ROMA. Lúc 16 giờ 43 phút chiều 15-5-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã về đến Roma bằng an, kết thúc tốt đẹp 8 ngày viếng thăm tại Thánh Địa.
Ra đón ngài tại Phi trường Ciampino, có Ông Gianni Letta, Thứ trưởng tại Phủ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, và ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma. Liền đó ngài đáp trực thăng về Vatican.
Trước đó, vào ban sáng, ngài đã có một số hoạt động đại kết: đến tòa Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp ở Jerusalem để gặp gỡ các vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Thánh Địa, rồi viếng thăm Mộ Chúa Giêsu gần đó. Tiếp đến, vào lúc 11 giờ, ngài tới thăm Tòa Thượng Phụ Giáo Hội Arméni tông truyền, trước khi đáp trực thăng tới phi trường Tel Aviv. Sau đây là chi tiết các hoạt động của ĐTC.
Gặp gỡ các vị lãnh đạo Kitô tại tòa Thượng Phụ
Tòa Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp ở Jerusalem, cách tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Jerusalem lối 4 cây số, vốn có một lịch sử cổ kính. Sau cuộc ly giáo của Chính Thống khỏi Công Giáo hồi năm 1054, Tòa Thượng Phụ này ủng hộ Đức Thượng Phụ Chính Thống ở Constantinople. Cho đến nay, hàng giáo phẩm thuộc tòa Thượng Phụ này đều là người Hy Lạp, trong khi các GM và giáo dân đều là người Arập. Tình trạng này nhiều khi gây căng thẳng trong nội bộ của Giáo Hội này, gồm 40 ngàn tín hữu tại Israel và các lãnh thổ của Palestine. Ngoài ra có lối 20 ngàn tín hữu Chính Thống tại Giordani cũng thuộc quyền Tòa Thượng Phụ Chính Thống hy lạp ở Jerusalem.
Một điều quan trọng là Tòa Thượng Phụ này có Huynh Đoàn Thánh Địa, hoàn toàn là Hy Lạp, có nhiệm vụ quản thủ và điều hành các nơi thánh. Thực vậy, Giáo Hội Chính Thống sở hữu nhiều nhà thờ và tu viện ở Thánh Địa, trong đó có phần lớn Đền Thờ Mộ Thánh, một phần đồi Canvê, Vương cung thánh đường Giáng Sinh, Nhà thờ Chúa Lên Trời, v.v.
Vị Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp ở Jerusalem hiện nay là Đức Teofilo III, 57 tuổi, được bầu lên cách đây 4 năm để thay thế Đức Thượng Phụ Ireneo I bị tố cáo là bán các bất động sản của Giáo Hội Chính Thống cho Israel.
Đến nơi vào lúc quá 9 giờ sáng 15-5-2009, ĐTC đã được Đức Thượng Phụ Teofilo III đón tiếp và mời vào Phòng khánh tiết nơi đã có các đại diện của 13 cộng động Kitô khác chờ sẵn, trong đó có cả các vị đại diện Anh giáo và Tin Lành Luther.
Trong bài diễn văn tại cuộc gặp gỡ sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp, ĐTC đề cập đến sự dấn thân đại kết các tín hữu Kitô trong bối cảnh đặc biệt của thành Jerusalem, là nơi liên hệ đặc biệt tới cuộc đời Chúa Kitô và các môn đệ của Ngài cũng như cộng động Kitô đang gặp nhiều khó khăn tại đây về mặt sống chung dân sự cũng như những cọ xát về mặt xã hội. Ngài nói:
”Đứng tại nơi thánh này, dọc theo Nhà Thờ Thánh Mộ, đánh dấu nơi Chúa chúng ta đã chịu đóng đanh và sống lại từ cõi chết cho toàn thể nhân loại, và gần nhà tiệc ly, nơi mà trong ngày lễ Ngũ Tuần, các môn đệ tụ họp nhau (Cv 2,1), ai có thể không cảm thấy được thúc đẩy phải mang tất cả thiện chí, kiến thức nghiên cứu và ước muốn tinh thần để đóng góp vào nỗ lực đại kết của chúng ta? Tôi cầu nguyện để cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay mang lại một đà tiến mới cho công cuộc đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống, đóng góp thêm vào những thành quả của các văn kiện nghiên cứu và những sáng kiến chung khác.
Ngoài những thành quả trên đây, ĐTC cũng hài lòng nhắc đến sự tham dự của Đức Thượng Phụ chung ở Constantinople, Bartolomaios I tại Thượng HĐGM thế giới mới đây tại Roma, đồng thời ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiệp nhất, cũng như mối liên hệ sâu xa giữa việc hiệp nhất các tín hữu Kitô và công cuộc truyền giáo. Ngài nói:
”Chúng ta muốn công bố sứ điệp hòa giải của Chúa Kitô, Đấng là nền tảng sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, chúng ta cảm thấy xấu hổ vì sự chia rẽ của chúng ta. Tuy nhiên, được Chúa Kitô sai đi trong thế giới (Ga 20,21), và được vững mạnh nhờ quyền năng hiệp nhất của Chúa Thánh Linh (ibid. 20,21), được kêu gọi loan báo sự hòa giải lôi kéo mọi người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, chúng ta phải tìm được sức mạnh để gia tăng gấp đôi những cố gắng để kiện toàn sự hiệp thông của chúng ta, làm cho sự hiệp thông ấy được trọn vẹn, để cùng làm chứng về tình yêu của Chúa Cha, Đấng đã sai Con của Ngài đến để thế gian nhận biết tình thương của ngài đối với chúng ta (Ga 17,23).
