NAZARETH. Hôm 14-5-2009, ĐTC đã dành ngày thứ 4 trong chuyến viếng thăm tại Israel cho các hoạt động tại Nazareth: thánh lễ cho 45 ngàn tín hữu vào ban sáng, sau đó, vào ban chiều, ngài gặp gỡ thủ tướng Israel, các thủ lãnh tôn giáo miền Galilea, và kinh chiều với các GM, LM, tu sĩ nam nữ tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ truyền tin.
Nazareth cách Jerusalem 110 cây số, nên ĐTC đã dùng trực thăng để di chuyển từ Jerusalem tới đây. bay. Đây là thành phố Arập lớn nhất trên lãnh thổ quốc gia Israel và cũng là thành quan trọng nhất của miền Galilea. Trong khu vực cổ thành có 40 ngàn dân cư, vừa Kitô và Hồi giáo. Trên những ngọn đồi xung quanh có nhiều khu định cư của 30 ngàn người Do thái di cư tới đây lập nghiệp từ sau năm 1948.
Thánh lễ
Tại hý trường thiên nhiên, gần khu rừng Gioan 23, một cánh đồng tại Núi Vực Thẳm, nơi Chúa Giêsu đã trừ quỉ, 45 ngàn tín hữu từ các nơi đã tụ tập tại đây từ sáng sớm để chuẩn bị tham dự thánh lễ do ĐTC cử hành, nhân dịp kết thúc Năm Gia Đình do Giáo Hội Công Giáo tại Thánh Địa đề xướng. Đây là thánh lễ thứ 4 và là buổi lễ đông đảo nhất trong số 4 thánh lễ ĐTC cử hành trong chuyến viếng thăm tại Thánh Địa lần này. Bầu không khí rất nồng nhiệt và phấn khởi khi xe bọc kính chở ĐTC tiến vào địa điểm hành lễ. Các tín hữu reo hò, vẫy cờ Tòa Thánh, Israel, và nhiều cờ quốc gia nguyên quán của họ.
Đồng tế với ĐTC có 40 HY và GM, cùng với 250 linh mục. Trong lời chào mừng đầu thánh lễ, Đức Cha Elias Chacour, GM Công Giáo Hy Lạp Melkite tại miền Galilea cho biết các trường học là ưu tiên số 1 của Giáo Hội địa phương vì đây là phương tiện phổ biến sứ điệp của Chúa Giêsu và sự hòa giải. Đức Cha cũng nói đến những khó khăn của các tín hữu Công Giáo, chiến đấu để sống còn với bao nhiêu hy sinh. Ngài đề cập đến hiện tượng đau thương: nhiều tín hữu Kitô phải di cư ra nước ngoài để tìm an ninh và sinh kế, thảm trạng nhiều dân làng Kitô ở Bourum và Ikreth thuộc miền Galilea bị Israel trục xuất và truất hữu, cho đến nay vẫn chưa được giải quyết, bồi thường, hoặc vẫn chưa được hồi hương”. Đức cha xin sự hỗ trợ của ĐTC trong lãnh vực này.
Thánh lễ được cử hành bằng tiếng latinh, xen lẫn các bài đọc và thánh ca bằng tiếng Arập và tiếng Anh.
Trong bài giảng, ĐTC đặc biệt nêu bật tấm gương của Thánh Gia Nazareth như một điều hết sức cần thiết cho xã hội ngày nay và không quên những căng thẳng giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo tại miền này. Ngài nói:
”Theo kế hoạch của Thiên Chúa, gia đình dựa trên sự chung thủy trọn đời của một người nam và một người nữ, được thánh hóa bằng giao ước hôn nhân và chấp nhận hồng ân đời sống mới do Chúa ban. Những người nam nữ thời nay cần phải tái lãnh hội chân lý căn bản này dường nào, một chân lý làm nền tảng cho xã hội và chứng tá của các đôi vợ chồng quan trọng dường nào đối với việc huấn luyện lương tâm con người và kiến tạo một nền văn minh tình thương.”
