Năm mươi năm đã trôi qua kể từ ngày Đức GH Gioan XXIII làm thế giới ngạc nhiên khi công bố ý định triệu tập một công đồng chung. Ai trong chúng ta có trí khôn vào thời ấy hẳn nhớ rõ cái náo nức do việc công bố ấy đem lại cho người Công Giáo cũng như cho thế giới nói chung. Nguyên sự kiện một công đồng chung có thể xẩy ra đã là một chuyện phi thường rồi, vì theo cách tính của người Công Giáo, cho đến nay mới có 20 công đồng chung mà thôi. Đức GH Gioan XXIII đã từ từ cho biết rõ các ý định của ngài về công đồng chung lần này: canh tân Giáo Hội về phương diện thiêng liêng, cập nhật hóa mục vụ
(aggiornamento) và cổ vũ sự hợp nhất các Kitô hữu. Muốn thực hiện được bất cứ mục tiêu nào trong số ấy cũng đều đòi phải có việc thay đổi trong Giáo Hội. Canh tân thiêng liêng đòi phải thống hối; cập nhật có nghĩa là phải cởi bỏ một số thái độ, thói quen và định chế không còn thích hợp và dẫn nhập các thái độ, thói quen và định chế thích hợp hơn đối với giai đoạn cuối của thế kỷ 20; còn cổ vũ việc hợp nhất các Kitô hữu đương nhiên bao hàm các cố gắng để vượt lên trên các tha hóa mà từ bỏ nhiều sức mạnh ù lì của nhiều thế kỷ qua. Một điều gì mới mẻ và khác biệt đang hiện ra ở cuối chân trời. Đức GH Gioan XXIII soạn một lời cầu nguyện xin Chúa cho công đồng thành “một lễ Hiện Xuống mới!”.
Từ ngày được công bố (25 tháng 1 năm 1959) tới ngày kết thúc (8 tháng 12 năm 1965), Công Đồng Chung Vatican II đã tự chứng tỏ là một biến cố hết sức đặc biệt, như phần đông chúng ta đã chứng kiến bằng chính kinh nghiệm và quan sát bản thân. Mười sáu văn kiện đã đại biểu được điều 2,500 nghị phụ, hội họp dưới thời hai vị Giáo Hoàng là Gioan XXIII và Phaolô VI, muốn nói với Giáo Hội và thế giới. Các văn kiện này không từ trời rơi xuống, nhưng là kết quả của một diễn trình đối thoại, chạm trán, thỏa hiệp và hoà giải. Biết lịch sử lập pháp này là điều cần thiết để ta hiểu và lượng giá đầy đủ điều Công Đồng muốn nói, và không muốn nói, trong các bản văn sau cùng của mình. Nói cách khác, lịch sử và khoa giải thích (hermeneutics) phải đi đôi với nhau. Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu là chúng đi đôi với nhau như thế nào.
Gián đoạn hay canh tân?
Ngày 22 tháng 12 năm 2005, tức năm lên ngôi, Đức GH Bênêđíctô XVI, nhân dịp nói truyện hàng năm, theo thói quen, với Giáo Triều, trong phần duyệt lại các biến cố trong mấy tháng trước đó, đã nhắc đến việc cử hành kỷ niệm lần thứ 40 ngày kết thúc Vatican II. Nhân dịp đó, Đức Thánh Cha trình bày các suy nghĩ của ngài về việc giải thích đúng đắn Công Đồng này.
Đức Bênêđíctô XVI khởi sự bằng cách tương phản hai lối giải thích Công Đồng. Cách thứ nhất ngài gọi là “lối giải thích bất liên tục” (hermeneutics of discontinuity). Trong hai đoạn ngắn, Đức GH cho rằng phương thức này có nguy cơ chủ trương một sự bất liên tục giữa giáo hội trước công đồng và giáo hội sau công đồng, mà bỏ qua sự kiện này là thực ra Giáo Hội chỉ là một chủ thể lịch sử đơn nhất. Lối giải thích này xem thường các văn kiện của Công Đồng, coi chúng chỉ là kết quả của những thỏa hiệp bất hạnh, và chỉ trân qúy các yếu tố mới lạ trong các văn kiện ấy mà thôi. Nó xếp Công Đồng vào loại các hội nghị lập hiến với sứ mệnh bãi bỏ hiến pháp cũ để soạn ra hiến pháp mới, mặc dù trên thực tế, Giáo Hội vốn nhận lãnh từ Chính Chúa Kitô một hiến pháp không thể thay đổi.
Còn đối với lối giải thích kia, lối giải thích được Đức Bênêđíctô XVI ưa thích, có lẽ nhiều người sẽ cho rằng hẳn ngài sẽ gọi nó là lối “giải thích liên tục” (hermeneutics of continuity). Và quả thực những nhà bình luận bất cẩn đã từng sử dụng thuật ngữ ấy để miêu tả chủ trương của ngài. Nhưng thực ra, ngài gọi lối giải thích ấy là lối “giải thích canh tân” (hermeneutics of reform). Ngài dành phần lớn bài nói truyện của ngài (đến 85% nội dung) để giảng giải điều ngài muốn hàm ý trong thuật ngữ kia. Và phần lớn các giảng giải này tập chú vào lý do tại sao vào thời của Công Đồng, lại có nhu cầu cần một mức độ bất liên tục nào đó. Dù sao, nếu không có bất liên tục, thì khó mà nói tới canh tân.