Tiếp tục bài diễn văn, ĐTC nhận xét rằng mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng càng trở nên cấp thiết hơn do cuộc gặp gỡ hằng ngày với những người muốn được thấy Chúa Giêsu (Ga 12,22), như một nhóm người Hy lạp xưa kia đã yêu cầu thánh Philiphê. Nghĩa vụ giúp người khác nhận biết và yêu mến Chúa chính là ưu tiên mục vụ căn bản của tất cả các cộng động Kitô tại Thánh Địa.
Sau bài diễn văn, ĐTC lần lượt chào thăm các vị thủ lãnh các cộng đồng Giáo Hội Kitô khác và liền đó, ngài đi bộ đến Mộ Thánh chỉ cách đó 200 mét.
Viếng thăm Mộ Thánh
Theo đúng nghi thức, ĐTC được một đoàn vệ sĩ tháp tùng, họ dùng gậy nện mạnh xuống nền theo bước chân chậm rãi và trang trọng. Đến cửa Đền Thờ Mộ Thánh, ĐTC đã được 6 đại diện của 3 thực thể sở hữu Đền thờ này là Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Dòng Phanxicô coi sóc Thánh Địa và Giáo Hội Armeni Tông Truyền.
Theo tương truyền, Mộ Thánh là nơi Chúa chịu đóng đanh, an táng và sống lại. Xưa kia được gọi là Golgota tức là Núi Sọ, vì có hình giống như cái sọ người. Vào thời Chúa Giêsu, nơi này ở ngoài thành Jerusalem và có lẽ cao hơn so với ngày nay. Qua dòng lịch sử nơi này bị tàn phá và tái thiết nhiều lần, và hiện nay Vương cung Thánh Đường Thánh Mộ được quản trị theo quí chế gọi là ”Status Quo”, với 3 đồng sở hữu chủ như vừa nói, nhưng các tín hữu Chính Thống Copte, Chính Thống Siri và Etiopi cũng có thể hành lễ trong Đền thờ.
Tiến vào Thánh Đường, ĐTC đã đứng im lặng cầu nguyện và cảm động quì hôn tấm bia đá xức dầu dài bằng đá vôi đỏ, có các chân nến bao quanh, tượng trưng chặng đàng thánh giá thứ 13, chỉ nơi thi hài Chúa Giêsu được tháo xuống khỏi thập giá, được xức dầu thơm. Bên trong Thánh Đường có Mộ Thánh là chặng thứ 14, có hình chữ nhật chỉ nơi an táng xác Chúa.
ĐTC được hướng dẫn viếng Mộ Thánh. Ngài quì cạnh quan tài đá và hôn phiến đá phủ trên đó, cầu nguyện trong thinh lặng.
Trong bài ngỏ lời nhân dịp này sau lời chào của Đức Thượng Phụ Fouad Twal, ĐTC cho biết cuộc viếng thăm Thánh Mộ này là một giai đoạn chủ yếu kết thúc cuộc hành hương của ngài tại Thánh Địa. Qua cuộc viếng thăm này, ngài theo vết thánh Phêrô Tông Đồ rao giảng sự sống lại của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất, mang lại sứ điệp Tin Mừng hy vọng. ĐTC nói thêm rằng:
”Ngôi mộ trống nói với chúng ta về hy vọng, một niềm hy vọng không làm thất vọng vì đó là hồng ân của Thánh Thần sự sống (Rm 5,5). Đó là sứ điệp mà tôi muốn để lại cho anh chị em hôm nay, trong lúc kết thúc cuộc hành hương của tôi tại Thánh Địa. Ước gì hy vọng tái nảy sinh, nhờ ơn Chúa, trong tâm hồn tất cả những người đang cư ngụ tại lãnh thổ này! Ước gì niềm hy vọng ăn rễ sâu trong tâm hồn anh chị em, trong gia đình và cộng đoàn anh chị em, và gợi hứng cho mỗi người anh chị em dấn thân làm chứng tá trung thành hơn nữa cho Vua Hòa Bình! Giáo Hội tại Thánh Địa, quá nhiều khi phải trải qua những kinh nghiệm của mầu nhiệm đen tối của Đồi Golgotha, không bao giờ được ngưng trở thành người can đảm công bố sứ điệp hy vọng rạng ngời mà chính ngôi mộ trống ở đây công bố. Tin Mừng trấn an chúng ta rằng Thiên Chúa có thể đổi mới mọi sự, và lịch sử không cần phải lập lại, các ký ức có thể chữa lành, và những hoa trái cay đắng của sự oán hận và đố kỵ có thể được vượt thắng, và một tương lai công lý, hòa bình, thịnh vượng, cộng tác với nhau, có thể nảy sinh cho mỗi người nam nữ, cho toàn thể gia đình nhân loại, đặc biệt là cho những người cư ngụ tại lãnh thổ này, vốn rất quí hóa đối với tâm hồn của Đấng Cứu Thế.
