lay apostolate) hơn là các ban giáo dân (lay ministries).
Đó là lời nhận xét của Ông Russell Shaw, một nhà báo Công Giáo kỳ cựu và cựu tổng thư ký đặc trách ngoại vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Ông Shaw là thông tín viên cho tờ báo Vị Khách Thăm Viếng Ngày Chủ Nhật (Our Sunday Vistor) và là một cộng sự biên tập viên cho những tờ tạp chí như Crisis (Khủng Hoảng) và Columbia. Ngoài ra, Ông cũng còn là một tham vấn viên cho Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách việc Truyền Thông Xã Hội.
Ông đã chia sẽ với hãng tin Zenit về những suy nghĩ của Ông về sắc lệnh có liên quan đến Tông Đồ Giáo Dân của Công Đồng Chung Vaticăn II nhân dịp đánh dấu kỷ niệm 40 năm sắc lệnh đó vào tháng 11 qua.
Hỏi (H): Thưa Ông, điều gì đã khiến cho các Giáo Phụ của Công Đồng áp dụng một quan điểm rộng rãi về tông đồ giáo dân, như đã được tìm thấy trong sắc lệnh có liên quan đến tông đồ giáo dân “Apostolicam Actuositatem”?
Ông Shaw (T): Thưa, có 2 nguyên do chính thuộc về các dữ kiện và tính thần học.
Nguyên do mang tính dữ kiện đó là: trước tiên, vì sự trần tục hóa và nạn chống lại các giáo sĩ, do đó, các linh mục và nữ tu đã không còn có những phương cách hữu hiệu nào nữa để đụng chạm tới những vấn đề mang tính xã hội tại một số quốc gia; kế đến là lý do cho rằng nếu Giáo Hội hiện diện tại đất nước đó, thì những người giáo dân phải có nhiệm vụ kể trên. Vào thời điểm của Công Đồng, vấn nạn tế nhị này đã được “Giáo Hội im tiếng” sau vụ Bức Màn Sắt, thế nhưng đó lại là vấn đề nảy sinh tại Tây Phương.
Nguyên do mang tính thần học chính là sự hiểu biết mới mẽ của Giáo Hội như là một việc hiệp thông mà chúng ta tìm thấy trong hiến pháp tín điều của Giáo Hội là “Lumen Gentium”. Nếu nhìn theo mô hình từ trên cao xuống trong quá khứ, thì Giáo Hội được xem như là một cấu trúc thực thể với các thứ bậc cùng với các văn phòng và các chức năng đa dạng, mà tất cả mọi thành viên đều có một sự bình đẳng về phẩm giá và các quyền. Do đó, khi nói về Giáo Hội như là “Thân Mình của Chúa Kitô” và “Dân của Thiên Chúa,” thì nó thể hiện được nội dung sâu sa này.
Tầm quan trọng chính trong số các quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong Giáo Hội khởi sự từ phép Rửa Tội chính là quyền và nghĩa vụ để tham gia vào sứ vụ của Giáo Hội. Tên chung cho sứ vụ đó chính là tông đồ. Chính vì thế, sự tham dự của người giáo dân trong sứ vụ của Giáo Hội được gọi theo một cách đúng đắn, chính là “tông đồ giáo dân.”
Cũng thế, điều quan trọng nhất chính là qua giảng dạy của “Lumen Gentium,” người giáo dân, cũng như những giáo sĩ dòng và triều, đều được Thiên Chúa mời gọi để có thể thánh hóa chính mình ở một mức độ cao nhất -- để trở thành những vị Thánh. Điều này được tuyên bố rất rõ trong Chương 5 về Hiến Pháp của Giáo Hội, còn vai trò của giáo dân trong sự tương quan với Giáo Hội và sứ vụ của Giáo Hội thì được thảo luận trong Chương 4.
Sắc lệnh về tông đồ giáo dân, chính vì thế, trở nên một ứng dụng thực tiển về những nguyên tắc được đề ra trong “Lumen Gentium” của Công Đồng. Hai văn kiện này bổ sung cho nhau.
(H): Thưa Ông, đâu là những quyền và nghĩa vụ của giáo dân có liên quan đến sứ mạng tông đồ mà sắc lệnh nói về và chúng được phản ánh như thế nào trong đời sống hằng ngày?
