"Nhiệm vụ của anh em là chứng tỏ sự thích đáng diệu kỳ của Chúa Giêsu Kitô
VATICAN 4/3/ 2003 ( Zenit,org).- Đây là bài huấn dụ của Đức Gioan Phaolô II ban cho các Giám mục Scotland nhân dịp các Ngài viếng mộ 2 Thánh Tông Ðồ Phêrô và Phaolô theo Giáo Luật
* * *
Anh em Giám mục thân mến,
1. “Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an" (Rom 1:7). Với tình âu yếm huynh đệ tôi gởi lời chào nồng hậu đến anh em, những Giám Mục Scotland, nhân dịp viếng thăm đầu tiên của anh em "Ad Limina Apostolorum" trong ngàn năm mới này.
Trong các cộng đồng địa phương của anh em, chúng ta thấy quyền phép nhiệm mầu của Chúa Thánh Thần, "Đấng đã kín múc từ những kho tàng ơn Cứu chuộc do Chúa Giêsu hoàn thành qua hàng thế kỷ và đã ban sức sống mới cho những con người, thánh hoá họ đến nổi họ có thể lập lại với Thánh Phaolô: "Chúng ta đã lãnh nhận Thần Trí . . . phát xuất từ Thiên Chúa" ( 1 Cor 2: 12)" ("Dominum et Vivificantem,"53). Cũng chính Thần Trí đó hướng dẫn chúng ta vào trong tất cả chân lý (x. Ga 16: 13) và trong ngàn năm mới thúc đẩy chúng ta bắt đầu trở lại, được nâng đỡ nhờ niềm hy vọng để "không làm thất vọng" (Rom 5:5).
2. Những báo cáo anh em mang đến từ các Giáo phận khác nhau, chứng thực những hoàn cảnh mới và đòi hỏi, mà nó diễn đạt lên những thách đố mục vụ Giáo hội hôm nay. Trên thực tế chúng ta có thể nhận xét rằng tại Scotland, cũng như tại nhiều phần đất đã được phúc âm hóa qua hàng thế kỷ và đắm mình trong Kitô giáo, thực tế không còn hiện hữu là"một xã hội Kitô hữu", nghĩa là một xã hội dầu vướng mắc những yếu đuối và những thất bại con người, nhưng vẫn xử dụng Tin Mừng như là biện pháp rõ ràng cho sự sống và những giá trị của mình. Nói cho đúng hơn mặc dầu phát triển cao về mặt kỹ thuật, nền văn minh hiện đại thường bị cằn cỗi đến chiều sâu nội tại vì một khuynh hướng loại trừ Thiên Chúa và giữ thái độ cách biệt với Người.
Đó là điều tôi đã nhắc tới trong Tông Thư của tôi "Tertio Millennio Adveniente" như là cơn khủng hoảng văn minh", một cơn khủng hoảng phải được phản công bởi "nền văn minh tình thương, xây dựng trên những giá trị phổ quát hoà bình, liên đới, công lý và tự do, là những thứ có thể đạt được trong Chúa Kitô" (No 52). Việc tân phúc âm hóa mà tôi đã kêu gọi toàn Giáo hội lưu ý (x. Novo Millennio Ineunte," 40) có thể chứng minh là một dụng cụ hữu hiệu đặc biệtđể giúp dẫn tới nền văn minh tình thương này.
Dĩ nhiên, như tất cả những việc phúc âm hóa Kitô hữu đích thực,việc tân phúc âm hóa phải được đánh dấu bằng hy vọng. Bởi vì chính niềm hy vọng Kitô hữu nâng đỡ việc rao giảng chân lý giải phóng của Chúa Kitô, làm sống động những cộng đồng đức tin và làm giàu xã hội với những giá trị Tin Mừng sự sống, một Tin Mừng luôn luôn duy trì phẩm giá con người và nâng cao công ích. Bằng cách này, chính sự sống Kitô hữu được tái sinh và những sáng kiến mục vụ được hướng dẫn một cách sẵn sàng hơn tới mục đích duy nhất của nó: sự thánh thiện.
Trên thực tế, sự thánh thiện là một phương diện nội tại và thiết yếu của Giáo hội: chính nhờ sự thánh thiện mà các cá nhân cũng như cộng đồng được đồng dạng với Chúa Kitô. Nhờ bí tích rửa tội, người tín hữu bước vào sự thánh thiện của chính Thiên Chúa, vì được nhập vào trong Chúa Kitô và trở thành một nơi cư ngụ của Thần Khí Người. Như vậy, sự thánh thiện là một ân ban, nhưng một ân ban lại trở thành một nhiệm vụ, một bổn phận "phải uốn nắn toàn diện đời sống Kitô hữu" ("Novo Millennio Ineunte," 30). Đó là một dấu chỉ tình trạng môn đệ Kitô hữu đích thực, tất cả những ai ao ước theo Chúa Giêsu hết lòng mình và hết trí khôn mình và hết tâm hồn mình có thể đạt được. (x. Mt 22: 37).
