Vatican (Zenit.org).- Toàn văn bài huấn dụ Ðức Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung Thứ Tư 25/6, kính nhớ vị tiền nhiệm của Ngài là Ðức Phaolô VI.
* * *
1. Đoạn tin mừng theo thánh Gioan chúng ta vừa nghe, lại đề nghị với chúng ta một khung cảnh gợi ý Tin Mừng. Con Thiên Chúa giao phó cho Phêrô đoàn chiên của Người, từc là Giáo hội Người, Giáo hội mà như Người đã bảo đảm trước là cửa hỏa ngục không thể thắng được (x. Math.16: 17-18). Trước khi giao trách nhiệm này Chúa Giêsu đưa ra một đòi hỏi tình yêu: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?” (Ga 21:15). Một câu hỏi đáng lo ngại, lập lại 3 lần, nhắc lại ba lần chối của tông đồ. Mặc dầu sư kinh nghiệm chua cay nhưng vị tông đồ phản ứng cách khiêm tốn: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy!” (Ga 21: 17).
Tình yêu là bí quyết của sứ vụ Phêrô! Và tình yêu cũng là bí quyết của những người được kêu gọi bắt chước Đấng Chăn Chiên Lành trong việc hướng dẫn Dân Chúa, Ðức Phaolô VI đã thích nói đến và giữ làm cho mình đến câu phát biểu nổi tiếng của thánh Augustine: “ Chăn dắt đoàn chiên Chúa là một phục vụ cho tình yêu.Canh chừng đoàn chiên Chúa là một trách vụ tình yêu,” .
2. “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Biết bao nhiêu lần vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, người tôi tớ Chúa là Phaolô VI mà chúng ta kính nhớ hôm nay, đã phải nghe những lời này vang dội trong lòng Ngài. Bốn mươi năm đã qua từ lúc Ngài được chọn lên ngai tòa Phêrô, ngày 21 tháng 6 năm 1963, và 25 năm từ khi Ngài qua đời, ngày 6 tháng 8 năm 1978. Từ tuổi trẻ Ngài đã làm việc phục vụ trực tiếp tại Tòa Thánh bên cạnh Ðức Piô XI. Qua một thời gian dài, Ngài là một trong những người cộng tác trung thành và được quí trọng nhất của Ðức Piô XII. Ngài là vị Kế Nhiệm trực tiếp của Chân phước Gioan XXIII, mà tôi đã vui mừng cất nhắc vinh quang lên bàn thánh gần ba năm nay. Nhiệm vụ của Ngài làm Mục tử phổ quát của Giáo hội kéo dài 15 năm và được đánh dấu hơn hết bởi Công đồng Vatican II và là một sự cởi mở to tát đối với các nhu cầu của thời đại thiện nay.
Tôi cũng được ân sủng tham gia những khóa họp công đồng và sống thời kỳ hậu công đồng. Tôi đã có khả năng đích thân đánh giá sự dấn thân mà Ðức Phaolô VI không bao giờ ngừng chứng tỏ cho viêc “cập nhật hóa” --aggiornamento-- cần thiết trong Giáo hội theo các yêu sách của việc tân phúc âm hóa. Khi kế vị Ngài trên Toà Phêrô, mối quan tâm của tôi là tiếp tục việc hành động mục vụ mà Ngài đã khởi sự, được linh hứng nơi Ngài như một người cha và một người thầy.
3.Là một tông đồ hùng mạnh và dịu hiền, Ðức Phaolô VI yêu mến Giáo hội và làm việc để hiệp nhất Giáo hội và tăng cường hành động tông đồ của Giáo hội. Trong viễn ảnh này, sáng kiến đổi mới của các cuộc tông du được hiểu biết đầy đủ, mà ngày nay là một phần nguyên vẹn của nhiệm vụ người Kế vị ThánhPhêrô
Dầu sao, Ngài đã muốn cộng đồng giáo hội mở ra cho thế giới mà không chạy theo tinh thần thế gian. Với sự thận trọng khôn ngoan, Ngài đã biết cách chống trả cơn cám dỗ “hoà mình” với não trạng tân thời, bằng cách đương đầu, bằng sức mạnh tin mừng, với những khó khăn và sự thiếu hiểu biết và, trong vài trường hợp, kể cả sự thù địch. Dầu trong những khó khăn nhất, Ngài không để Dân Chúa thiếu lời soi sáng của Ngài. Cuối đời của Ngài, toàn thể thế giới xem ra khám phá sự cao cả cùa Ngài và xích gần đến Ngài trong một cái ôm gây xúc động.