(T): Thưa, khác với sự hiểu biết trước khi diễn ra Công Đồng Chung Vaticăn II về tông đồ giáo dân đã được tìm thấy trong phong trào Hành Động Công Giáo (Catholic Action movement) - cái ý tưởng chính là, tông đồ giáo dân chính là một sự tham gia trong cấu trúc tông đồ, được ủy thác cho những người giáo dân qua thứ bậc của họ, tức Công Đồng dạy rằng người giáo dân có quyền và nghĩa vụ để tham gia vào tông đồ chỉ đơn giản là vì họ chính là các thành viên của Giáo Hội.
Lời mời gọi tông đồ dành cho giáo dân, đến từ chính Chúa Kitô và được khởi nguồn từ phép Rửa Tội và Thêm Sức. Đó không phải là một điều gì đó được ủy thác bởi thứ bậc, mặc dù rõ rằng rằng nếu người giáo dân muốn hành động nhân danh Giáo Hội, thì họ phải có sự phê chuẩn theo thứ bậc.
Chính vì thế, Công Đồng tán thành với ý tưởng về sự tự trị của tông đồ giáo dân, vốn có thể diển ra dưới hai dạng cơ bản chính là: tông đồ cá nhân (individual apostolate) và tông đồ nhóm (group apostolate). Cho dẫu, họ có tham gia vào nhóm tông đồ hay không, thì tất cả mọi người Công Giáo nam lẫn nữ đều được mời gọi để thực hiện tông đồ cá nhân.
Thì tất cả những điều trên được công bố rất rõ trong sắc lệnh có liên quan đến tông đồ giáo dân. Thông điệp cơ bản chính là: “Ơn gọi Kitô Giáo, tự bản chất của nó, chính là một ơn gọi tông đồ.” [Apostolicam Actuositatem, số 2].
Đúng như lý tưởng mà nói, mỗi một người tông đồ giáo dân biết biến viễn ảnh của tông đồ giáo dân thành hành động trong cuộc sống hằng ngày bằng cách biết hiện thể và nhận ra những ơn gọi về cá nhân của riêng mình. Đâu là cách mà Thiên Chúa mời gọi mỗi người trong chúng ta phục vụ Ngài, phục vụ các anh em hàng xóm láng giềng của chúng ta, và để thi hành công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, vốn cũng chính là sứ vụ của Giáo Hội-trước kia và bây giờ?
Thưa, một câu trả lời cá nhân chính là, dựa trên sự nhận thức rõ ràng về ơn gọi của riêng mình, thì đó chính là hình thức cụ thể mà người đó thực hiện sứ mạng tông đồ của riêng mình. Những người khác có thể đưa ra những lời đề nghị chung chung, hay đưa ra những giải pháp khác, thế nhưng, sau cùng rồi cũng vẫn là, việc sáng suốt nhận thức rõ về những ơn gọi cá nhân phải là một điều gì đó mà những cá nhân cần phải thực hiện hay khám phá ra riêng cho chính bản thân mình.
Tôi nghĩ là bạn sẽ tìm thấy những điểm đó, vốn được mô tả rất kỹ càng trong cuốn sách mới của tôi có nhan đề “Giáo Dân Công Giáo trong Sứ Vụ của Giáo Hội” (Catholic Laity in the Mission of the Church), vốn được xuất bản bởi Nhà Sách Requiem.
(H): Thưa Ông, theo văn kiện, giáo dân không bị giới hạn trong phong trào tông đồ của giáo xứ mà thôi, mà còn được cổ võ để tham gia vào phong trào tông đồ cấp quốc gia lẫn quốc tế. Vậy điều đó có ý nghĩa gì cho một người giáo dân?
(T): Thưa, giáo xứ không phải là một nơi chính yếu duy nhất để cho phong trào tông đồ giáo dân diễn ra. Cũng như trong một số phẩm trật hay thể chế khác của Giáo Hội, chẳng có chổ nào có là đề cập đến tông đồ giáo dân. Tông đồ giáo dân được chính thức quy hướng và diễn ra trong một thế giới trần tục. Như sắc lệnh “Apostolicam Actuositatem” trình bày, người giáo dân “phải tự mình đảm nhiệm vai trò duy biệt này hòng canh tân lại trật tự của đời thường.” (Số 7)
Việc nhấn mạnh quá mức hiện nay vào các hoạt động giáo dân trong các thể chế và các cấu trúc của Giáo Hội nảy sinh từ việc nhấn mạnh quá mức đến các ban giáo dân kể từ thập niên 1970. Công Đồng Chung Vaticăn II nói rất là ít đến các ban giáo dân (lay ministries) này.
