BÀI DẪN NHẬP LỄ CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÀ TRAO GIẢI BÁO TƯỜNG
“ VĂN HÓA-ĐỨC TIN NGUYỄN XUÂN VĂN 2007”
Kính thưa….
Nếu chọn thời điểm 1533 như cột mốc của khởi đầu, thì so với các tôn giáo bạn : Phật, Khổng, Lão…, con đường hội nhập của Đạo Công Giáo vào bối cảnh Việt nam, văn hóa Việt nam quả thật chưa xa và cũng không sâu. Tính đến hôm nay, mới “tròm trèm” hơn 4 thế kỷ, trong khi Kitô giáo đã xuất hiện tại Á Châu đã ngót nghét hơn 2000 năm ! Vì thế, có nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa-văn học Việt nam đã cho rằng : Chưa có một nền văn học Công Giáo Việt nam đúng nghĩa, như nhận xét khá khách quan của GS Chương Thâu trong cuộc“Tọa Đàm về Văn Hóa Công Giáo từ khởi thủy đến đầu thế kỷ 20” được UBGM về giáo dân tổ chức tại tòa TGM Huế từ ngày 24 đến 27 tháng 10 năm 2000.
“Có ý kiến cho rằng, trong cả mấy thế kỷ, tư tưởng Thiên Chúa giáo đã không thấm được vào văn học, nghệ thuật, học thuật của nước ta, cũng không nổ ra cuộc tranh luận ồn ào, gay gắt về lý thuyết giữa các tôn giáo Nho, Phật, Lão với tôn giáo nầy. Nhưng gần đây, qua một số “phát hiện mới” (thực ra là một sự nhận thức lại) đối với một số tác phẩm văn thơ của các tác giả người Công Giáo dưới thời cận đại, nhất là từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 40 của thế kỷ nầy…trong đó có đậm nét “tư duy đạo”([3])
Tuy nhiên, nếu bình thản và chuyên sâu một chút, điểm lại cuộc “hành trình sống và diễn tả niềm tin của Hội Thánh Việt nam hơn 4 thế kỷ trên quê hương nầy, đất nước nầy, thì chúng ta sẽ có một đánh giá tích cực hơn, chính xác hơn; nhất là trong lãnh vực hội nhập văn hóa-văn học, như linh mục Thiện Cẩm đã khiêm tốn xác nhận rằng :
“Người Việt nam Công giáo đã tạo ra cho mình những nét văn hóa đặc thù, ăn sâu vào mọi phạm vi của đời sống. Từ làng xã đến thơ văn, nghệ thuật và kiến trúc, âm nhạc v.v..So với các tôn giáo khác, khách quan mà nói, người Công Giáo đã cống hiến cho dân tộc một kho tàng âm nhạc độc đáo và phong phú, tới mức ở nhiều địa phương, nhất là các vùng quê, các ca đoàn nhà thờ nhiều khi đã trở thành “chủ lực” trong phong trào ca nhạc quần chúng…
Về những mặt khác, như hội họa, kiến trúc, tuy chưa có được nhiều những tác phẩm, như đáng lẽ phải có, nhưng một nhà thờ Phát Diệm, một bức tranh sơn mài Giáng Sinh của danh họa Nguyến Gia Trí, cũng đủ chứng minh cho khả năng của nghệ thuật Công Giáo, tuy ít, nhưng lại đạt tới những đỉnh cao không thể nào chối cãi”([4])
Trong khi đó, một nhà nghiên cứu ngoài Công giáo, PGS Nguyễn Văn Kiệm, trong tác phẩm “Sự du nhập của Đạo Thiên Chúa vào Việt nam” đã khẳng định:
“Tôn giáo nầy cũng tập hợp các giáo hữu của mình thành những cộng đồng có nếp sống văn hóa đặc trưng : văn hóa Kitô giáo.”([5])
Nếu cần những trưng dẫn cụ thể để minh chứng cho những nhận định trên, chúng ta có thể liệt kê cả một hàng dài những công trình và những nhân vật tiêu biểu góp phần tạo nên một “Nền Văn hóa-Văn Học Công giáo” tại Việt nam :
Trước hết, phải ghi nhận công đầu to lớn hình thành nên văn học Công giáo việt nam đó chính là tác phẩm Quốc Ngữ đầu tiên “PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY” do Cha A. De Rhodes chủ biên và xuất bản năm 1651 cùng với cuốn tự điển Việt-Bồ-La.