3. Quan niệm về sự thánh thiện không nên nghĩ như một sự lạ thường, như là một cái gì ở ngoài biên giới trong cuộc sống bình thường hằng ngày. Bởi vì Chúa kêu gọi dân Người sống thánh thiện trong những hoàng cảnh bình thường mà họ đang sống: tại nhà, nơi giáo xứ, nơi làmviệc, tại trường học, trong sân chơi. Trong xã hội có nhiều sự quyến rũ đôi khi cố tình kéo con người ra khỏi sự tìm kiếm sống thánh thiện, sự tìm kiếm tuy khó khăn nhưng làm thỏa mãn sâu xa. Vì là những mục tử các linh hồn, anh em không bao giờ nên ngã lòng cho những cố gắng để hướng dẫn toàn diện đời sống Kitô hữu, và toàn thể cộng đồng kitô hữu luôn luôn tiến bước hơn nữa theo con đường thánh thiện.
Việc đào tạo tất cả đoàn chiên của anh em trong sự thánh thiện thực tiễn và vui tươi, trong một bối cảnh linh đạo lành mạnh, được thấm nhuần về mặt thần học, do đó phải là quan tâm mục vụ hàng đầu (x. Bộ Giáo sĩ, Hướng dẫn Linh mục, Mục tử và Lãnh đạo Cộng đồng Giáo xứ, 28). Sự quan tâm đó đòi hỏi phải dấn thân tham gia tất cả mọi lãnh vực trong đời sống giáo phận. Công việc thực hiện do các linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân trong các giáo xứ và các trường học, và trong những lãnh vực chăm sóc sức khỏe và phục vụ xã hội, là một đóng góp vô giá giúp đạt được sự thánh thiện trong cuộc sống mà tất cả tín hữu được kêu gọi để hướng tới. Có thể chứng minh sự hữu ích đặc biệt là đưa ra sự dấn thân tích cực của các cộng đồng đan sĩ và những cộng đồng khác thuộc Đời Thánh Hiến, theo phạm vi thích hợp của đặc sủng và việc tông đồ của họ, cách riêng trong những dự án nhằm đào tạo giới trẻ trong trường thánh thiện.
4. Một phương diện quan trọng của việc tân phúc âm hóa được cảm thấy cần thiết là sự cần thiết trong việc phúc âm hóa văn hóa. Những nền văn hóa nhân bản không phải là tĩnh nhưng luôn luôn thay đổi qua sự tiếp xúc con người với nhau và qua những kinh nghiệm mới mà họ chia sẻ. Việc truyền thông các giá trị là điều cho phép một văn hóa sống còn và hưng thịnh. Chính bối cảnh văn hóa thấm nhuần cách sống của đức tin Kitô hữu, một đức tin lại góp phần tạo hình cho bối cảnh này. Như vậy, những Kitô hữu được kêu gọi đem chân lý bất biến của Chúa đến với mọi nền văn hóa. Và bởi vì "cộng đồng những người đã được rửa tội được đánh dấu bởi tính phổ quát có thể ấp ủ mọii sự", người tín hữu phải được giúp đỡ hầu nuôi dưỡng bất cứ cái gì ngấm ngầm trong các nền văn hóa khác nhau "đến mức độ điều đó sẽ được diễn đạt đầy đủ trong ánh sáng chân lý" ("Fides et Ratio," 71).
Trong những xã hội mà đức tin và tôn giáo bị coi như môt cái gì chỉ giới hạn vào phạm vi cá nhân, và như vậy là không còn chỗ trong sự tranh cãi công khai hay có tính cách chính trị, thì điều quan trọng hơn nữa là sứ điệp Kitô hữu phải được am tường rõ ràng nó là gì: Tin Mừng của chân lý và tình yêu cho những người nam và người nữ được tự do. Khi nền tảng của một nền văn hóa đặc thù dựa trên Kitô giáo, thì tiếng nói của Kitô giáo không thể lặng thinh mà lại không làm nghèo nàn đến nền văn hóa đó cách trầm trọng. Hơn nữa, nếu văn hóa là bối cảnh trong đó cá nhân tự vượt ra ngoài, rồi loại trừ sự Tuyệt Ðối hay là gạt ra một bên như bối cảnh không thích hợp, điều này sẽ sinh ra hậu quả là nguy hiểm phá vỡ thực tại ra từng mảnh vụn và làm gia tăng thêm những khủng hoảng, vì văn hoá sẽ không còn khả năng cung cấp cho thế hệ trẻ nguồn mạch ý nghĩa và sự khôn ngoan vốn là những điều tìm kiếm tối hậu.
Vì lẽ này, những người Kitô hữu phải hiệp nhất trong ban từ thiện xã hội: trong một tinh thần thực sự cộng tác đại kết, với sự tham gia tích cực của anh em, các môn đệ Chúa Kitô không bao giờ ngừng để hiện diện trong tất cả mọi lãnh vực của cuộc đời--công hay tư-- để ánh sáng mà giáo huấn của Thiên Chúa rọi trên phẩm giá của con người .
