Về vùng lũ lụt thượng nguồn Nghệ An
Hơn một tuần nay, nhiều tỉnh ở miền Trung và niềm Bắc đang quặn mình, sầu thương trong cơn bão lụt số 5. Theo đánh giá của Ban Phòng Chống Bão Lụt Trung Ương, thì Nghệ An là một trong những tỉnh thành bị thiệt hại nặng nhất. Đa số các vùng bị thiệt hại ở Nghệ An lần này không phải do gió bão mà là do nước lũ. Quế Phong, huyện biên cương của Nghệ An đã bị nước lũ dâng lên làm 16 người mạng và mất tích, nhiều nhà cửa, tài sản cùng hoa màu … bị cuốn trôi hư hại, trong đó, xã Nậm Giải phải gánh chịu nhiều nhất.
Trước hình ảnh được đài truyền hình Nghệ An và Việt Nam nhiều lần trình chiếu, nhiều khán giả đã không cầm được nước mắt và không khỏi mong muốn được đến tận nơi để chứng kiến và chia sẻ nỗi đau thương với đồng bào… Và chúng tôi là một số trong những người đó đã lên đường.
GIAN NAN HÀNH TRÌNH
Sáng 14.10, đoàn chúng tôi gồm 6 thành viên: 4 chị Dòng Mến Thánh Giá (MTG) Xã Đoài, bác tài xế và tôi lên đường đi thăm đồng bào vùng lũ lụt. Con đường từ xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An lên đến huyện Quế Phong độ chừng 150 km, vậy mà xe chúng tôi đi hơn 4 tiếng đồng hồ. Mọi người trong đoàn đều nói chưa bao giờ đi con đường nào khó khăn, nguy hiểm như thế. Từ Nghĩa Đàn trở lên, đường sá rất nhiều đoạn sụt lở, bùn lầy, trơn trượt. Có những chổ đường sụt lở còn đúng vừa lọt một chiếc xe loại nhỏ đi qua, mà phía trên là vách đá, phía dưới là dòng sông. Nếu tài xế lỡ tay về bên nào một chút thì mọi người đều có thể mất mạng. Khi đến thị trấn Quế Phong, thấy một số con đường như những thửa ruộng đã được cày bừa kỹ chuẩn bị cho việc gieo cấy, tôi nghĩ có lẽ hành trình khó khăn đến thế là hết?
Sau khi nghỉ mệt một chút tại gia đình của một chị trong đoàn từ Hà Tĩnh lên đây làm ăn, chúng tôi định đi nhanh vào vùng lũ lụt để còn quay ra về cho kịp, vì từ thị trấn Quế Phong và xã Nậm Giải, nơi bị thiệt hại nặng nhất, còn độ 20 km. Nhưng mọi người nói rằng chiếc xe Suzuki loại 7 chỗ cùa chúng tôi không thể vào được. Đi xe ôm loại Win hay loại xe hơi gầm cao và hai cầu. Mà có vào giờ này (lúc đó khoảng 3 giờ chiều) thì quay ra cũng không kịp.
Vì chúng tôi tính đến trực tiếp với người dân, nên không muốn thông qua huyện. Hỏi giá xe ôm thì họ đòi 400.000 đồng một người. Có giỏi trả giá lắm thì cả người và hàng hóa cũng phải hết độ vài triệu đồng.
ình là dân “lá rách đi đùm lá rách hơn” mà phải bỏ ra từng đó tiền thuê xe thì lớn quá. Một số người gợi ý chúng tôi nên liên hệ nhờ xe của huyện ủy, cùng lắm thì xin trả tiền xăng vì họ nói “đó là nhiệm vụ của huyện trong những ngày này!”. Nghe cũng có lý.
Chúng tôi đến UBND huyện Quế Phong và được bà phó chủ tịch huyện tiếp đón. Sau khi nghe chúng tôi giới thiệu và trình bày, bà cho biết là hiện tại do đường sá đang rất nguy hiểm và cứ mưa như chiều nay thì sợ nước dâng cao không qua sông được; lại nữa, hiện tại xe của huyện đều đã đưa cán bộ đi thăm tình hình lũ lụt hay đi lo những công việc liên quan đến người dân vùng lũ; vì thế, huyện tổ chức tiếp nhận hàng cứu trợ tại thị trấn.
Nhưng chúng tôi vẫn cứ mong muốn được vào tận nơi để chia sẻ và được tận mắt nhìn thấy cuộc sống của đồng bào vùng lũ, vì “trăm nghe không bằng một thấy”, cũng như để qua tiếp cận thực tế, chúng tôi có thể chia sẻ thông tin đó với nhiều người khác, vì thế chúng tôi cáo từ bà phó chủ tịch để về nhà quen sắp xếp lại đồ đạc xem cái gì nên mang đi trước, cái gì gửi lại ở huyện. Và cũng do hành trình không như dự tính nên bác tài và hai chị trong đoàn đã phải chia tay với chúng tôi để trở về tu viện có việc cho ngày hôm sau.
