Cha Opeka ở "Akamasoa" được đề nghị tranh giải Nobel Hòa bình
Nhà truyền giáo Dòng Lazarist, Linh mục Pedro Opeka được đề cử tranh giải Nobel Hòa bình cho công việc ngài thực hiện cho những người nghèo ở Madagascar.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Cha Pedro Opeka, nhà truyền giáo của dòng Lazarist, người gốc Argentina-Slovenia, đã khởi xướng một hiệp hội nhân đạo “Akamasoa” (“Thành phố của Tình bạn”) đã được Thủ tướng Slovenia, Janez Janša, đề cử tranh Giải Nobel Hòa bình. Đề cử này đã được công bố vào ngày 31 tháng 1 trên trang web chính thức của chính phủ Slovenia.
Theo Thủ tướng, Cộng đồng Akamasoa - mà cha Opeka đã thành lập hơn 30 năm trước và Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm vào tháng 9 năm 2019 trong chuyến tông du của ngài đến Mozambique, Madagascar và Mauritius - đã đóng góp xuất sắc vào "sự phát triển xã hội và con người" tại Madagascar, giúp đất nước tiến đạt tới các mục tiêu năm 2030 của Liên hợp quốc về sự phát triển bền vững. Thủ tướng Janša cũng nhớ cựu Tổng thống Malagasy Hery Rajaonarimampianina đã nói rằng cha Opeka “là một ngọn hải đăng sống động cho niềm hy vọng và tin yêu trong cuộc chiến chống lại nạn đói nghèo”.
Trong thông cáo chung, Chính phủ Slovenia cho hay hoạt động nhân đạo của nhà truyền giáo xứ Argentina và các cộng sự viên của ngài tại Madagascar đã thu hút sự chú ý và yểm trợ của công chúng trên toàn thế giới và là nguồn cảm hứng cho cuộc chiến chống đói giảm nghèo, cùng nâng đỡ những người kém may lành trong xã hội.
Cha Opeka sinh năm 1948 tại Argentina, cha mẹ ngài là người tị nạn gốc Slovenia, Cha Opeka bắt đầu làm việc cho người nghèo từ khi ngài còn trẻ, ngài đã đi giúp tại nhiều quốc gia khác nhau. Sau khi gia nhập Hội Truyền giáo (gọi là Dòng Lazarists hoặc Vincentians), ngài trở thành một linh mục vào năm 1975 và sau đó được sai đi làm việc tại Madagascar. Năm 1989, trước sự thành công với giới trẻ và trình độ chuyên môn cao và kiến thức ngôn ngữ thông thạo của ngài, bề trên đã bổ nhiệm ngài làm giám đốc một học viện thần học của Dòng ở Antananarivo, thủ đô của Madagascar, nơi ngài sớm nhận ra sự nghèo đói cùng cực trong các khu ổ chuột của thành phố và phát hiện ra nỗi thống khổ của những người sống nhờ “những đống rác thải” mà họ đi nhặt trên các ngọn đồi để tìm những thứ họ có thể ăn hoặc bán…
Cha Opeka đã thuyết phục nhiều người trong số họ rời khỏi khu ổ chuột và giúp họ có đời sống cao hơn qua việc canh tác, dạy cho họ các kỹ năng xây dựng mà ngài đã học được từ cha mẹ mình lúc còn là một cậu bé, để họ có thể xây dựng nhà cửa cho riêng mình. Ý tưởng là cung cấp cho họ một ngôi nhà, một công việc tử tế và một nền giáo dục cơ bản. Kể từ đó, dự án của cha đã phát triển và thăng tiến, cung cấp các dịch vụ nhà ở, công việc giáo dục và y tế cho hàng nghìn người nghèo Malgasies với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế và bạn bè trong hiệp hội.
Trong chuyến viếng tông du Thành phố Akamasoa, vào ngày 8 tháng 9 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét rằng nền tảng của công cuộc tông đồ của cha Opeka “là một đức tin sống động được chuyển biến thành những hành động cụ thể có khả năng 'dời non lấp biển'" và kết quả của nó cho thấy "rằng nghèo đói không phải là điều không thể không khắc phục được!”.