Chìa khóa của giải thích
Để minh họa được sơ đồ giải thích của Đức GH Bênêđíctô XVI, ta phải nại tới hai vị Giáo Hoàng của Công Đồng. Từ bài diễn văn khai mạc Công Đồng của Đức Gioan XXIII, Đức Bênêđíctô trích dẫn đoạn văn nói rằng một đàng, mục tiêu của Công Đồng là chuyển giao tín lý một cách tinh ròng và trọn vẹn, đàng khác lại đòi phải nghiên cứu và trình bày tín lý ấy một cách phù hợp với nhu cầu của thời đại. Như thế, theo Đức Bênêđíctô XVI, việc phân biệt giữa bản chất đức tin và việc phát biểu nó ra đòi ta vừa phải trung thành vừa phải uyển chuyển năng động (dynamism). Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc tới đoạn trong bài diễn văn kết thúc Công Đồng của Đức Phaolô VI. Đoạn văn này có thể cung cấp cho ta một căn bản nào đó để ta nghĩ tới một thứ giải thích bất liên tục, vì nó đề cập tới sự tha hóa giữa Giáo Hội và thế giới, một tha hóa vốn là đặc điểm của mấy thế kỷ trước đó. Chính sự xem sét này đã hướng dẫn phần còn lại trong bài nói truyện của Đức Bênêđíctô XVI trước Giáo triều Rôma; một điều khá ngạc nhiên trong bài nói truyện của vị nguyên giáo sư thần học tín lý là ngài không quan tâm bao nhiêu tới các cuộc tranh luận đặc thù về tín lý.
Một thăm dò rất nhanh sẽ cho ta thấy sự tha hóa giữa Giáo Hội và thế giới tân thời: từ vụ án Galileo tới Phong Trào Ánh Sáng (the Enlightenment), từ Cách mạng Pháp và việc xuất hiện chủ nghĩa tự do triệt để tới các huênh hoang của khoa học tự nhiên cho rằng mình không cần tới giả thuyết Thiên Chúa mà vẫn có thể tự lo liệu được. Đức Bênêđíctô XVI cho rằng: phản ứng của Giáo Hội dưới thời Đức Piô IX đối với sự tha hóa ấy là “cay đắng và triệt để lên án”. Để trả đũa một phản ứng như thế, các đại biểu của thế giới cận đại cũng đã thẳng thừng hoàn toàn bác bỏ Giáo Hội như vậy. Xem ra không thể nào có được một “hiểu biết tích cực và có hiệu quả”.
Tuy nhiên, kể từ thời đó, sự việc đã thay đổi. Trong một nhận định mà có lẽ linh mục John Courtney Murray, Dòng Tên, hẳn phải thích thú, Đức Thánh Cha nói rằng thể nghiệm chính trị của Mỹ cho thấy một mô thức khác với mô thức xuất thân từ Cách Mạng Pháp. Các khoa học tự nhiên cũng đã trở nên khiêm tốn hơn trong các tham vọng của mình. Sau Thế Chiến Hai, “các chính khách Công Giáo đã chứng tỏ được rằng một nhà nước thế tục tân thời có thể hiện hữu mà không đòi phải trung lập đối với các giá trị nhưng có thể rút tỉa được sự sống từ các nguồn đạo đức vĩ đại do Kitô giáo mở ra”, mặt khác, học thuyết xã hội Công Giáo cũng đã đưa ra được một lý thuyết thay thế cho lý thuyết triệt để tự do và lý thuyết Mác-xít.
Thành thử ra, trước ngày Công Đồng khai mạc, ba câu hỏi lớn đã được đặt ra, và cả ba câu hỏi này đều đòi một suy tư và một định nghĩa mới. Đó là: các mối liên hệ giữa đức tin và khoa học hiện đại, giữa Giáo Hội và nhà nước hiện đại, và giữa Kitô Giáo cùng các tôn giáo khác, nhất là Do Thái Giáo. Đức Giáo Hoàng cho rằng: trong mỗi phạm vi ấy, “một hình thức bất liên tục nào đó có thể xuất hiện, và quả thực nó đã xuất hiện rồi”, một bất liên tục không đòi ta phải từ bỏ các nguyên tắc cổ truyền.
Đức Thánh Cha cũng mô tả chìa khóa giải thích mà ngài nghĩ nên áp dụng cho cả Vatican II nữa: “Chính sự phối hợp cả liên tục lẫn bất liên tục ở các bình diện khác nhau ấy đã tạo nên bản chất đích thực của canh tân chân chính”. Khi giải thích về sự “mới lạ trong liên tục”này, Đức Thánh Cha cho hay: đáp ứng của Giáo Hội đối với các vấn đề phụ thuộc tự nó phải là phụ thuộc, dù được đặt căn bản trên các nguyên tắc lâu bền. Trong trường hợp ấy, các nguyên tắc vẫn phải được duy trì ngay trong trường hợp có những thay đổi được đưa ra trong phương cách áp dụng chúng. Thí dụ chính được Đức Bênêđíctô XVI đưa ra là “Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo” của Công Đồng, một tuyên ngôn “cùng một lúc vừa nhìn nhận và biến làm của riêng nguyên tắc chủ yếu của nhà nước hiện đại vừa tái khám phá gia tài hết sức sâu sắc của Giáo Hội”, hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu và Giáo Hội của các thánh tử đạo mọi thời.
Nếu những xác định mới này về mối liên hệ giữa đức tin và “một số yếu tố căn bản của tư tưởng hiện đại” đòi Công Đồng phải suy nghĩ lại và có khi phải sửa chữa lại các quyết định lịch sử của thời trước, thì Công Đồng đã chỉ làm thế để duy trì và thâm hậu hóa bản chất và căn tính sâu xa nhất của Giáo Hội. Điều được Đức Thánh Cha gọi là “câu trả lời ‘có’ đầy căn bản này đối với thế giới hiện đại” không có tham vọng chấm dứt mọi căng thẳng, cũng như không loại trừ được mọi nguy cơ, và có nhiều phương diện Giáo Hội tiếp tục vẫn phải là “dấu chỉ của mâu thuẫn” (Lc 2:34). Điều Giáo Hội muốn thực hiện là “bỏ qua một bên các chống đối do lầm lẫn tạo ra hay đã trở nên phù phiếm, hầu có thể trình bày cho thế giới chúng ta các đòi hỏi của Phúc Âm trong vẻ cao cả và tinh ròng của nó”. Đó là cách Giáo Hội xử lý sự khó khăn trong mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, được miêu tả theo lối nói của Thánh Kinh là Kitô hữu có bổn phận phải sẵn sàng trả lời (apo-logia) cho bất cứ ai hỏi họ cái logos, hay lý do tại sao họ tin cậy (1 Pet 3:15). Điều này từng đưa Giáo Hội vào cuộc đối thoại với nền Văn Hóa Hy Lạp. Và trong thời Trung Cổ, lúc xem ra đức tin và lý trí có nguy cơ mâu thuẫn nhau một cách không thể nào hoà giải được, thì việc ấy đã khiến Thánh Tôma Aquinô suy tư về “cuộc gặp gỡ mới giữa đức tin và triết lý Aristốt và nhờ thế đã đặt đức tin vào một mối liên hệ tích cực với hình thức lý luận thuận lý đang thịnh hành lúc bấy giờ”. Có điều đáng nói là từ những thế kỷ sau đó, Đức GH Bênêđíctô XVI không đưa ra một thí dụ nào cho thấy một thành tựu tương tự và đầy thành công như thế trong điều được ngài gọi là “cuộc tranh luận giảm dần giữa lý trí hiện đại và đức tin Kitô Giáo”.