4. Huấn quyền của Ngài thì phong phú và trong phạm vi rộng lớn hướng về việc giáo dục các tín hữu trong tinh thần Giáo hội. Giữa nhiều đóng góp của Ngài, tôi chỉ nhắc tới, cùng với thông điệp “Ecclesiam Suam” ngay lúc đầu triều Giáo hoàng của Ngài, việc tuyên xưng cảm động Ðức tin, được biết là “Kinh Tin kính của Dân Chúa,” tuyên đọc cách mãnh liệt trong Quảng trường Thánh Phêrô ngày 30 June, 1968. Cũng không thể không nhắc tới những tuyên bố can đảm để bênh vực sự sống con người với thông điệp “Humanae Vitae,” và để bênh vực những quốc gia đang phát triển với thông điệp “Populorum Progressio,” hầu xây dựng một xã hội công bằng và liên đới hơn.
Cũng đáng ghi nhớ là những suy tư cá nhân người thực hiện trong những kỳ tĩnh tâm thiêng liêng, khi Ngài muốn “rút lui vào nội tâm như vào trong “phòng con tim.” Ngài thường suy gẫm về vai trò Chúa đã kêu gọi Ngài nắm giữ để phục vụ Giáo hội “luôn yêu quí”, trong tinh thần ơn gọi Phêrô. “Trong sự suy tư này,” Ngài ghi chú một trong những kỳ tĩnh tâm đó, “không ai phải dấn thân nhiều hơn tôi.. . Để hiểu nó, để sống nó! Lạy Chúa, một sự thật là dường nào, một mầu nhiệm là dường nào! Đó là một phiêu lưu mà trong đó mọi sự đều tùy thuộc vào Chúa Kitô” ( Tỉnh tâm Aug. 5-13, 1963, “Meditazioni Inedite” [Những bài suy gẫm không phổ biến], Studium Publishers).
5. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã ban chúng ta vị Thượng tế này, một người hướng dẫn vững mạnh và khôn ngoan của Giáo hội. Trong bài giảng ngày 29/6/1978, gần đúng một tháng trước lúc kết thúc cuộc sống cần cù tại thế của Ngài, Ðức Phaolô VI tâm sự: “ Trước những nguy hiểm mà chúng ta đã phác họa.. . chúng ta cảm thấy cần phải chạy đến Ðức kitô, như là sự cứu rỗi duy nhất, và kêu cầu với Người: ‘Lạy Chúa, chúng con sẽ chạy tới ai? Chúa có những lời ban sự sống đời đời’ (Ga 6:66). Chỉ có Chúa là sự thật, chỉ có Chúa là sức mạnh của chúng ta, chỉ có Chúa là phần rỗi chúng ta. Nhờ Người nâng đỡ, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục con đường chúng ta” (“Insegnamenti” [Teachings], XVI,1978, op. 524).
Trong ánh sáng của mục đích vĩnh cửu, chúng ta hiểu rõ hơn để yêu mến ÐứcKitô và phục vụ Giáo hội Người với niềm vui, thật là điều khẩn cấp dường nào. Xin Đức Maria cầu cho chúng ta được ân sủng này, với tình yêu con thảo Mẹ là Ðấng Ðức Phaolô VI đã muốn công bố là Mẹ Giáo hội. Và xin chính Mẹ, là Ðức bà của chúng ta, giang cánh tay rước lấy người con hiếu thảo của Mẹ trong sự chúc phúc đời đời dành cho những đầy tớ trung thành của Tin Mừng.
(Cuối buổi triều yết, Ðức Thánh Cha nói tóm như sau bằng tiếng Anh)
Anh chị em thân mến,
Tới tháng này, Ðức Giáo hoàng Phaolô VI được bầu lên ngai tòa Phêrô được 40 năm. Ðức Giáo hoàng Phaolô đã đưa Công đồng Vatican II tới chỗ kết thúc và thực hiện chương trình công đồng là đổi mới giáo hội và đối thoại truyền giáo với thế giới ngày nay. Trong những lúc loạn lạc, Ngài đã lèo lái Giáo hội với sự khôn ngoan và tình yêu, bênh vực cách tiên tri chân lý Tin Mừng, giá trị đời sống con người, và sự phát triển đích thực các dân tộc. Gương Ngài kêu mời chúng ta đào sâu tình yêu chúng ta đối với Chúa Kitô và lòng trung chúng ta đối với Giáo hội. Tôi xin gởi lời chào nồng ấm tới tất cả những người hành hương và khách tham quan nói tiếng Anh hiện diện trong buổi triều yết này, cách riêng những người đến từ Anh Quốc, Na Uy và Hoa Kỳ. Tôi cám ơn ca doàn đã hát mừng ngợi khen Chúa. tôi chân thành cầu xin niềm vui và bình an trong Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta xuống trên tất cả quý anh chị em.