”Các bạn thân mến, với những lời khích lệ này, tôi kết thúc cuộc hành hương tại các nơi Thánh ghi dấu cuộc cứu độ chúng ta và sự tái sinh trong Chúa Kitô. Tôi cầu nguyện để Giáo Hội tại Thánh Địa luôn luôn kín múc sức mạnh mới mẻ từ sự chiêm ngắm mộ trống của Chúa Cứu Thế. Trong ngôi mộ này, các tín hữu Kitô được mời gọi chôn táng những lo âu và sợ hãi của họ, để sống lại mỗi ngày và tiếp tục hành trình qua những nẻo đường ở Jerusalem, miền Galilea và xa hơn nữa, rao giảng chiến thắng của sự tha thứ do Chúa Kitô và lời hứa đời sống mới. Trong tư cách là kitô hữu, chúng ta biết rằng hòa bình mà lãnh thổ bị xung đột xâu xé này mong mỏi có một danh xưbng, đó là Chúa Giêsu Kitô. Ngài là an bình của chúng ta, Đấng đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất, qua Thập Giá, chấm dứt xung đột (Ep 2,14).
Thăm Tòa Thượng Phụ Arméni Tông Truyền
Liền đó, ĐTC tiến sang Tòa Thượng Phụ Arméni Tông Truyền chỉ cách đó 400 mét. Vị thượng phụ tại đây là Đức Torko Manoukian, năm nay đúng 90 tuổi. Ngài là thủ lãnh tinh thần của 10 ngàn tín hữu Arméni trên toàn Thánh Địa.
ĐTC đã được Đức Thượng Phụ cùng với hàng trăm tín hữu đón tiếp tại Nhà thờ của Tòa Thượng Phụ.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắc đến quan hệ tốt đẹp giữa Giáo Hội Công Giáo và Arméni Tông Truyền, đồng thời gợi lại những cuộc gặp gỡ của ngài hồi năm ngoái với Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II của Giáo Hội này cũng như với Đức Thượng Phụ Aram I của các tín hữu Arméni Tông Truyền ở Cilicia.
ĐTC đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Giáo Hội Arméni Tông Truyền cho Ủy ban hỗn hợp chung đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống, đặc biệt là văn kiện mới đây về bản chất và sứ mạng của Giáo Hội. Ngài nói:
”Cùng nhau chúng ta hãy phó thác công việc của Ủy ban hỗn hợp này cho Thánh Thần khôn ngoan và chân lý, để Ủy ban có thể mang lại thành quả dồi dào làm tăng trưởng sự hiệp nhất của các tín hữu Kitô, và đẩy mạnh việc rao giảng Tin Mừng cho con người thời đại chúng ta. ĐTC nhận xét rằng:
”Từ những thế kỷ Kitô đầu tiên, cộng đồng Arméni tại Jerusalem đã có một lịch sử oai hùng, nổi bật về sự phát triển ngoại thường đời sống đan tu, và nền văn hóa gắn liền với các nơi thánh, và các truyền thống phụng vụ được phát triển quanh các nơi này. Nhà Thờ Chính Tòa đáng kính này, cùng với tòa Thượng Phụ và nhiều cơ sở giáo dục văn hóa phụ thuộc, chứng tỏ lịch sử lâu dài và nổi bật ấy. Tôi cầu nguyện để cộng đồng anh em tiếp tục kín múc sự sống mới tự truyền thống phong phú ấy, và được củng cố trong việc làm chứng cho Chúa Kitộ và quyền năng cứu độ sự phục sinh của ngài tại Thành Thánh này. Tôi cũng cam kết với các gia đình hiện diện nơi đây, đặc biệt là các trẻ em và người trẻ, là tôi sẽ đặc biệt nhớ đến tất cả trong kinh nguyện của tôi. Xin anh chị em cũng hãy cùng tôi cầu nguyện cho tất cả các tín hữu Kitô tại Thánh Địa biết cộng tác với nhau trong tinh thần quảng đại và nhiệt thành rao giảng Tin Mừng về sự hòa giải chúng ta trong Chúa Kitô, và cho Nước Chúa hiển trị, nước thánh thiện, công lý và an bình”
Từ biệt tại Tel Aviv
Sau bài diễn văn của ĐTC, một số nhân vật của Giáo Hội Arméni Tông Truyền được giới thiệu lên ngài. Liền đó ngài trở về tòa Khâm Sứ Tòa Thánh. Tại đây, sau khi chào từ giã các nhân viên, ĐTC đã tới sân bay trực thăng núi Scopus để đáp máy bay ra phi trường Tel Aviv cách đó 50 cây số.
Tại đây, Tổng thống Shimon Peres, và thủ tướng Netanyahu cùng với các quan chức chính phủ Israel đã chờ sẵn để tiễn biệt ĐTC..
Ngỏ lời trong dịp này, tổng thống Israel đã cám ơn ĐTC vì những lời thật rõ ràng nói lên quyết tâm của Giáo Hội Công Giáo loại bỏ nạn bài Do thái, và những chủ trương chối bỏ cuộc diệt chủng Do thái. Ông cũng mạnh mẽ lên án những người lợi dụng tôn giáo, giải thích sai trái các Kinh Thánh, để dùng bạo lực khủng bố giết hại những người vô tội. Tổng thống nói: ”Cuộc viếng thăm của ngài tại Thánh Địa đã đánh động tâm trí của những người lắng nghe ngài, như một sự nhắc nhớ về Shoah, và lên án nạn bài Do thái. Cuộc viếng thăm này góp phần quan trọng vào sự phát triển những quan hệ mới giữa Tòa Thánh và Israel, và là một sự chứng tỏ sâu xa về cuộc đối thoại lâu dài đã được khởi sự giữa dân tộc Do thái và hàng trăm triệu tín hữu Kitô trên thế giới”.