Quả thật nói tới văn học-văn hóa Việt nam mà loại trừ yếu tố “Quốc Ngữ” thì không thể chấp nhận được.
Kế tiếp những công trình “văn học-văn hóa” mang tính đột phá và tiên phong đó, Hội Thánh non trẻ Việt Nam tiếp tục lên đường chuyển tải Tin Mừng và chân lý cứu độ qua những công trình “Hội Nhập Văn Hóa” mà cho đến mãi hôm nay chúng ta chỉ biết cúi đầu bái phục :
- Giáo sĩ Majorica (Dòng Tên) : với trên 50 tác phẩm vừa dịch, biên soạn, sáng tác bằng văn xuôi hay văn vần chữ Nôm chuyển tải giáo lý, hạnh các thánh…
- Thầy Phanxicô, cựu hòa thượng : Với tác phẩm Hán-Nôm là bản Kinh Nguyện Giỗ CẢM TẠ NIỆM TỪ, quen gọi là PHỤC DĨ CHÍ TÔN
- Thầy giảng Gioan Thanh Minh : Với 15 phẩm bằng chữ Nôm ca ngợi các danh nhân, các Thánh
- Linh mục Lữ –Y Đoan (1613-1678): Với tác phẩm SẤM TRUYỀN CA bằng thể thơ lục bát
- Ông Raphael Đắc Lộ (1611-1687) : Với các tác phẩm thi ca : VÃN THÁNH GIUSE và VÃN ÔNG TOBIA
- Tác phẩm lục bát trường thi INÊ TỬ ĐẠO VÃN với 563 câu thơ lục bát kể chuyện tử đạo của Bà Inê năm 1700
- Linh mục Philipphê Bỉnh viết nhiều tác phẩm với nhiều thể loại : trước tác, biên soạn, dịch thuật, hồi ký, thơ… đặc biệt với tác phẩm SÁCH SỔ SANG CHÉP CÁC VIỆC
- Linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874) : Nhiều tác phẩm Hán-Nôm : VIỆT NAM GIÁO SỬ DIỄN CA, LÂM NẠN PHỤC QUỐC HÀNH, MINH DÂN VỆ ĐẠO KHÚC, VĂN TẾ GIÁO DÂN TỬ NẠN, VĂN TẾ CÁC ĐẲNG LINH HỒN, GIÁO NẠN TRONG QUỐC BIẾN…
- Thánh Phan văn Minh : Với thi phẩm “PHI NĂNG THI TẬP”
-Linh mục Trần Lục (1825-1899) : Với các tác phẩm thi ca lục bát : HIẾU TỰ CA (1088 câu), NỮ TẮC THƯỜNG LỄ (1016 câu), NỊCH ÁI VONG ÂN (440 câu).