Nói về sự tham gia của của người giáo dân vào sứ vụ của Giáo Hội, Công Đồng chủ yếu nói về tông đồ giáo dân, và nhấn mạnh rõ ràng rằng đây là tông đồ chủ yếu để đem rao giảng Phúc Âm cho toàn thể thế giới. Đừng hiểu lầm rằng, các ban giáo dân là điều xấu. Nhưng bằng việc nhấn mạnh đến ban (ministry) thay vì tông đồ (apostolate), như vẫn thường thấy ngày nay, thì có nghĩa là chúng ta có chủ ý quy hướng Công Đồng theo một lối cổ hũ, ngược đời.
(H): Thưa Ông, trước tình trạng giảm sút linh mục, đặc biệt là ở Tây Phương, thì liệu sắc lệnh “Apostolicam Actuositatem” có tầm quan trọng như thế nào?
(T): Thưa, việc giảm thiểu con số các linh mục dòng/triều khiến cho sắc lệnh này càng có tầm quan trọng hơn, để người giáo dân đảm trách những gì còn là thiếu thốn theo rất nhiều cách khác nhau. Thì rõ ràng nó rất là quan trọng. Nếu chúng ta nói về các dạng của các ban giáo dân, chẳng hạn như: các thừa tác viên Thánh Thể (Eucharistic Ministers), các giáo lý viên giáo dân, thì những việc như vậy có nghĩa là chúng ta đang nói về các ban giáo dân, chứ không phải là tông đồng giáo dân.
Nhu cầu về tông đồ giáo dân trong việc đối ứng với sự trần tục hóa của xã hội tồn tại một cách độc lập, hay riêng biệt với tình trạng sút giảm các giáo sĩ dòng/triều, và là nhu cầu mang tính cấp bách nhất trong mọi thời đại.
(H): Thưa Ông, Công Đồng đã đề cập đến tông đồ gia đình, vậy đó có nghĩa là gì?
(T): Thưa, cách diễn tả đó có liên hệ đến nhiều điều khác nhau.
Một trong những điều này chính là việc tông đồ “đến cho” (to) các gia đình. Điều này chủ yếu gồm mọi nổ lực hòng dựng xây và hổ trợ những cuộc hôn nhân lành mạnh, và các gia đình lành mạnh.. Nhu cầu này thì đã quá rõ ràng rồi, vì vào thời điểm mà phân nửa các cặp hôn nhân tại Hoa Kỳ phải kết thúc bằng sự ly dị và áp lực để hợp thức hóa những cuộc hôn nhân đồng giới là rất căng thẳng-và trong một số trường hợp cũng đã thành công.
Tông đồ “của” (of) các gia đình nhằm ám chỉ đến mọi nổ lực của các cặp hôn nhân và gia đình nhằm để cho chính các gia đình, tự họ thực hiện việc tông đồng bằng cách giúp đỡ bà con lối xóm và các bạn bè của họ qua những gương lành và lời lẽ tốt đẹp. Các gia đình cũng có thể và nên ủng hộ lẫn nhau. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng nói về vấn đề này rất nhiều, và Ngài nói rất hay, trong Tông Huấn về Gia Đình có tên “Familiaris Consortio” (tức về Vai Trò của Gia Đình Kitô Giáo Trong Thế Giới Tân Tiến / Hiện Đại)
(H): Thưa Ông, đâu là vị trí của việc giáo dục tông đồ và tâm linh trong ánh sáng của ơn gọi tông đồ?
(T): Thưa, việc giáo dục / huấn luyện tông đồ là một điều hết sức cần thiết, và nó không thể nào có thể bị tách rời khỏi việc giáo dục tâm linh. Một trong những đóng góp hữu ích nhất được thực hiện bởi những nhóm tông đồ “mới” ngày nay chẳng hạn như: nhóm Opus Dei, nhóm Hiệp Thông và Giải Phóng (Communion and Liberation), nhóm Neocatechumenate, và những nhóm còn lại khác, chính là sự nhấn mạnh quan trọng về việc giáo dục giáo dân có chiều sâu và mang tính liên lũy.
Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, vì đây là điều hết sức quan trọng, vì lẽ, ngoài những gì mà các nhóm này đang làm, hầu hết tất cả mọi nổ lực trong việc giáo dục giáo dân ngày nay được chuyển giao cho phong trào giáo dân. Dĩ nhiên, các trưởng phong trào giáo dân cần phải được huấn luyện - và được huấn luyện / giáo dục rất ư là kỹ càng. Thế nhưng những ai nghiêm túc về việc tông đồ ngay giữa lòng xã hội trần tục cũng cần phải được huấn luyện / giáo dục kỹ càng và liên lũy, và trong một số trường hợp, tôi e rằng họ chưa nhận được sự huấn luyện kỹ càng đó. Một cách nào đó, hay vì một lý do nào đó, điều này trông có vẽ như không phải là một ưu tiên lớn, hàng đầu tại rất nhiều giáo xứ và các trường học Công Giáo.
Cũng còn có thêm một điểm quan trọng khác, và rất thường bị bỏ lơ, đó là việc giáo dục / huấn luyện giáo dân theo đúng như những gì mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhấn mạnh đến trong Tông Huấn của Ngài “Christifideles Laici” (tức về Người Giáo Dân Trong Giáo Hội và Thế Giới). Chính việc huấn luyện / giáo dục giáo dân, hay ít ra, nên xem đó như là một cách hướng nghiệp cụ thể, theo đúng với bản chất tự nhiên của nó.
Ngài nói “mục tiêu nền tảng của việc giáo dục các tín hữu giáo dân, chính là một sự khám phá ngày càng rõ ràng hơn về ơn gọi của chính người giáo dân đó và lòng thiện chí lớn lao chưa từng có để biết sống đúng và hoàn thiện trọn vẹn sứ vụ của người giáo dân đó.” (Số 58). Đức Cố Giáo Hoàng nói về việc đào tạo / huấn luyện / giáo dục giáo dân biết nhận thức rõ ơn gọi của họ. Những nhóm giáo dân và các phong trào giáo dân trông có vẽ nghiêm túc thực hiện lời dặn dò ấy. Tôi hy vọng là có nhiều người đã từng nghiêm túc như vậy.
Lược trích bài phỏng vấn với Ông Russell Shaw
WASHINGTON, DC (Zenit.org).- Một trong những vấn nạn được Công Đồng Chung Vaticăn II đặc biệt nhấn mạnh đến trong Giáo Hội chính là tông đồ giáo dân (lay apostolate) hơn là các ban giáo dân (lay ministries).
Russell Shaw |
Ông Shaw là thông tín viên cho tờ báo Vị Khách Thăm Viếng Ngày Chủ Nhật (Our Sunday Vistor) và là một cộng sự biên tập viên cho những tờ tạp chí như Crisis (Khủng Hoảng) và Columbia. Ngoài ra, Ông cũng còn là một tham vấn viên cho Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách việc Truyền Thông Xã Hội.
Ông đã chia sẽ với hãng tin Zenit về những suy nghĩ của Ông về sắc lệnh có liên quan đến Tông Đồ Giáo Dân của Công Đồng Chung Vaticăn II nhân dịp đánh dấu kỷ niệm 40 năm sắc lệnh đó vào tháng 11 qua.
Hỏi (H): Thưa Ông, điều gì đã khiến cho các Giáo Phụ của Công Đồng áp dụng một quan điểm rộng rãi về tông đồ giáo dân, như đã được tìm thấy trong sắc lệnh có liên quan đến tông đồ giáo dân “Apostolicam Actuositatem”?
Ông Shaw (T): Thưa, có 2 nguyên do chính thuộc về các dữ kiện và tính thần học.
Nguyên do mang tính dữ kiện đó là: trước tiên, vì sự trần tục hóa và nạn chống lại các giáo sĩ, do đó, các linh mục và nữ tu đã không còn có những phương cách hữu hiệu nào nữa để đụng chạm tới những vấn đề mang tính xã hội tại một số quốc gia; kế đến là lý do cho rằng nếu Giáo Hội hiện diện tại đất nước đó, thì những người giáo dân phải có nhiệm vụ kể trên. Vào thời điểm của Công Đồng, vấn nạn tế nhị này đã được “Giáo Hội im tiếng” sau vụ Bức Màn Sắt, thế nhưng đó lại là vấn đề nảy sinh tại Tây Phương.