Sắp xếp đồ xong, chúng tôi đang lo lắng cho phương tiện đi lại cho ngày mai, thì bất ngờ bà phó chủ tịch huyện gọi điện cho biết ngày mai có xe đưa chúng tôi đi.
Tám giờ sáng hôm sau, xe của huyện đến đón chúng tôi. Huyện cũng phái ông Phó dân vận huyện ủy Quế Phong đi cùng. Chúng tôi cũng vừa nhờ, vừa mời ông Lâm, chủ gia đình mà chúng tôi ở trọ qua đêm đi cùng.
Xe càng đi tôi càng thấy bà phó chủ tịch huyện và những người dân khác nơi đây nói đúng. Đường sá sụt lở, gập ghềnh. Có những chỗ bùn lầy đến nỗi chiếc xe hai cầu mà cũng muốn tắt máy. Có những đoạn nó trơn đến độ đang đi bỗng dưng chiếc xe như muốn quay ngang. Những chỗ khác thì mới được máy cào múc vừa đủ một lối đi mà đất hai bên thì cao như lút ô tô. Giữa lòng đường của một số đoạn nước vẫn ào ào chảy từ trên đầu dốc xuống. Sợ nhất là khi đi đến con sông rộng độ 30 mét. Chiếc xe cứ vùn vụt lao xuống nước, vì dốc cao và trơn lầy. Vài người trong chúng tôi hơi hoảng hốt, thì bác tài nói với chúng tôi bằng tiếng Kinh còn mang âm điệu của người Thái: “Cứ yên tâm, ta lái quen mà!”. Bác tài căn theo sợi dây mà người ta buộc theo hàng cọc nối từ bờ sông bên này sang bên kia dọc mép đập tràn để lấy dấu mà đi. Ra giữa sông, nước tràn vào gầm xe. Nhưng cuối cùng xe cũng sang bờ bên kia an toàn.
Xe đi thêm hơn 1 km nữa thì đến Ủy Ban xã Nậm Giải. Chúng tôi được mời vào gặp ông chủ tịch xã. Sau khi giới thiệu lẫn nhau, ông chủ tịch xã hỏi tên tuổi và nghề nghiệp mỗi người trong đoàn rồi ghi vào một cuốn số. Cũng có hai chú bộ đội hỏi đi hỏi lại tên tuổi, nghề nghiệp chúng tôi, ghi vào tờ giấy và lên chiếc Win đi vào trong phía núi.
Ông chủ tịch cho biết từ Ủy ban vào hai bản bị thiệt hại nặng nhất còn 7 km đường rừng. Hiện tại ngay cả những chiếc xe Win cũng rất khó mà đi được, vì có tới 23 chỗ sụt lỡ; thậm chí đi bộ mà không khéo cũng có thể bị trượt chân rớt xuống sông. Mười ngày nay chỉ có những đoàn cán bộ vì phải nắm bắt tình hình hay mang đồ cứu trợ nên mới vào mà thôi, chứ chưa có người dân nào đi vào đó. Vì thế, xã xin tiếp nhận hàng cứu trợ tại đây.
Thấy chúng tôi nhất quyết đòi đi, ông chủ tịch mới nói tiếp: “Thì thôi, nếu quý vị vẫn cứ muốn đi, tốt hơn hết là nên đi người không, hoặc chỉ mang một chút quà tượng trưng chứ đường gian khó lắm”.
Nhìn thấy đoạn đường gần Ủy ban còn khá khô ráo nên tôi nói hình như đường vẫn còn có thể đi xe? Nghe tôi nói thế, ông chủ tịch đáp lại: thì cứ cho xe đi. Bao giờ không đi được nữa thì xuống đi bộ. Và ông cử thêm một ông cán bộ xã người trong bản bị thiệt hại nặng nhất đó đi cùng chúng tôi.