- Ngoài những tác giả với tác phẩm, tư liệu mang tính chuyên môn về thần học, giáo lý, tu đức…, còn có nhiều loại hình “hội nhập văn hóa khác” trong các lãnh vực khác như : chính trị (Các bản điều trần của LM. Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trường Tộ (1830-1871); kiến trúc : (các nhà thờ Hảo Nho, Bình Sa (Ninh Bình), An Vân, Đốc Sơ, An Truyền (Huế), Trung Lao, Thôn Đông (Nam Định), Ba Làng (Thanh Hóa), đặc biệt là quần thể kiến trúc Nhà Thờ Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình); sử học (Đại Nam quốc sử diễn ca của Trương vĩnh Ký (1837-1898), tiểu thuyêt (Truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1887); kịch (Kịch thơ Mùa Xuân Thánh, Quần Tiên Hội của thi sĩ Đơn Phương 1991); múa (Các loại hình Dâng Hoa tháng Đức Mẹ); Biên khảo, nghiên cứu (Phạm Đình Khiêm, Võ Long Tê (Mai Hoa Công Chúa, Minh Đức Vương Thái Phi, Người chứng Thứ Nhất : biên khảo lịch sử của học giả Phạm Đình Khiêm; riêng Võ Long Tê có trên 50 công trình nghiên cứu và sáng tác. Trong số đó phải kể các công trình nghiên cứu thơ ca Hàn Mặc Tử…); báo chí (Thánh Thể báo, 1919 địa phận Phát Diệm, Thánh Giáo Tuần Báo Bắc Kỳ (1920-1923), Trung Hòa Nhật Báo (Hà Nội, 1924-1943), nhật báo Công Giáo Đồng Thinh, 1927-1937 và tờ tuần báo Công Giáo Tiến Hành, 1936-1938, tạp chí Sacerdos indosinensis (1927, tạp chí Dức Bà Hằng Cứu Giúp (1929 của ĐP Hà Nội, tuần báo Văn Côi (Nam Định), Vì Chúa (Huế), Lời Thăm (Qui Nhơn)…;
Trong lãnh vực thi ca, chúng ta làm sao không nhắc đến những tên tuổi lừng danh trên thi đàn Việt Nam như :
- Hàn Mặc Tử (1912-1940) với những bài thơ bất hủ như Thánh Nữ Đồng Trinh, Ra Đời,
- Bàng Bá Lân (1912-1988), một Kitô hữu tân tòng, với các bài thơ “Đêm Giáng Sinh”, “Cầu nguyện với Đức Mẹ”, “Cảm hóa.
- Hồ Dzếnh (1916-1991), một Kitô hữu tân tòng, với tuyển tập thơ “Tác Phẩm Đầu Xuân (1944) với nhiều bài thơ Công Giáo.
- Phạm Đình Tân (1913-1933) : với tập thơ “Lời Thiêng”
Và hôm nay, cho dù không nổi nang trong “trường văn trận bút” của xã hội đời thường, nhưng trong lãnh vực đức tin, trong Ngôi Nhà của Giáo hội Việt nam, mấy ai mà không biết đến những tên tuổi như :
- Linh mục thi sĩ Xuân Ly Băng (1936) : Với nhiều tập thơ đạo như Thơ Kinh, Hương Kinh, Hiến Chương Nước Trời, Bài Ca Thương Khó…
- Lê Đình Bảng (1942) : với các thi phẩm : Hành Hương, Lời tự tình của bến trần gian, Quỳ trước đến vàng…
- Linh mục Trăng Thập Tự : Trường ca Anrê Phú Yên, Tiên Tri, Quỳ Hoa và tuyển tập ‘có ai về Cát minh”.
- và nhất là hôm nay, chúng ta đang tưởng niệm, đang nhắc nhớ đến một con người, một linh mục và một thi sĩ đã góp phần to lớn trong tiến trình xây dựng nền văn học Công giáo Việt nam : đó là Cha F.X. Nguyễn Xuân Văn với đại thi phẩm “Sứ Điệp Tình Thương” bằng thể thơ lục bát với 9764 câu, một loại hình thi ca hoàn toàn mang “dáng đứng Việt Nam”, phong cách Việt nam.
