Tại sao người Công giáo ủng hộ ông Vươn
Lễ cầu nguyện cho ông Vươn và gia quyến diễn ra hôm 31/3
Trong những ngày qua, nhiều nhân sỹ, trí thức và công luận nói chung đã lên tiếng ủng hộ, bênh vực gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Trong số đó, có không ít người Công giáo.
Tối 31/03/13, tại Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội đã có một thánh lễ cầu nguyện cho ông Vươn và gia đình. Buổi cầu nguyện này đã quy tụ rất đông người, trong đó có một số nhân sỹ, trí thức như giáo sư Ngô Đức Thọ, tiến sĩ Nguyễn Quang A và nghệ sỹ Kim Chi.
Trước đó, vào ngày 29/03/13, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám mục Giáo phận Hải Phòng và Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi một văn thư cho Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng.
Văn thư này đã nêu lên các sai trái của chính quyền và mất mát về vật chất và tinh thần mà gia đình ông Vươn phải chịu từ những việc làm phi pháp đó cũng như yêu cầu ‘trả tự do và được bồi thường thiệt hại thỏa đáng’ cho họ.
Tại sao các Giám mục Việt Nam và người Công giáo bày tỏ cảm thông và lên tiếng bênh vực gia đình ông Vươn như vậy?
Bênh vực người bị áp bức
Trong văn thư của mình hai vị Giám mục cho biết họ đã nhận được lời kêu cứu của đại diện gia đình ông Vươn – một gia đình Công giáo, thuộc Giáo phận Hải Phòng – và ‘cảm thấy thật thiếu sót nếu không cùng với công luận gửi văn thư này lên quý vị về phiên tòa lịch sử’.
Do đó, có văn thư và thánh lễ trên phần vì gia đình ông Vươn là những người Công giáo.
"Từ khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng Francis luôn nhấn mạnh và có những cử chỉ hướng tới người nghèo, những kẻ đơn côi hay những ai đang phải chịu tù tội."
Nhưng đây không phải lý do chính yếu làm Giáo hội và người Công giáo đồng cảm và ủng hộ ông Vươn và người thân.
Trong bài viết của mình sau khi tham dự buổi cầu nguyện cho gia đình ông Vươn được lưu hành nhiều trên mạng, nghệ sỹ Kim Chi nói rằng nghệ sỹ thấy ‘lòng rộn vui vì chỉ trong vòng ít phút mà người đã đến đông kín cả trong và ngoài phòng nguyện. Điều này chứng tỏ tình thương con người vẫn dành cho nhau nhiều lắm’. Cũng như ‘rất mừng khi thấy tinh thần hiệp thông mạnh mẽ của các linh mục, tu sĩ và giáo dân ở đây với các gia đình nạn nhân’.
Đúng vậy, người Công giáo lên tiếng, hiệp thông với ông Vươn và gia đình vì việc cầu nguyện, liên đới, bảo vệ những người nghèo khổ, cô thế, cô thân, những người bị áp bức là một lời mời gọi – nếu không muốn nói là bổn phận – của họ.
Tin Mừng mà Chúa Giêsu loan báo là Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, bị giam cầm, bị áp bức. Từ khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng Francis luôn nhấn mạnh và có những cử chỉ hướng tới người nghèo, những kẻ đơn côi hay những ai đang phải chịu tù tội.
Giáo hội lập ra Ủy ban Công lý và Hòa bình cũng nhằm để lên tiếng và bênh vực cho những người vô tội, yếu đuối bị áp bức, bị bất công đối xử. Giáo hội và người Công giáo nhận thấy rằng gia đình ông Vươn là một trong những người đó.
Văn thư của Đức cha Thiên và Đức cha Hợp đã nêu rõ hành vi sai trái có hệ thống và thái độ, hành động bạo quyền của chính quyền và chính những điều đó đã đây đưa một dòng họ vào vòng lao lý, tù tội.