Chúng tôi lại lên xe, nhưng chỉ đi qua khúc quanh cách Ủy ban chừng nửa cây số thì gặp ngay chỗ đất núi trụt xuống khiến xe không qua được. Thế là phải xuống đi bộ. Tôi định mang vác vài thùng mì tôm và vài chục bộ quần áo. Nhưng hai ông cán bộ bảo không thể mang từng đó được đâu. Thấy họ khẳng định quá, tôi đành bỏ lại một nửa. Tôi cũng đưa một thùng mì và một gói nhỏ quần áo nhờ mỗi ông cán bộ mang cho một thứ. Thế là chúng tôi leo dốc. Đi được một lúc, thấy chúng tôi bước đi khó khăn, ông cán bộ mới nhờ dao những cô gái đi rừng để làm gậy chống cho chúng tôi. Mỗi người chúng tôi một gậy. Riêng chị Anê Nguyễn Thị Tâm, 70 tuổi thì phải sử dụng đến hai gậy. Cứ thế chúng tôi theo bước chân nhau hay phải đỡ cho nhau để đi qua những chỗ lầy lội và đèo dốc.
Cách bản khoảng 1 km có một đồn biên phòng. Chúng tôi được mời vào đây để gặp cán bộ biên phòng. Họ cho chúng tôi hay trong những ngày cứu trợ này đồn biên phòng không kiểm tra giấy tờ, nhưng căn dặn đôi điều rồi để chúng tôi đi. Và có hai chiến sĩ biên phòng, người mà chúng tôi đã gặp ngoài ủy ban xã, đi theo.
Vượt qua một con suối nữa, chúng tôi mới đặt chân vào bản. Mọi người trong đoàn đều đã mỏi mệt. Chỉ có 7 km mà đi hơn 2 giờ. Vào đây, cán bộ và người dân nói toàn tiếng Thái với nhau, nên chúng tôi có cảm giác hơi lạc lỏng. Chúng tôi xin cán bộ dẫn đến những nhà có người bị thiệt mạng trong đợt lũ để thăm hỏi. Một số gia đình đã vào rừng đi làm, một số ở ngoài rìa bản, nên cuối cùng chúng tôi chỉ đến được 6 gia đình trong hai bản. Ngoài 6 gia đình đó, chúng tôi cũng thăm thêm mấy gia đình xung quanh. Còn lại, chị Tâm gửi chút quà cho những gia đình khác qua ông cán bộ xã. Thực tình mà nói, vào tới bản chúng tôi đã bơ phờ, nên họ muốn dẫn đến ai thì đến chứ cũng không còn yêu cầu mạnh mẽ như lúc đầu.
Thăm xong thì đã 1 giờ chiều. Chúng tôi vội quay ra để còn về xuôi cho kịp. Nhưng vừa mệt vừa đói nên ai cũng nói phải ăn uống cái gì đã rồi hãy đi. Chúng tôi định ăn mì cho nhanh, nhưng ngay cả nước sôi cũng không có đủ cho mỗi người một tô. Chờ thì lâu quá, nên cuối cùng đoàn và mấy ông cán bộ vừa đi vừa ăn bánh ngọt với nhau.
Về đến thị trấn thì trời đã gần tối nên không còn chuyến xe nào chạy về Vinh nữa, vì thế chúng tôi phải ở lại Quế Phong thêm một đêm.
Sáng hôm sau, trước khi ra về, chị Tâm đã đến bệnh viện Quế Phong thăm và tặng quà cho những người bị nạn do lũ cuốn trôi đang được điều trị nơi đây.
CẢNH TÌNH DÂN BẢN
Đến đầu bản, nhìn bề ngoài của một số căn nhà, chúng tôi thấy thật thèm thuồng, vì chúng được làm bằng những cây cột to cao. Nếu những ngôi nhà đó nằm ở vùng thị trấn hay thành phố thì có lẽ đáng giá đến nhiều trăm triệu đồng. Nhưng vào trong nhà, hầu như nhà nào cũng trống trơn ngoài mấy bộ quần áo cũ rách, lấm đất vắt lên vách (phên) nứa và mấy cái nồi đen thui với một bếp than giữa nhà. Do rừng ngay bên cạnh nên họ đổi công cho nhau để chặt những cây gỗ lớn về làm nhà, ngay cả mái cũng được lợp bằng gỗ. Họ làm nhà sàn: phía dưới dành cho lợn gà, trâu bò ở, phía trên là người sinh sống. Không giường chõng, không bàn ghế…
Xã Nậm Giải có 7 bản với 2.500 nhân khẩu. Riêng bản Pục và bản Méo nơi chúng tôi vào thăm có 122 hộ với 603 người. Hai bản này có 13 người chết và 3 người bị thương nặng. Những người bị thiệt mạng lần này phần nhiều do nằm canh ruộng ở những cái chòi hay do nhà ở gần ngoài suối, chứ nhà cửa trong bản không hư hại bao nhiêu.
