Giới Trẻ Việt Nam Giã Từ Nhau
Cách nay đúng 1 tuần, ngày thứ Năm 17.7, tôi có dịp đến Trung Tâm Whitlam vùng Liverpool để tham dự thánh lễ ‘Chia Tay - Say Good Bye’ của Giáo Dân Công Giáo Việt Nam từ khắp năm châu đã đến Sydney, trong những ngày nầy để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (ĐHGT.TG) lần thứ 23 được tổ chức ở Úc Châu. Bầu khí của ngày lễ hôm nay mang một sắc thái ‘đượm buồn’ khác với thánh lễ của ngày hôm trước có vẻ ‘tươi vui’ hơn.
Trên gian lễ đài, chúng tôi nhận thấy có 3 Giám mục từ Quê Hương Việt Nam. Đó là Quý Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Phaolô Bùi Văn Đọc, Giuse Vũ Văn Thiên và 1 Giám Mục ở hải ngoại (Hoa Kỳ) là Đức Cha Đôminicô Mai Thanh Lương, đồng thời có khoảng 160 Linh mục, trên 70 tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân tham dự thánh lễ ‘Giã Từ - Từ Giã’ hôm nay. Trong số nầy có khoảng 500 bạn trẻ đi theo diện Đoàn Thể hoặc Nhóm hay do Thân Nhân - Ân Nhân bảo trợ sang Úc trong dịp Đại Hội nầy đã đến từ Quê Hương Việt Nam và nhiều bạn trẻ khác đã đến từ những quốc gia khác trên toàn thế giới. Con số các bạn trẻ nầy chúng tôi không thể biết chính xác đuợc - để rồi chiều hôm nay tất cả cùng hòa nhịp vào chương trình chung ĐHGT.TG trong việc chào đón Đức Thánh Cha Bênêđictô thứ XVI tại Barangaroo cũng như những chương trình kế tiếp trong 3 ngày cao điiểm.
Cho dù không ai nói ra nhưng khi ‘nhìn lại’ hay ‘xem lại’ những hình ảnh hay đoạn phim mà anh em trong Nhóm Vietcatholic hay chính mỗi người trong chúng ta đã quay hay chụp được trong những ngày nầy sẽ thấy được một cái gì đó đúng nghĩa với bài hát ‘Biệt Ly Bạn Đường Ơi - Biệt Ly… Ly Biệt’ mà lúc còn là Hướng Đạo Sinh tôi có dịp xiết thật chặt những bàn tay của 2 người bên cạnh khi hát bài ca ‘Biệt Ly’ nầy. Nhưng làm sao có thể so sánh được với cảnh ‘Biệt Ly’ của những người con của Giáo Hội Mẹ và Quê Hương Việt Nam khi cùng cất cao lời Kinh Lạy Cha khi tay trong tay nối vòng tay lớn trong Whitlam Centre.
Nhờ ĐHGT.TG được tổ chức mà Con Cái Việt Nam dù đang sống bất cứ nơi đâu đều có cơ hội gặp gỡ nhau. Dĩ nhiên là đã có những ĐHGT.TG được tổ chức đó đây trong những năm đã qua, nhưng điều đặc biệt là lần nầy đã có sự hiện diện của 3 Giám mục, nhiều Linh mục và Tu sĩ từ Quê Nhà đã đồng hành cùng các bạn trẻ trong chuyến đi nầy mà những lần ĐHGT.TG trước đây có thể không có được như vậy. Qua những phương tiện truyền thông tân kỳ của thế giới hôm nay đã tạo cho chúng ta có nhiều điều kiện hơn để nối vòng tay thân yêu với nhau.
Những ngỡ ngàng của những ngày đầu khi đặt chân đến Úc Châu của các bạn trẻ từ Việt Nam đã mất đi những ‘ngại ngùng’ và ‘giữ kẽ’ vì nghĩ rằng mình đến từ một đất nước đã ‘Thay Ngôi Đổi Chủ. Nhưng họ đâu có hiểu được là cho dù đất nước đã ‘Thay Ngôi Đổi Chủ’, nhưng đâu có thể thay đổi được sự ‘Hiếu Khách’ của những trái tim với dòng ‘Máu Việt’ của những người con cùng ‘Một Mẹ Việt Nam’.