Đó là ánh sáng chân lý xua đuổi sự tối tăm của những quyền lợi ích kỷ và sự đồi trụy trong xã hội, ánh sáng soi sáng con đường phát triển kinh tế công bằng cho mọi người. Và những người kitô hữu không phải chỉ đơn độc trong nhiệm vụ để ánh sáng này chiếu tỏa hơn nữa trong xã hội. Cùng với các người nam và nữ của các tôn giáo khác và với những người thiện chí mà họ cùng chia sẻ những giá trị và nguyên lý chung, các cộng đồng Công Giáo của anh em được kêu gọi làm việc cho sự thăng tiến xã hội và cho sự sống chung hoà bình của các dân tộc và văn hóa. Như vậy sự dấn thân và tình bạn liên tôn cũng là chiếc xe quan trọng để phục vụ gia đình nhân loại. Thật vậy, khi ánh sáng chân lý không được chiếu sáng trong cuộc tranh cãi công khai, sự lầm lạc và ảo mộng dễ dàng tăng bội lên và thường lấn át trong các đường lối quyết định. Khi những kẻ đã mất đi hay đã bỏ niềm tin vào Chúa, những kẻ tấn công tôn giáo thì hoàn cảnh này càng trở nên nguy kịch hơn nữa: một chiều hướng bè phái mới có thể nổi lên, cũng cay đắng như tấm thảm kịch, điều này lại tăng thêm một yếu tố chia rẽ trong xã hội nữa.
5. Trong nhiệm vụ tân phúc âm hóa, có lẽ không có nhóm nào mà anh em muốn lưu tâm và muốn tỏ bày hơn là giới trẻ của anh em. Họ là thế hệ mới của những người xây dựng sẽ đáp ứng khát vọng của nhân loại, hầu có được một nền văn minh tình thương được đánh dấu bằng sự tự do thật và hòa bình chân chính.
Trong Ngày Thế giới Giới trẻ năm ngoái tại Toronto, tôi đã tín cẩn giao phó cho giới trẻ chính nhiệm vụ này và tôi khuyến khích anh em cũng làm như vậy, cung cấp cho họ mọi sự giúp đỡ có thể khi gặp thách đố này. Theo những báo cáo của anh em, tôi vui mừng khi thấy giới trẻ Scoland bày tỏ nhiệt tình với đức tin của mình và càng ngày càng gia tăng một lòng ước ao được gặp gỡ và làm việc với anh em, là những Giám Mục của họ. Giáo Hội, vừa là "mẹ và là thầy," phải hướng dẫn họ tới một sự hiểu biết và kinh nghiệm hoàn hảo hơn trong đức tin vào Chúa Giêsu thành Nadareth: bởi vì duy một mình Chúa kitô là đá góc và là nền tảng vững chắc cho đời sống của họ; duy có Người làm cho họ có khả năng hiểu biết đầy đủ "mầu nhiệm" những sự sống của họ (x. Fides et Ratio,”15).
Những lực lượng hùng mạnh của các phương tiện truyền thông và kỹ nghệ giải trí nhắm nhiều hơn tới giới trẻ, họ coi mình trở thành mục tiêu của những sự cạnh tranh ý thức hệ, theo đó chúng tìm cách huấn luyện và ảnh hưởng tới thái độ và hành động của giới trẻ. khi giới trẻ bị bủa vây bởi thuyết tương đối hoá và sự thờ ơ tôn giáo sẽ nảy sinh ra tình trạng rối loạn . Làm sao giới trẻ có thể nắm lấy vấn đề chân lý và những yêu sách của tính nhất quán trong cách hành xử luân lý, khi nền văn hóa hiện đại dạy ho sống như là không có những giá trị tuyệt đối, hay là dạy họ phải bằng lòng với một tình trạng tôn giáo mơ hồ? Sự mất mát lan rộng về cảm giác siêu việt của sự sống con người đưa tới sự thất bại trong luân lý và đời sống xã hội. Anh em thân mến, nhiệm vụ của anh em là tỏ bày sự liên quan kỳ diệu, cho những người nam và nữ--và cho những thế hệ trẻ hơn-- của Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người: bởi vì chính ở đây những khát vọng và những nhu cầu nhân bản sâu xa nhất được hoàn thành. Sứ điệp cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô cần được nghe lại với tất cả sự mới mẻ và quyền lực của nó, ngõ hầu nó được cảm nghiệm và thưởng thức cách đầy đủ.
6. Khi nói đến tân phúc âm hóa, chúng ta không trình bày môt "chương trình mới" nhưng nhắc lại một lần nữa tiếng gọi của Tin Mừng như hiện thân trong Truyền thống sống động của Giáo hội. Nhưng sự tái sinh của đời sống Kitô hữu đòi hỏi những sáng kiến mục vụ thích hợp với những hoàn cảnh hiện nay theo từng cộng đồng, được xây dựng bằng đối thoại và được hình thành do sự tham gia của dân Chúa trong nhiều nhiều tầng lớp khác nhau. Những cố gắng chung về phía các Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và Giáo Dân là thiết yếu để đưa ra những vấn đề nghiêm trọng không những cho Giáo hội mà còn cho toàn thể xã hội Scotland.
