ROME26/1/2003 (Zenit.org).- Đây là bản dịch bài giảng Đức Gioan Phaolo II giảng hôm thứ Bảy lúc đọc kinh chiều, do ngài chủ sự trong Vưong cung thánh Phaolo Ngoại-thành, lúc bế mạc Tuần Cầu nguyện cho Hợp Nhất Kitô hữu
* * *
1. " Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi chứa đựng trong những bình sành" (2Cor 4:7).
Những lời này, trích từ Thư thứ Hai gởi giáo dân Corintho, đã là chủ đề hướng dẫn Tuần Cầu nguyện cho Hợp nhất Kitô hữu, tuần này kết thúc hôm nay. Những lời đó chiếu ánh sáng trên bài suy niệm chúng ta trong buổi phụng vụ chiều nay mừng Lễ Cãi đạo của Thánh Phaolô. Thánh Tông đồ nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta mang "kho tàng" Chúa kitô đã ban cho chúng ta trong những bình sành. Như vậy tất cả các Kitô hữu được kêu gọi dấn bước trong cuộc hành trình dưới thế mà không để mình bị những khó khăn và hay phiền muộn khắc phục (x LG.8), vì tin chắc rằng mình sẽ thắng mọi trở ngại nhờ sự giúp đỡ và quyền phép đến từ trên.
Với niềm xác tín này, tôi vui mừng cầu nguyện chiều nay chung với anh chị em, hỡi các anh chị em của các Giáo hội và Cộng đoàn Giáo hội hiện diện tại Rome, liên kết nhau bằng một bí tích Rửa tội trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Tôi xin chân thành chào tất cả anh chị em.
Tôi rất muốn rằng Giáo hội Rome, mà Chúa Quan phòng đã giao phó cho một "chức vụ chủ tịch trong đức bác ái " duy nhất (Ignatius Of Antioch, Thư gởi tìn hữu Roma, phần dẫn nhập), luôn luôn có thể trở nên một mẫu cho các tương quan huynh đệ đại kết.
2. Với tư cách người Kitô hữu, chúng ta biết rằng chúng ta được kêu gọi làm chứng trước thế giới về "Tin Mừng vinh hiển" Chúa Kitô đã ban cho chúng ta (x. 2 Cor 4:4). Nhân danh Người, chúng ta phải hiệp nhất những cố gắng chúng ta ngõ hầu phục vụ hòa bình và hoà giải, công lý và tình liên đới, cách riêng bên cạnh những người nghèo và những kẻ thấp nhất trên mặt đất.
Trong bối cảnh này, tôi muốn nhắc lại Ngày Cầu nguyện Hoà bình Thế giới tổ chức tại Assisi cách đây một năm, ngày 24 January. Biến cố liên tôn này gởi một sứ điệp hùng mạnh cho thế giới: mỗi một người tôn giáo đích thực buộc phải cầu xin Chúa ban ơn hòa bình, với quyết tâm đổi mới sự cổ võ và xây dựng hoà bình chung với những người tín hữu khác. Chủ đề hòa bình vẫn thúc bách như bao giờ. Chủ đề đó nêu lên những đòi hỏi đặc biệt về phía những kẻ theo Chúa Kitô, Hoàng tử Hòa bình , và diễn đạt một thách đố và một sự dấn thân cho phong trào đại kết.
3. Để đáp ứng với một Thần khí duy nhất Đấng hướng dẫn Giáo hội, chúng tôi muốn chiều nay dâng những lời cảm tạ lên Thiên Chúa vì nhiều hoa quả dồi dào mà Người, Đấng ban phát mọi ơn lành, đã ban cho trên con đường hiệp nhất. Ngoài cuộc hợp Assisi, với sự tham dự của các vị đại diện cao cấp của hầu hết các Giáo hội và Cộng đồng Giáo hội Đông và Tây, làm sao mà tôi có thể quên nhắc tới cuộc thăm viếng tại Rome tháng Ba vừa qua của Phái đoàn từ Thượng Hội đồng Thánh Giáo hội Chính thống Hy lạp?