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng càng tiếp diễn các luận điểm của ngài, thì sự dị biệt rõ ràng giữa hai xu hướng giải thích trái ngược nhau mà ngài vốn dùng để khởi sự cuộc nói truyện của ngài càng trở nên mờ nhạt đi. Sự canh tân mà Đức Bênêđíctô XVI vốn coi như tâm điểm các thành tựu của Công Đồng tự nó cũng đã là một mới lạ trong liên tục, một trung thành trong uyển chuyển năng động rồi. Nó bao hàm nhiều yếu tố quan trọng của bất liên tục. Dĩ nhiên, ta có thể tương phản hai phương thức này bằng cách bảo một phương thức rằng: “các anh chỉ biết nhấn mạnh tới liên tục!” và bảo phương thức kia rằng: “các anh chỉ nhấn mạnh tới bất liên tục!”. Nhưng những quan điểm ấy chỉ là những điều trừu tượng, trên thực tế khó có thể tìm thấy người nào chủ trương một trong hai thứ ấy. Có lẽ các lối giải thích cân bằng của Đức Thánh Cha đại biểu cho điều được các nhà xã hội học gọi là “các mẫu lý tưởng” (ideals types), có thể coi là các phương thế hữu dụng để đặt ra câu hỏi quan trọng, chứ không nên cho đó là chủ trương theo nghĩa đen của một ai đó. Lối giải thích bất liên tục không nên nhìn đâu cũng thấy đứt đoạn; nhưng lối giải thích canh tân cũng phải thừa nhận một số bất liên tục quan trọng nào đó.
Thuyết phục những nhà duy truyền thống
Điều khiến một số quan sát viên lấy làm bỡ ngỡ là khi muốn minh họa lối giải thích canh tân, Đức Thánh Cha lại sử dụng phương thức tiếp cận mới mẻ của Công Đồng đối với thế giới hiện đại trong việc bàn tới tự do tôn giáo. Thiển nghĩ, đây là dấu chỉ cho thấy Đức Thánh Cha không chủ yếu, hay ít nhất không duy nhất, có ý nói đến các nhà biên tập cũng như các tác giả của bộ Lịch Sử Vatican II do Giuseppe Alberigo chủ biên, như nhiều người vốn nghĩ. Bởi vì khi Giuseppe Alberigo viết rằng Công Đồng đại biểu cho “una svolta epochale” (một khúc quanh có tính thời đại), là ông ta muốn đặc biệt ám chỉ các loại liên hệ mới với thế giới, những liên hệ mà Đức Thánh Cha vốn cho là Công Đồng cần phải tạo ra.
Cho nên theo thiển nghĩ, đúng hơn, Đức Thánh Cha muốn thuyết phục nhóm người khác hẳn, tức các nhà duy truyền thống. Nhóm người này sở dĩ chống đối Công Đồng, phần lớn vì họ tin rằng giáo huấn của Công Đồng về Giáo Hội, về nhà nước và về tự do tôn giáo đem lại một bất liên tục có tính cách mạng đối với tín lý chính thức của Giáo Hội. Tổng giám mục Marcel Lefèbvre, chẳng hạn, đã cực lực chỉ trích lời tuyên bố của Đức HY Ratzinger hồi đó mà cho rằng: các văn kiện Gaudium et Spes, Dignitatis Humanae và Nostra Aetate ( Vui Mừng và Hy Vọng, Phẩm Giá Con Người, và Thời Đại Ta) đã đại diện cho “việc xét lại Bản Danh Mục (các sai lầm), một thứ phản đề đối với bản danh mục kia…, một mưu toan chính thức giao hòa với thời đại mới bắt đầu khai sinh từ [cách mạng] 1789”. Đức Hồng Y Ratzinger quả có nói rằng các văn kiện trên rất đúng khi bỏ lại phía sau các quan điểm một chiều và xưa cũ từng được chấp nhận dưới thời Đức Piô IX và Đức Piô X; và nay đã đến lúc để Giáo Hội từ bỏ nhiều điều từ trước đến nay từng được coi là an toàn và là chuyện đương nhiên. Giáo Hội phải loại bỏ các pháo đài cố hữu và chỉ nên tin vào thuẫn đỡ của đức tin.
Tổng giám mục Lefèbvre coi các nhận định trên là “tầm phào phóng túng” (liberal banalities), dửng dưng hay đúng hơn phỉ báng sự hỗ trợ mà Giáo Hội vốn nhận được từ nhà nước có tuyên tín Công Giáo và các định chế của nó. Lefèbvre cho rằng sự kếp hợp giữa giáo hội và nhà nước “là một nguyên tắc của học lý Công Giáo cũng bất di bất dịch như chính học lý vậy”. Người kế nhiệm Lefèbvre là Bernard Fellay đã nhắc lại các nhận định trên đây của Đúc HY Ratzinger trong một lá thư viết năm 2002 để minh họa các điểm bất đồng nghiêm trọng còn tồn tại giữa Rôma và Ecône (trụ sở của nhóm này). Nhóm của ông không khi nào chấp nhận “bất cứ sự khai triển không đồng nhất nào”, như điều Công Đồng dạy về tự do tôn giáo chẳng hạn.