Về phần ĐTC, trong lời từ biệt, ngài đã chia sẻ một vài cảm tưởng mạnh mẽ mà cuộc hành hương tại Thánh Địa để lại nơi ngài và nhắc lại sự kiện đã cùng với Tổng thống Israel trồng một cây Oliu trong vườn phủ tổng thống. Cây Oliu là hình ảnh được thánh Phaolô dùng để mô tả quan hệ chặt chẽ giữa các tín hữu Kitô và Do thái. Trong thư gửi tín hữu Roma, thánh Phaolô mô tả Giáo Hội dân ngoại giống như một nhánh Ôliu rừng, được tháp nhập vào cây Oliu đã trồng là Dân Giao Ước (Rm 11,17-24). Chúng ta được nuôi dũng bằng cùng những cội rễ tinh thần. Chúng ta gặp nhau như anh em, và những người anh em trong lịch sử đôi khi đã có những quan hệ căng thẳng, nhưng nay quyết tâm kiến tạo những nhịp cầu thân hữu lâu bền.
Nhắc đến cuộc viếng thăm tại Viện Yad Vashem tưởng niệm cuộc diệt chủng Do thái và tại đó ngài gặp gỡ một số những người sống sót đã chịu đau khổ vì thảm trạng diệt chủng, ĐTC nói: ”Những cuộc gặp gỡ cảm động ấy làm tôi nghĩ đến cuộc viếng thăm cách đây 3 năm tại trại tập trung Auschwitz, nơi mà quá nhiều người Do thái, cha mẹ, chồng vợ, anh chị em bạn hữu, bị tàn sát dã man dưới một chế độ không có Thiên Chúa, tuyên truyền một ý thức hệ bài Do thái và oán thù. Chương kinh hoàng ấy trong lịch sử không bao giờ được quên lãng hay chối bỏ. Trái lại, những ký ức đen tối ấy phải củng cố quyết tâm của chúng ta xích lại gần nhau hơn trong tư cách là những cành của cùng một cây ôliu, được nuôi dưỡng bằng cùng căn cội và hiệp nhất trong tình yêu huynh đệ.
ĐTC cám ơn tổng thống Israel về sự tiếp đón nồng nhiệt và hiếu khách, đồng thời nói thêm rằng: ”Tôi muốn nhắc nhớ rằng tôi đã đến viếng thăm đất nước này như một người bạn của dân Israel, cũng như tôi là người bạn của dân tộc Palestine. Các bạn hữu vui mừng được ở gần nhau, và cảm thấy đau buồn khi thấy người khác phải đau khổ. Không người bạn nào của dân Israel và Palestine không cảm thấy buồn vì những căng thẳng tiếp tục giữa hai dân tộc. Không người bản nào không khóc vì đau khổ và mất mát mà hai dân tộc đã phải chịu trong 6 thập niên qua. Xin cho phép tôi được kêu gọi tất cả dân chúng tại các lãnh thổ này rằng: xin đừng đổ máu nữa! Xin đừng đánh nhau nữa! Đừng khủng bố nữa! Đừng chiến tranh nữa! Trái lại chúng ta hãy phá vỡ cái vòng bạo lực lẩn quẩn. Hãy để cho hòa bình hiển trị lâu dài dựa trên công lý, hãy thực hiện sự hòa giải chân thành và chữa lành. Mọi người hãy nhìn nhận rằng Quốc gia Israel có quyền hiện hữu, được hưởng hòa bình và an ninh trong biên giới được thỏa thuận với quốc tế. Và cũng hãy nhìn nhận rằng dân tộc Palestine có quyền được một quê hương độc lập, được sống trong phẩm giá và tự do di chuyển. Ước gì giải pháp hai quốc gia trở thành một thực tại chứ không phải chỉ là một giấc mơ. Hãy làm cho hòa bình được tiến triển tại các lãnh thổ này, các nước này hãy trở thành một ngọn đèn cho các dân nước (Is 42,6), mang hy vọng cho nhiều miền khác đang bị xung đột làm thương tổn!” ĐTC nói thêm rằng:
”Một trong những cảnh tượng đau buồn nhất đối với tôi trong cuộc viếng thăm đất nước này là bức tường. Khi tôi đi dọc theo bức tường ấy, tôi cầu nguyện cho một tương lái trong đó các dân tộc tại Thánh Địa có thể sống với nhau trong an bình và hòa hợp, không cần những dụng cụ an ninh và chia cách như vậy, nhưng đúng hơn tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, từ bỏ mọi hình thức bạo lực và gây hấn. Thưa tổng thống, tôi biết đạt tới mục tiêu đó là điều rất khó. Tôi biết trách vụ của tổng thống và của chính quyền Palestine là rất có khăn, nhưng tôi cam kết với quí vị về lời cầu nguyện của tôi và của các tín hữu Công Giáo trên thế giới cho quí vị để quí vị tiếp tục nỗ lực xây dựng một nền hòa bình công chính và lâu bền tại miền này”.
Tổng thống và thủ tướng Israel đã tiễn ĐTC đến tận chân thang chiếc máy bay Boeing 777 của hàng hàng không El Al.
Sau gần 4 giờ bay, vượt qua 2.250 cây số, máy bay chở ĐTC đã về tới Roma bằng an, kết thúc tốt đẹp chuyến viếng thăm thứ 12 của ngài tại hải ngoại và cũng là cuộc hành hương đầu tiên tại Thánh Địa.