Nguyên do mang tính thần học chính là sự hiểu biết mới mẽ của Giáo Hội như là một việc hiệp thông mà chúng ta tìm thấy trong hiến pháp tín điều của Giáo Hội là “Lumen Gentium”. Nếu nhìn theo mô hình từ trên cao xuống trong quá khứ, thì Giáo Hội được xem như là một cấu trúc thực thể với các thứ bậc cùng với các văn phòng và các chức năng đa dạng, mà tất cả mọi thành viên đều có một sự bình đẳng về phẩm giá và các quyền. Do đó, khi nói về Giáo Hội như là “Thân Mình của Chúa Kitô” và “Dân của Thiên Chúa,” thì nó thể hiện được nội dung sâu sa này.
Tầm quan trọng chính trong số các quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong Giáo Hội khởi sự từ phép Rửa Tội chính là quyền và nghĩa vụ để tham gia vào sứ vụ của Giáo Hội. Tên chung cho sứ vụ đó chính là tông đồ. Chính vì thế, sự tham dự của người giáo dân trong sứ vụ của Giáo Hội được gọi theo một cách đúng đắn, chính là “tông đồ giáo dân.”
Cũng thế, điều quan trọng nhất chính là qua giảng dạy của “Lumen Gentium,” người giáo dân, cũng như những giáo sĩ dòng và triều, đều được Thiên Chúa mời gọi để có thể thánh hóa chính mình ở một mức độ cao nhất -- để trở thành những vị Thánh. Điều này được tuyên bố rất rõ trong Chương 5 về Hiến Pháp của Giáo Hội, còn vai trò của giáo dân trong sự tương quan với Giáo Hội và sứ vụ của Giáo Hội thì được thảo luận trong Chương 4.
Sắc lệnh về tông đồ giáo dân, chính vì thế, trở nên một ứng dụng thực tiển về những nguyên tắc được đề ra trong “Lumen Gentium” của Công Đồng. Hai văn kiện này bổ sung cho nhau.
(H): Thưa Ông, đâu là những quyền và nghĩa vụ của giáo dân có liên quan đến sứ mạng tông đồ mà sắc lệnh nói về và chúng được phản ánh như thế nào trong đời sống hằng ngày?
(T): Thưa, khác với sự hiểu biết trước khi diễn ra Công Đồng Chung Vaticăn II về tông đồ giáo dân đã được tìm thấy trong phong trào Hành Động Công Giáo (Catholic Action movement) - cái ý tưởng chính là, tông đồ giáo dân chính là một sự tham gia trong cấu trúc tông đồ, được ủy thác cho những người giáo dân qua thứ bậc của họ, tức Công Đồng dạy rằng người giáo dân có quyền và nghĩa vụ để tham gia vào tông đồ chỉ đơn giản là vì họ chính là các thành viên của Giáo Hội.
Lời mời gọi tông đồ dành cho giáo dân, đến từ chính Chúa Kitô và được khởi nguồn từ phép Rửa Tội và Thêm Sức. Đó không phải là một điều gì đó được ủy thác bởi thứ bậc, mặc dù rõ rằng rằng nếu người giáo dân muốn hành động nhân danh Giáo Hội, thì họ phải có sự phê chuẩn theo thứ bậc.
Chính vì thế, Công Đồng tán thành với ý tưởng về sự tự trị của tông đồ giáo dân, vốn có thể diển ra dưới hai dạng cơ bản chính là: tông đồ cá nhân (individual apostolate) và tông đồ nhóm (group apostolate). Cho dẫu, họ có tham gia vào nhóm tông đồ hay không, thì tất cả mọi người Công Giáo nam lẫn nữ đều được mời gọi để thực hiện tông đồ cá nhân.
Thì tất cả những điều trên được công bố rất rõ trong sắc lệnh có liên quan đến tông đồ giáo dân. Thông điệp cơ bản chính là: “Ơn gọi Kitô Giáo, tự bản chất của nó, chính là một ơn gọi tông đồ.” [Apostolicam Actuositatem, số 2].
Đúng như lý tưởng mà nói, mỗi một người tông đồ giáo dân biết biến viễn ảnh của tông đồ giáo dân thành hành động trong cuộc sống hằng ngày bằng cách biết hiện thể và nhận ra những ơn gọi về cá nhân của riêng mình. Đâu là cách mà Thiên Chúa mời gọi mỗi người trong chúng ta phục vụ Ngài, phục vụ các anh em hàng xóm láng giềng của chúng ta, và để thi hành công trình cứu chuộc của Chúa Kitô, vốn cũng chính là sứ vụ của Giáo Hội-trước kia và bây giờ?