ĐTC đã dựa vào các bài đọc Thánh Lễ để diễn giải về tình yêu vợ chồng trong gia đình, tình yêu đưa đến những sự sống mới và được biểu lộ qua nỗ lực yêu thương của cha mẹ huấn luyện toàn diện cho con cái về mặt nhân bản và tinh thần. Ngài cũng đề cao vai trò của Nhà Nước trong việc nâng đỡ các gia đình trong sứ mạng giáo dục, bảo vệ định chế gia đình và các quyền đi kèm của gia đình, cũng như đảm bảo sao cho mọi gia đình có thể sống và triển nở trong những điều kiện xứng đáng.
ĐTC nói thêm rằng: ”Khi chúng ta suy tư về những thực tại ở thành này, nơi diễn ra cuộc truyền tin cho Đức Maria, tự nhiên chúng ta nghĩ đến Mẹ, đầy ơn phúc, Mẹ của Thánh Gia và là Mẹ chúng ta. Nazareth nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết và phải nhìn nhận và tôn trọng phẩm giá Chúa ban cho phụ nữ và vai trò đặc biệt của họ, cũng như những đoàn sủng và năng khiếu của người nữ. Dù làm người mẹ trong gia đình, hay hiện diện trong các công việc ngoài xã hội, hoặc trong ơn gọi đặc thù sống theo những lời khuyên Phúc Âm khiết tịnh, thanh bần và vâng phục, phụ nữ đều có một vai trò không thể thiếu được trong việc kiến tạo điều gọi là ”sinh thái học con người” (human ecology, Centesimus Annus 39) mà thế giới chúng ta, cũng như đất nước này hết sức cần đến, nghĩa là kiến tạo một môi trường trong đó trẻ em học yêu thương và chăm sóc tha nhân, sống lương thiện và tôn trọng mọi người, thực hành các đức tín từ bi và tha thứ”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, trong kinh nguyện mở đầu Thánh Lễ hôm nay, chúng ta đã xin Chúa Cha giúp chúng ta sống như Thánh Gia, đoàn kết trong sự tôn trọng và yêu thương”. Nơi đây, chúng ta hãy tái khẳng định quyết tâm trở thành men về sự tôn trọng và yêu thương trong thế giới xung quanh chúng ta. Núi Vực Thẳm này nhắc nhớ chúng ta rằng sứ điệp của Chúa đồng thời cũng là một nguồn mạch mâu thuẫn và chống đối đối với những người nghe. Đáng buồn thay, như mọi người đã biết, Nazareth đã trải qua những căng thẳng trong những năm gần đây làm thương tổn quan hệ giữa các cộng đồng Kitô và Hồi giáo. Tôi kêu gọi những người thiện chí thuộc cả hai cộng đồng hãy sửa chữa những thiệt hại gây ra, và trong niềm trung thành với niềm tin chung của chúng ta nơi một Thiên Chúa duy nhất là Cha của gia đình nhân loại, làm việc để kiến tạo những nhịp cầu và tìm ra những phương thế để sống chung hòa bình với nhau. Mỗi người hãy loại bỏ quyền lực hủy hoại của oán thù và thành kiến, chúng giết chết linh hồn con người trước khi giết chết thân xác của họ.”
ĐTC ám chỉ tới sự kiện người Hồi giáo định xây Đền thờ ngay tại Quảng trường trước Vương Cung Thánh Đường Truyền tin ở Nazareth. Do áp lực của nhiều phía và sự phản đối của Công Giáo, dự án này đã bị bãi bỏ, nhưng vết thương gây ra vẫn còn âm hưởng.
Cuối thánh lễ, ĐTC đã làm phép các viên đá đầu tiên để xây cất Trung Tâm quốc tế về gia đình tại Nazareth, Công viên tưởng niệm Đức Gioan Phaolô 2, do chính phủ Israel đề xướng tại Núi Bát Phúc, chính nơi ĐTC Gioan Phaolô 2 đã cử hành thánh lễ hồi năm 2000.
Gặp các vị lãnh đạo tôn giáo
Ban chiều, thủ tướng Benjamin Netanyahu đã hội kiến với ĐTC tại tu viện Phanxicô ở Nazareth. Phái đoàn Israel gồm 6 người với 4 đại diện của Tòa Thánh trong đó có ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh, Đức TGM Phụ tá Filoni, Đức TGM Antonio Franco Sứ thần Tòa Thánh tại Israel và một giám chức thuộc Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Cha Lombardi Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong cuộc hội kiến 20 phút với ĐTC, hai phái đoàn đã đề cập tới các cuộc thương thuyết từ hơn 10 năm nay giữa Tòa Thánh và Israel về hiệp định liên quan tới vấn đề thuế khóa và tài chánh của các cơ sở Công Giáo tại Thánh Địa.