* * *
1. Đoạn tin mừng theo thánh Gioan chúng ta vừa nghe, lại đề nghị với chúng ta một khung cảnh gợi ý Tin Mừng. Con Thiên Chúa giao phó cho Phêrô đoàn chiên của Người, từc là Giáo hội Người, Giáo hội mà như Người đã bảo đảm trước là cửa hỏa ngục không thể thắng được (x. Math.16: 17-18). Trước khi giao trách nhiệm này Chúa Giêsu đưa ra một đòi hỏi tình yêu: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?” (Ga 21:15). Một câu hỏi đáng lo ngại, lập lại 3 lần, nhắc lại ba lần chối của tông đồ. Mặc dầu sư kinh nghiệm chua cay nhưng vị tông đồ phản ứng cách khiêm tốn: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy!” (Ga 21: 17).
Tình yêu là bí quyết của sứ vụ Phêrô! Và tình yêu cũng là bí quyết của những người được kêu gọi bắt chước Đấng Chăn Chiên Lành trong việc hướng dẫn Dân Chúa, Ðức Phaolô VI đã thích nói đến và giữ làm cho mình đến câu phát biểu nổi tiếng của thánh Augustine: “ Chăn dắt đoàn chiên Chúa là một phục vụ cho tình yêu.Canh chừng đoàn chiên Chúa là một trách vụ tình yêu,” .
2. “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Biết bao nhiêu lần vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, người tôi tớ Chúa là Phaolô VI mà chúng ta kính nhớ hôm nay, đã phải nghe những lời này vang dội trong lòng Ngài. Bốn mươi năm đã qua từ lúc Ngài được chọn lên ngai tòa Phêrô, ngày 21 tháng 6 năm 1963, và 25 năm từ khi Ngài qua đời, ngày 6 tháng 8 năm 1978. Từ tuổi trẻ Ngài đã làm việc phục vụ trực tiếp tại Tòa Thánh bên cạnh Ðức Piô XI. Qua một thời gian dài, Ngài là một trong những người cộng tác trung thành và được quí trọng nhất của Ðức Piô XII. Ngài là vị Kế Nhiệm trực tiếp của Chân phước Gioan XXIII, mà tôi đã vui mừng cất nhắc vinh quang lên bàn thánh gần ba năm nay. Nhiệm vụ của Ngài làm Mục tử phổ quát của Giáo hội kéo dài 15 năm và được đánh dấu hơn hết bởi Công đồng Vatican II và là một sự cởi mở to tát đối với các nhu cầu của thời đại thiện nay.
Tôi cũng được ân sủng tham gia những khóa họp công đồng và sống thời kỳ hậu công đồng. Tôi đã có khả năng đích thân đánh giá sự dấn thân mà Ðức Phaolô VI không bao giờ ngừng chứng tỏ cho viêc “cập nhật hóa” --aggiornamento-- cần thiết trong Giáo hội theo các yêu sách của việc tân phúc âm hóa. Khi kế vị Ngài trên Toà Phêrô, mối quan tâm của tôi là tiếp tục việc hành động mục vụ mà Ngài đã khởi sự, được linh hứng nơi Ngài như một người cha và một người thầy.
3.Là một tông đồ hùng mạnh và dịu hiền, Ðức Phaolô VI yêu mến Giáo hội và làm việc để hiệp nhất Giáo hội và tăng cường hành động tông đồ của Giáo hội. Trong viễn ảnh này, sáng kiến đổi mới của các cuộc tông du được hiểu biết đầy đủ, mà ngày nay là một phần nguyên vẹn của nhiệm vụ người Kế vị ThánhPhêrô
Dầu sao, Ngài đã muốn cộng đồng giáo hội mở ra cho thế giới mà không chạy theo tinh thần thế gian. Với sự thận trọng khôn ngoan, Ngài đã biết cách chống trả cơn cám dỗ “hoà mình” với não trạng tân thời, bằng cách đương đầu, bằng sức mạnh tin mừng, với những khó khăn và sự thiếu hiểu biết và, trong vài trường hợp, kể cả sự thù địch. Dầu trong những khó khăn nhất, Ngài không để Dân Chúa thiếu lời soi sáng của Ngài. Cuối đời của Ngài, toàn thể thế giới xem ra khám phá sự cao cả cùa Ngài và xích gần đến Ngài trong một cái ôm gây xúc động.