Hôn nhân và đời sống gia đình là hai lãnh vực, nơi sự hợp tác như thế không những là nên mà là cần: về phương diện này tôi vui mừng ghi nhận cuộc họp sắp tới của các giám mục Scotland với những cơ quan liên hệ trong những lãnh vực này. Một vấn đề khác mà những nghị lực hỗn hợp của tất cả tín hữu sẽ chứng minh có giá trị đặc biệt trong việc xử lý, là sự tiếp đón các cộng đồng của anh em có thể dành cho các người tị nạn và những kẻ tìm nơi dung thân, cách riêng qua những chương trình nhằm đến việc cứu tế, giáo dục và hội nhập xã hội. Tương tự như thế, quá trình thăm dò và dự án mà anh em bắt đầu đối với vấn đề các chủng viện Scotland, chứng tỏ tầm quan trọng của một sự hợp tác trong việc xử lý những vấn đề khẩn cấp liên quan tới Giáo hội trên cấp bậc quốc gia, giáo phận và địa phương.
7. Dĩ nhiên việc đào tạo linh mục vẫn là một trong các ưu tiên cao nhất của anh em. Điều thiết yếu là các ứng sinh linh mục phải có nền tảng vững vàng trong một tương quan hiệp thông và tình bạn sâu xa với Chúa Giêsu Mục tử Nhân Lành
Không có tương quan cá nhân này, là tương quan qua đó chúng ta "nói chuyện lòng đối lòng với Đức Chúa" (Huấn thị Linh mục. Mục tử và Lãnh đạo của Cộng đồng Giáo xứ, 27), thì sự tìm kiếm sự thánh thiện, đặc điểm của chức linh mục như là một sự sống mật thiết với Chúa, sẽ vắng bóng và không những cá nhân linh mục mà còn toàn thể cộng đồng sẽ bị nghèo nàn. Ngày nay hơn bao giờ hết Giáo hội cần những linh mục thánh thiện, vì cuộc hành trình cải thiện hằng ngày của các ngài linh hứng cho những kẻ khác ý muốn tìm kiếm sự thánh thiện mà Dân Chúa được kêu gọi đeo đuổi (x."Lumen Gentium," 39). Những người nam đang được đào tạo linh mục, vì họ chuẩn bị nên những dụng cụ và những môn đệ của Chúa Kitô linh mục đời đời, do đó phải nhận được tất cả những giúp đỡ trong lúc ra sức tập luyện một đời sống đánh dấu bởi đức khó nghèo, khiết tịnh và khiêm tốn, theo gương Chúa Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời, mà họ phải trở thành những hình ảnh sống động (x. "Pastores Dabo Vobis." 33).
Trong cùng một bối cảnh này, chúng ta có thể ghi nhận rằng việc đào tạo thường trực hàng giáo sĩ được xem cách thích đáng như là một phần không thể thiếu trong đời sống linh mục. Trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Ðồng của tôi "Pastores Dabo Vobis," tôi đã bình luận và đã nhắc rõ hơn nữa tiếng gọi của Công đồng Vatican II về sự đào tạo hậu-chủng viện (x. "Optatam Totius," 22). Không lập lại tất cả những gì đã nói trong văn kiện này, tôi muốn nhấn mạnh rằng "sự tiếp tục đào tạo các linh mục, giáo phận hay tu sĩ, là sự tiếp nối tự nhiên và tuyệt đối cần thiết của quá trình xây dựng nhân cách linh mục" (No 71). Tôi khuyến khích anh em luôn luôn coi linh mục của anh em như "những người con và những người bạn" ("Christus Dominus," 16) và chăm sóc họ hết lòng trong các phương diện nhân bản, thiêng liêng, trí thức và mục vụ thuộc đời sông linh mục của họ: hãy sống gần gũi với họ, nghe họ và khuyến khích tình huynh đệ và tình bạn giữa họ.
8. Anh em thân mến, đó là một số suy nghĩ để nhớ nhân dịp viếng thăm của anh em tại mộ các Tông Ðồ. Với lòng biết ơn và yêu thương, tôi chia sẻ những suy nghĩ này với anh em và khuyến khích mỗi người trong anh em giữ vai trò như "một người cha thật" đối với các tín hữu của anh em, mang theo hình ảnh Đấng Mục tử Nhân lành "Đấng biết con chiên Người và con chiên Người biết Người" (x. Ga 10: 14). Tôi bảo đảm anh em về những lời cầu nguyện của tôi khi anh em "giảng lời Chúa lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, biện bác, ngăm đe và khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chú tâm dạy dỗ" (x. 2 Tm 4:2). Nhiệm vụ cao cả của anh em là rao giảng Tin Mừng cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô: hoàn thành nhiệm vụ này trong sự hiểu biết tin cẩn là Chúa Thánh Thần luôn luôn tiếp tục hướng dẫn và soi sáng anh em. Sứ điệp hy vọng và sự sống anh em loan báo, sẽ khêu lên lòng sốt sằng tươi tắn và một sự dấn thân đổi mới trong sự sống Kitô hữu tại Scotland. Trong Năm Mân côi này, tôi phó thác anh em cho Đức Maria, "Ngôi Sao Tân Phúc Âm hóa", xin Mẹ nâng đỡ anh em trong sự khôn ngoan mục vụ, củng cố anh em trong sức mạnh và thắp lên trong tim anh em tình yêu và sự thương cảm. Cho anh em và các linh mục, phó tế, Tu sĩ, và giáo dân các Giáo phận anh em, tôi chân thành ban Phép lành Tòa Thánh
VATICAN 4/3/ 2003 ( Zenit,org).- Đây là bài huấn dụ của Đức Gioan Phaolô II ban cho các Giám mục Scotland nhân dịp các Ngài viếng mộ 2 Thánh Tông Ðồ Phêrô và Phaolô theo Giáo Luật
* * *
Anh em Giám mục thân mến,
1. “Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an" (Rom 1:7). Với tình âu yếm huynh đệ tôi gởi lời chào nồng hậu đến anh em, những Giám Mục Scotland, nhân dịp viếng thăm đầu tiên của anh em "Ad Limina Apostolorum" trong ngàn năm mới này.