Thủ tướng Netanyahu tuyên bối với đài phát thanh Israel rằng đó là một cuộc hội kiến tốt đẹp. Ông đã xin ĐTC lên án những đe dọa bài Do thái của Iran chống Israel. Ngài đáp lại rằng ngài đã lên án những đe dọa của Iran và bất kỳ mọi thái độ bài Do thái nói chung.
Tiếp đó, ĐTC đã tiến qua Vương cung thánh đường Truyền Tin ở bên cạnh để gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo miền Galilea. Hiện diện tại Hội trường còn có hàng trăm tín hữu các tôn giáo.
Lên tiếng sau bài phát biểu của một số đại diện Hồi giáo, ĐTC cổ võ sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo, đồng thời ý thức hòa bình là hồng ân của Thiên Chúa cần sự cộng tác của con người. Ngài nói:
“Nơi trọng tâm của mọi truyền thống tôn giáo là xác tín: chính hòa bình là một hồng ân của Thiên Chúa, nhưng hòa bình không thể thành tựu nếu không có cố gắng của con người. Hòa bình lâu bền xuất phát từ sự nhìn nhận rằng thế giới, xét cho cùng, không phải là của chúng ta, nhưng đúng hơn đó là chân trời trong đó chúng ta được mời gọi tham gia vào tình yêu của Thiên Chúa và cộng tác vào việc hướng dẫn thế giới và lịch sử dưới sự soi sáng của Chúa. Chúng ta không thể làm bất kỳ điều gì tùy ý đối với thế giới, nhưng đúng hơn, chúng ta được kêu gọi làm sao để những chọn lựa của chúng ta được phù hợp với qui luật đã được Thiên Chúa thiết định cho vũ trụ và uốn nắn hành động của chúng ta theo khuôn mẫu tốt lành của Thiên Chúa trong thế giới này.”
ĐTC cũng ghi nhận rằng miền Galilea nổi tiếng là có nhiều tôn giáo và chủng tộc khác nhau, là quê hương của những người biết rõ cần phải cố gắng nhiều để sống chung hòa hợp với nhau. Những truyền thống khác biệt của chúng ta có một tiềm năng mạnh mẽ để thăng tiến một nền văn hóa hòa bình, nhất là qua việc giảng dạy về những giá trị tinh thần sâu xa trong nhân loại chung của chúng ta. Qua sự giáo dục tâm hồn giới trẻ, chúng ta uốn nắn tương lai của chính nhân loại. Các tín hữu Kitô sẵn sàng cùng với các tín hữu Do thái, Hồi giáo, người Druze và tín đồ các tôn giáo khác trong việc bảo vệ các trẻ em khỏi trào lưu cuồng tín và bạo lực, đồng thời chuẩn bị các em thành những người xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Cuối buổi gặp gỡ, ĐTC đã làm một cử chỉ khác thường. Ngài đã nắm tay một Rabbi Do thái và một thủ lãnh Hồi giáo để cầu nguyện cho hòa bình, theo lời đề nghị của một đại diện. Các vị đã cầu nguyện dưới hình thức một bài thánh ca có những lời ”Salam, Shalom, xin Chúa ban hòa bình cho chúng con”. Vị Rabbi Do thái đã hát bằng tiếng Do thái, Arap, Anh và latinh.
Kinh chiều
Hoạt động cuối cùng của ĐTC trong ngày 14-5-200 là chủ sự Kinh Chiều trọng thể vào lúc 5 giờ rưỡi tại Vương cung thánh đường Truyền Tin bên trên, cùng với các GM, LM, tu sĩ nam nữ, và hàng trăm thành viên phong trào Giáo Hội và các nhân viên mục vụ của Giáo Hội tại miền Galilea.
Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, ĐTC đã giải thích về mầu nhiệm Truyền Tin cho Đức Mẹ tại Nazareth và mời gọi mọi người tín thác nơi quyền năng của Chúa Thánh Linh trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Ngài cũng ghi nhận rằng trình thuật về cuộc truyền tin cho thấy thái độ tế nhị, lịch sự ngoại thường của Thiên Chúa (Mẹ Julian of Norwich, Revelations 77-79). Chúa không áp đặt, ngài không tiền định vai trò mà Mẹ Maria sẽ nắm giữ trong chương trình cứu độ chúng ta: Chúa xin sự đồng ý của Mẹ trước. Trong sự sáng tạo nguyên thủy, không có vấn đề Thiên Chúa hỏi sự đồng ý của các loài thụ tạo, nhưng trong công trình sáng tạo mới, Ngài hỏi sự đồng ý ấy. Mẹ Maria đại diện cho toàn nhân loại. Mẹ nói thay cho tất cả chúng ta khi đáp lại lời mời gọi của sứ thần.
ĐTC nói thêm rằng: ”Khi chúng ta suy tư về mầu nhiệm vui mừng này, chúng ta cảm thấy hy vọng, niềm hy vọng chắc chắn rằng Thiên Chúa tiếp tục đi vào lịch sử chúng ta, hoạt động với quyền năng sáng tạo để đạt tới những mục tiêu mà theo sự tính toán của nhân loại, đó là những điều không thể có được. Mầu nhiệm ấy thách thức chúng ta cởi mở đón nhận hoạt động biến đổi của Chúa Thánh Linh, Đấng đổi mới chúng ta, làm cho chúng ta hiệp nhất với ngài và đổ đầy chúng ta sự sống của ngài. Với một sự lịch sự tuyệt vời, Chúa mời gọi chúng ta để cho Ngài ở trong chúng ta, đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa vào tâm hồn chúng ta, làm cho chúng ta có thể đáp lại tình yêu của Chúa và yêu thương nhau.
Tiếp tục bài giảng, ĐTC áp dụng những ý tưởng trên đây vào hoàn cảnh các tín hữu Kitô tại Thánh Địa. Ngài nói:
”Tại Quốc gia Israel và các lãnh thổ Palestine, các tín hữu Kitô chỉ là một thiểu số trong tập thể dân chúng. Có lẽ đôi khi anh chị em cảm thấy tiếng nói của mình không đáng kể. Nhiều tín hữu Kitô đồng đạo của anh chị em đã di cư ra nước ngoài với hy vọng tìm được an ninh và viễn tượng sống tốt đẹp hơn ở nơi khác. Tình trạng của anh chị em gợi lại tình trạng của Đức Trinh Nữ Maria sống âm thầm ở Nazareth, không đánh kể gì về sự giàu sang hoặc ảnh hưởng trần thế. Nhưng Mẹ Maria đã nói trong bài ca Magnificat, Thiên Chúa đã nhìn đến phận thấp hèn của nữ tỳ Chúa, Ngài làm cho người đói khát được dư đầy. Anh chị em hãy kín múc sức mạnh từ bài ca của Mẹ Maria, mà chúng ta sắp hát trong niềm hiệp thông với toàn thể Giáo Hội trên thế giới. Anh chị em hãy tin tưởng trung thành với Chúa Kitô và ở lại đất nước này đã được thánh hóa nhờ sự hiện diện của Ngài! Như Mẹ Maria, anh chị em có vai trò cần thi hành trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, qua việc đem Chúa Kitô vào thế giới, làm chứng cho Chúa và thông truyền sứ điệp an bình và hiệp nhất của Ngài. Để được vậy, điều thiết yếu là anh chị em cần đoàn kết với nhau, để Giáo Hội tại Thánh Địa này có thể được nhìn nhận như ”một dấu chỉ và là dụng cụ hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất toàn thể nhân loại” (LG 1). Sự hiệp nhất của anh chị em trong đức tin, cậy và mến là thành quả của Thánh Linh ở trong anh chị em, làm cho anh chị em trở thành những dụng cụ hữu hiệu về an bình của Thiên Chúa, giúp kiến tạo sự hòa giải chân thành giữa các dân tộc cùng nhìn nhận Abraham như tổ phụ trong đức tin. Vì như Mẹ Maria đã vui mừng tuyên xưng trong kinh Magnificat, Thiên Chúa luôn nhớ lại lòng từ bi của Ngài, lòng từ bi đã hứa vơi cha ông chúng ta, tới Abraham và con cháu ông đến muôn đời” (Lc 1,54-55).