Như thế, phải hiểu bài nói truyện của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI về việc giải thích Công đồng Vatican II như một cố gắng nhằm thuyết phục các nhà duy truyền thống rằng cần phải phân biệt giữa bình diện học lý hay nguyên tắc với bình diện áp dụng cụ thể và đáp ứng hoàn cảnh. Ta có thể coi bài nói truyện của ngài ngang tầm như nhiều hành động khác của ngài nhằm vào các nhà duy truyền thống, như việc ngài minh xác rằng tại Công Đồng, Giáo Hội Công Giáo không từ bỏ chủ trương coi mình là Giáo Hội duy nhất chân thật và việc ngài cho phép sử dụng nền phụng vụ chưa được cải cách. Cho đến nay, xem ra nhóm của Fellay vẫn chưa được thuyết phục. Ám chỉ đến việc Đức Thánh Cha nhận định về việc giái thích Công Đồng Vatican II, Fellay cho rằng công đồng cần nhiều điều hơn là việc giải thích đúng; giáo huấn của công đồng cần được duyệt lại và sửa chữa lại.
Về liên tục tính
Vấn đề liên tục tính, ít nhất, cũng có thể nhìn từ ba quan điểm khác nhau. Về phương diện tín lý, rõ ràng là có sự liên tục: Vatican II không vứt bỏ bất cứ tín điều nào của Giáo Hội và cũng không công bố bất cứ tín điều nào mới. Tuy nhiên, công đồng quả có tái khám phá nhiều tín điều quan trọng, tương đối đã bị lãng quên trong mấy thế kỷ trước đó, như tính hiệp đoàn (collegiality) của các giám mục, chức linh mục của mọi người đã rửa tội, thần học về giáo hội địa phương và sự quan trọng của Thánh Kinh. Tái khẳng định những điều như thế có nghĩa là đặt các tín điều khác vào một đồng văn rộng lớn hơn và phong phú hơn trước. Sau cùng, công đồng vượt ra ngoài phương pháp và ngôn ngữ bình thường của các công đồng chung như Trent và Vatican I, ít nhất cũng tuân theo lệnh của Đức Gioan XXIII đòi nó phải đưa ra một tầm nhìn tích cực và dễ cho mọi người với tới về đức tin, và tự chế không đưa ra các lời kết án (anathemas) vốn là đặc điểm của các công đồng chung trước đó.
Về phương diện thần học, công đồng là hoa trái của các phong trào canh tân của thế kỷ 20 trong các ngành nghiên cứu thánh kinh, giáo phụ và trung cổ; trong nền thần học phụng vụ; trong cuộc đối thoại đại kết; trong các cuộc gặp gỡ mới mẻ và tích cực hơn với nền triết lý hiện đại; trong việc tái suy tư mối liên hệ giữa giáo hội và thế giới; và trong việc tái suy tư vai trò của giáo dân trong giáo hội. Trong mấy thập niên trước khi có công đồng, nhiều phong trào trong số trên đã bị chính thức nghi ngờ cách này hay cách nọ, đôi khi còn bị kết án nữa, một thái độ đã được phản ánh ngay trong các văn kiện chính thức do Vatican II soạn thảo. Trong kỳ họp đầu tiên của công đồng (năm 1962), đã có cả một bi kịch thực sự xẩy ra, khi các văn kiện kia bị chỉ trích nặng nề vì thiếu sót nội dung canh tân về thần học và mục vụ đang thịnh hành lúc ấy. Việc bác bỏ các bản văn soạn sẵn quả có đem lại một bất liên tục tính nào đó cho việc diễn tiến của công đồng. Phần lớn diễn biến sau đó của công đồng cho thấy sự khó khăn trong việc xác định phải đưa các bản văn nào thay thế cho các bản văn bị loại bỏ, trong việc phục hồi “gia tài sâu sắc nhất của giáo hội”, nói theo kiểu nói của Đức Bênêđíctô XVI, và trong việc tìm ra thứ ngôn ngữ thích hợp để phát biểu gia tài ấy ra. Trong tất cả những vấn đề ấy, ta thấy có một bất liên tục đáng kể.
Còn về phương diện xã hội học và lịch sử, người ta nhìn công đồng trên một cái phông rộng lớn hơn, và họ không thể tự hạn chế họ vào các ý định của các vị giáo hoàng và các vị giám mục hay vào các văn kiện sau cùng. Ngày nay, người ta thường nghiên cứu tác động của công đồng theo những điều đã cảm nghiệm, đã quan sát và đã được thực thi. Từ những góc cạnh này, khó tránh được việc nhấn mạnh tới sự bất liên tục, hay nhấn mạnh tới cảm nghiệm về một biến cố vượt thoát ra ngoài lề thói (routine). Đó là ngôn ngữ chung được các vị tham dự và quan sát viên sử dụng vào lúc ấy. Các suy tư riêng của nhà thần học trẻ tuổi Ratzinger sau mỗi phiên họp, được công bố bằng tiếng Anh dưới tựa đề “Theological Highlights of Vatican II” (Các cao điểm thần học của Vatican II) là một điển hình rất tốt. Chính từ quan điểm này, James Hitchcock đã gọi Vatican II là “biến cố quan trọng nhất của giáo hội trong bốn trăm năm qua” và nhà sử học kiêm xã hội học người Pháp là Émile Poulat đã nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo, trong 10 năm sau Vatican II, đã thay đổi nhiều hơn cả 100 năm trước đó. Một cái nhìn tương tự như thế cũng đã được nhiều người khác, thuộc đủ mọi trình độ ý thức hệ, chủ trương. Bất kể họ coi những điều đã xẩy ra là tốt hay xấu, tất cả đều nhất trí rằng một biến cố lớn lao đã xẩy ra.
Nếu những phân biệt như trên được duy trì trong tâm trí người ta, thì điều ấy quả rất hữu ích. Vì các phân biệt như thế sẽ giúp các học giả biết nhận dạng chính xác đâu mới thực sự là điểm dị biệt trong việc giải thích Vatican II, và lượng giá được liệu các dị biệt ấy có thực sự kình chống nhau hay không. Phong thái của Đức Bênêđíctô XVI trong bài nói truyện này cũng là tấm gương cho thấy một cố gắng nghiêm chỉnh muốn phân biệt rõ ràng và nếu cố gắng của ngài được nhiều người mô phỏng, thì cuộc tranh luận về công đồng sẽ được nâng cấp một cách đáng kể.
