VATICAN (28.05.2009) – Người giáo dân được kêu gọi không chỉ đơn thuần để giúp đỡ các linh mục trong việc điều hành giáo xứ, nhưng còn chia sẻ trọn vẹn trách nhiệm xây dựng Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh điều này khi ban huấn từ tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô. Ngài đã đọc diễn văn khai mạc hội nghị kéo dài 3 ngày - từ ngày 26-05, quy tụ các vị đại diện các thành phần Dân Chúa trong giáo phận Roma, để đánh giá về các công tác mục vụ và thúc đẩy sự tham gia của người giáo dân vào đời sống các giáo xứ cũng như giáo phận.
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nói: “Điều này đòi hỏi phải thay đổi não trạng, đặc biệt là đối với người giáo dân. Thay đổi từ chỗ xem người giáo dân như những người cộng tác của hàng giáo sĩ đến chỗ nhìn nhận họ như những người thực sự chia sẻ trách nhiệm đối với hiện hữu và hoạt động của Giáo Hội.” Để đạt mục đích này, bước đầu tiên là phải gia tăng nỗ lực giáo dục để giúp người giáo dân hiểu Công đồng Vaticanô II muốn nói gì khi mô tả Giáo Hội là Dân Thiên Chúa và Thân Mình Chúa Kitô. Dân Thiên Chúa là khái niệm trong Cựu Ước, nói đến việc Thiên Chúa đã thiết lập tương quan đặc biệt với một dân là dân Israel, để qua dân đó, Thiên Chúa bước vào lịch sử nhân loại và gặp gỡ mọi người, yêu thương và cứu độ họ.
Mục đích này đã đạt được nơi cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu: “Chúa Kitô đã phá đổ bức tường ngăn cách và liên kết tất cả chúng ta trong một thân thể. Trong thân mình Chúa Kitô, chúng ta trở nên một dân, dân của Thiên Chúa… Người đã phá đổ bức tường phân biệt các dân, chủng tộc và văn hoá; tất cả chúng ta được nên một trong Chúa Kitô.”
Đức Thánh Cha cho rằng dù đã có Công đồng Vaticanô II, nhưng rất nhiều người vẫn đồng hoá Giáo Hội với hàng giáo phẩm. Ngài nhấn mạnh, nói Giáo Hội là Dân Thiên Chúa có nghĩa là “tất cả chúng ta, từ giáo hoàng cho đến đứa trẻ vừa được rửa tội.” Một số người khác xem đời sống đức tin là chuyện cá nhân hoặc chỉ xem Giáo Hội đơn thuần là một tập thể xã hội. Thực ra, “Giáo Hội vốn bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi, là mầu nhiệm hiệp thông. Xét như là hiệp thông, Giáo Hội không chỉ là một thực tại thiêng liêng nhưng Giáo Hội còn sống trong lịch sử đến nỗi có thể nói là bằng xương bằng thịt.” Một đàng, đức tin đòi hỏi mối tương quan cá vị với Thiên Chúa; đàng khác, tương quan này lại được thể hiện trong một cộng đoàn mà ở đó, mỗi người có quyền và trách nhiệm đối với toàn thể. Do đó, phải giúp cho người giáo dân hiểu rằng họ thuộc về một cộng đoàn, và giáo xứ không chỉ đơn thuần là chỗ họ ghé qua để lãnh nhận các bí tích khi cần thiết.
Cuối cùng, Kitô hữu là người chia sẻ Tin Mừng cho người khác, đặc biệt qua những hành vi bác ái: “Đừng quên chứng tá của đức ái, chứng tá hiệp nhất các tâm hồn và mở lòng họ ra với Giáo Hội… Sống đức ái là hình thức truyền giáo hàng đầu. Lời được công bố chỉ trở nên hữu hình khi nhập thể trong những hành vi liên đới và chia sẻ, trong những cử chỉ bày tỏ cách cụ thể khuôn mặt Chúa Kitô, người bạn đích thực của nhân loại.”
(Theo CNS)
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nói: “Điều này đòi hỏi phải thay đổi não trạng, đặc biệt là đối với người giáo dân. Thay đổi từ chỗ xem người giáo dân như những người cộng tác của hàng giáo sĩ đến chỗ nhìn nhận họ như những người thực sự chia sẻ trách nhiệm đối với hiện hữu và hoạt động của Giáo Hội.” Để đạt mục đích này, bước đầu tiên là phải gia tăng nỗ lực giáo dục để giúp người giáo dân hiểu Công đồng Vaticanô II muốn nói gì khi mô tả Giáo Hội là Dân Thiên Chúa và Thân Mình Chúa Kitô. Dân Thiên Chúa là khái niệm trong Cựu Ước, nói đến việc Thiên Chúa đã thiết lập tương quan đặc biệt với một dân là dân Israel, để qua dân đó, Thiên Chúa bước vào lịch sử nhân loại và gặp gỡ mọi người, yêu thương và cứu độ họ.
Mục đích này đã đạt được nơi cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu: “Chúa Kitô đã phá đổ bức tường ngăn cách và liên kết tất cả chúng ta trong một thân thể. Trong thân mình Chúa Kitô, chúng ta trở nên một dân, dân của Thiên Chúa… Người đã phá đổ bức tường phân biệt các dân, chủng tộc và văn hoá; tất cả chúng ta được nên một trong Chúa Kitô.”
Đức Thánh Cha cho rằng dù đã có Công đồng Vaticanô II, nhưng rất nhiều người vẫn đồng hoá Giáo Hội với hàng giáo phẩm. Ngài nhấn mạnh, nói Giáo Hội là Dân Thiên Chúa có nghĩa là “tất cả chúng ta, từ giáo hoàng cho đến đứa trẻ vừa được rửa tội.” Một số người khác xem đời sống đức tin là chuyện cá nhân hoặc chỉ xem Giáo Hội đơn thuần là một tập thể xã hội. Thực ra, “Giáo Hội vốn bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi, là mầu nhiệm hiệp thông. Xét như là hiệp thông, Giáo Hội không chỉ là một thực tại thiêng liêng nhưng Giáo Hội còn sống trong lịch sử đến nỗi có thể nói là bằng xương bằng thịt.” Một đàng, đức tin đòi hỏi mối tương quan cá vị với Thiên Chúa; đàng khác, tương quan này lại được thể hiện trong một cộng đoàn mà ở đó, mỗi người có quyền và trách nhiệm đối với toàn thể. Do đó, phải giúp cho người giáo dân hiểu rằng họ thuộc về một cộng đoàn, và giáo xứ không chỉ đơn thuần là chỗ họ ghé qua để lãnh nhận các bí tích khi cần thiết.
Cuối cùng, Kitô hữu là người chia sẻ Tin Mừng cho người khác, đặc biệt qua những hành vi bác ái: “Đừng quên chứng tá của đức ái, chứng tá hiệp nhất các tâm hồn và mở lòng họ ra với Giáo Hội… Sống đức ái là hình thức truyền giáo hàng đầu. Lời được công bố chỉ trở nên hữu hình khi nhập thể trong những hành vi liên đới và chia sẻ, trong những cử chỉ bày tỏ cách cụ thể khuôn mặt Chúa Kitô, người bạn đích thực của nhân loại.”
(Theo CNS)