Giã từ Nazareth, ĐTC đã đáp máy bay trực thăng trở lại Jerusalem vào lúc gần 8 giờ tối.
Nazareth cách Jerusalem 110 cây số, nên ĐTC đã dùng trực thăng để di chuyển từ Jerusalem tới đây. bay. Đây là thành phố Arập lớn nhất trên lãnh thổ quốc gia Israel và cũng là thành quan trọng nhất của miền Galilea. Trong khu vực cổ thành có 40 ngàn dân cư, vừa Kitô và Hồi giáo. Trên những ngọn đồi xung quanh có nhiều khu định cư của 30 ngàn người Do thái di cư tới đây lập nghiệp từ sau năm 1948.
Thánh lễ
Tại hý trường thiên nhiên, gần khu rừng Gioan 23, một cánh đồng tại Núi Vực Thẳm, nơi Chúa Giêsu đã trừ quỉ, 45 ngàn tín hữu từ các nơi đã tụ tập tại đây từ sáng sớm để chuẩn bị tham dự thánh lễ do ĐTC cử hành, nhân dịp kết thúc Năm Gia Đình do Giáo Hội Công Giáo tại Thánh Địa đề xướng. Đây là thánh lễ thứ 4 và là buổi lễ đông đảo nhất trong số 4 thánh lễ ĐTC cử hành trong chuyến viếng thăm tại Thánh Địa lần này. Bầu không khí rất nồng nhiệt và phấn khởi khi xe bọc kính chở ĐTC tiến vào địa điểm hành lễ. Các tín hữu reo hò, vẫy cờ Tòa Thánh, Israel, và nhiều cờ quốc gia nguyên quán của họ.
Đồng tế với ĐTC có 40 HY và GM, cùng với 250 linh mục. Trong lời chào mừng đầu thánh lễ, Đức Cha Elias Chacour, GM Công Giáo Hy Lạp Melkite tại miền Galilea cho biết các trường học là ưu tiên số 1 của Giáo Hội địa phương vì đây là phương tiện phổ biến sứ điệp của Chúa Giêsu và sự hòa giải. Đức Cha cũng nói đến những khó khăn của các tín hữu Công Giáo, chiến đấu để sống còn với bao nhiêu hy sinh. Ngài đề cập đến hiện tượng đau thương: nhiều tín hữu Kitô phải di cư ra nước ngoài để tìm an ninh và sinh kế, thảm trạng nhiều dân làng Kitô ở Bourum và Ikreth thuộc miền Galilea bị Israel trục xuất và truất hữu, cho đến nay vẫn chưa được giải quyết, bồi thường, hoặc vẫn chưa được hồi hương”. Đức cha xin sự hỗ trợ của ĐTC trong lãnh vực này.
Thánh lễ được cử hành bằng tiếng latinh, xen lẫn các bài đọc và thánh ca bằng tiếng Arập và tiếng Anh.
Trong bài giảng, ĐTC đặc biệt nêu bật tấm gương của Thánh Gia Nazareth như một điều hết sức cần thiết cho xã hội ngày nay và không quên những căng thẳng giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo tại miền này. Ngài nói:
”Theo kế hoạch của Thiên Chúa, gia đình dựa trên sự chung thủy trọn đời của một người nam và một người nữ, được thánh hóa bằng giao ước hôn nhân và chấp nhận hồng ân đời sống mới do Chúa ban. Những người nam nữ thời nay cần phải tái lãnh hội chân lý căn bản này dường nào, một chân lý làm nền tảng cho xã hội và chứng tá của các đôi vợ chồng quan trọng dường nào đối với việc huấn luyện lương tâm con người và kiến tạo một nền văn minh tình thương.”
ĐTC đã dựa vào các bài đọc Thánh Lễ để diễn giải về tình yêu vợ chồng trong gia đình, tình yêu đưa đến những sự sống mới và được biểu lộ qua nỗ lực yêu thương của cha mẹ huấn luyện toàn diện cho con cái về mặt nhân bản và tinh thần. Ngài cũng đề cao vai trò của Nhà Nước trong việc nâng đỡ các gia đình trong sứ mạng giáo dục, bảo vệ định chế gia đình và các quyền đi kèm của gia đình, cũng như đảm bảo sao cho mọi gia đình có thể sống và triển nở trong những điều kiện xứng đáng.