Tháng Sáu tôi gặp Thượng phụ Đại kết Barthoilomew I để ký Tuyên ngôn Chung về việc bảo vệ môi trường. Tháng May tôi đã vui mừng viếng thăm Thượng phụ Maxim tại Bulagaria, và tháng Mười tôi được Thượng phụ Teoctist tại Romania viếng thăm , tôi cũng đã ký với ngài một Bản Tuyên ngôn Chung. Tôi cũng không thể quên cuộc viếng thăm của Tổng Giám mục Canterbury, Dr George Carey, lúc kết thức nghiệm kỳ của ngài, những cuộc hợp mặt của tôi với các Phái đoàn Đại kết của các Cộng đồng Giáo hội phương Tây, và sự tiến triển thực hiện do những Ủy ban đối thoại hỗn hợp khác nhau.
Đồng thời chúng tô không thể không biết cách thực tế những khó khăn, những vấn đề và thỉnh thoảng những thất vọng chúng tôi còn gặp. Thỉnh thoảng chúng tôi cảm thấy một sự mỏi mệt, một sự thiếu lòng sốt sắng, đang khi còn kinh nghiệm nổi đau đớn chưa có khả năng chia sẻ Bàn tiệc Thánh thể. Nhưng Chúa Thánh thần không bao giờ thôi làm chúng tôi kinh ngạc và Người tiếp tục làm những sự lạ lùng phi thường.
4. Trong hoàn cảnh hiện tại đại kết, điều quan trọng là nhận ra chỉ Thần Khí Chúa mới có thể ban cho chúng ta sự hiệp nhất đầy đủ rõ ràng, chỉ Thần Khí Chúa mới có thể linh hứng sự sốt sắng và lòng can đảm mới. Do đó chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiệp nhất thiêng liêng, là thứ làm nên linh hồn của toàn thể phong trào đại kết. (x. Unitatis Redintegratio, 6-8).
Điều này không có nghĩa chút nào là giảm sút hay xem thường sự đối thoại thần học, đã sinh ra nhiều hoa quả trong những thập niên mới đây. Việc đối thoại đó vẫn, như luôn luôn, là một nhiệm vụ cần thiết. Trên thực tế, sự hiệp nhất giữa các môn đệ Chúa Kitô chỉ duy nhất là một sự hiệp nhất trong chân lý (x. Thông điệp UT Unum Sint, 18-19). Thần Khí hướng dẫn chúng ta tới mục tiêu này cũng qua những đối thoại thần học, những cuộc đối thoại nên một dịp chắc chắn để làm giàu cho nhau .
Dầu sao, chỉ trong Chúa Thánh Thần, mới có thể nhận lấy chân lý Tin Mừng, có tính trói buộc trong chiều sâu của nó. Sự đại kết thiêng liêng mở mắt chúng ta và lòng chúng ta để hiểu chân lý mạc khải, và cho chúng ta khả năng nhận ra nó và đón rước nó, cũng nhờ những cái nhìn của các người Kitô hữu khác.
5. Sự đại kết thiêng liêng xảy ra trên hết nhờ lời cầu nguyện dâng lên tới Chúa, chung với nhau khi nào có thể. Giống như Đức Maria và các môn đệ sau khi Chúa Lên Trời, điều quan trọng là chúng ta tiếp tục đến với nhau và kêu xin không mõi mệt Chúa Thánh Thần (x. Cv 1: 12,14). Khi cầu nguyện chúng ta cũng phải thêm sụ lắng nghe Lời Chúa trong Sách Thánh, là nền tảng và là sự nâng đỡ đức tin chúng ta (x. Dei Verbum, 21-25). Vì không thể có sự xích gần đại kết mà không có việc cãi tạo tâm hồn, sự thánh thiện bản thân và sự đổi mới sự sống giáo hội.
Những cộng đồng đời sống thánh hiến và những phong trào thiêng liêng mới có một vai trò đặc biệt trong việc nuôi dưỡng một sự gặp gỡ với các Giáo hội xưa và đáng kính phương Đông, thấm nhiễm tinh thần đan tu. Cũng có những dấu khích lệ về một sự đổi mới đầy hứa hẹn của sự sống thiêng liêng trong các Cộng đồng Giáo hội phương Tây, và tôi vui mừng vì những trao đổi hữu ích xảy ra giữa những nhóm Kitô hữu khác nhau này.