Trong những dịp tiếp xúc riêng tư tôi có cảm nghiệm giữa các bạn trẻ Việt Nam với nhau dường như không có nhiều ngăn cách cho lắm - họa chăng chỉ có một vài ngôn từ trong cách nói Việt Úc - Cách riêng những bạn trẻ từ Việt Nam sinh trong khoảng 3 thập niên gần đây, trong cách nói đôi lúc có thể làm cho những người cao niên hơn cảm thấy ‘khó nghe’ nhưng giữa các bạn trẻ Việt Nam thì chỉ có một điều là một bên nói ‘Tiếng Việt’ và một bên là ‘Mixed Vietnamese English’ nhưng tất cả đã được sinh cùng một thế hệ cho nên họ đã có những cảm thông cùng một trái tim của những ‘Người Trẻ Việt Nam Mang Dòng Máu Việt’.
Có lẽ những ai đã tham dự Thánh Lễ ‘Chia Tay’ tại Trung Tâm Whitlam ở Liverpool trong ngày thứ Năm vừa qua đã có cảm nghiệm về một cái gì đó nó biến chuyển trong cơ thể chúng ta khi cùng với Anh Chị Em trong Ca Đoàn Tổng Hợp cất cao Bài Ca Dâng Lễ
“Dâng Lên Cha Từ Nhân”
Hôm đó, Anh Hoàng quay video từ Melbourne và tôi được Anh Em trong Nhóm Vietcatholic Network phân công đến Trung Tâm Sinh Hoạt của Cộng Đồng Việt Nam để thâu hình và tường thuật về Thánh Lễ Chia Tay nầy, cho nên chúng tôi có cơ hội nhìn thấy những xúc động và những tia nước mắt đượm buồn trên những gương mặt và ánh mắt của bao người hiện diện trong Thánh Lễ của ‘Ngày Lịch Sử’ hôm ấy.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm cho biết bao nhiêu người Việt đã bỏ mình trên biển cả, trong rừng sâu nước độc, trong những Trại Tỵ Nạn Đông Dương… Ngồi nghiền ngẫm từng câu văn, từng ý nghĩa của Bài Ca Dâng Lễ mới hiểu thế nào là kinh nghiệm đau
thương của một sự chọn lựa tràn đầy mồ hôi và nước mắt:
Nhưng dù sống trong hoàn cảnh nào đi nữa, người Công Giáo Việt Nam phải tiếp tục làm ‘Chứng Tá’ cho Tin Mừng trong môi trường của mình dù ở trong nước hay ở hải ngoại. Chúa Kitô mời gọi chúng ta trở thành muối ướp không chỉ giúp cho thức ăn được giữ lâu hơn nhưng muối để sưởi ấm tâm hồn con người qua những nghĩa cử yêu thương và tha thứ. Chỉ qua những nghĩa cử ‘Hiếu Khách-Yêu Thương-Tha Thứ’ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại đã mang đến hơi ấm của ‘Tình Yêu Chúa và Nghĩa Đồng Bào’ dành cho những Anh Chị Em đến từ Quê Hương-Giáo Hội Việt Nam dịp ĐHGT.TG tại Sydney trong những ngày qua. Đó cũng là ý nghĩa của câu hát sau đây:
Nhưng có lẽ câu kết của bài Ca Dâng Lễ đã làm cho nhiều người trong chúng ta phải suy nghĩ khi nhìn lại chính mình cho dù là ‘Người Việt Nam Tỵ Nạn hay Không Tỵ Nạn’ trong một hoàn cảnh không ngờ được mình là Con Cái Chúa… chỉ qua Hy Lễ của Thập Giá trên bàn thờ mới có những nghĩa cử ‘Yêu Thương-Tha Thứ’ mà thôi… Ngoài Bàn Tiệc Thánh Thể có sức thu hút và mời gọi Người Kitô Hữu đến với nhau để chia sẻ Lời Chúa và Bánh Thánh Thể trong Trung Tâm Whitlam ngày hôm đó mà không cảm thấy có cách biệt hay dị biệt, chứ thật ra trong những sinh hoạt như Gia Đình, Học Đường, Đoàn Thể Tôn Giáo, Xã Hội hay Chính Trị… đều có những khác biệt, những nơi nầy không phải bất cứ ai cũng đến tham dự được... Chính cá nhân của tôi cũng cảm thấy một cảm xúc ‘lạnh lạnh trong da thịt’ khi cả Hội Trường kết thúc bài Ca Dâng Lễ bằng câu kết sau đây trong nhịp điệu nhịp nhàng và chậm chạp mà dường như tác giả đã cố ý dùng để kết thúc bài Thánh Ca nầy… trong một bối cảnh có 1 không 2 trong ĐHGT.TG năm 2008 tại thành phố Sydney cho dù chúng ta đã hát bài nầy khá nhiều lần trước đây…
