Việt Nam vào danh sách hạn chế tự do blog
Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (Committee for Protection of Journalists - CPJ) vừa công bố danh sách 10 quốc gia mà tổ chức này cho là 'Khó khăn nhất đối với các blogger', trong đó Việt Nam đứng thứ sáu.
Các quốc gia này là Miến Điện, Iran, Syria, Cuba, Ả rập Saudi, Việt Nam, Tunisia, Trung Quốc, Turkmenistan và Ai Cập.
Đáng chú ý là Việt Nam nay bị cho là hạn chế giới blogger hơn cả Trung Quốc.
CPJ, tổ chức độc lập có trụ sở tại New York, viết trong thông cáo: "Với một chính quyền quân sự đang hạn chế nghiêm ngặt việc tiếp cận internet và cầm tù người dân vì đăng tải các tài liệu mang tính chỉ trích trên internet, Miến Điện là nước khó khăn nhất đối với các blogger".
CPJ nhận định, tại nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á, sự lan truyền của mạng internet ngày càng rộng và chính quyền phản hồi bằng cách cũng tăng cường trấn áp mạng.
Giám đốc điều hành tổ chức này, ông Joel Simon, nhật xét: "Các blogger đứng trên tuyến đầu trong cuộc cách mạng thông tin và con số của họ ngày càng tăng".
"Thế nhưng các chính phủ cũng nhanh chóng học cách sử dụng công nghệ để chống lại các blogger thông qua việc kiểm duyệt và sàng lọc trên mạng, hạn chế tiếp cận internet và tìm kiếm các dữ liệu cá nhân."
"Nếu các việc trên không thành, chính quyền (một số nước) bỏ tù một vài blogger để làm gương cho cả cộng đồng mạng, buộc họ hoặc phải im lặng, hoặc phải tự kiểm duyệt."
Việt Nam và Trung Quốc, nơi văn hóa blog đang phát triển mạnh, cũng là hai quốc gia mà CPJ cho là thuộc diện tồi tệ nhất trong việc kiểm soát và hạn chế blog ở Á châu.
Ngăn chặn cách mạng thông tin
Giám đốc CPJ Joel Simon phát biểu: "Chính phủ các nước trong danh sách trên đang tìm cách ngăn chặn cuộc cách mạng thông tin, và hiện giờ họ đang thành công".
Ông Simon nói "các nhóm vận động tự do ngôn luận, các chính phủ, cộng đồng mạng và các công ty công nghệ cần hiệp sức với nhau để bảo vệ quyền lợi của các blogger trên toàn cầu".
Việt Nam được CPJ nhận định là nơi mà các blogger đang bù vào khoảng trống các nguồn tin độc lập mà báo chí chính thống trong nước để lại. Tuy nhiên, chính quyền phản ứng bằng cách gia tăng các quy định.
"Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các công ty công nghệ quốc tế như Yahoo, Google, và Microsoft cung cấp thông tin cá nhân về các blogger đang sử dụng dịch vụ của họ."
"Tháng Chín năm ngoái, ông Nguyễn Văn Hải, hay blogger Điếu Cày, đã bị bỏ tù 30 tháng vì tội trốn thuế nhưng các điều tra của CPJ cho thấy ông bị trừng phạt chính vì viết blog."
CPJ chỉ ra một bằng chứng rõ ràng cho việc hạn chế blog của chính phủ Việt Nam là quyết định hồi tháng 10/2008 thành lập cơ quan riêng thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông nhằm quản lý internet.
Hồi tháng Ba 2009, Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) cũng đưa ra danh sách 12 quốc gia 'thù nghịch với internet', trong có Việt Nam.
Danh sách của CPJ được đưa ra nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 03/05 nhằm đấu tranh chống nạn trấn áp trên mạng internet. Theo CPJ, trong năm 2008, con số các nhà báo mạng và blogger bị bỏ tù lần đầu tiên đã vượt qua con số các nhà báo cho ấn bản in.