Theo Cha Joseph A. Komonchak, Giáo sư Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại Học Công Giáo Mỹ, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Novelty in Continuity, America 2/2/09
(aggiornamento) và cổ vũ sự hợp nhất các Kitô hữu. Muốn thực hiện được bất cứ mục tiêu nào trong số ấy cũng đều đòi phải có việc thay đổi trong Giáo Hội. Canh tân thiêng liêng đòi phải thống hối; cập nhật có nghĩa là phải cởi bỏ một số thái độ, thói quen và định chế không còn thích hợp và dẫn nhập các thái độ, thói quen và định chế thích hợp hơn đối với giai đoạn cuối của thế kỷ 20; còn cổ vũ việc hợp nhất các Kitô hữu đương nhiên bao hàm các cố gắng để vượt lên trên các tha hóa mà từ bỏ nhiều sức mạnh ù lì của nhiều thế kỷ qua. Một điều gì mới mẻ và khác biệt đang hiện ra ở cuối chân trời. Đức GH Gioan XXIII soạn một lời cầu nguyện xin Chúa cho công đồng thành “một lễ Hiện Xuống mới!”.
Từ ngày được công bố (25 tháng 1 năm 1959) tới ngày kết thúc (8 tháng 12 năm 1965), Công Đồng Chung Vatican II đã tự chứng tỏ là một biến cố hết sức đặc biệt, như phần đông chúng ta đã chứng kiến bằng chính kinh nghiệm và quan sát bản thân. Mười sáu văn kiện đã đại biểu được điều 2,500 nghị phụ, hội họp dưới thời hai vị Giáo Hoàng là Gioan XXIII và Phaolô VI, muốn nói với Giáo Hội và thế giới. Các văn kiện này không từ trời rơi xuống, nhưng là kết quả của một diễn trình đối thoại, chạm trán, thỏa hiệp và hoà giải. Biết lịch sử lập pháp này là điều cần thiết để ta hiểu và lượng giá đầy đủ điều Công Đồng muốn nói, và không muốn nói, trong các bản văn sau cùng của mình. Nói cách khác, lịch sử và khoa giải thích (hermeneutics) phải đi đôi với nhau. Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu là chúng đi đôi với nhau như thế nào.
Gián đoạn hay canh tân?
Ngày 22 tháng 12 năm 2005, tức năm lên ngôi, Đức GH Bênêđíctô XVI, nhân dịp nói truyện hàng năm, theo thói quen, với Giáo Triều, trong phần duyệt lại các biến cố trong mấy tháng trước đó, đã nhắc đến việc cử hành kỷ niệm lần thứ 40 ngày kết thúc Vatican II. Nhân dịp đó, Đức Thánh Cha trình bày các suy nghĩ của ngài về việc giải thích đúng đắn Công Đồng này.
Đức Bênêđíctô XVI khởi sự bằng cách tương phản hai lối giải thích Công Đồng. Cách thứ nhất ngài gọi là “lối giải thích bất liên tục” (hermeneutics of discontinuity). Trong hai đoạn ngắn, Đức GH cho rằng phương thức này có nguy cơ chủ trương một sự bất liên tục giữa giáo hội trước công đồng và giáo hội sau công đồng, mà bỏ qua sự kiện này là thực ra Giáo Hội chỉ là một chủ thể lịch sử đơn nhất. Lối giải thích này xem thường các văn kiện của Công Đồng, coi chúng chỉ là kết quả của những thỏa hiệp bất hạnh, và chỉ trân qúy các yếu tố mới lạ trong các văn kiện ấy mà thôi. Nó xếp Công Đồng vào loại các hội nghị lập hiến với sứ mệnh bãi bỏ hiến pháp cũ để soạn ra hiến pháp mới, mặc dù trên thực tế, Giáo Hội vốn nhận lãnh từ Chính Chúa Kitô một hiến pháp không thể thay đổi.
Còn đối với lối giải thích kia, lối giải thích được Đức Bênêđíctô XVI ưa thích, có lẽ nhiều người sẽ cho rằng hẳn ngài sẽ gọi nó là lối “giải thích liên tục” (hermeneutics of continuity). Và quả thực những nhà bình luận bất cẩn đã từng sử dụng thuật ngữ ấy để miêu tả chủ trương của ngài. Nhưng thực ra, ngài gọi lối giải thích ấy là lối “giải thích canh tân” (hermeneutics of reform). Ngài dành phần lớn bài nói truyện của ngài (đến 85% nội dung) để giảng giải điều ngài muốn hàm ý trong thuật ngữ kia. Và phần lớn các giảng giải này tập chú vào lý do tại sao vào thời của Công Đồng, lại có nhu cầu cần một mức độ bất liên tục nào đó. Dù sao, nếu không có bất liên tục, thì khó mà nói tới canh tân.
Chìa khóa của giải thích
Để minh họa được sơ đồ giải thích của Đức GH Bênêđíctô XVI, ta phải nại tới hai vị Giáo Hoàng của Công Đồng. Từ bài diễn văn khai mạc Công Đồng của Đức Gioan XXIII, Đức Bênêđíctô trích dẫn đoạn văn nói rằng một đàng, mục tiêu của Công Đồng là chuyển giao tín lý một cách tinh ròng và trọn vẹn, đàng khác lại đòi phải nghiên cứu và trình bày tín lý ấy một cách phù hợp với nhu cầu của thời đại. Như thế, theo Đức Bênêđíctô XVI, việc phân biệt giữa bản chất đức tin và việc phát biểu nó ra đòi ta vừa phải trung thành vừa phải uyển chuyển năng động (dynamism). Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc tới đoạn trong bài diễn văn kết thúc Công Đồng của Đức Phaolô VI. Đoạn văn này có thể cung cấp cho ta một căn bản nào đó để ta nghĩ tới một thứ giải thích bất liên tục, vì nó đề cập tới sự tha hóa giữa Giáo Hội và thế giới, một tha hóa vốn là đặc điểm của mấy thế kỷ trước đó. Chính sự xem sét này đã hướng dẫn phần còn lại trong bài nói truyện của Đức Bênêđíctô XVI trước Giáo triều Rôma; một điều khá ngạc nhiên trong bài nói truyện của vị nguyên giáo sư thần học tín lý là ngài không quan tâm bao nhiêu tới các cuộc tranh luận đặc thù về tín lý.