Có lẽ giây phút cảm động nhất là khi vị Chủ Tế mời gọi Cộng Đoàn Dân Chúa cầm lấy tay nhau nối vòng tay cả hội trường ‘Hiệp Nhất Nên Một’ khi cùng xướng lên lời Kinh Lạy Cha… Cuộc sống giờ đây mỗi người đã hoặc sẽ trở về với thực tế với những khó khăn
đang đợi chờ hay bận rộn vật lộn với cuộc sống, nhưng ít là trong giây phút ngắn ngũi khi nắm lấy tay nhau hay khi chúc bình an cho những anh chị em đứng gần nhất hay chung quanh… Chúng ta chúc cho nhau sự ‘Bình An’ trong tâm hồn và ‘May Mắn’ trong những ngày sắp tới và cầu mong cho nhau luôn được ‘Hiệp Nhất Trong Tinh Thần’ trong cùng ‘Một Giáo Hội Việt Nam’.
Nhớ Quê Nhà, Nhớ Giáo Hội Mẹ Việt Nam cho dù đang sống trên vùng đất lạ, chúng ta vẫn hướng về Mẹ Giáo Hội Việt Nam vẫn còn đang mang nhiều niềm đau thương cần được những đứa con ‘cảm thông’ để rồi xoa dịu vết thương của người Mẹ trong những hoàn cảnh có thể được. Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho Giáo Hội trần thế mà Ngài đã thiết lập: “Lạy Cha, xin cho chúng nên ‘Một’ như Cha và Con là một’. Chúa Giêsu vẫn tiếp tục lời cầu của Ngài cho chúng ta, cho Giáo Hội Hoàn Vũ, cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam và cho mọi người trên trần gian. Dường như những giây phút chúc bình an trong Thánh Lễ của ngày Giã Từ hôm đó mang một sắc thái đầy ý nghĩa của một sự ‘Chia Ly và Ly Biệt’.
Xin cho những yêu thương và cảm thông chúng ta đã và đang tạo được trong những ngày ĐHGT.TG năm nay sẽ mở ra một tương lai từng Người Giáo Dân Việt dù sống ở bất cứ nơi đâu cũng được ‘Bình An’. Chúng ta đã ‘Từ Giã’ nhau và chúng ta sẽ ra đi để trở thành Nhân Chứng’ của sự ‘Bình An’ mà Chúa ký thác cho chúng ta qua ĐHGT.TG nầy.
Để trở nên ‘Nhân Chứng Đích Thực của Bình An’ đòi hỏi nơi người môn đệ của Chúa Kitô phải có một tâm hồn luôn sống Quảng Đại và Tha Thứ’. Vì Tha Thứ là tuyệt đỉnh của tình yêu. Hiến Tế Thập Giá trên đồi Golgotha đã trở nên trọn hảo khi Chúa Giêsu đã thân thưa với Thiên Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc của chúng làm”. Tha thứ là tự tạo cho chúng ta một niềm vui, không oán hờn không bị gò bó bởi những mưu tính báo thù nhưng là biết quên đi những lầm lỗi của tha nhân. Nếu thực hiện được như thế, chúng ta sẽ tở thành ‘Những Chứng Tá Đích Thực của Tin Mừng của Chúa Kitô và của Đại Hội Giới Trẻ Thứ 23 mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã sai chúng ta ra đi làm Chứng Tá và sẽ mang lại thành quả không những trong chính đời sống của chúng ta mà còn cho cả đời sống của Giáo Hội Chúa Kitô và cho tương lai của toàn thế giới.