Nhìn về đằng trước với một “tòa nhà văn học Công Giáo” nếu không đồ sộ, bề thế, thì chí ít cũng “có được một cái gì” để “ngẫng cao đầu” trong lãnh vực văn hóa-văn học. Nhưng nhìn vào hiện tại và, nhất là nhắm đến tương lai, chúng ta không khỏi ưu tư và trăn trở, day dứt và băn khoăn : làm sao cho nền văn học Công Giáo phát triển, làm sao cho giới cầm bút và văn nghệ sĩ Công giáo chiếm một vị trí xứng đáng trong làng văn học nước nhà như những trăn trở của linh mục Võ tá Khánh trong bài tham luận VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÔNG GIÁO:
“Chúng con mong tìm được nhiều khuôn mặt trẻ quan tâm tới văn học nghệ thuật Công Giáo, nhưng không biết hỏi ở đâu. Một phần là do những năm qua con không có dịp giao lưu… Tuy nhiên, không riêng con, con đã nhờ các vị khác và cũng thật hiếm hoi…. Chắc hẳn là vẫn có một số nào đó, nhưng dù sao ta vẫn không tránh được ấn tượng rằng có một sự cách quãng đáng ngại… Làm thế nào để trong tương lai không còn sự thiếu vắng quá đáng ?”([6])
Và linh mục thi sĩ Trăng Thập tự, trong đêm tọa đàm “Phát huy văn học nghệ thuật Anrê-Phú Yên ngày 15.5.2006” tại Trung Tâm mục vụ nầy đã có một gợi ý giản đơn nhưng đầy thuyết phục như một điểm khởi động cho công cuộc tiếp tục phát huy và xây dựng nền văn học Công Giáo Việt nam, đó là chương trình thực hiện BÁO TƯỜNG : Chúng ta nghe lại ý kiến nầy :
“Người Công Giáo Việt Nam đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ và đã dùng nó để ghi chép và phổ biến kinh sách từ buổi đầu. Thế nhưng khi quốc ngữ trở thành phương tiện chuyển tải văn học, người Công Giáo đã tụt lại phía sau. Kể từ Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong Tạp Chí tới nay, khoảng 90 năm, về thơ, ta chỉ có một tác giả chen vai được với đời là Hàn Mạc Tử, còn về tiểu thuyết, ta không thấy một tác giả Công Giáo nào.
Công cuộc truyền giáo đòi phải có nhiều nhà văn nhà báo Công Giáo, những người viết kịch bản cho truyền thanh, truyền hình và phim ảnh, thế nhưng lại thiếu vắng trầm trọng. Nguyên do sự thiếu vắng này là vì ta chưa ý thức vai trò quan trọng của những người sáng tác và, do đó, chưa đầu tư chuẩn bị.
Việc chuẩn bị này không khó. Ta có thể thực hiện ngay từ hôm nay tại địa bàn các giáo xứ. Giáo xứ nào cũng có nhiều đơn vị và đoàn thể. Nếu ta biết động viên, sinh hoạt các đơn vị và đoàn thể ấy sẽ là cơ hội cho mọi người tập cầm bút, để rồi từ đó sẽ phát xuất những cây bút có chất lượng cao. Những tờ báo thủ công niêm yết lên tường vách các phòng hội chính là một phương tiện rất giản dị và hữu hiệu cho sinh hoạt sáng tạo ấy.”([7])
Và hôm nay, trước mắt chúng ta, với 7 tờ báo tường của các hội đoàn, đơn vị mục vụ trong giáo xứ đã được thực hiện, như một nỗ lực khiêm tốn nhưng đầy ước vọng, Trên con đường góp phần tạo những tiền đề cho thế hệ trẻ hôm nay nối gót cha ông, tiếp tục tài bồi, trang hoàng cho ngôi nhà văn học Công Giáo Việt nam thêm huy hoàng tráng lệ. Chính trong ý nghĩa nầy, tôi tuyên bố khai mạc đêm “Công bố kết quả và trao giải thưởng Báo Tường 2007”, tức giải “Văn Hóa-Đức Tin Nguyễn Xuân văn lần thứ II”
Tuy Hòa, 9 tháng 01 năm 2007
Linh mục Giuse Trương Đình Hiền
“ VĂN HÓA-ĐỨC TIN NGUYỄN XUÂN VĂN 2007”
Kính thưa….