Trong các cộng đồng địa phương của anh em, chúng ta thấy quyền phép nhiệm mầu của Chúa Thánh Thần, "Đấng đã kín múc từ những kho tàng ơn Cứu chuộc do Chúa Giêsu hoàn thành qua hàng thế kỷ và đã ban sức sống mới cho những con người, thánh hoá họ đến nổi họ có thể lập lại với Thánh Phaolô: "Chúng ta đã lãnh nhận Thần Trí . . . phát xuất từ Thiên Chúa" ( 1 Cor 2: 12)" ("Dominum et Vivificantem,"53). Cũng chính Thần Trí đó hướng dẫn chúng ta vào trong tất cả chân lý (x. Ga 16: 13) và trong ngàn năm mới thúc đẩy chúng ta bắt đầu trở lại, được nâng đỡ nhờ niềm hy vọng để "không làm thất vọng" (Rom 5:5).
2. Những báo cáo anh em mang đến từ các Giáo phận khác nhau, chứng thực những hoàn cảnh mới và đòi hỏi, mà nó diễn đạt lên những thách đố mục vụ Giáo hội hôm nay. Trên thực tế chúng ta có thể nhận xét rằng tại Scotland, cũng như tại nhiều phần đất đã được phúc âm hóa qua hàng thế kỷ và đắm mình trong Kitô giáo, thực tế không còn hiện hữu là"một xã hội Kitô hữu", nghĩa là một xã hội dầu vướng mắc những yếu đuối và những thất bại con người, nhưng vẫn xử dụng Tin Mừng như là biện pháp rõ ràng cho sự sống và những giá trị của mình. Nói cho đúng hơn mặc dầu phát triển cao về mặt kỹ thuật, nền văn minh hiện đại thường bị cằn cỗi đến chiều sâu nội tại vì một khuynh hướng loại trừ Thiên Chúa và giữ thái độ cách biệt với Người.
Đó là điều tôi đã nhắc tới trong Tông Thư của tôi "Tertio Millennio Adveniente" như là cơn khủng hoảng văn minh", một cơn khủng hoảng phải được phản công bởi "nền văn minh tình thương, xây dựng trên những giá trị phổ quát hoà bình, liên đới, công lý và tự do, là những thứ có thể đạt được trong Chúa Kitô" (No 52). Việc tân phúc âm hóa mà tôi đã kêu gọi toàn Giáo hội lưu ý (x. Novo Millennio Ineunte," 40) có thể chứng minh là một dụng cụ hữu hiệu đặc biệtđể giúp dẫn tới nền văn minh tình thương này.
Dĩ nhiên, như tất cả những việc phúc âm hóa Kitô hữu đích thực,việc tân phúc âm hóa phải được đánh dấu bằng hy vọng. Bởi vì chính niềm hy vọng Kitô hữu nâng đỡ việc rao giảng chân lý giải phóng của Chúa Kitô, làm sống động những cộng đồng đức tin và làm giàu xã hội với những giá trị Tin Mừng sự sống, một Tin Mừng luôn luôn duy trì phẩm giá con người và nâng cao công ích. Bằng cách này, chính sự sống Kitô hữu được tái sinh và những sáng kiến mục vụ được hướng dẫn một cách sẵn sàng hơn tới mục đích duy nhất của nó: sự thánh thiện.
Trên thực tế, sự thánh thiện là một phương diện nội tại và thiết yếu của Giáo hội: chính nhờ sự thánh thiện mà các cá nhân cũng như cộng đồng được đồng dạng với Chúa Kitô. Nhờ bí tích rửa tội, người tín hữu bước vào sự thánh thiện của chính Thiên Chúa, vì được nhập vào trong Chúa Kitô và trở thành một nơi cư ngụ của Thần Khí Người. Như vậy, sự thánh thiện là một ân ban, nhưng một ân ban lại trở thành một nhiệm vụ, một bổn phận "phải uốn nắn toàn diện đời sống Kitô hữu" ("Novo Millennio Ineunte," 30). Đó là một dấu chỉ tình trạng môn đệ Kitô hữu đích thực, tất cả những ai ao ước theo Chúa Giêsu hết lòng mình và hết trí khôn mình và hết tâm hồn mình có thể đạt được. (x. Mt 22: 37).