Cách nay đúng 1 tuần, ngày thứ Năm 17.7, tôi có dịp đến Trung Tâm Whitlam vùng Liverpool để tham dự thánh lễ ‘Chia Tay - Say Good Bye’ của Giáo Dân Công Giáo Việt Nam từ khắp năm châu đã đến Sydney, trong những ngày nầy để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (ĐHGT.TG) lần thứ 23 được tổ chức ở Úc Châu. Bầu khí của ngày lễ hôm nay mang một sắc thái ‘đượm buồn’ khác với thánh lễ của ngày hôm trước có vẻ ‘tươi vui’ hơn.
Trên gian lễ đài, chúng tôi nhận thấy có 3 Giám mục từ Quê Hương Việt Nam. Đó là Quý Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Phaolô Bùi Văn Đọc, Giuse Vũ Văn Thiên và 1 Giám Mục ở hải ngoại (Hoa Kỳ) là Đức Cha Đôminicô Mai Thanh Lương, đồng thời có khoảng 160 Linh mục, trên 70 tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân tham dự thánh lễ ‘Giã Từ - Từ Giã’ hôm nay. Trong số nầy có khoảng 500 bạn trẻ đi theo diện Đoàn Thể hoặc Nhóm hay do Thân Nhân - Ân Nhân bảo trợ sang Úc trong dịp Đại Hội nầy đã đến từ Quê Hương Việt Nam và nhiều bạn trẻ khác đã đến từ những quốc gia khác trên toàn thế giới. Con số các bạn trẻ nầy chúng tôi không thể biết chính xác đuợc - để rồi chiều hôm nay tất cả cùng hòa nhịp vào chương trình chung ĐHGT.TG trong việc chào đón Đức Thánh Cha Bênêđictô thứ XVI tại Barangaroo cũng như những chương trình kế tiếp trong 3 ngày cao điiểm.
Linh Mục Doàn Đồng Tế Việt Nam |
Nhờ ĐHGT.TG được tổ chức mà Con Cái Việt Nam dù đang sống bất cứ nơi đâu đều có cơ hội gặp gỡ nhau. Dĩ nhiên là đã có những ĐHGT.TG được tổ chức đó đây trong những năm đã qua, nhưng điều đặc biệt là lần nầy đã có sự hiện diện của 3 Giám mục, nhiều Linh mục và Tu sĩ từ Quê Nhà đã đồng hành cùng các bạn trẻ trong chuyến đi nầy mà những lần ĐHGT.TG trước đây có thể không có được như vậy. Qua những phương tiện truyền thông tân kỳ của thế giới hôm nay đã tạo cho chúng ta có nhiều điều kiện hơn để nối vòng tay thân yêu với nhau.
Những ngỡ ngàng của những ngày đầu khi đặt chân đến Úc Châu của các bạn trẻ từ Việt Nam đã mất đi những ‘ngại ngùng’ và ‘giữ kẽ’ vì nghĩ rằng mình đến từ một đất nước đã ‘Thay Ngôi Đổi Chủ. Nhưng họ đâu có hiểu được là cho dù đất nước đã ‘Thay Ngôi Đổi Chủ’, nhưng đâu có thể thay đổi được sự ‘Hiếu Khách’ của những trái tim với dòng ‘Máu Việt’ của những người con cùng ‘Một Mẹ Việt Nam’.
Trong những dịp tiếp xúc riêng tư tôi có cảm nghiệm giữa các bạn trẻ Việt Nam với nhau dường như không có nhiều ngăn cách cho lắm - họa chăng chỉ có một vài ngôn từ trong cách nói Việt Úc - Cách riêng những bạn trẻ từ Việt Nam sinh trong khoảng 3 thập niên gần đây, trong cách nói đôi lúc có thể làm cho những người cao niên hơn cảm thấy ‘khó nghe’ nhưng giữa các bạn trẻ Việt Nam thì chỉ có một điều là một bên nói ‘Tiếng Việt’ và một bên là ‘Mixed Vietnamese English’ nhưng tất cả đã được sinh cùng một thế hệ cho nên họ đã có những cảm thông cùng một trái tim của những ‘Người Trẻ Việt Nam Mang Dòng Máu Việt’.