Một thăm dò rất nhanh sẽ cho ta thấy sự tha hóa giữa Giáo Hội và thế giới tân thời: từ vụ án Galileo tới Phong Trào Ánh Sáng (the Enlightenment), từ Cách mạng Pháp và việc xuất hiện chủ nghĩa tự do triệt để tới các huênh hoang của khoa học tự nhiên cho rằng mình không cần tới giả thuyết Thiên Chúa mà vẫn có thể tự lo liệu được. Đức Bênêđíctô XVI cho rằng: phản ứng của Giáo Hội dưới thời Đức Piô IX đối với sự tha hóa ấy là “cay đắng và triệt để lên án”. Để trả đũa một phản ứng như thế, các đại biểu của thế giới cận đại cũng đã thẳng thừng hoàn toàn bác bỏ Giáo Hội như vậy. Xem ra không thể nào có được một “hiểu biết tích cực và có hiệu quả”.
Tuy nhiên, kể từ thời đó, sự việc đã thay đổi. Trong một nhận định mà có lẽ linh mục John Courtney Murray, Dòng Tên, hẳn phải thích thú, Đức Thánh Cha nói rằng thể nghiệm chính trị của Mỹ cho thấy một mô thức khác với mô thức xuất thân từ Cách Mạng Pháp. Các khoa học tự nhiên cũng đã trở nên khiêm tốn hơn trong các tham vọng của mình. Sau Thế Chiến Hai, “các chính khách Công Giáo đã chứng tỏ được rằng một nhà nước thế tục tân thời có thể hiện hữu mà không đòi phải trung lập đối với các giá trị nhưng có thể rút tỉa được sự sống từ các nguồn đạo đức vĩ đại do Kitô giáo mở ra”, mặt khác, học thuyết xã hội Công Giáo cũng đã đưa ra được một lý thuyết thay thế cho lý thuyết triệt để tự do và lý thuyết Mác-xít.
Thành thử ra, trước ngày Công Đồng khai mạc, ba câu hỏi lớn đã được đặt ra, và cả ba câu hỏi này đều đòi một suy tư và một định nghĩa mới. Đó là: các mối liên hệ giữa đức tin và khoa học hiện đại, giữa Giáo Hội và nhà nước hiện đại, và giữa Kitô Giáo cùng các tôn giáo khác, nhất là Do Thái Giáo. Đức Giáo Hoàng cho rằng: trong mỗi phạm vi ấy, “một hình thức bất liên tục nào đó có thể xuất hiện, và quả thực nó đã xuất hiện rồi”, một bất liên tục không đòi ta phải từ bỏ các nguyên tắc cổ truyền.
Đức Thánh Cha cũng mô tả chìa khóa giải thích mà ngài nghĩ nên áp dụng cho cả Vatican II nữa: “Chính sự phối hợp cả liên tục lẫn bất liên tục ở các bình diện khác nhau ấy đã tạo nên bản chất đích thực của canh tân chân chính”. Khi giải thích về sự “mới lạ trong liên tục”này, Đức Thánh Cha cho hay: đáp ứng của Giáo Hội đối với các vấn đề phụ thuộc tự nó phải là phụ thuộc, dù được đặt căn bản trên các nguyên tắc lâu bền. Trong trường hợp ấy, các nguyên tắc vẫn phải được duy trì ngay trong trường hợp có những thay đổi được đưa ra trong phương cách áp dụng chúng. Thí dụ chính được Đức Bênêđíctô XVI đưa ra là “Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo” của Công Đồng, một tuyên ngôn “cùng một lúc vừa nhìn nhận và biến làm của riêng nguyên tắc chủ yếu của nhà nước hiện đại vừa tái khám phá gia tài hết sức sâu sắc của Giáo Hội”, hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu và Giáo Hội của các thánh tử đạo mọi thời.
Nếu những xác định mới này về mối liên hệ giữa đức tin và “một số yếu tố căn bản của tư tưởng hiện đại” đòi Công Đồng phải suy nghĩ lại và có khi phải sửa chữa lại các quyết định lịch sử của thời trước, thì Công Đồng đã chỉ làm thế để duy trì và thâm hậu hóa bản chất và căn tính sâu xa nhất của Giáo Hội. Điều được Đức Thánh Cha gọi là “câu trả lời ‘có’ đầy căn bản này đối với thế giới hiện đại” không có tham vọng chấm dứt mọi căng thẳng, cũng như không loại trừ được mọi nguy cơ, và có nhiều phương diện Giáo Hội tiếp tục vẫn phải là “dấu chỉ của mâu thuẫn” (Lc 2:34). Điều Giáo Hội muốn thực hiện là “bỏ qua một bên các chống đối do lầm lẫn tạo ra hay đã trở nên phù phiếm, hầu có thể trình bày cho thế giới chúng ta các đòi hỏi của Phúc Âm trong vẻ cao cả và tinh ròng của nó”. Đó là cách Giáo Hội xử lý sự khó khăn trong mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, được miêu tả theo lối nói của Thánh Kinh là Kitô hữu có bổn phận phải sẵn sàng trả lời (apo-logia) cho bất cứ ai hỏi họ cái logos, hay lý do tại sao họ tin cậy (1 Pet 3:15). Điều này từng đưa Giáo Hội vào cuộc đối thoại với nền Văn Hóa Hy Lạp. Và trong thời Trung Cổ, lúc xem ra đức tin và lý trí có nguy cơ mâu thuẫn nhau một cách không thể nào hoà giải được, thì việc ấy đã khiến Thánh Tôma Aquinô suy tư về “cuộc gặp gỡ mới giữa đức tin và triết lý Aristốt và nhờ thế đã đặt đức tin vào một mối liên hệ tích cực với hình thức lý luận thuận lý đang thịnh hành lúc bấy giờ”. Có điều đáng nói là từ những thế kỷ sau đó, Đức GH Bênêđíctô XVI không đưa ra một thí dụ nào cho thấy một thành tựu tương tự và đầy thành công như thế trong điều được ngài gọi là “cuộc tranh luận giảm dần giữa lý trí hiện đại và đức tin Kitô Giáo”.