Ra đón ngài tại Phi trường Ciampino, có Ông Gianni Letta, Thứ trưởng tại Phủ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, và ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma. Liền đó ngài đáp trực thăng về Vatican.
Trước đó, vào ban sáng, ngài đã có một số hoạt động đại kết: đến tòa Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp ở Jerusalem để gặp gỡ các vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Thánh Địa, rồi viếng thăm Mộ Chúa Giêsu gần đó. Tiếp đến, vào lúc 11 giờ, ngài tới thăm Tòa Thượng Phụ Giáo Hội Arméni tông truyền, trước khi đáp trực thăng tới phi trường Tel Aviv. Sau đây là chi tiết các hoạt động của ĐTC.
Gặp gỡ các vị lãnh đạo Kitô tại tòa Thượng Phụ
Tòa Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp ở Jerusalem, cách tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Jerusalem lối 4 cây số, vốn có một lịch sử cổ kính. Sau cuộc ly giáo của Chính Thống khỏi Công Giáo hồi năm 1054, Tòa Thượng Phụ này ủng hộ Đức Thượng Phụ Chính Thống ở Constantinople. Cho đến nay, hàng giáo phẩm thuộc tòa Thượng Phụ này đều là người Hy Lạp, trong khi các GM và giáo dân đều là người Arập. Tình trạng này nhiều khi gây căng thẳng trong nội bộ của Giáo Hội này, gồm 40 ngàn tín hữu tại Israel và các lãnh thổ của Palestine. Ngoài ra có lối 20 ngàn tín hữu Chính Thống tại Giordani cũng thuộc quyền Tòa Thượng Phụ Chính Thống hy lạp ở Jerusalem.
Một điều quan trọng là Tòa Thượng Phụ này có Huynh Đoàn Thánh Địa, hoàn toàn là Hy Lạp, có nhiệm vụ quản thủ và điều hành các nơi thánh. Thực vậy, Giáo Hội Chính Thống sở hữu nhiều nhà thờ và tu viện ở Thánh Địa, trong đó có phần lớn Đền Thờ Mộ Thánh, một phần đồi Canvê, Vương cung thánh đường Giáng Sinh, Nhà thờ Chúa Lên Trời, v.v.
Vị Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp ở Jerusalem hiện nay là Đức Teofilo III, 57 tuổi, được bầu lên cách đây 4 năm để thay thế Đức Thượng Phụ Ireneo I bị tố cáo là bán các bất động sản của Giáo Hội Chính Thống cho Israel.
Đến nơi vào lúc quá 9 giờ sáng 15-5-2009, ĐTC đã được Đức Thượng Phụ Teofilo III đón tiếp và mời vào Phòng khánh tiết nơi đã có các đại diện của 13 cộng động Kitô khác chờ sẵn, trong đó có cả các vị đại diện Anh giáo và Tin Lành Luther.
Trong bài diễn văn tại cuộc gặp gỡ sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp, ĐTC đề cập đến sự dấn thân đại kết các tín hữu Kitô trong bối cảnh đặc biệt của thành Jerusalem, là nơi liên hệ đặc biệt tới cuộc đời Chúa Kitô và các môn đệ của Ngài cũng như cộng động Kitô đang gặp nhiều khó khăn tại đây về mặt sống chung dân sự cũng như những cọ xát về mặt xã hội. Ngài nói:
”Đứng tại nơi thánh này, dọc theo Nhà Thờ Thánh Mộ, đánh dấu nơi Chúa chúng ta đã chịu đóng đanh và sống lại từ cõi chết cho toàn thể nhân loại, và gần nhà tiệc ly, nơi mà trong ngày lễ Ngũ Tuần, các môn đệ tụ họp nhau (Cv 2,1), ai có thể không cảm thấy được thúc đẩy phải mang tất cả thiện chí, kiến thức nghiên cứu và ước muốn tinh thần để đóng góp vào nỗ lực đại kết của chúng ta? Tôi cầu nguyện để cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay mang lại một đà tiến mới cho công cuộc đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống, đóng góp thêm vào những thành quả của các văn kiện nghiên cứu và những sáng kiến chung khác.
Ngoài những thành quả trên đây, ĐTC cũng hài lòng nhắc đến sự tham dự của Đức Thượng Phụ chung ở Constantinople, Bartolomaios I tại Thượng HĐGM thế giới mới đây tại Roma, đồng thời ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiệp nhất, cũng như mối liên hệ sâu xa giữa việc hiệp nhất các tín hữu Kitô và công cuộc truyền giáo. Ngài nói:
”Chúng ta muốn công bố sứ điệp hòa giải của Chúa Kitô, Đấng là nền tảng sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, chúng ta cảm thấy xấu hổ vì sự chia rẽ của chúng ta. Tuy nhiên, được Chúa Kitô sai đi trong thế giới (Ga 20,21), và được vững mạnh nhờ quyền năng hiệp nhất của Chúa Thánh Linh (ibid. 20,21), được kêu gọi loan báo sự hòa giải lôi kéo mọi người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, chúng ta phải tìm được sức mạnh để gia tăng gấp đôi những cố gắng để kiện toàn sự hiệp thông của chúng ta, làm cho sự hiệp thông ấy được trọn vẹn, để cùng làm chứng về tình yêu của Chúa Cha, Đấng đã sai Con của Ngài đến để thế gian nhận biết tình thương của ngài đối với chúng ta (Ga 17,23).