Có lẽ những ai đã tham dự Thánh Lễ ‘Chia Tay’ tại Trung Tâm Whitlam ở Liverpool trong ngày thứ Năm vừa qua đã có cảm nghiệm về một cái gì đó nó biến chuyển trong cơ thể chúng ta khi cùng với Anh Chị Em trong Ca Đoàn Tổng Hợp cất cao Bài Ca Dâng Lễ
Ca Đoàn Tổng Hợp |
Dâng lên Cha từ nhân, giấc mơ chưa tròn ôm ấp bao tháng ngày.
Nên như rượu thánh, bánh tinh tuyền dâng trước thiên tòa.
Xin Cha thương nhận đây, giấc mơ chưa tròn nơi xứ lạ quê người.
Cho bao người Việt Nam đón nhau về, khắp trời nở hoa
.Nên như rượu thánh, bánh tinh tuyền dâng trước thiên tòa.
Xin Cha thương nhận đây, giấc mơ chưa tròn nơi xứ lạ quê người.
Cho bao người Việt Nam đón nhau về, khắp trời nở hoa
Hôm đó, Anh Hoàng quay video từ Melbourne và tôi được Anh Em trong Nhóm Vietcatholic Network phân công đến Trung Tâm Sinh Hoạt của Cộng Đồng Việt Nam để thâu hình và tường thuật về Thánh Lễ Chia Tay nầy, cho nên chúng tôi có cơ hội nhìn thấy những xúc động và những tia nước mắt đượm buồn trên những gương mặt và ánh mắt của bao người hiện diện trong Thánh Lễ của ‘Ngày Lịch Sử’ hôm ấy.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm cho biết bao nhiêu người Việt đã bỏ mình trên biển cả, trong rừng sâu nước độc, trong những Trại Tỵ Nạn Đông Dương… Ngồi nghiền ngẫm từng câu văn, từng ý nghĩa của Bài Ca Dâng Lễ mới hiểu thế nào là kinh nghiệm đau
Tài năng Trẻ Tương Lai |
Con đã đi lập thân giữa chốn đao binh,
để đem đem êm ấm thanh bình cho dân.
Con sống trong cuộc đời buôn thúng bán bưng,
để đem đem cơm áo, nuôi đàn con thơ.
để đem đem êm ấm thanh bình cho dân.
Con sống trong cuộc đời buôn thúng bán bưng,
để đem đem cơm áo, nuôi đàn con thơ.
Mầm Non Của Quê Hương-Giáo Hội Việt Nam |
Con sống trong cuộc đời tăm tối gió sương,
ngày đêm ôi tan nát một đời thanh xuân.
Con đã dâng cuộc đời cho Chúa chí nhân,
để nên nên nhân chứng, cho tình yêu thương
.ngày đêm ôi tan nát một đời thanh xuân.
Con đã dâng cuộc đời cho Chúa chí nhân,
để nên nên nhân chứng, cho tình yêu thương
Nhưng có lẽ câu kết của bài Ca Dâng Lễ đã làm cho nhiều người trong chúng ta phải suy nghĩ khi nhìn lại chính mình cho dù là ‘Người Việt Nam Tỵ Nạn hay Không Tỵ Nạn’ trong một hoàn cảnh không ngờ được mình là Con Cái Chúa… chỉ qua Hy Lễ của Thập Giá trên bàn thờ mới có những nghĩa cử ‘Yêu Thương-Tha Thứ’ mà thôi… Ngoài Bàn Tiệc Thánh Thể có sức thu hút và mời gọi Người Kitô Hữu đến với nhau để chia sẻ Lời Chúa và Bánh Thánh Thể trong Trung Tâm Whitlam ngày hôm đó mà không cảm thấy có cách biệt hay dị biệt, chứ thật ra trong những sinh hoạt như Gia Đình, Học Đường, Đoàn Thể Tôn Giáo, Xã Hội hay Chính Trị… đều có những khác biệt, những nơi nầy không phải bất cứ ai cũng đến tham dự được... Chính cá nhân của tôi cũng cảm thấy một cảm xúc ‘lạnh lạnh trong da thịt’ khi cả Hội Trường kết thúc bài Ca Dâng Lễ bằng câu kết sau đây trong nhịp điệu nhịp nhàng và chậm chạp mà dường như tác giả đã cố ý dùng để kết thúc bài Thánh Ca nầy… trong một bối cảnh có 1 không 2 trong ĐHGT.TG năm 2008 tại thành phố Sydney cho dù chúng ta đã hát bài nầy khá nhiều lần trước đây…
Giờ gặp lại nhau, trên vùng đất lạ.