ĐTC nói thêm rằng: ”Khi chúng ta suy tư về những thực tại ở thành này, nơi diễn ra cuộc truyền tin cho Đức Maria, tự nhiên chúng ta nghĩ đến Mẹ, đầy ơn phúc, Mẹ của Thánh Gia và là Mẹ chúng ta. Nazareth nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết và phải nhìn nhận và tôn trọng phẩm giá Chúa ban cho phụ nữ và vai trò đặc biệt của họ, cũng như những đoàn sủng và năng khiếu của người nữ. Dù làm người mẹ trong gia đình, hay hiện diện trong các công việc ngoài xã hội, hoặc trong ơn gọi đặc thù sống theo những lời khuyên Phúc Âm khiết tịnh, thanh bần và vâng phục, phụ nữ đều có một vai trò không thể thiếu được trong việc kiến tạo điều gọi là ”sinh thái học con người” (human ecology, Centesimus Annus 39) mà thế giới chúng ta, cũng như đất nước này hết sức cần đến, nghĩa là kiến tạo một môi trường trong đó trẻ em học yêu thương và chăm sóc tha nhân, sống lương thiện và tôn trọng mọi người, thực hành các đức tín từ bi và tha thứ”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, trong kinh nguyện mở đầu Thánh Lễ hôm nay, chúng ta đã xin Chúa Cha giúp chúng ta sống như Thánh Gia, đoàn kết trong sự tôn trọng và yêu thương”. Nơi đây, chúng ta hãy tái khẳng định quyết tâm trở thành men về sự tôn trọng và yêu thương trong thế giới xung quanh chúng ta. Núi Vực Thẳm này nhắc nhớ chúng ta rằng sứ điệp của Chúa đồng thời cũng là một nguồn mạch mâu thuẫn và chống đối đối với những người nghe. Đáng buồn thay, như mọi người đã biết, Nazareth đã trải qua những căng thẳng trong những năm gần đây làm thương tổn quan hệ giữa các cộng đồng Kitô và Hồi giáo. Tôi kêu gọi những người thiện chí thuộc cả hai cộng đồng hãy sửa chữa những thiệt hại gây ra, và trong niềm trung thành với niềm tin chung của chúng ta nơi một Thiên Chúa duy nhất là Cha của gia đình nhân loại, làm việc để kiến tạo những nhịp cầu và tìm ra những phương thế để sống chung hòa bình với nhau. Mỗi người hãy loại bỏ quyền lực hủy hoại của oán thù và thành kiến, chúng giết chết linh hồn con người trước khi giết chết thân xác của họ.”
ĐTC ám chỉ tới sự kiện người Hồi giáo định xây Đền thờ ngay tại Quảng trường trước Vương Cung Thánh Đường Truyền tin ở Nazareth. Do áp lực của nhiều phía và sự phản đối của Công Giáo, dự án này đã bị bãi bỏ, nhưng vết thương gây ra vẫn còn âm hưởng.
Cuối thánh lễ, ĐTC đã làm phép các viên đá đầu tiên để xây cất Trung Tâm quốc tế về gia đình tại Nazareth, Công viên tưởng niệm Đức Gioan Phaolô 2, do chính phủ Israel đề xướng tại Núi Bát Phúc, chính nơi ĐTC Gioan Phaolô 2 đã cử hành thánh lễ hồi năm 2000.
Gặp các vị lãnh đạo tôn giáo
Ban chiều, thủ tướng Benjamin Netanyahu đã hội kiến với ĐTC tại tu viện Phanxicô ở Nazareth. Phái đoàn Israel gồm 6 người với 4 đại diện của Tòa Thánh trong đó có ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh, Đức TGM Phụ tá Filoni, Đức TGM Antonio Franco Sứ thần Tòa Thánh tại Israel và một giám chức thuộc Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Cha Lombardi Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong cuộc hội kiến 20 phút với ĐTC, hai phái đoàn đã đề cập tới các cuộc thương thuyết từ hơn 10 năm nay giữa Tòa Thánh và Israel về hiệp định liên quan tới vấn đề thuế khóa và tài chánh của các cơ sở Công Giáo tại Thánh Địa.