Tiếp tục bài diễn văn, ĐTC nhận xét rằng mệnh lệnh rao giảng Tin Mừng càng trở nên cấp thiết hơn do cuộc gặp gỡ hằng ngày với những người muốn được thấy Chúa Giêsu (Ga 12,22), như một nhóm người Hy lạp xưa kia đã yêu cầu thánh Philiphê. Nghĩa vụ giúp người khác nhận biết và yêu mến Chúa chính là ưu tiên mục vụ căn bản của tất cả các cộng động Kitô tại Thánh Địa.
Sau bài diễn văn, ĐTC lần lượt chào thăm các vị thủ lãnh các cộng đồng Giáo Hội Kitô khác và liền đó, ngài đi bộ đến Mộ Thánh chỉ cách đó 200 mét.
Viếng thăm Mộ Thánh
Theo đúng nghi thức, ĐTC được một đoàn vệ sĩ tháp tùng, họ dùng gậy nện mạnh xuống nền theo bước chân chậm rãi và trang trọng. Đến cửa Đền Thờ Mộ Thánh, ĐTC đã được 6 đại diện của 3 thực thể sở hữu Đền thờ này là Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Dòng Phanxicô coi sóc Thánh Địa và Giáo Hội Armeni Tông Truyền.
Theo tương truyền, Mộ Thánh là nơi Chúa chịu đóng đanh, an táng và sống lại. Xưa kia được gọi là Golgota tức là Núi Sọ, vì có hình giống như cái sọ người. Vào thời Chúa Giêsu, nơi này ở ngoài thành Jerusalem và có lẽ cao hơn so với ngày nay. Qua dòng lịch sử nơi này bị tàn phá và tái thiết nhiều lần, và hiện nay Vương cung Thánh Đường Thánh Mộ được quản trị theo quí chế gọi là ”Status Quo”, với 3 đồng sở hữu chủ như vừa nói, nhưng các tín hữu Chính Thống Copte, Chính Thống Siri và Etiopi cũng có thể hành lễ trong Đền thờ.
Tiến vào Thánh Đường, ĐTC đã đứng im lặng cầu nguyện và cảm động quì hôn tấm bia đá xức dầu dài bằng đá vôi đỏ, có các chân nến bao quanh, tượng trưng chặng đàng thánh giá thứ 13, chỉ nơi thi hài Chúa Giêsu được tháo xuống khỏi thập giá, được xức dầu thơm. Bên trong Thánh Đường có Mộ Thánh là chặng thứ 14, có hình chữ nhật chỉ nơi an táng xác Chúa.
ĐTC được hướng dẫn viếng Mộ Thánh. Ngài quì cạnh quan tài đá và hôn phiến đá phủ trên đó, cầu nguyện trong thinh lặng.
Trong bài ngỏ lời nhân dịp này sau lời chào của Đức Thượng Phụ Fouad Twal, ĐTC cho biết cuộc viếng thăm Thánh Mộ này là một giai đoạn chủ yếu kết thúc cuộc hành hương của ngài tại Thánh Địa. Qua cuộc viếng thăm này, ngài theo vết thánh Phêrô Tông Đồ rao giảng sự sống lại của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất, mang lại sứ điệp Tin Mừng hy vọng. ĐTC nói thêm rằng:
”Ngôi mộ trống nói với chúng ta về hy vọng, một niềm hy vọng không làm thất vọng vì đó là hồng ân của Thánh Thần sự sống (Rm 5,5). Đó là sứ điệp mà tôi muốn để lại cho anh chị em hôm nay, trong lúc kết thúc cuộc hành hương của tôi tại Thánh Địa. Ước gì hy vọng tái nảy sinh, nhờ ơn Chúa, trong tâm hồn tất cả những người đang cư ngụ tại lãnh thổ này! Ước gì niềm hy vọng ăn rễ sâu trong tâm hồn anh chị em, trong gia đình và cộng đoàn anh chị em, và gợi hứng cho mỗi người anh chị em dấn thân làm chứng tá trung thành hơn nữa cho Vua Hòa Bình! Giáo Hội tại Thánh Địa, quá nhiều khi phải trải qua những kinh nghiệm của mầu nhiệm đen tối của Đồi Golgotha, không bao giờ được ngưng trở thành người can đảm công bố sứ điệp hy vọng rạng ngời mà chính ngôi mộ trống ở đây công bố. Tin Mừng trấn an chúng ta rằng Thiên Chúa có thể đổi mới mọi sự, và lịch sử không cần phải lập lại, các ký ức có thể chữa lành, và những hoa trái cay đắng của sự oán hận và đố kỵ có thể được vượt thắng, và một tương lai công lý, hòa bình, thịnh vượng, cộng tác với nhau, có thể nảy sinh cho mỗi người nam nữ, cho toàn thể gia đình nhân loại, đặc biệt là cho những người cư ngụ tại lãnh thổ này, vốn rất quí hóa đối với tâm hồn của Đấng Cứu Thế.