Lúc đầu, tôi nghĩ khi vào bản làng này có lẽ bầu không khí ảm đạm, tang thương lắm. Nhưng vào đây, nếu không được báo trước thì hầu như không ai biết trong xóm, trong gia đình mới có người qua đời. Tôi hỏi thăm về phong tục ma chay của người Thái, bác tài xế cho biết rằng người Thái chỉ hương khói cho đến khi đem đi chôn cất, chứ sau đó không có lưu bát hương, bàn thờ và hình ảnh đối với dân chúng trong rừng núi này thì càng không. Mọi người đều khá bình thản. Ngay cả một gia đình có 3 người con và 2 đứa cháu bị nước cuốn chết, nhưng thấy các thành viên trong nhà cũng không tỏ lộ sự xót xa ra ngoài. Một điều khác hẳn với nhiều dân tộc khác. Không biết đó có phải là thái độ hay không!? Rồi khi nói chuyện với chúng tôi họ cũng không nói gì đến thiệt hại hay chết chóc của gia đình, bản làng, không than phiền khó khăn, đói khổ. Có thể do có người không rành tiếng Kinh, nhưng có lẽ bản chất của họ là thế!
Lúc sắp ra về, chúng tôi gặp một số người đi rừng về. Họ mang gùi sau lưng, trong đó có vài khúc sắn, vài ngọn măng, và có lẽ đó là lương thực trong những ngày này và nhiều năm tháng trong tương lai của họ, vì theo thống kê, xã Nậm Giải có khoảng 70 ha để trồng lúa nước thì đã có tới 60 ha bị cát vùi lấp, có chỗ cát sỏi vùi đến cả mét. Số diện tích này không biết bao giờ mới có thể trồng lúa lại được để dân chúng có gạo mà ăn?
Khi đứng riêng một mình với vài người dân, tôi hỏi mấy hôm nay ăn uống thế nào, thì họ nói: “Ta đói cái bụng”, chứ cũng không xin cho tôi tiền hay bánh kẹo gì.
VÀI SUY NGHĨ SAU HÀNH TRÌNH
Trong cuộc sống có những sự thật nhưng khi chưa hiểu thì người ta cứ nghi ngờ. Chúng tôi từ xa đi thăm hỏi và cứu trợ đồng bào, được cán bộ và người dân cho biết đường sá khó khăn, nguy hiểm vậy mà có người vẫn ngờ ngợ! Đúng thật, hành trình vào bản nguyên chuyện đi người không cũng đã thấy ngán huống gì đòi mang theo đồ đạc, và vì vậy, hiện ở Ủy ban huyện vào xã đều có hàng cứu trợ, nhưng xe không thể chuyển vào cho người dân được. Một bên lương thực đang cất trong kho, một bên không có cái gì để ăn, thật là bi đát! Mong sao con đường sớm được sửa để xe cộ có thể đi, hoặc ít ra đi bộ dễ dàng để chính quyền và những người dân khác có thể mang đồ cứu trợ đến cho bà bản làng.
Người dân bản làng chất phát, đơn sơ, chỉ biết sống với hiện tại nên lâu nay không có dự trữ gì. Mùa màng, đồng ruộng đã bị cát sỏi vùi lấp, nếu không có sự nghiên cứu, chỉ đạo để chuyển đổi cây trồng, thì người dân sẽ đói khổ lâu dài. Khi nghèo khó quá, họ có thể lại tìm cách để đốt rừng ngõ hầu có đất để trồng trọt. Diện tích cần để canh tác có lẽ không nhiều lắm, nhưng khi đốt rừng lửa có thể lan cháy nhiều đồi núi; người ta cũng dễ tìm cách đốn gỗ để bán. Rừng bị đốt phá, đến khi mưa đổ xuống không có cây để hút nước và cản nước, thì rồi chính họ lại trở thành nạn nhân của việc mình làm và gây nên thảm hại cho nhiều người khác; vi sinh vật bị hủy diệt làm mất quân bình môi trường sinh thái sẽ dễ gây nên những khó khăn, bệnh tật cho con người.
Những người trẻ nơi đây vốn đã khó khăn trong việc mở mang kiến thức, giờ lại thêm đói rách thì càng chẳng muốn nghĩ đến việc học hành chút nào. Cứ thế, có thể xã hội của họ sẽ chẳng tiến mà còn bị thụt lùi…
Để những người anh em nơi bản làng này có thể ổn định cuộc sống, phát triển, sống xứng với nhân phẩn và để tạo sự an toàn cho nhiều người khác, thiết nghĩ ngoài sự trợ giúp tích cực của chính quyền, còn cần đến sự chia sẻ của nhiều người khác, và không chỉ trong thời điểm này mà còn phải kéo dài trong tương lai. Giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp, cách này hay cách nọ, thì mỗi người, trong sự nhạy cảm của lòng quảng đại sẽ biết phải làm cách nào.