Nếu chọn thời điểm 1533 như cột mốc của khởi đầu, thì so với các tôn giáo bạn : Phật, Khổng, Lão…, con đường hội nhập của Đạo Công Giáo vào bối cảnh Việt nam, văn hóa Việt nam quả thật chưa xa và cũng không sâu. Tính đến hôm nay, mới “tròm trèm” hơn 4 thế kỷ, trong khi Kitô giáo đã xuất hiện tại Á Châu đã ngót nghét hơn 2000 năm ! Vì thế, có nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa-văn học Việt nam đã cho rằng : Chưa có một nền văn học Công Giáo Việt nam đúng nghĩa, như nhận xét khá khách quan của GS Chương Thâu trong cuộc“Tọa Đàm về Văn Hóa Công Giáo từ khởi thủy đến đầu thế kỷ 20” được UBGM về giáo dân tổ chức tại tòa TGM Huế từ ngày 24 đến 27 tháng 10 năm 2000.
“Có ý kiến cho rằng, trong cả mấy thế kỷ, tư tưởng Thiên Chúa giáo đã không thấm được vào văn học, nghệ thuật, học thuật của nước ta, cũng không nổ ra cuộc tranh luận ồn ào, gay gắt về lý thuyết giữa các tôn giáo Nho, Phật, Lão với tôn giáo nầy. Nhưng gần đây, qua một số “phát hiện mới” (thực ra là một sự nhận thức lại) đối với một số tác phẩm văn thơ của các tác giả người Công Giáo dưới thời cận đại, nhất là từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 40 của thế kỷ nầy…trong đó có đậm nét “tư duy đạo”([3])
Tuy nhiên, nếu bình thản và chuyên sâu một chút, điểm lại cuộc “hành trình sống và diễn tả niềm tin của Hội Thánh Việt nam hơn 4 thế kỷ trên quê hương nầy, đất nước nầy, thì chúng ta sẽ có một đánh giá tích cực hơn, chính xác hơn; nhất là trong lãnh vực hội nhập văn hóa-văn học, như linh mục Thiện Cẩm đã khiêm tốn xác nhận rằng :
“Người Việt nam Công giáo đã tạo ra cho mình những nét văn hóa đặc thù, ăn sâu vào mọi phạm vi của đời sống. Từ làng xã đến thơ văn, nghệ thuật và kiến trúc, âm nhạc v.v..So với các tôn giáo khác, khách quan mà nói, người Công Giáo đã cống hiến cho dân tộc một kho tàng âm nhạc độc đáo và phong phú, tới mức ở nhiều địa phương, nhất là các vùng quê, các ca đoàn nhà thờ nhiều khi đã trở thành “chủ lực” trong phong trào ca nhạc quần chúng…
Về những mặt khác, như hội họa, kiến trúc, tuy chưa có được nhiều những tác phẩm, như đáng lẽ phải có, nhưng một nhà thờ Phát Diệm, một bức tranh sơn mài Giáng Sinh của danh họa Nguyến Gia Trí, cũng đủ chứng minh cho khả năng của nghệ thuật Công Giáo, tuy ít, nhưng lại đạt tới những đỉnh cao không thể nào chối cãi”([4])
Trong khi đó, một nhà nghiên cứu ngoài Công giáo, PGS Nguyễn Văn Kiệm, trong tác phẩm “Sự du nhập của Đạo Thiên Chúa vào Việt nam” đã khẳng định:
“Tôn giáo nầy cũng tập hợp các giáo hữu của mình thành những cộng đồng có nếp sống văn hóa đặc trưng : văn hóa Kitô giáo.”([5])
Nếu cần những trưng dẫn cụ thể để minh chứng cho những nhận định trên, chúng ta có thể liệt kê cả một hàng dài những công trình và những nhân vật tiêu biểu góp phần tạo nên một “Nền Văn hóa-Văn Học Công giáo” tại Việt nam :
Trước hết, phải ghi nhận công đầu to lớn hình thành nên văn học Công giáo việt nam đó chính là tác phẩm Quốc Ngữ đầu tiên “PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY” do Cha A. De Rhodes chủ biên và xuất bản năm 1651 cùng với cuốn tự điển Việt-Bồ-La.