”Các bạn thân mến, với những lời khích lệ này, tôi kết thúc cuộc hành hương tại các nơi Thánh ghi dấu cuộc cứu độ chúng ta và sự tái sinh trong Chúa Kitô. Tôi cầu nguyện để Giáo Hội tại Thánh Địa luôn luôn kín múc sức mạnh mới mẻ từ sự chiêm ngắm mộ trống của Chúa Cứu Thế. Trong ngôi mộ này, các tín hữu Kitô được mời gọi chôn táng những lo âu và sợ hãi của họ, để sống lại mỗi ngày và tiếp tục hành trình qua những nẻo đường ở Jerusalem, miền Galilea và xa hơn nữa, rao giảng chiến thắng của sự tha thứ do Chúa Kitô và lời hứa đời sống mới. Trong tư cách là kitô hữu, chúng ta biết rằng hòa bình mà lãnh thổ bị xung đột xâu xé này mong mỏi có một danh xưbng, đó là Chúa Giêsu Kitô. Ngài là an bình của chúng ta, Đấng đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất, qua Thập Giá, chấm dứt xung đột (Ep 2,14).
Thăm Tòa Thượng Phụ Arméni Tông Truyền
Liền đó, ĐTC tiến sang Tòa Thượng Phụ Arméni Tông Truyền chỉ cách đó 400 mét. Vị thượng phụ tại đây là Đức Torko Manoukian, năm nay đúng 90 tuổi. Ngài là thủ lãnh tinh thần của 10 ngàn tín hữu Arméni trên toàn Thánh Địa.
ĐTC đã được Đức Thượng Phụ cùng với hàng trăm tín hữu đón tiếp tại Nhà thờ của Tòa Thượng Phụ.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắc đến quan hệ tốt đẹp giữa Giáo Hội Công Giáo và Arméni Tông Truyền, đồng thời gợi lại những cuộc gặp gỡ của ngài hồi năm ngoái với Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II của Giáo Hội này cũng như với Đức Thượng Phụ Aram I của các tín hữu Arméni Tông Truyền ở Cilicia.
ĐTC đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Giáo Hội Arméni Tông Truyền cho Ủy ban hỗn hợp chung đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống, đặc biệt là văn kiện mới đây về bản chất và sứ mạng của Giáo Hội. Ngài nói:
”Cùng nhau chúng ta hãy phó thác công việc của Ủy ban hỗn hợp này cho Thánh Thần khôn ngoan và chân lý, để Ủy ban có thể mang lại thành quả dồi dào làm tăng trưởng sự hiệp nhất của các tín hữu Kitô, và đẩy mạnh việc rao giảng Tin Mừng cho con người thời đại chúng ta. ĐTC nhận xét rằng:
”Từ những thế kỷ Kitô đầu tiên, cộng đồng Arméni tại Jerusalem đã có một lịch sử oai hùng, nổi bật về sự phát triển ngoại thường đời sống đan tu, và nền văn hóa gắn liền với các nơi thánh, và các truyền thống phụng vụ được phát triển quanh các nơi này. Nhà Thờ Chính Tòa đáng kính này, cùng với tòa Thượng Phụ và nhiều cơ sở giáo dục văn hóa phụ thuộc, chứng tỏ lịch sử lâu dài và nổi bật ấy. Tôi cầu nguyện để cộng đồng anh em tiếp tục kín múc sự sống mới tự truyền thống phong phú ấy, và được củng cố trong việc làm chứng cho Chúa Kitộ và quyền năng cứu độ sự phục sinh của ngài tại Thành Thánh này. Tôi cũng cam kết với các gia đình hiện diện nơi đây, đặc biệt là các trẻ em và người trẻ, là tôi sẽ đặc biệt nhớ đến tất cả trong kinh nguyện của tôi. Xin anh chị em cũng hãy cùng tôi cầu nguyện cho tất cả các tín hữu Kitô tại Thánh Địa biết cộng tác với nhau trong tinh thần quảng đại và nhiệt thành rao giảng Tin Mừng về sự hòa giải chúng ta trong Chúa Kitô, và cho Nước Chúa hiển trị, nước thánh thiện, công lý và an bình”
Từ biệt tại Tel Aviv
Sau bài diễn văn của ĐTC, một số nhân vật của Giáo Hội Arméni Tông Truyền được giới thiệu lên ngài. Liền đó ngài trở về tòa Khâm Sứ Tòa Thánh. Tại đây, sau khi chào từ giã các nhân viên, ĐTC đã tới sân bay trực thăng núi Scopus để đáp máy bay ra phi trường Tel Aviv cách đó 50 cây số.
Tại đây, Tổng thống Shimon Peres, và thủ tướng Netanyahu cùng với các quan chức chính phủ Israel đã chờ sẵn để tiễn biệt ĐTC..
Ngỏ lời trong dịp này, tổng thống Israel đã cám ơn ĐTC vì những lời thật rõ ràng nói lên quyết tâm của Giáo Hội Công Giáo loại bỏ nạn bài Do thái, và những chủ trương chối bỏ cuộc diệt chủng Do thái. Ông cũng mạnh mẽ lên án những người lợi dụng tôn giáo, giải thích sai trái các Kinh Thánh, để dùng bạo lực khủng bố giết hại những người vô tội. Tổng thống nói: ”Cuộc viếng thăm của ngài tại Thánh Địa đã đánh động tâm trí của những người lắng nghe ngài, như một sự nhắc nhớ về Shoah, và lên án nạn bài Do thái. Cuộc viếng thăm này góp phần quan trọng vào sự phát triển những quan hệ mới giữa Tòa Thánh và Israel, và là một sự chứng tỏ sâu xa về cuộc đối thoại lâu dài đã được khởi sự giữa dân tộc Do thái và hàng trăm triệu tín hữu Kitô trên thế giới”.