3. Quan niệm về sự thánh thiện không nên nghĩ như một sự lạ thường, như là một cái gì ở ngoài biên giới trong cuộc sống bình thường hằng ngày. Bởi vì Chúa kêu gọi dân Người sống thánh thiện trong những hoàng cảnh bình thường mà họ đang sống: tại nhà, nơi giáo xứ, nơi làmviệc, tại trường học, trong sân chơi. Trong xã hội có nhiều sự quyến rũ đôi khi cố tình kéo con người ra khỏi sự tìm kiếm sống thánh thiện, sự tìm kiếm tuy khó khăn nhưng làm thỏa mãn sâu xa. Vì là những mục tử các linh hồn, anh em không bao giờ nên ngã lòng cho những cố gắng để hướng dẫn toàn diện đời sống Kitô hữu, và toàn thể cộng đồng kitô hữu luôn luôn tiến bước hơn nữa theo con đường thánh thiện.
Việc đào tạo tất cả đoàn chiên của anh em trong sự thánh thiện thực tiễn và vui tươi, trong một bối cảnh linh đạo lành mạnh, được thấm nhuần về mặt thần học, do đó phải là quan tâm mục vụ hàng đầu (x. Bộ Giáo sĩ, Hướng dẫn Linh mục, Mục tử và Lãnh đạo Cộng đồng Giáo xứ, 28). Sự quan tâm đó đòi hỏi phải dấn thân tham gia tất cả mọi lãnh vực trong đời sống giáo phận. Công việc thực hiện do các linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân trong các giáo xứ và các trường học, và trong những lãnh vực chăm sóc sức khỏe và phục vụ xã hội, là một đóng góp vô giá giúp đạt được sự thánh thiện trong cuộc sống mà tất cả tín hữu được kêu gọi để hướng tới. Có thể chứng minh sự hữu ích đặc biệt là đưa ra sự dấn thân tích cực của các cộng đồng đan sĩ và những cộng đồng khác thuộc Đời Thánh Hiến, theo phạm vi thích hợp của đặc sủng và việc tông đồ của họ, cách riêng trong những dự án nhằm đào tạo giới trẻ trong trường thánh thiện.
4. Một phương diện quan trọng của việc tân phúc âm hóa được cảm thấy cần thiết là sự cần thiết trong việc phúc âm hóa văn hóa. Những nền văn hóa nhân bản không phải là tĩnh nhưng luôn luôn thay đổi qua sự tiếp xúc con người với nhau và qua những kinh nghiệm mới mà họ chia sẻ. Việc truyền thông các giá trị là điều cho phép một văn hóa sống còn và hưng thịnh. Chính bối cảnh văn hóa thấm nhuần cách sống của đức tin Kitô hữu, một đức tin lại góp phần tạo hình cho bối cảnh này. Như vậy, những Kitô hữu được kêu gọi đem chân lý bất biến của Chúa đến với mọi nền văn hóa. Và bởi vì "cộng đồng những người đã được rửa tội được đánh dấu bởi tính phổ quát có thể ấp ủ mọii sự", người tín hữu phải được giúp đỡ hầu nuôi dưỡng bất cứ cái gì ngấm ngầm trong các nền văn hóa khác nhau "đến mức độ điều đó sẽ được diễn đạt đầy đủ trong ánh sáng chân lý" ("Fides et Ratio," 71).
Trong những xã hội mà đức tin và tôn giáo bị coi như môt cái gì chỉ giới hạn vào phạm vi cá nhân, và như vậy là không còn chỗ trong sự tranh cãi công khai hay có tính cách chính trị, thì điều quan trọng hơn nữa là sứ điệp Kitô hữu phải được am tường rõ ràng nó là gì: Tin Mừng của chân lý và tình yêu cho những người nam và người nữ được tự do. Khi nền tảng của một nền văn hóa đặc thù dựa trên Kitô giáo, thì tiếng nói của Kitô giáo không thể lặng thinh mà lại không làm nghèo nàn đến nền văn hóa đó cách trầm trọng. Hơn nữa, nếu văn hóa là bối cảnh trong đó cá nhân tự vượt ra ngoài, rồi loại trừ sự Tuyệt Ðối hay là gạt ra một bên như bối cảnh không thích hợp, điều này sẽ sinh ra hậu quả là nguy hiểm phá vỡ thực tại ra từng mảnh vụn và làm gia tăng thêm những khủng hoảng, vì văn hoá sẽ không còn khả năng cung cấp cho thế hệ trẻ nguồn mạch ý nghĩa và sự khôn ngoan vốn là những điều tìm kiếm tối hậu.
Vì lẽ này, những người Kitô hữu phải hiệp nhất trong ban từ thiện xã hội: trong một tinh thần thực sự cộng tác đại kết, với sự tham gia tích cực của anh em, các môn đệ Chúa Kitô không bao giờ ngừng để hiện diện trong tất cả mọi lãnh vực của cuộc đời--công hay tư-- để ánh sáng mà giáo huấn của Thiên Chúa rọi trên phẩm giá của con người .