Nhà truyền giáo Dòng Lazarist, Linh mục Pedro Opeka được đề cử tranh giải Nobel Hòa bình cho công việc ngài thực hiện cho những người nghèo ở Madagascar.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Cha Pedro Opeka, nhà truyền giáo của dòng Lazarist, người gốc Argentina-Slovenia, đã khởi xướng một hiệp hội nhân đạo “Akamasoa” (“Thành phố của Tình bạn”) đã được Thủ tướng Slovenia, Janez Janša, đề cử tranh Giải Nobel Hòa bình. Đề cử này đã được công bố vào ngày 31 tháng 1 trên trang web chính thức của chính phủ Slovenia.
Theo Thủ tướng, Cộng đồng Akamasoa - mà cha Opeka đã thành lập hơn 30 năm trước và Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm vào tháng 9 năm 2019 trong chuyến tông du của ngài đến Mozambique, Madagascar và Mauritius - đã đóng góp xuất sắc vào "sự phát triển xã hội và con người" tại Madagascar, giúp đất nước tiến đạt tới các mục tiêu năm 2030 của Liên hợp quốc về sự phát triển bền vững. Thủ tướng Janša cũng nhớ cựu Tổng thống Malagasy Hery Rajaonarimampianina đã nói rằng cha Opeka “là một ngọn hải đăng sống động cho niềm hy vọng và tin yêu trong cuộc chiến chống lại nạn đói nghèo”.
Trong thông cáo chung, Chính phủ Slovenia cho hay hoạt động nhân đạo của nhà truyền giáo xứ Argentina và các cộng sự viên của ngài tại Madagascar đã thu hút sự chú ý và yểm trợ của công chúng trên toàn thế giới và là nguồn cảm hứng cho cuộc chiến chống đói giảm nghèo, cùng nâng đỡ những người kém may lành trong xã hội.
Cha Opeka sinh năm 1948 tại Argentina, cha mẹ ngài là người tị nạn gốc Slovenia, Cha Opeka bắt đầu làm việc cho người nghèo từ khi ngài còn trẻ, ngài đã đi giúp tại nhiều quốc gia khác nhau. Sau khi gia nhập Hội Truyền giáo (gọi là Dòng Lazarists hoặc Vincentians), ngài trở thành một linh mục vào năm 1975 và sau đó được sai đi làm việc tại Madagascar. Năm 1989, trước sự thành công với giới trẻ và trình độ chuyên môn cao và kiến thức ngôn ngữ thông thạo của ngài, bề trên đã bổ nhiệm ngài làm giám đốc một học viện thần học của Dòng ở Antananarivo, thủ đô của Madagascar, nơi ngài sớm nhận ra sự nghèo đói cùng cực trong các khu ổ chuột của thành phố và phát hiện ra nỗi thống khổ của những người sống nhờ “những đống rác thải” mà họ đi nhặt trên các ngọn đồi để tìm những thứ họ có thể ăn hoặc bán…
Cha Opeka đã thuyết phục nhiều người trong số họ rời khỏi khu ổ chuột và giúp họ có đời sống cao hơn qua việc canh tác, dạy cho họ các kỹ năng xây dựng mà ngài đã học được từ cha mẹ mình lúc còn là một cậu bé, để họ có thể xây dựng nhà cửa cho riêng mình. Ý tưởng là cung cấp cho họ một ngôi nhà, một công việc tử tế và một nền giáo dục cơ bản. Kể từ đó, dự án của cha đã phát triển và thăng tiến, cung cấp các dịch vụ nhà ở, công việc giáo dục và y tế cho hàng nghìn người nghèo Malgasies với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế và bạn bè trong hiệp hội.
Trong chuyến viếng tông du Thành phố Akamasoa, vào ngày 8 tháng 9 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét rằng nền tảng của công cuộc tông đồ của cha Opeka “là một đức tin sống động được chuyển biến thành những hành động cụ thể có khả năng 'dời non lấp biển'" và kết quả của nó cho thấy "rằng nghèo đói không phải là điều không thể không khắc phục được!”.