Hơn một tuần nay, nhiều tỉnh ở miền Trung và niềm Bắc đang quặn mình, sầu thương trong cơn bão lụt số 5. Theo đánh giá của Ban Phòng Chống Bão Lụt Trung Ương, thì Nghệ An là một trong những tỉnh thành bị thiệt hại nặng nhất. Đa số các vùng bị thiệt hại ở Nghệ An lần này không phải do gió bão mà là do nước lũ. Quế Phong, huyện biên cương của Nghệ An đã bị nước lũ dâng lên làm 16 người mạng và mất tích, nhiều nhà cửa, tài sản cùng hoa màu … bị cuốn trôi hư hại, trong đó, xã Nậm Giải phải gánh chịu nhiều nhất.
Trước hình ảnh được đài truyền hình Nghệ An và Việt Nam nhiều lần trình chiếu, nhiều khán giả đã không cầm được nước mắt và không khỏi mong muốn được đến tận nơi để chứng kiến và chia sẻ nỗi đau thương với đồng bào… Và chúng tôi là một số trong những người đó đã lên đường.
GIAN NAN HÀNH TRÌNH
Sáng 14.10, đoàn chúng tôi gồm 6 thành viên: 4 chị Dòng Mến Thánh Giá (MTG) Xã Đoài, bác tài xế và tôi lên đường đi thăm đồng bào vùng lũ lụt. Con đường từ xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An lên đến huyện Quế Phong độ chừng 150 km, vậy mà xe chúng tôi đi hơn 4 tiếng đồng hồ. Mọi người trong đoàn đều nói chưa bao giờ đi con đường nào khó khăn, nguy hiểm như thế. Từ Nghĩa Đàn trở lên, đường sá rất nhiều đoạn sụt lở, bùn lầy, trơn trượt. Có những chổ đường sụt lở còn đúng vừa lọt một chiếc xe loại nhỏ đi qua, mà phía trên là vách đá, phía dưới là dòng sông. Nếu tài xế lỡ tay về bên nào một chút thì mọi người đều có thể mất mạng. Khi đến thị trấn Quế Phong, thấy một số con đường như những thửa ruộng đã được cày bừa kỹ chuẩn bị cho việc gieo cấy, tôi nghĩ có lẽ hành trình khó khăn đến thế là hết?
Sau khi nghỉ mệt một chút tại gia đình của một chị trong đoàn từ Hà Tĩnh lên đây làm ăn, chúng tôi định đi nhanh vào vùng lũ lụt để còn quay ra về cho kịp, vì từ thị trấn Quế Phong và xã Nậm Giải, nơi bị thiệt hại nặng nhất, còn độ 20 km. Nhưng mọi người nói rằng chiếc xe Suzuki loại 7 chỗ cùa chúng tôi không thể vào được. Đi xe ôm loại Win hay loại xe hơi gầm cao và hai cầu. Mà có vào giờ này (lúc đó khoảng 3 giờ chiều) thì quay ra cũng không kịp.
Vì chúng tôi tính đến trực tiếp với người dân, nên không muốn thông qua huyện. Hỏi giá xe ôm thì họ đòi 400.000 đồng một người. Có giỏi trả giá lắm thì cả người và hàng hóa cũng phải hết độ vài triệu đồng.
ình là dân “lá rách đi đùm lá rách hơn” mà phải bỏ ra từng đó tiền thuê xe thì lớn quá. Một số người gợi ý chúng tôi nên liên hệ nhờ xe của huyện ủy, cùng lắm thì xin trả tiền xăng vì họ nói “đó là nhiệm vụ của huyện trong những ngày này!”. Nghe cũng có lý.
Chúng tôi đến UBND huyện Quế Phong và được bà phó chủ tịch huyện tiếp đón. Sau khi nghe chúng tôi giới thiệu và trình bày, bà cho biết là hiện tại do đường sá đang rất nguy hiểm và cứ mưa như chiều nay thì sợ nước dâng cao không qua sông được; lại nữa, hiện tại xe của huyện đều đã đưa cán bộ đi thăm tình hình lũ lụt hay đi lo những công việc liên quan đến người dân vùng lũ; vì thế, huyện tổ chức tiếp nhận hàng cứu trợ tại thị trấn.
Nhưng chúng tôi vẫn cứ mong muốn được vào tận nơi để chia sẻ và được tận mắt nhìn thấy cuộc sống của đồng bào vùng lũ, vì “trăm nghe không bằng một thấy”, cũng như để qua tiếp cận thực tế, chúng tôi có thể chia sẻ thông tin đó với nhiều người khác, vì thế chúng tôi cáo từ bà phó chủ tịch để về nhà quen sắp xếp lại đồ đạc xem cái gì nên mang đi trước, cái gì gửi lại ở huyện. Và cũng do hành trình không như dự tính nên bác tài và hai chị trong đoàn đã phải chia tay với chúng tôi để trở về tu viện có việc cho ngày hôm sau.