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng càng tiếp diễn các luận điểm của ngài, thì sự dị biệt rõ ràng giữa hai xu hướng giải thích trái ngược nhau mà ngài vốn dùng để khởi sự cuộc nói truyện của ngài càng trở nên mờ nhạt đi. Sự canh tân mà Đức Bênêđíctô XVI vốn coi như tâm điểm các thành tựu của Công Đồng tự nó cũng đã là một mới lạ trong liên tục, một trung thành trong uyển chuyển năng động rồi. Nó bao hàm nhiều yếu tố quan trọng của bất liên tục. Dĩ nhiên, ta có thể tương phản hai phương thức này bằng cách bảo một phương thức rằng: “các anh chỉ biết nhấn mạnh tới liên tục!” và bảo phương thức kia rằng: “các anh chỉ nhấn mạnh tới bất liên tục!”. Nhưng những quan điểm ấy chỉ là những điều trừu tượng, trên thực tế khó có thể tìm thấy người nào chủ trương một trong hai thứ ấy. Có lẽ các lối giải thích cân bằng của Đức Thánh Cha đại biểu cho điều được các nhà xã hội học gọi là “các mẫu lý tưởng” (ideals types), có thể coi là các phương thế hữu dụng để đặt ra câu hỏi quan trọng, chứ không nên cho đó là chủ trương theo nghĩa đen của một ai đó. Lối giải thích bất liên tục không nên nhìn đâu cũng thấy đứt đoạn; nhưng lối giải thích canh tân cũng phải thừa nhận một số bất liên tục quan trọng nào đó.
Thuyết phục những nhà duy truyền thống
Điều khiến một số quan sát viên lấy làm bỡ ngỡ là khi muốn minh họa lối giải thích canh tân, Đức Thánh Cha lại sử dụng phương thức tiếp cận mới mẻ của Công Đồng đối với thế giới hiện đại trong việc bàn tới tự do tôn giáo. Thiển nghĩ, đây là dấu chỉ cho thấy Đức Thánh Cha không chủ yếu, hay ít nhất không duy nhất, có ý nói đến các nhà biên tập cũng như các tác giả của bộ Lịch Sử Vatican II do Giuseppe Alberigo chủ biên, như nhiều người vốn nghĩ. Bởi vì khi Giuseppe Alberigo viết rằng Công Đồng đại biểu cho “una svolta epochale” (một khúc quanh có tính thời đại), là ông ta muốn đặc biệt ám chỉ các loại liên hệ mới với thế giới, những liên hệ mà Đức Thánh Cha vốn cho là Công Đồng cần phải tạo ra.
Cho nên theo thiển nghĩ, đúng hơn, Đức Thánh Cha muốn thuyết phục nhóm người khác hẳn, tức các nhà duy truyền thống. Nhóm người này sở dĩ chống đối Công Đồng, phần lớn vì họ tin rằng giáo huấn của Công Đồng về Giáo Hội, về nhà nước và về tự do tôn giáo đem lại một bất liên tục có tính cách mạng đối với tín lý chính thức của Giáo Hội. Tổng giám mục Marcel Lefèbvre, chẳng hạn, đã cực lực chỉ trích lời tuyên bố của Đức HY Ratzinger hồi đó mà cho rằng: các văn kiện Gaudium et Spes, Dignitatis Humanae và Nostra Aetate ( Vui Mừng và Hy Vọng, Phẩm Giá Con Người, và Thời Đại Ta) đã đại diện cho “việc xét lại Bản Danh Mục (các sai lầm), một thứ phản đề đối với bản danh mục kia…, một mưu toan chính thức giao hòa với thời đại mới bắt đầu khai sinh từ [cách mạng] 1789”. Đức Hồng Y Ratzinger quả có nói rằng các văn kiện trên rất đúng khi bỏ lại phía sau các quan điểm một chiều và xưa cũ từng được chấp nhận dưới thời Đức Piô IX và Đức Piô X; và nay đã đến lúc để Giáo Hội từ bỏ nhiều điều từ trước đến nay từng được coi là an toàn và là chuyện đương nhiên. Giáo Hội phải loại bỏ các pháo đài cố hữu và chỉ nên tin vào thuẫn đỡ của đức tin.
Tổng giám mục Lefèbvre coi các nhận định trên là “tầm phào phóng túng” (liberal banalities), dửng dưng hay đúng hơn phỉ báng sự hỗ trợ mà Giáo Hội vốn nhận được từ nhà nước có tuyên tín Công Giáo và các định chế của nó. Lefèbvre cho rằng sự kếp hợp giữa giáo hội và nhà nước “là một nguyên tắc của học lý Công Giáo cũng bất di bất dịch như chính học lý vậy”. Người kế nhiệm Lefèbvre là Bernard Fellay đã nhắc lại các nhận định trên đây của Đúc HY Ratzinger trong một lá thư viết năm 2002 để minh họa các điểm bất đồng nghiêm trọng còn tồn tại giữa Rôma và Ecône (trụ sở của nhóm này). Nhóm của ông không khi nào chấp nhận “bất cứ sự khai triển không đồng nhất nào”, như điều Công Đồng dạy về tự do tôn giáo chẳng hạn.