Thủ tướng Netanyahu tuyên bối với đài phát thanh Israel rằng đó là một cuộc hội kiến tốt đẹp. Ông đã xin ĐTC lên án những đe dọa bài Do thái của Iran chống Israel. Ngài đáp lại rằng ngài đã lên án những đe dọa của Iran và bất kỳ mọi thái độ bài Do thái nói chung.
Tiếp đó, ĐTC đã tiến qua Vương cung thánh đường Truyền Tin ở bên cạnh để gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo miền Galilea. Hiện diện tại Hội trường còn có hàng trăm tín hữu các tôn giáo.
Lên tiếng sau bài phát biểu của một số đại diện Hồi giáo, ĐTC cổ võ sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo, đồng thời ý thức hòa bình là hồng ân của Thiên Chúa cần sự cộng tác của con người. Ngài nói:
“Nơi trọng tâm của mọi truyền thống tôn giáo là xác tín: chính hòa bình là một hồng ân của Thiên Chúa, nhưng hòa bình không thể thành tựu nếu không có cố gắng của con người. Hòa bình lâu bền xuất phát từ sự nhìn nhận rằng thế giới, xét cho cùng, không phải là của chúng ta, nhưng đúng hơn đó là chân trời trong đó chúng ta được mời gọi tham gia vào tình yêu của Thiên Chúa và cộng tác vào việc hướng dẫn thế giới và lịch sử dưới sự soi sáng của Chúa. Chúng ta không thể làm bất kỳ điều gì tùy ý đối với thế giới, nhưng đúng hơn, chúng ta được kêu gọi làm sao để những chọn lựa của chúng ta được phù hợp với qui luật đã được Thiên Chúa thiết định cho vũ trụ và uốn nắn hành động của chúng ta theo khuôn mẫu tốt lành của Thiên Chúa trong thế giới này.”
ĐTC cũng ghi nhận rằng miền Galilea nổi tiếng là có nhiều tôn giáo và chủng tộc khác nhau, là quê hương của những người biết rõ cần phải cố gắng nhiều để sống chung hòa hợp với nhau. Những truyền thống khác biệt của chúng ta có một tiềm năng mạnh mẽ để thăng tiến một nền văn hóa hòa bình, nhất là qua việc giảng dạy về những giá trị tinh thần sâu xa trong nhân loại chung của chúng ta. Qua sự giáo dục tâm hồn giới trẻ, chúng ta uốn nắn tương lai của chính nhân loại. Các tín hữu Kitô sẵn sàng cùng với các tín hữu Do thái, Hồi giáo, người Druze và tín đồ các tôn giáo khác trong việc bảo vệ các trẻ em khỏi trào lưu cuồng tín và bạo lực, đồng thời chuẩn bị các em thành những người xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Cuối buổi gặp gỡ, ĐTC đã làm một cử chỉ khác thường. Ngài đã nắm tay một Rabbi Do thái và một thủ lãnh Hồi giáo để cầu nguyện cho hòa bình, theo lời đề nghị của một đại diện. Các vị đã cầu nguyện dưới hình thức một bài thánh ca có những lời ”Salam, Shalom, xin Chúa ban hòa bình cho chúng con”. Vị Rabbi Do thái đã hát bằng tiếng Do thái, Arap, Anh và latinh.
Kinh chiều
Hoạt động cuối cùng của ĐTC trong ngày 14-5-200 là chủ sự Kinh Chiều trọng thể vào lúc 5 giờ rưỡi tại Vương cung thánh đường Truyền Tin bên trên, cùng với các GM, LM, tu sĩ nam nữ, và hàng trăm thành viên phong trào Giáo Hội và các nhân viên mục vụ của Giáo Hội tại miền Galilea.
Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, ĐTC đã giải thích về mầu nhiệm Truyền Tin cho Đức Mẹ tại Nazareth và mời gọi mọi người tín thác nơi quyền năng của Chúa Thánh Linh trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Ngài cũng ghi nhận rằng trình thuật về cuộc truyền tin cho thấy thái độ tế nhị, lịch sự ngoại thường của Thiên Chúa (Mẹ Julian of Norwich, Revelations 77-79). Chúa không áp đặt, ngài không tiền định vai trò mà Mẹ Maria sẽ nắm giữ trong chương trình cứu độ chúng ta: Chúa xin sự đồng ý của Mẹ trước. Trong sự sáng tạo nguyên thủy, không có vấn đề Thiên Chúa hỏi sự đồng ý của các loài thụ tạo, nhưng trong công trình sáng tạo mới, Ngài hỏi sự đồng ý ấy. Mẹ Maria đại diện cho toàn nhân loại. Mẹ nói thay cho tất cả chúng ta khi đáp lại lời mời gọi của sứ thần.
ĐTC nói thêm rằng: ”Khi chúng ta suy tư về mầu nhiệm vui mừng này, chúng ta cảm thấy hy vọng, niềm hy vọng chắc chắn rằng Thiên Chúa tiếp tục đi vào lịch sử chúng ta, hoạt động với quyền năng sáng tạo để đạt tới những mục tiêu mà theo sự tính toán của nhân loại, đó là những điều không thể có được. Mầu nhiệm ấy thách thức chúng ta cởi mở đón nhận hoạt động biến đổi của Chúa Thánh Linh, Đấng đổi mới chúng ta, làm cho chúng ta hiệp nhất với ngài và đổ đầy chúng ta sự sống của ngài. Với một sự lịch sự tuyệt vời, Chúa mời gọi chúng ta để cho Ngài ở trong chúng ta, đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa vào tâm hồn chúng ta, làm cho chúng ta có thể đáp lại tình yêu của Chúa và yêu thương nhau.
Tiếp tục bài giảng, ĐTC áp dụng những ý tưởng trên đây vào hoàn cảnh các tín hữu Kitô tại Thánh Địa. Ngài nói:
”Tại Quốc gia Israel và các lãnh thổ Palestine, các tín hữu Kitô chỉ là một thiểu số trong tập thể dân chúng. Có lẽ đôi khi anh chị em cảm thấy tiếng nói của mình không đáng kể. Nhiều tín hữu Kitô đồng đạo của anh chị em đã di cư ra nước ngoài với hy vọng tìm được an ninh và viễn tượng sống tốt đẹp hơn ở nơi khác. Tình trạng của anh chị em gợi lại tình trạng của Đức Trinh Nữ Maria sống âm thầm ở Nazareth, không đánh kể gì về sự giàu sang hoặc ảnh hưởng trần thế. Nhưng Mẹ Maria đã nói trong bài ca Magnificat, Thiên Chúa đã nhìn đến phận thấp hèn của nữ tỳ Chúa, Ngài làm cho người đói khát được dư đầy. Anh chị em hãy kín múc sức mạnh từ bài ca của Mẹ Maria, mà chúng ta sắp hát trong niềm hiệp thông với toàn thể Giáo Hội trên thế giới. Anh chị em hãy tin tưởng trung thành với Chúa Kitô và ở lại đất nước này đã được thánh hóa nhờ sự hiện diện của Ngài! Như Mẹ Maria, anh chị em có vai trò cần thi hành trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, qua việc đem Chúa Kitô vào thế giới, làm chứng cho Chúa và thông truyền sứ điệp an bình và hiệp nhất của Ngài. Để được vậy, điều thiết yếu là anh chị em cần đoàn kết với nhau, để Giáo Hội tại Thánh Địa này có thể được nhìn nhận như ”một dấu chỉ và là dụng cụ hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất toàn thể nhân loại” (LG 1). Sự hiệp nhất của anh chị em trong đức tin, cậy và mến là thành quả của Thánh Linh ở trong anh chị em, làm cho anh chị em trở thành những dụng cụ hữu hiệu về an bình của Thiên Chúa, giúp kiến tạo sự hòa giải chân thành giữa các dân tộc cùng nhìn nhận Abraham như tổ phụ trong đức tin. Vì như Mẹ Maria đã vui mừng tuyên xưng trong kinh Magnificat, Thiên Chúa luôn nhớ lại lòng từ bi của Ngài, lòng từ bi đã hứa vơi cha ông chúng ta, tới Abraham và con cháu ông đến muôn đời” (Lc 1,54-55).
Giã từ Nazareth, ĐTC đã đáp máy bay trực thăng trở lại Jerusalem vào lúc gần 8 giờ tối.