Quả thật nói tới văn học-văn hóa Việt nam mà loại trừ yếu tố “Quốc Ngữ” thì không thể chấp nhận được.
Kế tiếp những công trình “văn học-văn hóa” mang tính đột phá và tiên phong đó, Hội Thánh non trẻ Việt Nam tiếp tục lên đường chuyển tải Tin Mừng và chân lý cứu độ qua những công trình “Hội Nhập Văn Hóa” mà cho đến mãi hôm nay chúng ta chỉ biết cúi đầu bái phục :
- Giáo sĩ Majorica (Dòng Tên) : với trên 50 tác phẩm vừa dịch, biên soạn, sáng tác bằng văn xuôi hay văn vần chữ Nôm chuyển tải giáo lý, hạnh các thánh…
- Thầy Phanxicô, cựu hòa thượng : Với tác phẩm Hán-Nôm là bản Kinh Nguyện Giỗ CẢM TẠ NIỆM TỪ, quen gọi là PHỤC DĨ CHÍ TÔN
- Thầy giảng Gioan Thanh Minh : Với 15 phẩm bằng chữ Nôm ca ngợi các danh nhân, các Thánh
- Linh mục Lữ –Y Đoan (1613-1678): Với tác phẩm SẤM TRUYỀN CA bằng thể thơ lục bát
- Ông Raphael Đắc Lộ (1611-1687) : Với các tác phẩm thi ca : VÃN THÁNH GIUSE và VÃN ÔNG TOBIA
- Tác phẩm lục bát trường thi INÊ TỬ ĐẠO VÃN với 563 câu thơ lục bát kể chuyện tử đạo của Bà Inê năm 1700
- Linh mục Philipphê Bỉnh viết nhiều tác phẩm với nhiều thể loại : trước tác, biên soạn, dịch thuật, hồi ký, thơ… đặc biệt với tác phẩm SÁCH SỔ SANG CHÉP CÁC VIỆC
- Linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874) : Nhiều tác phẩm Hán-Nôm : VIỆT NAM GIÁO SỬ DIỄN CA, LÂM NẠN PHỤC QUỐC HÀNH, MINH DÂN VỆ ĐẠO KHÚC, VĂN TẾ GIÁO DÂN TỬ NẠN, VĂN TẾ CÁC ĐẲNG LINH HỒN, GIÁO NẠN TRONG QUỐC BIẾN…
- Thánh Phan văn Minh : Với thi phẩm “PHI NĂNG THI TẬP”
-Linh mục Trần Lục (1825-1899) : Với các tác phẩm thi ca lục bát : HIẾU TỰ CA (1088 câu), NỮ TẮC THƯỜNG LỄ (1016 câu), NỊCH ÁI VONG ÂN (440 câu).