Như thế, phải hiểu bài nói truyện của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI về việc giải thích Công đồng Vatican II như một cố gắng nhằm thuyết phục các nhà duy truyền thống rằng cần phải phân biệt giữa bình diện học lý hay nguyên tắc với bình diện áp dụng cụ thể và đáp ứng hoàn cảnh. Ta có thể coi bài nói truyện của ngài ngang tầm như nhiều hành động khác của ngài nhằm vào các nhà duy truyền thống, như việc ngài minh xác rằng tại Công Đồng, Giáo Hội Công Giáo không từ bỏ chủ trương coi mình là Giáo Hội duy nhất chân thật và việc ngài cho phép sử dụng nền phụng vụ chưa được cải cách. Cho đến nay, xem ra nhóm của Fellay vẫn chưa được thuyết phục. Ám chỉ đến việc Đức Thánh Cha nhận định về việc giái thích Công Đồng Vatican II, Fellay cho rằng công đồng cần nhiều điều hơn là việc giải thích đúng; giáo huấn của công đồng cần được duyệt lại và sửa chữa lại.
Về liên tục tính
Vấn đề liên tục tính, ít nhất, cũng có thể nhìn từ ba quan điểm khác nhau. Về phương diện tín lý, rõ ràng là có sự liên tục: Vatican II không vứt bỏ bất cứ tín điều nào của Giáo Hội và cũng không công bố bất cứ tín điều nào mới. Tuy nhiên, công đồng quả có tái khám phá nhiều tín điều quan trọng, tương đối đã bị lãng quên trong mấy thế kỷ trước đó, như tính hiệp đoàn (collegiality) của các giám mục, chức linh mục của mọi người đã rửa tội, thần học về giáo hội địa phương và sự quan trọng của Thánh Kinh. Tái khẳng định những điều như thế có nghĩa là đặt các tín điều khác vào một đồng văn rộng lớn hơn và phong phú hơn trước. Sau cùng, công đồng vượt ra ngoài phương pháp và ngôn ngữ bình thường của các công đồng chung như Trent và Vatican I, ít nhất cũng tuân theo lệnh của Đức Gioan XXIII đòi nó phải đưa ra một tầm nhìn tích cực và dễ cho mọi người với tới về đức tin, và tự chế không đưa ra các lời kết án (anathemas) vốn là đặc điểm của các công đồng chung trước đó.
Về phương diện thần học, công đồng là hoa trái của các phong trào canh tân của thế kỷ 20 trong các ngành nghiên cứu thánh kinh, giáo phụ và trung cổ; trong nền thần học phụng vụ; trong cuộc đối thoại đại kết; trong các cuộc gặp gỡ mới mẻ và tích cực hơn với nền triết lý hiện đại; trong việc tái suy tư mối liên hệ giữa giáo hội và thế giới; và trong việc tái suy tư vai trò của giáo dân trong giáo hội. Trong mấy thập niên trước khi có công đồng, nhiều phong trào trong số trên đã bị chính thức nghi ngờ cách này hay cách nọ, đôi khi còn bị kết án nữa, một thái độ đã được phản ánh ngay trong các văn kiện chính thức do Vatican II soạn thảo. Trong kỳ họp đầu tiên của công đồng (năm 1962), đã có cả một bi kịch thực sự xẩy ra, khi các văn kiện kia bị chỉ trích nặng nề vì thiếu sót nội dung canh tân về thần học và mục vụ đang thịnh hành lúc ấy. Việc bác bỏ các bản văn soạn sẵn quả có đem lại một bất liên tục tính nào đó cho việc diễn tiến của công đồng. Phần lớn diễn biến sau đó của công đồng cho thấy sự khó khăn trong việc xác định phải đưa các bản văn nào thay thế cho các bản văn bị loại bỏ, trong việc phục hồi “gia tài sâu sắc nhất của giáo hội”, nói theo kiểu nói của Đức Bênêđíctô XVI, và trong việc tìm ra thứ ngôn ngữ thích hợp để phát biểu gia tài ấy ra. Trong tất cả những vấn đề ấy, ta thấy có một bất liên tục đáng kể.
Còn về phương diện xã hội học và lịch sử, người ta nhìn công đồng trên một cái phông rộng lớn hơn, và họ không thể tự hạn chế họ vào các ý định của các vị giáo hoàng và các vị giám mục hay vào các văn kiện sau cùng. Ngày nay, người ta thường nghiên cứu tác động của công đồng theo những điều đã cảm nghiệm, đã quan sát và đã được thực thi. Từ những góc cạnh này, khó tránh được việc nhấn mạnh tới sự bất liên tục, hay nhấn mạnh tới cảm nghiệm về một biến cố vượt thoát ra ngoài lề thói (routine). Đó là ngôn ngữ chung được các vị tham dự và quan sát viên sử dụng vào lúc ấy. Các suy tư riêng của nhà thần học trẻ tuổi Ratzinger sau mỗi phiên họp, được công bố bằng tiếng Anh dưới tựa đề “Theological Highlights of Vatican II” (Các cao điểm thần học của Vatican II) là một điển hình rất tốt. Chính từ quan điểm này, James Hitchcock đã gọi Vatican II là “biến cố quan trọng nhất của giáo hội trong bốn trăm năm qua” và nhà sử học kiêm xã hội học người Pháp là Émile Poulat đã nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo, trong 10 năm sau Vatican II, đã thay đổi nhiều hơn cả 100 năm trước đó. Một cái nhìn tương tự như thế cũng đã được nhiều người khác, thuộc đủ mọi trình độ ý thức hệ, chủ trương. Bất kể họ coi những điều đã xẩy ra là tốt hay xấu, tất cả đều nhất trí rằng một biến cố lớn lao đã xẩy ra.
Nếu những phân biệt như trên được duy trì trong tâm trí người ta, thì điều ấy quả rất hữu ích. Vì các phân biệt như thế sẽ giúp các học giả biết nhận dạng chính xác đâu mới thực sự là điểm dị biệt trong việc giải thích Vatican II, và lượng giá được liệu các dị biệt ấy có thực sự kình chống nhau hay không. Phong thái của Đức Bênêđíctô XVI trong bài nói truyện này cũng là tấm gương cho thấy một cố gắng nghiêm chỉnh muốn phân biệt rõ ràng và nếu cố gắng của ngài được nhiều người mô phỏng, thì cuộc tranh luận về công đồng sẽ được nâng cấp một cách đáng kể.
Theo Cha Joseph A. Komonchak, Giáo sư Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại Học Công Giáo Mỹ, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Novelty in Continuity, America 2/2/09