Không thờ ơ với đất nước
Vì đặc tính và sứ vụ ấy của mình, dù không làm chính trị, Giáo hội không hề thờ ơ với tình hình đất nước. Ngược lại Giáo hội luôn quan tâm, nỗ lực kiếm tìm giải pháp tích cực dựa trên giáo huấn xã hội của Giáo hội qua đó góp phần nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng một đất nước phát triển, dân chủ và nhân ái.
Giáo hội đã cảnh báo chính quyền về nguy cơ bùng nổ mâu thuẫn liên quan tới đất đai
Và có thể nói vụ ông Vươn – từ nguyên nhân, bối cảnh, diễn tiến của vụ việc đến đối tượng trực tiếp hay gián tiếp liên can – lột tả được nhiều khía cạnh của thực trạng của xã hội Việt Nam mà Giáo hội đã nhiều lần lên tiếng trước đó.
Chẳng hạn, trong bản Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay vào tháng 5 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có ý kiến về tình hình đất nước trong chín lĩnh vực khác nhau, trong đó có luật đất đai.
Ủy ban này nhận định rằng ‘luật đất đai hiện hành, vừa đi ngược tự nhiên, vừa không tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Đó là nguyên nhân của khoảng 80% các khiếu kiện trong nước’.
Việc ‘quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân đã phát sinh đặc quyền, đặc lợi của chính quyền trong việc quy hoạch và thu hồi đất cho các dự án, tước mất quyền căn bản của người dân’. Hơn nữa, nay có tình trạng ‘dùng vũ khí chống lại việc thu hồi đất’.
Liên quan đến lĩnh vực luật pháp, Ủy ban này chỉ ra rằng ‘Việt Nam có một hệ thống pháp luật đồ sộ, nhưng không hiệu quả từ lập pháp đến hành pháp, vì thiếu sự công khai, minh bạch, và nhất là thiếu sự độc lập về tư pháp’.
Hơn nữa, ‘việc áp dụng luật pháp chưa nghiêm minh và tùy tiện, nhất là ở cấp địa phương, đã dẫn đến những oan sai và đôi khi đẩy người dân đến bước đường cùng’.
'Bất cập, phi lý'
Vào tháng 11 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình cũng ra một Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay, nêu cụ thể bảy tệ nạn đang xảy ra tại Việt Nam. Trong đó trong đó tình trạng ‘xử án bất công’, ‘dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự’ và ‘tham nhũng thành quốc nạn’.
"Văn thư của Tòa Giám mục Hải Phòng và Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi cho Tòa án Hải Phòng cũng đề cập đến ‘luật đất đai bất cập’ và việc dùng bạo lực trong vụ cưỡng chế đầm ông Vươn."
Văn thư của Tòa Giám mục Hải Phòng và Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi cho Tòa án Hải Phòng cũng đề cập đến ‘luật đất đai bất cập’ và việc dùng bạo lực trong vụ cưỡng chế đầm ông Vươn.
Và mới đây, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã có Bản nhận định và góp ý gửi tới Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó các Giám mục Việt Nam đã thẳng thắn, mạnh mẽ, công khai nêu bật những bất cập, phi lý đang xảy ra tại Việt Nam và những hậu quả của chúng, cũng như kêu gọi phải có những thay đổi căn bản về ‘quyền con người’, ‘quyền làm chủ của nhân dân’, và về việc ‘thi hành quyền bính chính trị’, trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này.
Nêu lên một vài ý kiến, nhận định trước đây của Ủy ban Công lý và Hòa bình để thấy rằng việc Đức cha Vũ Văn Thiên và Đức cha Nguyễn Thái Hợp lên tiếng bảo vệ gia đình ông Vươn không đơn thuần họ là những người Công giáo.
Văn thư của hai vị Giám mục hoàn toàn hợp và nêu bật được quan điểm và vai trò của Giáo hội về đất nước và đối với đất nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một trí thứ Công giáo hiện nghiên cứu tại Global Policy ở London, Anh Quốc.