- Ngoài những tác giả với tác phẩm, tư liệu mang tính chuyên môn về thần học, giáo lý, tu đức…, còn có nhiều loại hình “hội nhập văn hóa khác” trong các lãnh vực khác như : chính trị (Các bản điều trần của LM. Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trường Tộ (1830-1871); kiến trúc : (các nhà thờ Hảo Nho, Bình Sa (Ninh Bình), An Vân, Đốc Sơ, An Truyền (Huế), Trung Lao, Thôn Đông (Nam Định), Ba Làng (Thanh Hóa), đặc biệt là quần thể kiến trúc Nhà Thờ Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình); sử học (Đại Nam quốc sử diễn ca của Trương vĩnh Ký (1837-1898), tiểu thuyêt (Truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1887); kịch (Kịch thơ Mùa Xuân Thánh, Quần Tiên Hội của thi sĩ Đơn Phương 1991); múa (Các loại hình Dâng Hoa tháng Đức Mẹ); Biên khảo, nghiên cứu (Phạm Đình Khiêm, Võ Long Tê (Mai Hoa Công Chúa, Minh Đức Vương Thái Phi, Người chứng Thứ Nhất : biên khảo lịch sử của học giả Phạm Đình Khiêm; riêng Võ Long Tê có trên 50 công trình nghiên cứu và sáng tác. Trong số đó phải kể các công trình nghiên cứu thơ ca Hàn Mặc Tử…); báo chí (Thánh Thể báo, 1919 địa phận Phát Diệm, Thánh Giáo Tuần Báo Bắc Kỳ (1920-1923), Trung Hòa Nhật Báo (Hà Nội, 1924-1943), nhật báo Công Giáo Đồng Thinh, 1927-1937 và tờ tuần báo Công Giáo Tiến Hành, 1936-1938, tạp chí Sacerdos indosinensis (1927, tạp chí Dức Bà Hằng Cứu Giúp (1929 của ĐP Hà Nội, tuần báo Văn Côi (Nam Định), Vì Chúa (Huế), Lời Thăm (Qui Nhơn)…;
Trong lãnh vực thi ca, chúng ta làm sao không nhắc đến những tên tuổi lừng danh trên thi đàn Việt Nam như :
- Hàn Mặc Tử (1912-1940) với những bài thơ bất hủ như Thánh Nữ Đồng Trinh, Ra Đời,
- Bàng Bá Lân (1912-1988), một Kitô hữu tân tòng, với các bài thơ “Đêm Giáng Sinh”, “Cầu nguyện với Đức Mẹ”, “Cảm hóa.
- Hồ Dzếnh (1916-1991), một Kitô hữu tân tòng, với tuyển tập thơ “Tác Phẩm Đầu Xuân (1944) với nhiều bài thơ Công Giáo.
- Phạm Đình Tân (1913-1933) : với tập thơ “Lời Thiêng”
Và hôm nay, cho dù không nổi nang trong “trường văn trận bút” của xã hội đời thường, nhưng trong lãnh vực đức tin, trong Ngôi Nhà của Giáo hội Việt nam, mấy ai mà không biết đến những tên tuổi như :
- Linh mục thi sĩ Xuân Ly Băng (1936) : Với nhiều tập thơ đạo như Thơ Kinh, Hương Kinh, Hiến Chương Nước Trời, Bài Ca Thương Khó…
- Lê Đình Bảng (1942) : với các thi phẩm : Hành Hương, Lời tự tình của bến trần gian, Quỳ trước đến vàng…
- Linh mục Trăng Thập Tự : Trường ca Anrê Phú Yên, Tiên Tri, Quỳ Hoa và tuyển tập ‘có ai về Cát minh”.
- và nhất là hôm nay, chúng ta đang tưởng niệm, đang nhắc nhớ đến một con người, một linh mục và một thi sĩ đã góp phần to lớn trong tiến trình xây dựng nền văn học Công giáo Việt nam : đó là Cha F.X. Nguyễn Xuân Văn với đại thi phẩm “Sứ Điệp Tình Thương” bằng thể thơ lục bát với 9764 câu, một loại hình thi ca hoàn toàn mang “dáng đứng Việt Nam”, phong cách Việt nam.