Đó là ánh sáng chân lý xua đuổi sự tối tăm của những quyền lợi ích kỷ và sự đồi trụy trong xã hội, ánh sáng soi sáng con đường phát triển kinh tế công bằng cho mọi người. Và những người kitô hữu không phải chỉ đơn độc trong nhiệm vụ để ánh sáng này chiếu tỏa hơn nữa trong xã hội. Cùng với các người nam và nữ của các tôn giáo khác và với những người thiện chí mà họ cùng chia sẻ những giá trị và nguyên lý chung, các cộng đồng Công Giáo của anh em được kêu gọi làm việc cho sự thăng tiến xã hội và cho sự sống chung hoà bình của các dân tộc và văn hóa. Như vậy sự dấn thân và tình bạn liên tôn cũng là chiếc xe quan trọng để phục vụ gia đình nhân loại. Thật vậy, khi ánh sáng chân lý không được chiếu sáng trong cuộc tranh cãi công khai, sự lầm lạc và ảo mộng dễ dàng tăng bội lên và thường lấn át trong các đường lối quyết định. Khi những kẻ đã mất đi hay đã bỏ niềm tin vào Chúa, những kẻ tấn công tôn giáo thì hoàn cảnh này càng trở nên nguy kịch hơn nữa: một chiều hướng bè phái mới có thể nổi lên, cũng cay đắng như tấm thảm kịch, điều này lại tăng thêm một yếu tố chia rẽ trong xã hội nữa.
5. Trong nhiệm vụ tân phúc âm hóa, có lẽ không có nhóm nào mà anh em muốn lưu tâm và muốn tỏ bày hơn là giới trẻ của anh em. Họ là thế hệ mới của những người xây dựng sẽ đáp ứng khát vọng của nhân loại, hầu có được một nền văn minh tình thương được đánh dấu bằng sự tự do thật và hòa bình chân chính.
Trong Ngày Thế giới Giới trẻ năm ngoái tại Toronto, tôi đã tín cẩn giao phó cho giới trẻ chính nhiệm vụ này và tôi khuyến khích anh em cũng làm như vậy, cung cấp cho họ mọi sự giúp đỡ có thể khi gặp thách đố này. Theo những báo cáo của anh em, tôi vui mừng khi thấy giới trẻ Scoland bày tỏ nhiệt tình với đức tin của mình và càng ngày càng gia tăng một lòng ước ao được gặp gỡ và làm việc với anh em, là những Giám Mục của họ. Giáo Hội, vừa là "mẹ và là thầy," phải hướng dẫn họ tới một sự hiểu biết và kinh nghiệm hoàn hảo hơn trong đức tin vào Chúa Giêsu thành Nadareth: bởi vì duy một mình Chúa kitô là đá góc và là nền tảng vững chắc cho đời sống của họ; duy có Người làm cho họ có khả năng hiểu biết đầy đủ "mầu nhiệm" những sự sống của họ (x. Fides et Ratio,”15).
Những lực lượng hùng mạnh của các phương tiện truyền thông và kỹ nghệ giải trí nhắm nhiều hơn tới giới trẻ, họ coi mình trở thành mục tiêu của những sự cạnh tranh ý thức hệ, theo đó chúng tìm cách huấn luyện và ảnh hưởng tới thái độ và hành động của giới trẻ. khi giới trẻ bị bủa vây bởi thuyết tương đối hoá và sự thờ ơ tôn giáo sẽ nảy sinh ra tình trạng rối loạn . Làm sao giới trẻ có thể nắm lấy vấn đề chân lý và những yêu sách của tính nhất quán trong cách hành xử luân lý, khi nền văn hóa hiện đại dạy ho sống như là không có những giá trị tuyệt đối, hay là dạy họ phải bằng lòng với một tình trạng tôn giáo mơ hồ? Sự mất mát lan rộng về cảm giác siêu việt của sự sống con người đưa tới sự thất bại trong luân lý và đời sống xã hội. Anh em thân mến, nhiệm vụ của anh em là tỏ bày sự liên quan kỳ diệu, cho những người nam và nữ--và cho những thế hệ trẻ hơn-- của Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người: bởi vì chính ở đây những khát vọng và những nhu cầu nhân bản sâu xa nhất được hoàn thành. Sứ điệp cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô cần được nghe lại với tất cả sự mới mẻ và quyền lực của nó, ngõ hầu nó được cảm nghiệm và thưởng thức cách đầy đủ.
6. Khi nói đến tân phúc âm hóa, chúng ta không trình bày môt "chương trình mới" nhưng nhắc lại một lần nữa tiếng gọi của Tin Mừng như hiện thân trong Truyền thống sống động của Giáo hội. Nhưng sự tái sinh của đời sống Kitô hữu đòi hỏi những sáng kiến mục vụ thích hợp với những hoàn cảnh hiện nay theo từng cộng đồng, được xây dựng bằng đối thoại và được hình thành do sự tham gia của dân Chúa trong nhiều nhiều tầng lớp khác nhau. Những cố gắng chung về phía các Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ và Giáo Dân là thiết yếu để đưa ra những vấn đề nghiêm trọng không những cho Giáo hội mà còn cho toàn thể xã hội Scotland.