Sắp xếp đồ xong, chúng tôi đang lo lắng cho phương tiện đi lại cho ngày mai, thì bất ngờ bà phó chủ tịch huyện gọi điện cho biết ngày mai có xe đưa chúng tôi đi.
Tám giờ sáng hôm sau, xe của huyện đến đón chúng tôi. Huyện cũng phái ông Phó dân vận huyện ủy Quế Phong đi cùng. Chúng tôi cũng vừa nhờ, vừa mời ông Lâm, chủ gia đình mà chúng tôi ở trọ qua đêm đi cùng.
Xe càng đi tôi càng thấy bà phó chủ tịch huyện và những người dân khác nơi đây nói đúng. Đường sá sụt lở, gập ghềnh. Có những chỗ bùn lầy đến nỗi chiếc xe hai cầu mà cũng muốn tắt máy. Có những đoạn nó trơn đến độ đang đi bỗng dưng chiếc xe như muốn quay ngang. Những chỗ khác thì mới được máy cào múc vừa đủ một lối đi mà đất hai bên thì cao như lút ô tô. Giữa lòng đường của một số đoạn nước vẫn ào ào chảy từ trên đầu dốc xuống. Sợ nhất là khi đi đến con sông rộng độ 30 mét. Chiếc xe cứ vùn vụt lao xuống nước, vì dốc cao và trơn lầy. Vài người trong chúng tôi hơi hoảng hốt, thì bác tài nói với chúng tôi bằng tiếng Kinh còn mang âm điệu của người Thái: “Cứ yên tâm, ta lái quen mà!”. Bác tài căn theo sợi dây mà người ta buộc theo hàng cọc nối từ bờ sông bên này sang bên kia dọc mép đập tràn để lấy dấu mà đi. Ra giữa sông, nước tràn vào gầm xe. Nhưng cuối cùng xe cũng sang bờ bên kia an toàn.
Xe đi thêm hơn 1 km nữa thì đến Ủy Ban xã Nậm Giải. Chúng tôi được mời vào gặp ông chủ tịch xã. Sau khi giới thiệu lẫn nhau, ông chủ tịch xã hỏi tên tuổi và nghề nghiệp mỗi người trong đoàn rồi ghi vào một cuốn số. Cũng có hai chú bộ đội hỏi đi hỏi lại tên tuổi, nghề nghiệp chúng tôi, ghi vào tờ giấy và lên chiếc Win đi vào trong phía núi.
Ông chủ tịch cho biết từ Ủy ban vào hai bản bị thiệt hại nặng nhất còn 7 km đường rừng. Hiện tại ngay cả những chiếc xe Win cũng rất khó mà đi được, vì có tới 23 chỗ sụt lỡ; thậm chí đi bộ mà không khéo cũng có thể bị trượt chân rớt xuống sông. Mười ngày nay chỉ có những đoàn cán bộ vì phải nắm bắt tình hình hay mang đồ cứu trợ nên mới vào mà thôi, chứ chưa có người dân nào đi vào đó. Vì thế, xã xin tiếp nhận hàng cứu trợ tại đây.
Thấy chúng tôi nhất quyết đòi đi, ông chủ tịch mới nói tiếp: “Thì thôi, nếu quý vị vẫn cứ muốn đi, tốt hơn hết là nên đi người không, hoặc chỉ mang một chút quà tượng trưng chứ đường gian khó lắm”.
Nhìn thấy đoạn đường gần Ủy ban còn khá khô ráo nên tôi nói hình như đường vẫn còn có thể đi xe? Nghe tôi nói thế, ông chủ tịch đáp lại: thì cứ cho xe đi. Bao giờ không đi được nữa thì xuống đi bộ. Và ông cử thêm một ông cán bộ xã người trong bản bị thiệt hại nặng nhất đó đi cùng chúng tôi.