Chúng ta cũng không thể không để ý tới những trường hợp hàng giáo sĩ các Giáo hội khác theo học tại các Đại học Công giáo: là những khách trọ trong các chủng viện chúng ta, họ thông phần trong đời sống sinh viên phù hợp với kỷ luật giáo hội hiện hành. Kinh nghiệm cho thấy sự này đưa tới chỗ làm giàu cho nhau.
6. Hy vọng chúng ta bày tỏ với nhau hôm nay là linh đạo hiệp thông sẽ lớn mạnh hơn nữa! Như tôi đã viết trong Tông Thư của tôi Novo Millennio Ineunte, ước chi mỗi người chúng ta có khả năng hơn nữa nhìn xem những anh chị em chúng ta trong đức tin, bên trong sự hiệp nhất của Thân Thể Mầu nhiệm, như "những kẻ làm một phần của tôi", ngõ hầu có "khả năng chia sẻ những niềm vui và những đau khổ của họ".
Ước chi chúng ta thấy được "điều tích cực trong kẻ khác, để đón nhận nó và đánh giá nó như là một ân ban từ Chúa: không những là một ân ban cho người anh em và chị em đã trực tiếp lãnh nhận nó, nhưng cũng như một "ân ban cho tôi". Đừng có lầm lạc: không có một linh đạo đích thực hiệp thông, những cấu trúc bên ngoài của sự hiệp thông "sẽ là những bộ máy vô hồn, " những mặt nạ hiệp thông hơn là những phương tiện của nó để diễn tả và lớn mạnh
Chúng ta hãy tiếp tục, với lòng can đảm và nhẫn nại, theo con đường này, tin tưởng vào quyền phép của Thần khí! Không phải chúng ta đặt các khung thời gian hay những điểm cuối cùng; lời hứa của Chúa đủ cho chúng ta.
Được lời Chúa ban sức mạnh, chúng ta sẽ không chịu thua sự mõi mệt, nhưng đúng hơn phải tăng cường những cố gắng chúng ta và kinh nguyện chúng ta xin hiệp nhất. Ước chi lời mời của Chúa vang dội trong lòng chúng ta và mang lại cho chúng ta niềm an ủi: "Hãy chèo ra khơi!" Chúng ta hãy tiến lên, đặt tin tưởng chúng ta trong Người! Amen!
* * *
1. " Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi chứa đựng trong những bình sành" (2Cor 4:7).
Những lời này, trích từ Thư thứ Hai gởi giáo dân Corintho, đã là chủ đề hướng dẫn Tuần Cầu nguyện cho Hợp nhất Kitô hữu, tuần này kết thúc hôm nay. Những lời đó chiếu ánh sáng trên bài suy niệm chúng ta trong buổi phụng vụ chiều nay mừng Lễ Cãi đạo của Thánh Phaolô. Thánh Tông đồ nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta mang "kho tàng" Chúa kitô đã ban cho chúng ta trong những bình sành. Như vậy tất cả các Kitô hữu được kêu gọi dấn bước trong cuộc hành trình dưới thế mà không để mình bị những khó khăn và hay phiền muộn khắc phục (x LG.8), vì tin chắc rằng mình sẽ thắng mọi trở ngại nhờ sự giúp đỡ và quyền phép đến từ trên.
Với niềm xác tín này, tôi vui mừng cầu nguyện chiều nay chung với anh chị em, hỡi các anh chị em của các Giáo hội và Cộng đoàn Giáo hội hiện diện tại Rome, liên kết nhau bằng một bí tích Rửa tội trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Tôi xin chân thành chào tất cả anh chị em.
Tôi rất muốn rằng Giáo hội Rome, mà Chúa Quan phòng đã giao phó cho một "chức vụ chủ tịch trong đức bác ái " duy nhất (Ignatius Of Antioch, Thư gởi tìn hữu Roma, phần dẫn nhập), luôn luôn có thể trở nên một mẫu cho các tương quan huynh đệ đại kết.
2. Với tư cách người Kitô hữu, chúng ta biết rằng chúng ta được kêu gọi làm chứng trước thế giới về "Tin Mừng vinh hiển" Chúa Kitô đã ban cho chúng ta (x. 2 Cor 4:4). Nhân danh Người, chúng ta phải hiệp nhất những cố gắng chúng ta ngõ hầu phục vụ hòa bình và hoà giải, công lý và tình liên đới, cách riêng bên cạnh những người nghèo và những kẻ thấp nhất trên mặt đất.