4. Huấn quyền của Ngài thì phong phú và trong phạm vi rộng lớn hướng về việc giáo dục các tín hữu trong tinh thần Giáo hội. Giữa nhiều đóng góp của Ngài, tôi chỉ nhắc tới, cùng với thông điệp “Ecclesiam Suam” ngay lúc đầu triều Giáo hoàng của Ngài, việc tuyên xưng cảm động Ðức tin, được biết là “Kinh Tin kính của Dân Chúa,” tuyên đọc cách mãnh liệt trong Quảng trường Thánh Phêrô ngày 30 June, 1968. Cũng không thể không nhắc tới những tuyên bố can đảm để bênh vực sự sống con người với thông điệp “Humanae Vitae,” và để bênh vực những quốc gia đang phát triển với thông điệp “Populorum Progressio,” hầu xây dựng một xã hội công bằng và liên đới hơn.
Cũng đáng ghi nhớ là những suy tư cá nhân người thực hiện trong những kỳ tĩnh tâm thiêng liêng, khi Ngài muốn “rút lui vào nội tâm như vào trong “phòng con tim.” Ngài thường suy gẫm về vai trò Chúa đã kêu gọi Ngài nắm giữ để phục vụ Giáo hội “luôn yêu quí”, trong tinh thần ơn gọi Phêrô. “Trong sự suy tư này,” Ngài ghi chú một trong những kỳ tĩnh tâm đó, “không ai phải dấn thân nhiều hơn tôi.. . Để hiểu nó, để sống nó! Lạy Chúa, một sự thật là dường nào, một mầu nhiệm là dường nào! Đó là một phiêu lưu mà trong đó mọi sự đều tùy thuộc vào Chúa Kitô” ( Tỉnh tâm Aug. 5-13, 1963, “Meditazioni Inedite” [Những bài suy gẫm không phổ biến], Studium Publishers).
5. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã ban chúng ta vị Thượng tế này, một người hướng dẫn vững mạnh và khôn ngoan của Giáo hội. Trong bài giảng ngày 29/6/1978, gần đúng một tháng trước lúc kết thúc cuộc sống cần cù tại thế của Ngài, Ðức Phaolô VI tâm sự: “ Trước những nguy hiểm mà chúng ta đã phác họa.. . chúng ta cảm thấy cần phải chạy đến Ðức kitô, như là sự cứu rỗi duy nhất, và kêu cầu với Người: ‘Lạy Chúa, chúng con sẽ chạy tới ai? Chúa có những lời ban sự sống đời đời’ (Ga 6:66). Chỉ có Chúa là sự thật, chỉ có Chúa là sức mạnh của chúng ta, chỉ có Chúa là phần rỗi chúng ta. Nhờ Người nâng đỡ, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục con đường chúng ta” (“Insegnamenti” [Teachings], XVI,1978, op. 524).
Trong ánh sáng của mục đích vĩnh cửu, chúng ta hiểu rõ hơn để yêu mến ÐứcKitô và phục vụ Giáo hội Người với niềm vui, thật là điều khẩn cấp dường nào. Xin Đức Maria cầu cho chúng ta được ân sủng này, với tình yêu con thảo Mẹ là Ðấng Ðức Phaolô VI đã muốn công bố là Mẹ Giáo hội. Và xin chính Mẹ, là Ðức bà của chúng ta, giang cánh tay rước lấy người con hiếu thảo của Mẹ trong sự chúc phúc đời đời dành cho những đầy tớ trung thành của Tin Mừng.
(Cuối buổi triều yết, Ðức Thánh Cha nói tóm như sau bằng tiếng Anh)
Anh chị em thân mến,
Tới tháng này, Ðức Giáo hoàng Phaolô VI được bầu lên ngai tòa Phêrô được 40 năm. Ðức Giáo hoàng Phaolô đã đưa Công đồng Vatican II tới chỗ kết thúc và thực hiện chương trình công đồng là đổi mới giáo hội và đối thoại truyền giáo với thế giới ngày nay. Trong những lúc loạn lạc, Ngài đã lèo lái Giáo hội với sự khôn ngoan và tình yêu, bênh vực cách tiên tri chân lý Tin Mừng, giá trị đời sống con người, và sự phát triển đích thực các dân tộc. Gương Ngài kêu mời chúng ta đào sâu tình yêu chúng ta đối với Chúa Kitô và lòng trung chúng ta đối với Giáo hội. Tôi xin gởi lời chào nồng ấm tới tất cả những người hành hương và khách tham quan nói tiếng Anh hiện diện trong buổi triều yết này, cách riêng những người đến từ Anh Quốc, Na Uy và Hoa Kỳ. Tôi cám ơn ca doàn đã hát mừng ngợi khen Chúa. tôi chân thành cầu xin niềm vui và bình an trong Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta xuống trên tất cả quý anh chị em.