Thưa, một câu trả lời cá nhân chính là, dựa trên sự nhận thức rõ ràng về ơn gọi của riêng mình, thì đó chính là hình thức cụ thể mà người đó thực hiện sứ mạng tông đồ của riêng mình. Những người khác có thể đưa ra những lời đề nghị chung chung, hay đưa ra những giải pháp khác, thế nhưng, sau cùng rồi cũng vẫn là, việc sáng suốt nhận thức rõ về những ơn gọi cá nhân phải là một điều gì đó mà những cá nhân cần phải thực hiện hay khám phá ra riêng cho chính bản thân mình.
Tôi nghĩ là bạn sẽ tìm thấy những điểm đó, vốn được mô tả rất kỹ càng trong cuốn sách mới của tôi có nhan đề “Giáo Dân Công Giáo trong Sứ Vụ của Giáo Hội” (Catholic Laity in the Mission of the Church), vốn được xuất bản bởi Nhà Sách Requiem.
(H): Thưa Ông, theo văn kiện, giáo dân không bị giới hạn trong phong trào tông đồ của giáo xứ mà thôi, mà còn được cổ võ để tham gia vào phong trào tông đồ cấp quốc gia lẫn quốc tế. Vậy điều đó có ý nghĩa gì cho một người giáo dân?
(T): Thưa, giáo xứ không phải là một nơi chính yếu duy nhất để cho phong trào tông đồ giáo dân diễn ra. Cũng như trong một số phẩm trật hay thể chế khác của Giáo Hội, chẳng có chổ nào có là đề cập đến tông đồ giáo dân. Tông đồ giáo dân được chính thức quy hướng và diễn ra trong một thế giới trần tục. Như sắc lệnh “Apostolicam Actuositatem” trình bày, người giáo dân “phải tự mình đảm nhiệm vai trò duy biệt này hòng canh tân lại trật tự của đời thường.” (Số 7)
Việc nhấn mạnh quá mức hiện nay vào các hoạt động giáo dân trong các thể chế và các cấu trúc của Giáo Hội nảy sinh từ việc nhấn mạnh quá mức đến các ban giáo dân kể từ thập niên 1970. Công Đồng Chung Vaticăn II nói rất là ít đến các ban giáo dân (lay ministries) này.
Nói về sự tham gia của của người giáo dân vào sứ vụ của Giáo Hội, Công Đồng chủ yếu nói về tông đồ giáo dân, và nhấn mạnh rõ ràng rằng đây là tông đồ chủ yếu để đem rao giảng Phúc Âm cho toàn thể thế giới. Đừng hiểu lầm rằng, các ban giáo dân là điều xấu. Nhưng bằng việc nhấn mạnh đến ban (ministry) thay vì tông đồ (apostolate), như vẫn thường thấy ngày nay, thì có nghĩa là chúng ta có chủ ý quy hướng Công Đồng theo một lối cổ hũ, ngược đời.
(H): Thưa Ông, trước tình trạng giảm sút linh mục, đặc biệt là ở Tây Phương, thì liệu sắc lệnh “Apostolicam Actuositatem” có tầm quan trọng như thế nào?
(T): Thưa, việc giảm thiểu con số các linh mục dòng/triều khiến cho sắc lệnh này càng có tầm quan trọng hơn, để người giáo dân đảm trách những gì còn là thiếu thốn theo rất nhiều cách khác nhau. Thì rõ ràng nó rất là quan trọng. Nếu chúng ta nói về các dạng của các ban giáo dân, chẳng hạn như: các thừa tác viên Thánh Thể (Eucharistic Ministers), các giáo lý viên giáo dân, thì những việc như vậy có nghĩa là chúng ta đang nói về các ban giáo dân, chứ không phải là tông đồng giáo dân.
Nhu cầu về tông đồ giáo dân trong việc đối ứng với sự trần tục hóa của xã hội tồn tại một cách độc lập, hay riêng biệt với tình trạng sút giảm các giáo sĩ dòng/triều, và là nhu cầu mang tính cấp bách nhất trong mọi thời đại.
(H): Thưa Ông, Công Đồng đã đề cập đến tông đồ gia đình, vậy đó có nghĩa là gì?