Về phần ĐTC, trong lời từ biệt, ngài đã chia sẻ một vài cảm tưởng mạnh mẽ mà cuộc hành hương tại Thánh Địa để lại nơi ngài và nhắc lại sự kiện đã cùng với Tổng thống Israel trồng một cây Oliu trong vườn phủ tổng thống. Cây Oliu là hình ảnh được thánh Phaolô dùng để mô tả quan hệ chặt chẽ giữa các tín hữu Kitô và Do thái. Trong thư gửi tín hữu Roma, thánh Phaolô mô tả Giáo Hội dân ngoại giống như một nhánh Ôliu rừng, được tháp nhập vào cây Oliu đã trồng là Dân Giao Ước (Rm 11,17-24). Chúng ta được nuôi dũng bằng cùng những cội rễ tinh thần. Chúng ta gặp nhau như anh em, và những người anh em trong lịch sử đôi khi đã có những quan hệ căng thẳng, nhưng nay quyết tâm kiến tạo những nhịp cầu thân hữu lâu bền.
Nhắc đến cuộc viếng thăm tại Viện Yad Vashem tưởng niệm cuộc diệt chủng Do thái và tại đó ngài gặp gỡ một số những người sống sót đã chịu đau khổ vì thảm trạng diệt chủng, ĐTC nói: ”Những cuộc gặp gỡ cảm động ấy làm tôi nghĩ đến cuộc viếng thăm cách đây 3 năm tại trại tập trung Auschwitz, nơi mà quá nhiều người Do thái, cha mẹ, chồng vợ, anh chị em bạn hữu, bị tàn sát dã man dưới một chế độ không có Thiên Chúa, tuyên truyền một ý thức hệ bài Do thái và oán thù. Chương kinh hoàng ấy trong lịch sử không bao giờ được quên lãng hay chối bỏ. Trái lại, những ký ức đen tối ấy phải củng cố quyết tâm của chúng ta xích lại gần nhau hơn trong tư cách là những cành của cùng một cây ôliu, được nuôi dưỡng bằng cùng căn cội và hiệp nhất trong tình yêu huynh đệ.
ĐTC cám ơn tổng thống Israel về sự tiếp đón nồng nhiệt và hiếu khách, đồng thời nói thêm rằng: ”Tôi muốn nhắc nhớ rằng tôi đã đến viếng thăm đất nước này như một người bạn của dân Israel, cũng như tôi là người bạn của dân tộc Palestine. Các bạn hữu vui mừng được ở gần nhau, và cảm thấy đau buồn khi thấy người khác phải đau khổ. Không người bạn nào của dân Israel và Palestine không cảm thấy buồn vì những căng thẳng tiếp tục giữa hai dân tộc. Không người bản nào không khóc vì đau khổ và mất mát mà hai dân tộc đã phải chịu trong 6 thập niên qua. Xin cho phép tôi được kêu gọi tất cả dân chúng tại các lãnh thổ này rằng: xin đừng đổ máu nữa! Xin đừng đánh nhau nữa! Đừng khủng bố nữa! Đừng chiến tranh nữa! Trái lại chúng ta hãy phá vỡ cái vòng bạo lực lẩn quẩn. Hãy để cho hòa bình hiển trị lâu dài dựa trên công lý, hãy thực hiện sự hòa giải chân thành và chữa lành. Mọi người hãy nhìn nhận rằng Quốc gia Israel có quyền hiện hữu, được hưởng hòa bình và an ninh trong biên giới được thỏa thuận với quốc tế. Và cũng hãy nhìn nhận rằng dân tộc Palestine có quyền được một quê hương độc lập, được sống trong phẩm giá và tự do di chuyển. Ước gì giải pháp hai quốc gia trở thành một thực tại chứ không phải chỉ là một giấc mơ. Hãy làm cho hòa bình được tiến triển tại các lãnh thổ này, các nước này hãy trở thành một ngọn đèn cho các dân nước (Is 42,6), mang hy vọng cho nhiều miền khác đang bị xung đột làm thương tổn!” ĐTC nói thêm rằng:
”Một trong những cảnh tượng đau buồn nhất đối với tôi trong cuộc viếng thăm đất nước này là bức tường. Khi tôi đi dọc theo bức tường ấy, tôi cầu nguyện cho một tương lái trong đó các dân tộc tại Thánh Địa có thể sống với nhau trong an bình và hòa hợp, không cần những dụng cụ an ninh và chia cách như vậy, nhưng đúng hơn tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, từ bỏ mọi hình thức bạo lực và gây hấn. Thưa tổng thống, tôi biết đạt tới mục tiêu đó là điều rất khó. Tôi biết trách vụ của tổng thống và của chính quyền Palestine là rất có khăn, nhưng tôi cam kết với quí vị về lời cầu nguyện của tôi và của các tín hữu Công Giáo trên thế giới cho quí vị để quí vị tiếp tục nỗ lực xây dựng một nền hòa bình công chính và lâu bền tại miền này”.
Tổng thống và thủ tướng Israel đã tiễn ĐTC đến tận chân thang chiếc máy bay Boeing 777 của hàng hàng không El Al.
Sau gần 4 giờ bay, vượt qua 2.250 cây số, máy bay chở ĐTC đã về tới Roma bằng an, kết thúc tốt đẹp chuyến viếng thăm thứ 12 của ngài tại hải ngoại và cũng là cuộc hành hương đầu tiên tại Thánh Địa.