Chúng tôi lại lên xe, nhưng chỉ đi qua khúc quanh cách Ủy ban chừng nửa cây số thì gặp ngay chỗ đất núi trụt xuống khiến xe không qua được. Thế là phải xuống đi bộ. Tôi định mang vác vài thùng mì tôm và vài chục bộ quần áo. Nhưng hai ông cán bộ bảo không thể mang từng đó được đâu. Thấy họ khẳng định quá, tôi đành bỏ lại một nửa. Tôi cũng đưa một thùng mì và một gói nhỏ quần áo nhờ mỗi ông cán bộ mang cho một thứ. Thế là chúng tôi leo dốc. Đi được một lúc, thấy chúng tôi bước đi khó khăn, ông cán bộ mới nhờ dao những cô gái đi rừng để làm gậy chống cho chúng tôi. Mỗi người chúng tôi một gậy. Riêng chị Anê Nguyễn Thị Tâm, 70 tuổi thì phải sử dụng đến hai gậy. Cứ thế chúng tôi theo bước chân nhau hay phải đỡ cho nhau để đi qua những chỗ lầy lội và đèo dốc.
Cách bản khoảng 1 km có một đồn biên phòng. Chúng tôi được mời vào đây để gặp cán bộ biên phòng. Họ cho chúng tôi hay trong những ngày cứu trợ này đồn biên phòng không kiểm tra giấy tờ, nhưng căn dặn đôi điều rồi để chúng tôi đi. Và có hai chiến sĩ biên phòng, người mà chúng tôi đã gặp ngoài ủy ban xã, đi theo.
Vượt qua một con suối nữa, chúng tôi mới đặt chân vào bản. Mọi người trong đoàn đều đã mỏi mệt. Chỉ có 7 km mà đi hơn 2 giờ. Vào đây, cán bộ và người dân nói toàn tiếng Thái với nhau, nên chúng tôi có cảm giác hơi lạc lỏng. Chúng tôi xin cán bộ dẫn đến những nhà có người bị thiệt mạng trong đợt lũ để thăm hỏi. Một số gia đình đã vào rừng đi làm, một số ở ngoài rìa bản, nên cuối cùng chúng tôi chỉ đến được 6 gia đình trong hai bản. Ngoài 6 gia đình đó, chúng tôi cũng thăm thêm mấy gia đình xung quanh. Còn lại, chị Tâm gửi chút quà cho những gia đình khác qua ông cán bộ xã. Thực tình mà nói, vào tới bản chúng tôi đã bơ phờ, nên họ muốn dẫn đến ai thì đến chứ cũng không còn yêu cầu mạnh mẽ như lúc đầu.
Thăm xong thì đã 1 giờ chiều. Chúng tôi vội quay ra để còn về xuôi cho kịp. Nhưng vừa mệt vừa đói nên ai cũng nói phải ăn uống cái gì đã rồi hãy đi. Chúng tôi định ăn mì cho nhanh, nhưng ngay cả nước sôi cũng không có đủ cho mỗi người một tô. Chờ thì lâu quá, nên cuối cùng đoàn và mấy ông cán bộ vừa đi vừa ăn bánh ngọt với nhau.
Về đến thị trấn thì trời đã gần tối nên không còn chuyến xe nào chạy về Vinh nữa, vì thế chúng tôi phải ở lại Quế Phong thêm một đêm.
Sáng hôm sau, trước khi ra về, chị Tâm đã đến bệnh viện Quế Phong thăm và tặng quà cho những người bị nạn do lũ cuốn trôi đang được điều trị nơi đây.
CẢNH TÌNH DÂN BẢN
Đến đầu bản, nhìn bề ngoài của một số căn nhà, chúng tôi thấy thật thèm thuồng, vì chúng được làm bằng những cây cột to cao. Nếu những ngôi nhà đó nằm ở vùng thị trấn hay thành phố thì có lẽ đáng giá đến nhiều trăm triệu đồng. Nhưng vào trong nhà, hầu như nhà nào cũng trống trơn ngoài mấy bộ quần áo cũ rách, lấm đất vắt lên vách (phên) nứa và mấy cái nồi đen thui với một bếp than giữa nhà. Do rừng ngay bên cạnh nên họ đổi công cho nhau để chặt những cây gỗ lớn về làm nhà, ngay cả mái cũng được lợp bằng gỗ. Họ làm nhà sàn: phía dưới dành cho lợn gà, trâu bò ở, phía trên là người sinh sống. Không giường chõng, không bàn ghế…
Xã Nậm Giải có 7 bản với 2.500 nhân khẩu. Riêng bản Pục và bản Méo nơi chúng tôi vào thăm có 122 hộ với 603 người. Hai bản này có 13 người chết và 3 người bị thương nặng. Những người bị thiệt mạng lần này phần nhiều do nằm canh ruộng ở những cái chòi hay do nhà ở gần ngoài suối, chứ nhà cửa trong bản không hư hại bao nhiêu.