Trong bối cảnh này, tôi muốn nhắc lại Ngày Cầu nguyện Hoà bình Thế giới tổ chức tại Assisi cách đây một năm, ngày 24 January. Biến cố liên tôn này gởi một sứ điệp hùng mạnh cho thế giới: mỗi một người tôn giáo đích thực buộc phải cầu xin Chúa ban ơn hòa bình, với quyết tâm đổi mới sự cổ võ và xây dựng hoà bình chung với những người tín hữu khác. Chủ đề hòa bình vẫn thúc bách như bao giờ. Chủ đề đó nêu lên những đòi hỏi đặc biệt về phía những kẻ theo Chúa Kitô, Hoàng tử Hòa bình , và diễn đạt một thách đố và một sự dấn thân cho phong trào đại kết.
3. Để đáp ứng với một Thần khí duy nhất Đấng hướng dẫn Giáo hội, chúng tôi muốn chiều nay dâng những lời cảm tạ lên Thiên Chúa vì nhiều hoa quả dồi dào mà Người, Đấng ban phát mọi ơn lành, đã ban cho trên con đường hiệp nhất. Ngoài cuộc hợp Assisi, với sự tham dự của các vị đại diện cao cấp của hầu hết các Giáo hội và Cộng đồng Giáo hội Đông và Tây, làm sao mà tôi có thể quên nhắc tới cuộc thăm viếng tại Rome tháng Ba vừa qua của Phái đoàn từ Thượng Hội đồng Thánh Giáo hội Chính thống Hy lạp?
Tháng Sáu tôi gặp Thượng phụ Đại kết Barthoilomew I để ký Tuyên ngôn Chung về việc bảo vệ môi trường. Tháng May tôi đã vui mừng viếng thăm Thượng phụ Maxim tại Bulagaria, và tháng Mười tôi được Thượng phụ Teoctist tại Romania viếng thăm , tôi cũng đã ký với ngài một Bản Tuyên ngôn Chung. Tôi cũng không thể quên cuộc viếng thăm của Tổng Giám mục Canterbury, Dr George Carey, lúc kết thức nghiệm kỳ của ngài, những cuộc hợp mặt của tôi với các Phái đoàn Đại kết của các Cộng đồng Giáo hội phương Tây, và sự tiến triển thực hiện do những Ủy ban đối thoại hỗn hợp khác nhau.
Đồng thời chúng tô không thể không biết cách thực tế những khó khăn, những vấn đề và thỉnh thoảng những thất vọng chúng tôi còn gặp. Thỉnh thoảng chúng tôi cảm thấy một sự mỏi mệt, một sự thiếu lòng sốt sắng, đang khi còn kinh nghiệm nổi đau đớn chưa có khả năng chia sẻ Bàn tiệc Thánh thể. Nhưng Chúa Thánh thần không bao giờ thôi làm chúng tôi kinh ngạc và Người tiếp tục làm những sự lạ lùng phi thường.
4. Trong hoàn cảnh hiện tại đại kết, điều quan trọng là nhận ra chỉ Thần Khí Chúa mới có thể ban cho chúng ta sự hiệp nhất đầy đủ rõ ràng, chỉ Thần Khí Chúa mới có thể linh hứng sự sốt sắng và lòng can đảm mới. Do đó chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiệp nhất thiêng liêng, là thứ làm nên linh hồn của toàn thể phong trào đại kết. (x. Unitatis Redintegratio, 6-8).
Điều này không có nghĩa chút nào là giảm sút hay xem thường sự đối thoại thần học, đã sinh ra nhiều hoa quả trong những thập niên mới đây. Việc đối thoại đó vẫn, như luôn luôn, là một nhiệm vụ cần thiết. Trên thực tế, sự hiệp nhất giữa các môn đệ Chúa Kitô chỉ duy nhất là một sự hiệp nhất trong chân lý (x. Thông điệp UT Unum Sint, 18-19). Thần Khí hướng dẫn chúng ta tới mục tiêu này cũng qua những đối thoại thần học, những cuộc đối thoại nên một dịp chắc chắn để làm giàu cho nhau .