Nhìn về đằng trước với một “tòa nhà văn học Công Giáo” nếu không đồ sộ, bề thế, thì chí ít cũng “có được một cái gì” để “ngẫng cao đầu” trong lãnh vực văn hóa-văn học. Nhưng nhìn vào hiện tại và, nhất là nhắm đến tương lai, chúng ta không khỏi ưu tư và trăn trở, day dứt và băn khoăn : làm sao cho nền văn học Công Giáo phát triển, làm sao cho giới cầm bút và văn nghệ sĩ Công giáo chiếm một vị trí xứng đáng trong làng văn học nước nhà như những trăn trở của linh mục Võ tá Khánh trong bài tham luận VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÔNG GIÁO:
“Chúng con mong tìm được nhiều khuôn mặt trẻ quan tâm tới văn học nghệ thuật Công Giáo, nhưng không biết hỏi ở đâu. Một phần là do những năm qua con không có dịp giao lưu… Tuy nhiên, không riêng con, con đã nhờ các vị khác và cũng thật hiếm hoi…. Chắc hẳn là vẫn có một số nào đó, nhưng dù sao ta vẫn không tránh được ấn tượng rằng có một sự cách quãng đáng ngại… Làm thế nào để trong tương lai không còn sự thiếu vắng quá đáng ?”([6])
Và linh mục thi sĩ Trăng Thập tự, trong đêm tọa đàm “Phát huy văn học nghệ thuật Anrê-Phú Yên ngày 15.5.2006” tại Trung Tâm mục vụ nầy đã có một gợi ý giản đơn nhưng đầy thuyết phục như một điểm khởi động cho công cuộc tiếp tục phát huy và xây dựng nền văn học Công Giáo Việt nam, đó là chương trình thực hiện BÁO TƯỜNG : Chúng ta nghe lại ý kiến nầy :
“Người Công Giáo Việt Nam đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ và đã dùng nó để ghi chép và phổ biến kinh sách từ buổi đầu. Thế nhưng khi quốc ngữ trở thành phương tiện chuyển tải văn học, người Công Giáo đã tụt lại phía sau. Kể từ Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong Tạp Chí tới nay, khoảng 90 năm, về thơ, ta chỉ có một tác giả chen vai được với đời là Hàn Mạc Tử, còn về tiểu thuyết, ta không thấy một tác giả Công Giáo nào.
Công cuộc truyền giáo đòi phải có nhiều nhà văn nhà báo Công Giáo, những người viết kịch bản cho truyền thanh, truyền hình và phim ảnh, thế nhưng lại thiếu vắng trầm trọng. Nguyên do sự thiếu vắng này là vì ta chưa ý thức vai trò quan trọng của những người sáng tác và, do đó, chưa đầu tư chuẩn bị.
Việc chuẩn bị này không khó. Ta có thể thực hiện ngay từ hôm nay tại địa bàn các giáo xứ. Giáo xứ nào cũng có nhiều đơn vị và đoàn thể. Nếu ta biết động viên, sinh hoạt các đơn vị và đoàn thể ấy sẽ là cơ hội cho mọi người tập cầm bút, để rồi từ đó sẽ phát xuất những cây bút có chất lượng cao. Những tờ báo thủ công niêm yết lên tường vách các phòng hội chính là một phương tiện rất giản dị và hữu hiệu cho sinh hoạt sáng tạo ấy.”([7])
Và hôm nay, trước mắt chúng ta, với 7 tờ báo tường của các hội đoàn, đơn vị mục vụ trong giáo xứ đã được thực hiện, như một nỗ lực khiêm tốn nhưng đầy ước vọng, Trên con đường góp phần tạo những tiền đề cho thế hệ trẻ hôm nay nối gót cha ông, tiếp tục tài bồi, trang hoàng cho ngôi nhà văn học Công Giáo Việt nam thêm huy hoàng tráng lệ. Chính trong ý nghĩa nầy, tôi tuyên bố khai mạc đêm “Công bố kết quả và trao giải thưởng Báo Tường 2007”, tức giải “Văn Hóa-Đức Tin Nguyễn Xuân văn lần thứ II”
Tuy Hòa, 9 tháng 01 năm 2007
Linh mục Giuse Trương Đình Hiền