Lúc đầu, tôi nghĩ khi vào bản làng này có lẽ bầu không khí ảm đạm, tang thương lắm. Nhưng vào đây, nếu không được báo trước thì hầu như không ai biết trong xóm, trong gia đình mới có người qua đời. Tôi hỏi thăm về phong tục ma chay của người Thái, bác tài xế cho biết rằng người Thái chỉ hương khói cho đến khi đem đi chôn cất, chứ sau đó không có lưu bát hương, bàn thờ và hình ảnh đối với dân chúng trong rừng núi này thì càng không. Mọi người đều khá bình thản. Ngay cả một gia đình có 3 người con và 2 đứa cháu bị nước cuốn chết, nhưng thấy các thành viên trong nhà cũng không tỏ lộ sự xót xa ra ngoài. Một điều khác hẳn với nhiều dân tộc khác. Không biết đó có phải là thái độ hay không!? Rồi khi nói chuyện với chúng tôi họ cũng không nói gì đến thiệt hại hay chết chóc của gia đình, bản làng, không than phiền khó khăn, đói khổ. Có thể do có người không rành tiếng Kinh, nhưng có lẽ bản chất của họ là thế!
Lúc sắp ra về, chúng tôi gặp một số người đi rừng về. Họ mang gùi sau lưng, trong đó có vài khúc sắn, vài ngọn măng, và có lẽ đó là lương thực trong những ngày này và nhiều năm tháng trong tương lai của họ, vì theo thống kê, xã Nậm Giải có khoảng 70 ha để trồng lúa nước thì đã có tới 60 ha bị cát vùi lấp, có chỗ cát sỏi vùi đến cả mét. Số diện tích này không biết bao giờ mới có thể trồng lúa lại được để dân chúng có gạo mà ăn?
Khi đứng riêng một mình với vài người dân, tôi hỏi mấy hôm nay ăn uống thế nào, thì họ nói: “Ta đói cái bụng”, chứ cũng không xin cho tôi tiền hay bánh kẹo gì.
VÀI SUY NGHĨ SAU HÀNH TRÌNH
Trong cuộc sống có những sự thật nhưng khi chưa hiểu thì người ta cứ nghi ngờ. Chúng tôi từ xa đi thăm hỏi và cứu trợ đồng bào, được cán bộ và người dân cho biết đường sá khó khăn, nguy hiểm vậy mà có người vẫn ngờ ngợ! Đúng thật, hành trình vào bản nguyên chuyện đi người không cũng đã thấy ngán huống gì đòi mang theo đồ đạc, và vì vậy, hiện ở Ủy ban huyện vào xã đều có hàng cứu trợ, nhưng xe không thể chuyển vào cho người dân được. Một bên lương thực đang cất trong kho, một bên không có cái gì để ăn, thật là bi đát! Mong sao con đường sớm được sửa để xe cộ có thể đi, hoặc ít ra đi bộ dễ dàng để chính quyền và những người dân khác có thể mang đồ cứu trợ đến cho bà bản làng.
Người dân bản làng chất phát, đơn sơ, chỉ biết sống với hiện tại nên lâu nay không có dự trữ gì. Mùa màng, đồng ruộng đã bị cát sỏi vùi lấp, nếu không có sự nghiên cứu, chỉ đạo để chuyển đổi cây trồng, thì người dân sẽ đói khổ lâu dài. Khi nghèo khó quá, họ có thể lại tìm cách để đốt rừng ngõ hầu có đất để trồng trọt. Diện tích cần để canh tác có lẽ không nhiều lắm, nhưng khi đốt rừng lửa có thể lan cháy nhiều đồi núi; người ta cũng dễ tìm cách đốn gỗ để bán. Rừng bị đốt phá, đến khi mưa đổ xuống không có cây để hút nước và cản nước, thì rồi chính họ lại trở thành nạn nhân của việc mình làm và gây nên thảm hại cho nhiều người khác; vi sinh vật bị hủy diệt làm mất quân bình môi trường sinh thái sẽ dễ gây nên những khó khăn, bệnh tật cho con người.
Những người trẻ nơi đây vốn đã khó khăn trong việc mở mang kiến thức, giờ lại thêm đói rách thì càng chẳng muốn nghĩ đến việc học hành chút nào. Cứ thế, có thể xã hội của họ sẽ chẳng tiến mà còn bị thụt lùi…
Để những người anh em nơi bản làng này có thể ổn định cuộc sống, phát triển, sống xứng với nhân phẩn và để tạo sự an toàn cho nhiều người khác, thiết nghĩ ngoài sự trợ giúp tích cực của chính quyền, còn cần đến sự chia sẻ của nhiều người khác, và không chỉ trong thời điểm này mà còn phải kéo dài trong tương lai. Giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp, cách này hay cách nọ, thì mỗi người, trong sự nhạy cảm của lòng quảng đại sẽ biết phải làm cách nào.