Trong những ngày qua, nhiều nhân sỹ, trí thức và công luận nói chung đã lên tiếng ủng hộ, bênh vực gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Trong số đó, có không ít người Công giáo.
Tối 31/03/13, tại Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội đã có một thánh lễ cầu nguyện cho ông Vươn và gia đình. Buổi cầu nguyện này đã quy tụ rất đông người, trong đó có một số nhân sỹ, trí thức như giáo sư Ngô Đức Thọ, tiến sĩ Nguyễn Quang A và nghệ sỹ Kim Chi.
Trước đó, vào ngày 29/03/13, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám mục Giáo phận Hải Phòng và Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi một văn thư cho Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng.
Văn thư này đã nêu lên các sai trái của chính quyền và mất mát về vật chất và tinh thần mà gia đình ông Vươn phải chịu từ những việc làm phi pháp đó cũng như yêu cầu ‘trả tự do và được bồi thường thiệt hại thỏa đáng’ cho họ.
Tại sao các Giám mục Việt Nam và người Công giáo bày tỏ cảm thông và lên tiếng bênh vực gia đình ông Vươn như vậy?
Bênh vực người bị áp bức
Trong văn thư của mình hai vị Giám mục cho biết họ đã nhận được lời kêu cứu của đại diện gia đình ông Vươn – một gia đình Công giáo, thuộc Giáo phận Hải Phòng – và ‘cảm thấy thật thiếu sót nếu không cùng với công luận gửi văn thư này lên quý vị về phiên tòa lịch sử’.
Do đó, có văn thư và thánh lễ trên phần vì gia đình ông Vươn là những người Công giáo.
"Từ khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng Francis luôn nhấn mạnh và có những cử chỉ hướng tới người nghèo, những kẻ đơn côi hay những ai đang phải chịu tù tội."
Nhưng đây không phải lý do chính yếu làm Giáo hội và người Công giáo đồng cảm và ủng hộ ông Vươn và người thân.
Trong bài viết của mình sau khi tham dự buổi cầu nguyện cho gia đình ông Vươn được lưu hành nhiều trên mạng, nghệ sỹ Kim Chi nói rằng nghệ sỹ thấy ‘lòng rộn vui vì chỉ trong vòng ít phút mà người đã đến đông kín cả trong và ngoài phòng nguyện. Điều này chứng tỏ tình thương con người vẫn dành cho nhau nhiều lắm’. Cũng như ‘rất mừng khi thấy tinh thần hiệp thông mạnh mẽ của các linh mục, tu sĩ và giáo dân ở đây với các gia đình nạn nhân’.
Đúng vậy, người Công giáo lên tiếng, hiệp thông với ông Vươn và gia đình vì việc cầu nguyện, liên đới, bảo vệ những người nghèo khổ, cô thế, cô thân, những người bị áp bức là một lời mời gọi – nếu không muốn nói là bổn phận – của họ.
Tin Mừng mà Chúa Giêsu loan báo là Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, bị giam cầm, bị áp bức. Từ khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng Francis luôn nhấn mạnh và có những cử chỉ hướng tới người nghèo, những kẻ đơn côi hay những ai đang phải chịu tù tội.
Giáo hội lập ra Ủy ban Công lý và Hòa bình cũng nhằm để lên tiếng và bênh vực cho những người vô tội, yếu đuối bị áp bức, bị bất công đối xử. Giáo hội và người Công giáo nhận thấy rằng gia đình ông Vươn là một trong những người đó.
Văn thư của Đức cha Thiên và Đức cha Hợp đã nêu rõ hành vi sai trái có hệ thống và thái độ, hành động bạo quyền của chính quyền và chính những điều đó đã đây đưa một dòng họ vào vòng lao lý, tù tội.