Cũng nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, tổ chức Freedom House tại Hoa Kỳ cũng ra phúc trình cho hay lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, tự do báo chí tại tất cả các châu lục đều xuống cấp.
Blogger Điếu Cày, tức nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, bị bỏ tù vì tội 'trốn thuế' |
Các quốc gia này là Miến Điện, Iran, Syria, Cuba, Ả rập Saudi, Việt Nam, Tunisia, Trung Quốc, Turkmenistan và Ai Cập.
Đáng chú ý là Việt Nam nay bị cho là hạn chế giới blogger hơn cả Trung Quốc.
CPJ, tổ chức độc lập có trụ sở tại New York, viết trong thông cáo: "Với một chính quyền quân sự đang hạn chế nghiêm ngặt việc tiếp cận internet và cầm tù người dân vì đăng tải các tài liệu mang tính chỉ trích trên internet, Miến Điện là nước khó khăn nhất đối với các blogger".
CPJ nhận định, tại nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á, sự lan truyền của mạng internet ngày càng rộng và chính quyền phản hồi bằng cách cũng tăng cường trấn áp mạng.
Giám đốc điều hành tổ chức này, ông Joel Simon, nhật xét: "Các blogger đứng trên tuyến đầu trong cuộc cách mạng thông tin và con số của họ ngày càng tăng".
"Thế nhưng các chính phủ cũng nhanh chóng học cách sử dụng công nghệ để chống lại các blogger thông qua việc kiểm duyệt và sàng lọc trên mạng, hạn chế tiếp cận internet và tìm kiếm các dữ liệu cá nhân."
"Nếu các việc trên không thành, chính quyền (một số nước) bỏ tù một vài blogger để làm gương cho cả cộng đồng mạng, buộc họ hoặc phải im lặng, hoặc phải tự kiểm duyệt."
Việt Nam và Trung Quốc, nơi văn hóa blog đang phát triển mạnh, cũng là hai quốc gia mà CPJ cho là thuộc diện tồi tệ nhất trong việc kiểm soát và hạn chế blog ở Á châu.
Ngăn chặn cách mạng thông tin
Giám đốc CPJ Joel Simon phát biểu: "Chính phủ các nước trong danh sách trên đang tìm cách ngăn chặn cuộc cách mạng thông tin, và hiện giờ họ đang thành công".
Ông Simon nói "các nhóm vận động tự do ngôn luận, các chính phủ, cộng đồng mạng và các công ty công nghệ cần hiệp sức với nhau để bảo vệ quyền lợi của các blogger trên toàn cầu".
Việt Nam được CPJ nhận định là nơi mà các blogger đang bù vào khoảng trống các nguồn tin độc lập mà báo chí chính thống trong nước để lại. Tuy nhiên, chính quyền phản ứng bằng cách gia tăng các quy định.
"Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các công ty công nghệ quốc tế như Yahoo, Google, và Microsoft cung cấp thông tin cá nhân về các blogger đang sử dụng dịch vụ của họ."
"Tháng Chín năm ngoái, ông Nguyễn Văn Hải, hay blogger Điếu Cày, đã bị bỏ tù 30 tháng vì tội trốn thuế nhưng các điều tra của CPJ cho thấy ông bị trừng phạt chính vì viết blog."
CPJ chỉ ra một bằng chứng rõ ràng cho việc hạn chế blog của chính phủ Việt Nam là quyết định hồi tháng 10/2008 thành lập cơ quan riêng thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông nhằm quản lý internet.
Hồi tháng Ba 2009, Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) cũng đưa ra danh sách 12 quốc gia 'thù nghịch với internet', trong có Việt Nam.
Danh sách của CPJ được đưa ra nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 03/05 nhằm đấu tranh chống nạn trấn áp trên mạng internet. Theo CPJ, trong năm 2008, con số các nhà báo mạng và blogger bị bỏ tù lần đầu tiên đã vượt qua con số các nhà báo cho ấn bản in.
Cũng nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, tổ chức Freedom House tại Hoa Kỳ cũng ra phúc trình cho hay lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, tự do báo chí tại tất cả các châu lục đều xuống cấp.