Dầu sao, chỉ trong Chúa Thánh Thần, mới có thể nhận lấy chân lý Tin Mừng, có tính trói buộc trong chiều sâu của nó. Sự đại kết thiêng liêng mở mắt chúng ta và lòng chúng ta để hiểu chân lý mạc khải, và cho chúng ta khả năng nhận ra nó và đón rước nó, cũng nhờ những cái nhìn của các người Kitô hữu khác.
5. Sự đại kết thiêng liêng xảy ra trên hết nhờ lời cầu nguyện dâng lên tới Chúa, chung với nhau khi nào có thể. Giống như Đức Maria và các môn đệ sau khi Chúa Lên Trời, điều quan trọng là chúng ta tiếp tục đến với nhau và kêu xin không mõi mệt Chúa Thánh Thần (x. Cv 1: 12,14). Khi cầu nguyện chúng ta cũng phải thêm sụ lắng nghe Lời Chúa trong Sách Thánh, là nền tảng và là sự nâng đỡ đức tin chúng ta (x. Dei Verbum, 21-25). Vì không thể có sự xích gần đại kết mà không có việc cãi tạo tâm hồn, sự thánh thiện bản thân và sự đổi mới sự sống giáo hội.
Những cộng đồng đời sống thánh hiến và những phong trào thiêng liêng mới có một vai trò đặc biệt trong việc nuôi dưỡng một sự gặp gỡ với các Giáo hội xưa và đáng kính phương Đông, thấm nhiễm tinh thần đan tu. Cũng có những dấu khích lệ về một sự đổi mới đầy hứa hẹn của sự sống thiêng liêng trong các Cộng đồng Giáo hội phương Tây, và tôi vui mừng vì những trao đổi hữu ích xảy ra giữa những nhóm Kitô hữu khác nhau này.
Chúng ta cũng không thể không để ý tới những trường hợp hàng giáo sĩ các Giáo hội khác theo học tại các Đại học Công giáo: là những khách trọ trong các chủng viện chúng ta, họ thông phần trong đời sống sinh viên phù hợp với kỷ luật giáo hội hiện hành. Kinh nghiệm cho thấy sự này đưa tới chỗ làm giàu cho nhau.
6. Hy vọng chúng ta bày tỏ với nhau hôm nay là linh đạo hiệp thông sẽ lớn mạnh hơn nữa! Như tôi đã viết trong Tông Thư của tôi Novo Millennio Ineunte, ước chi mỗi người chúng ta có khả năng hơn nữa nhìn xem những anh chị em chúng ta trong đức tin, bên trong sự hiệp nhất của Thân Thể Mầu nhiệm, như "những kẻ làm một phần của tôi", ngõ hầu có "khả năng chia sẻ những niềm vui và những đau khổ của họ".
Ước chi chúng ta thấy được "điều tích cực trong kẻ khác, để đón nhận nó và đánh giá nó như là một ân ban từ Chúa: không những là một ân ban cho người anh em và chị em đã trực tiếp lãnh nhận nó, nhưng cũng như một "ân ban cho tôi". Đừng có lầm lạc: không có một linh đạo đích thực hiệp thông, những cấu trúc bên ngoài của sự hiệp thông "sẽ là những bộ máy vô hồn, " những mặt nạ hiệp thông hơn là những phương tiện của nó để diễn tả và lớn mạnh
Chúng ta hãy tiếp tục, với lòng can đảm và nhẫn nại, theo con đường này, tin tưởng vào quyền phép của Thần khí! Không phải chúng ta đặt các khung thời gian hay những điểm cuối cùng; lời hứa của Chúa đủ cho chúng ta.
Được lời Chúa ban sức mạnh, chúng ta sẽ không chịu thua sự mõi mệt, nhưng đúng hơn phải tăng cường những cố gắng chúng ta và kinh nguyện chúng ta xin hiệp nhất. Ước chi lời mời của Chúa vang dội trong lòng chúng ta và mang lại cho chúng ta niềm an ủi: "Hãy chèo ra khơi!" Chúng ta hãy tiến lên, đặt tin tưởng chúng ta trong Người! Amen!