Hôn nhân và đời sống gia đình là hai lãnh vực, nơi sự hợp tác như thế không những là nên mà là cần: về phương diện này tôi vui mừng ghi nhận cuộc họp sắp tới của các giám mục Scotland với những cơ quan liên hệ trong những lãnh vực này. Một vấn đề khác mà những nghị lực hỗn hợp của tất cả tín hữu sẽ chứng minh có giá trị đặc biệt trong việc xử lý, là sự tiếp đón các cộng đồng của anh em có thể dành cho các người tị nạn và những kẻ tìm nơi dung thân, cách riêng qua những chương trình nhằm đến việc cứu tế, giáo dục và hội nhập xã hội. Tương tự như thế, quá trình thăm dò và dự án mà anh em bắt đầu đối với vấn đề các chủng viện Scotland, chứng tỏ tầm quan trọng của một sự hợp tác trong việc xử lý những vấn đề khẩn cấp liên quan tới Giáo hội trên cấp bậc quốc gia, giáo phận và địa phương.
7. Dĩ nhiên việc đào tạo linh mục vẫn là một trong các ưu tiên cao nhất của anh em. Điều thiết yếu là các ứng sinh linh mục phải có nền tảng vững vàng trong một tương quan hiệp thông và tình bạn sâu xa với Chúa Giêsu Mục tử Nhân Lành
Không có tương quan cá nhân này, là tương quan qua đó chúng ta "nói chuyện lòng đối lòng với Đức Chúa" (Huấn thị Linh mục. Mục tử và Lãnh đạo của Cộng đồng Giáo xứ, 27), thì sự tìm kiếm sự thánh thiện, đặc điểm của chức linh mục như là một sự sống mật thiết với Chúa, sẽ vắng bóng và không những cá nhân linh mục mà còn toàn thể cộng đồng sẽ bị nghèo nàn. Ngày nay hơn bao giờ hết Giáo hội cần những linh mục thánh thiện, vì cuộc hành trình cải thiện hằng ngày của các ngài linh hứng cho những kẻ khác ý muốn tìm kiếm sự thánh thiện mà Dân Chúa được kêu gọi đeo đuổi (x."Lumen Gentium," 39). Những người nam đang được đào tạo linh mục, vì họ chuẩn bị nên những dụng cụ và những môn đệ của Chúa Kitô linh mục đời đời, do đó phải nhận được tất cả những giúp đỡ trong lúc ra sức tập luyện một đời sống đánh dấu bởi đức khó nghèo, khiết tịnh và khiêm tốn, theo gương Chúa Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời, mà họ phải trở thành những hình ảnh sống động (x. "Pastores Dabo Vobis." 33).
Trong cùng một bối cảnh này, chúng ta có thể ghi nhận rằng việc đào tạo thường trực hàng giáo sĩ được xem cách thích đáng như là một phần không thể thiếu trong đời sống linh mục. Trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Ðồng của tôi "Pastores Dabo Vobis," tôi đã bình luận và đã nhắc rõ hơn nữa tiếng gọi của Công đồng Vatican II về sự đào tạo hậu-chủng viện (x. "Optatam Totius," 22). Không lập lại tất cả những gì đã nói trong văn kiện này, tôi muốn nhấn mạnh rằng "sự tiếp tục đào tạo các linh mục, giáo phận hay tu sĩ, là sự tiếp nối tự nhiên và tuyệt đối cần thiết của quá trình xây dựng nhân cách linh mục" (No 71). Tôi khuyến khích anh em luôn luôn coi linh mục của anh em như "những người con và những người bạn" ("Christus Dominus," 16) và chăm sóc họ hết lòng trong các phương diện nhân bản, thiêng liêng, trí thức và mục vụ thuộc đời sông linh mục của họ: hãy sống gần gũi với họ, nghe họ và khuyến khích tình huynh đệ và tình bạn giữa họ.
8. Anh em thân mến, đó là một số suy nghĩ để nhớ nhân dịp viếng thăm của anh em tại mộ các Tông Ðồ. Với lòng biết ơn và yêu thương, tôi chia sẻ những suy nghĩ này với anh em và khuyến khích mỗi người trong anh em giữ vai trò như "một người cha thật" đối với các tín hữu của anh em, mang theo hình ảnh Đấng Mục tử Nhân lành "Đấng biết con chiên Người và con chiên Người biết Người" (x. Ga 10: 14). Tôi bảo đảm anh em về những lời cầu nguyện của tôi khi anh em "giảng lời Chúa lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, biện bác, ngăm đe và khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chú tâm dạy dỗ" (x. 2 Tm 4:2). Nhiệm vụ cao cả của anh em là rao giảng Tin Mừng cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô: hoàn thành nhiệm vụ này trong sự hiểu biết tin cẩn là Chúa Thánh Thần luôn luôn tiếp tục hướng dẫn và soi sáng anh em. Sứ điệp hy vọng và sự sống anh em loan báo, sẽ khêu lên lòng sốt sằng tươi tắn và một sự dấn thân đổi mới trong sự sống Kitô hữu tại Scotland. Trong Năm Mân côi này, tôi phó thác anh em cho Đức Maria, "Ngôi Sao Tân Phúc Âm hóa", xin Mẹ nâng đỡ anh em trong sự khôn ngoan mục vụ, củng cố anh em trong sức mạnh và thắp lên trong tim anh em tình yêu và sự thương cảm. Cho anh em và các linh mục, phó tế, Tu sĩ, và giáo dân các Giáo phận anh em, tôi chân thành ban Phép lành Tòa Thánh