Không thờ ơ với đất nước
Vì đặc tính và sứ vụ ấy của mình, dù không làm chính trị, Giáo hội không hề thờ ơ với tình hình đất nước. Ngược lại Giáo hội luôn quan tâm, nỗ lực kiếm tìm giải pháp tích cực dựa trên giáo huấn xã hội của Giáo hội qua đó góp phần nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng một đất nước phát triển, dân chủ và nhân ái.
Giáo hội đã cảnh báo chính quyền về nguy cơ bùng nổ mâu thuẫn liên quan tới đất đai
Và có thể nói vụ ông Vươn – từ nguyên nhân, bối cảnh, diễn tiến của vụ việc đến đối tượng trực tiếp hay gián tiếp liên can – lột tả được nhiều khía cạnh của thực trạng của xã hội Việt Nam mà Giáo hội đã nhiều lần lên tiếng trước đó.
Chẳng hạn, trong bản Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay vào tháng 5 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có ý kiến về tình hình đất nước trong chín lĩnh vực khác nhau, trong đó có luật đất đai.
Ủy ban này nhận định rằng ‘luật đất đai hiện hành, vừa đi ngược tự nhiên, vừa không tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Đó là nguyên nhân của khoảng 80% các khiếu kiện trong nước’.
Việc ‘quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân đã phát sinh đặc quyền, đặc lợi của chính quyền trong việc quy hoạch và thu hồi đất cho các dự án, tước mất quyền căn bản của người dân’. Hơn nữa, nay có tình trạng ‘dùng vũ khí chống lại việc thu hồi đất’.
Liên quan đến lĩnh vực luật pháp, Ủy ban này chỉ ra rằng ‘Việt Nam có một hệ thống pháp luật đồ sộ, nhưng không hiệu quả từ lập pháp đến hành pháp, vì thiếu sự công khai, minh bạch, và nhất là thiếu sự độc lập về tư pháp’.
Hơn nữa, ‘việc áp dụng luật pháp chưa nghiêm minh và tùy tiện, nhất là ở cấp địa phương, đã dẫn đến những oan sai và đôi khi đẩy người dân đến bước đường cùng’.
'Bất cập, phi lý'
Vào tháng 11 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình cũng ra một Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay, nêu cụ thể bảy tệ nạn đang xảy ra tại Việt Nam. Trong đó trong đó tình trạng ‘xử án bất công’, ‘dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự’ và ‘tham nhũng thành quốc nạn’.
"Văn thư của Tòa Giám mục Hải Phòng và Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi cho Tòa án Hải Phòng cũng đề cập đến ‘luật đất đai bất cập’ và việc dùng bạo lực trong vụ cưỡng chế đầm ông Vươn."
Văn thư của Tòa Giám mục Hải Phòng và Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi cho Tòa án Hải Phòng cũng đề cập đến ‘luật đất đai bất cập’ và việc dùng bạo lực trong vụ cưỡng chế đầm ông Vươn.
Và mới đây, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã có Bản nhận định và góp ý gửi tới Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó các Giám mục Việt Nam đã thẳng thắn, mạnh mẽ, công khai nêu bật những bất cập, phi lý đang xảy ra tại Việt Nam và những hậu quả của chúng, cũng như kêu gọi phải có những thay đổi căn bản về ‘quyền con người’, ‘quyền làm chủ của nhân dân’, và về việc ‘thi hành quyền bính chính trị’, trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này.
Nêu lên một vài ý kiến, nhận định trước đây của Ủy ban Công lý và Hòa bình để thấy rằng việc Đức cha Vũ Văn Thiên và Đức cha Nguyễn Thái Hợp lên tiếng bảo vệ gia đình ông Vươn không đơn thuần họ là những người Công giáo.
Văn thư của hai vị Giám mục hoàn toàn hợp và nêu bật được quan điểm và vai trò của Giáo hội về đất nước và đối với đất nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một trí thứ Công giáo hiện nghiên cứu tại Global Policy ở London, Anh Quốc.