Ôi bao là nhớ, quê nhà xa xăm.
Ôi bao là nhớ, quê nhà xa xăm.
Có lẽ giây phút cảm động nhất là khi vị Chủ Tế mời gọi Cộng Đoàn Dân Chúa cầm lấy tay nhau nối vòng tay cả hội trường ‘Hiệp Nhất Nên Một’ khi cùng xướng lên lời Kinh Lạy Cha… Cuộc sống giờ đây mỗi người đã hoặc sẽ trở về với thực tế với những khó khăn
"Lạy Cha, Xin Cho Chúng Nên Môt..." |
Giờ gặp lại nhau, trên vùng đất lạ.
Ôi bao là nhớ, quê nhà xa xăm.
Ôi bao là nhớ, quê nhà xa xăm.
Nhớ Quê Nhà, Nhớ Giáo Hội Mẹ Việt Nam cho dù đang sống trên vùng đất lạ, chúng ta vẫn hướng về Mẹ Giáo Hội Việt Nam vẫn còn đang mang nhiều niềm đau thương cần được những đứa con ‘cảm thông’ để rồi xoa dịu vết thương của người Mẹ trong những hoàn cảnh có thể được. Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho Giáo Hội trần thế mà Ngài đã thiết lập: “Lạy Cha, xin cho chúng nên ‘Một’ như Cha và Con là một’. Chúa Giêsu vẫn tiếp tục lời cầu của Ngài cho chúng ta, cho Giáo Hội Hoàn Vũ, cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam và cho mọi người trên trần gian. Dường như những giây phút chúc bình an trong Thánh Lễ của ngày Giã Từ hôm đó mang một sắc thái đầy ý nghĩa của một sự ‘Chia Ly và Ly Biệt’.
Xin cho những yêu thương và cảm thông chúng ta đã và đang tạo được trong những ngày ĐHGT.TG năm nay sẽ mở ra một tương lai từng Người Giáo Dân Việt dù sống ở bất cứ nơi đâu cũng được ‘Bình An’. Chúng ta đã ‘Từ Giã’ nhau và chúng ta sẽ ra đi để trở thành Nhân Chứng’ của sự ‘Bình An’ mà Chúa ký thác cho chúng ta qua ĐHGT.TG nầy.
Để trở nên ‘Nhân Chứng Đích Thực của Bình An’ đòi hỏi nơi người môn đệ của Chúa Kitô phải có một tâm hồn luôn sống Quảng Đại và Tha Thứ’. Vì Tha Thứ là tuyệt đỉnh của tình yêu. Hiến Tế Thập Giá trên đồi Golgotha đã trở nên trọn hảo khi Chúa Giêsu đã thân thưa với Thiên Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc của chúng làm”. Tha thứ là tự tạo cho chúng ta một niềm vui, không oán hờn không bị gò bó bởi những mưu tính báo thù nhưng là biết quên đi những lầm lỗi của tha nhân. Nếu thực hiện được như thế, chúng ta sẽ tở thành ‘Những Chứng Tá Đích Thực của Tin Mừng của Chúa Kitô và của Đại Hội Giới Trẻ Thứ 23 mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã sai chúng ta ra đi làm Chứng Tá và sẽ mang lại thành quả không những trong chính đời sống của chúng ta mà còn cho cả đời sống của Giáo Hội Chúa Kitô và cho tương lai của toàn thế giới.