(T): Thưa, cách diễn tả đó có liên hệ đến nhiều điều khác nhau.
Một trong những điều này chính là việc tông đồ “đến cho” (to) các gia đình. Điều này chủ yếu gồm mọi nổ lực hòng dựng xây và hổ trợ những cuộc hôn nhân lành mạnh, và các gia đình lành mạnh.. Nhu cầu này thì đã quá rõ ràng rồi, vì vào thời điểm mà phân nửa các cặp hôn nhân tại Hoa Kỳ phải kết thúc bằng sự ly dị và áp lực để hợp thức hóa những cuộc hôn nhân đồng giới là rất căng thẳng-và trong một số trường hợp cũng đã thành công.
Tông đồ “của” (of) các gia đình nhằm ám chỉ đến mọi nổ lực của các cặp hôn nhân và gia đình nhằm để cho chính các gia đình, tự họ thực hiện việc tông đồng bằng cách giúp đỡ bà con lối xóm và các bạn bè của họ qua những gương lành và lời lẽ tốt đẹp. Các gia đình cũng có thể và nên ủng hộ lẫn nhau. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng nói về vấn đề này rất nhiều, và Ngài nói rất hay, trong Tông Huấn về Gia Đình có tên “Familiaris Consortio” (tức về Vai Trò của Gia Đình Kitô Giáo Trong Thế Giới Tân Tiến / Hiện Đại)
(H): Thưa Ông, đâu là vị trí của việc giáo dục tông đồ và tâm linh trong ánh sáng của ơn gọi tông đồ?
(T): Thưa, việc giáo dục / huấn luyện tông đồ là một điều hết sức cần thiết, và nó không thể nào có thể bị tách rời khỏi việc giáo dục tâm linh. Một trong những đóng góp hữu ích nhất được thực hiện bởi những nhóm tông đồ “mới” ngày nay chẳng hạn như: nhóm Opus Dei, nhóm Hiệp Thông và Giải Phóng (Communion and Liberation), nhóm Neocatechumenate, và những nhóm còn lại khác, chính là sự nhấn mạnh quan trọng về việc giáo dục giáo dân có chiều sâu và mang tính liên lũy.
Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, vì đây là điều hết sức quan trọng, vì lẽ, ngoài những gì mà các nhóm này đang làm, hầu hết tất cả mọi nổ lực trong việc giáo dục giáo dân ngày nay được chuyển giao cho phong trào giáo dân. Dĩ nhiên, các trưởng phong trào giáo dân cần phải được huấn luyện - và được huấn luyện / giáo dục rất ư là kỹ càng. Thế nhưng những ai nghiêm túc về việc tông đồ ngay giữa lòng xã hội trần tục cũng cần phải được huấn luyện / giáo dục kỹ càng và liên lũy, và trong một số trường hợp, tôi e rằng họ chưa nhận được sự huấn luyện kỹ càng đó. Một cách nào đó, hay vì một lý do nào đó, điều này trông có vẽ như không phải là một ưu tiên lớn, hàng đầu tại rất nhiều giáo xứ và các trường học Công Giáo.
Cũng còn có thêm một điểm quan trọng khác, và rất thường bị bỏ lơ, đó là việc giáo dục / huấn luyện giáo dân theo đúng như những gì mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhấn mạnh đến trong Tông Huấn của Ngài “Christifideles Laici” (tức về Người Giáo Dân Trong Giáo Hội và Thế Giới). Chính việc huấn luyện / giáo dục giáo dân, hay ít ra, nên xem đó như là một cách hướng nghiệp cụ thể, theo đúng với bản chất tự nhiên của nó.
Ngài nói “mục tiêu nền tảng của việc giáo dục các tín hữu giáo dân, chính là một sự khám phá ngày càng rõ ràng hơn về ơn gọi của chính người giáo dân đó và lòng thiện chí lớn lao chưa từng có để biết sống đúng và hoàn thiện trọn vẹn sứ vụ của người giáo dân đó.” (Số 58). Đức Cố Giáo Hoàng nói về việc đào tạo / huấn luyện / giáo dục giáo dân biết nhận thức rõ ơn gọi của họ. Những nhóm giáo dân và các phong trào giáo dân trông có vẽ nghiêm túc thực hiện lời dặn dò ấy. Tôi hy vọng là có nhiều người đã từng nghiêm túc như vậy.