Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa: Tuổi Trẻ và Thế Giới Kỹ Thuật Số
Vũ Văn An2/10/2013
________________________________________
Trong tuần qua, Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa đã tổ chức một hội nghị khoáng đại với chủ đề “Các Nền Văn Hóa Tuổi Trẻ Đang Thành Hình” nhằm xem sét nhiều vấn đề khác nhau liên quan tới tầm quan trọng của tuổi trẻ và phương thức mục vụ Giáo Hội cần đưa ra để thoả mãn nhu cầu của giới trẻ ngày nay. Đức HY Dinardo, TGM Galveston-Houston, một thành viên của Hội Đồng, nhân dịp này có dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn.
Nói về vai trò của văn hóa trong việc phúc âm hóa giới trẻ thế giới, Đức HY cho hay: văn hóa rất quan trọng nhưng văn hóa không ở số ít mà là ở số nhiều. Đó là điều được Hội Nghị lưu ý. Vì coi văn hóa như một cái khối duy nhất (monolithic) là điều không đúng sự thật. Văn hóa bao gồm trọn bộ các biểu tượng, các lối sống, ngôn ngữ và v.v…
Điều đó đúng đối với cả những nhóm nhỏ của tuổi trẻ, chứ đừng nói tới tuổi trẻ thế giới nói chung. Ta cần nhớ một số khía cạnh mà người ta thường nói về tuổi trẻ trên thế giới ngày nay. Một trong những con số thống kê đáng lưu ý nhất là hiện có tới hơn một trăm triệu người trẻ sống một mức nghèo khó đến nỗi hầu như không với tới được bất cứ điều gì. Họ đang phải sống lây lất bên lề xã hội.
Mặt khác, đối với hội nghị khoáng đại lần này, sự kiện giới trẻ ngày nay chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những gì đang xẩy ra trong thế giới kỹ thuật số là điều được hết sức quan tâm. Thực vậy, một diễn giả cho hay liên mạng và những gì liên hệ với nó không phải chỉ là các phương tiện truyền thông, mà thực ra còn là chính toàn bộ môi trường sống nữa. Chúng ta phải giáp mặt với vấn đề này. Khi nói về đức tin Công Giáo, điều quan trọng đối với khả tín tính là nhân chứng, một nhân chứng đầy mạnh dạn, và phải làm cho cảm nghiệm cầu nguyện trong Giáo Hội đi đôi với những gì đang diễn ra trên thế giới. Giới trẻ hết sức nhạy cảm về điều này, còn hơn cả sự thật của sứ điệp: họ muốn có một sứ điệp từng được đem ra sống một cách hân hoan và mạnh dạn.
Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y, trong khi lưu ý tới các phương tiện kỹ thuật số, ta phải đồng thời khuyến khích người trẻ tìm kiếm thinh lặng, cầu nguyện và tương tác nhân bản ở bên ngoài thế giới kỹ thuật số. Đây là điều rất quan trọng. Vì thế giới kỹ thuật số có thể khiến người trẻ trở thành tự cô lập hoàn toàn (solopsistic).
Một đa trụ
Trong buổi tiếp kiến dành cho Hội Nghị Khoáng Đại tại Phòng Clementine, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng có cùng một quan điểm: ngài không coi văn hóa tuổi trẻ như một cái gì nguyên khối, không phải là một vũ trụ mà là một đa trụ, theo lối chơi chữ “not a universe but a multiverse” nghĩa là bao gồm nhiều quan điểm, nhiều viễn tượng và chiến lược.
Đức Giáo Hoàng cho rằng các yếu tố phân biệt và dị biệt hoá các hiện tượng văn hóa quan trọng hơn là các yếu tố có chung đối với các nền văn hóa tuổi trẻ. Một số nhân tố từng góp phần tạo ra khung cảnh văn hóa càng ngày càng trở nên phân mảnh và biến hóa không ngừng và nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông mới vừa làm dễ vừa tạo nên các thay đổi nhanh chóng trong tâm thức, phong tục và tác phong.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng các khó khăn hiện nay trong lãnh vực chính trị và kinh tế đã và đang tác động đối với tuổi trẻ trên bình diện tâm lý và tương quan, thậm chí còn đẩy họ ra bên lề xã hội nữa. Trong các nền văn hóa này, cả chiều kích tôn giáo, tức cảm nghiệm đức tin và cảm nghiệm thuộc về Giáo Hội, thường cũng chỉ được sống trong một viễn tượng xúc cảm và riêng tư mà thôi.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha vẫn nhận thấy nhiều hiện tượng tích cực. Như các thiện nguyện viên đầy độ lượng và can đảm, đã hiến thân phục vụ người nghèo, người túng thiếu cũng như nhiều thanh thiếu niên hân hoan làm chứng cho việc mình thuộc về Giáo Hội.
Đức Thánh Cha kết luận: “Bởi thế, ta không thể tự bằng lòng với việc đọc các hiện tượng văn hóa tuổi trẻ theo những khuôn mẫu định sẵn, hiện đã trở thành thông lệ, hay phân tích chúng bằng những phương pháp không còn hữu dụng nữa, vì khởi đi từ những phạm trù văn hóa lỗi thời và bất cập”
Đức tin đổi mới và tuổi trẻ thời nay
Dù tình hình xã hội ngày nay hiện đang tác động mạnh trên đức tin và cảm thức thuộc về Giáo Hội của người ta, Đức Giáo Hoàng vẫn muốn đổi mới niềm tin tưởng vào Giáo Hội nơi tuổi trẻ ngày nay. Trích dẫn sứ điệp của Công Đồng Vatican II gửi giới trẻ nói chung, Đức Thánh Cha kêu gọi tuổi trẻ hãy tạo cơ sở cho thế hệ mai sau suy nghĩ và gợi hứng cho họ. Đức GH cũng theo gương Đức Phaolô VI kêu gọi giới trẻ “chiến đấu chống lại mọi hình thức vị kỷ. Khước từ , đừng bao giờ để mình buông theo bản năng bạo động và thù hận, chỉ đem lại chiến tranh và mọi thứ khổ lụy đáng buồn. Hãy quảng đại, trong trắng, biết tôn kính và thành thực. Và hân hoan cố gắng xây dựng một thế giới tốt hơn thế giới của các bậc cha anh”.
Ngài nói tiếp: “Cả cha nữa, cha cũng muốn mạnh mẽ tái khẳng định điều này: Giáo Hội tin tưởng giới trẻ, Giáo Hội hy vọng nơi họ và nơi các năng lực của họ, Giáo Hội rất cần họ và sinh lực của họ, biết tiếp tục sống sứ mệnh đã được Chúa Kitô trao phó cho họ… Cha hy vọng rằng, đối với thế hệ trẻ, Năm Đức Tin sẽ là một dịp may hiếm có để tái khám phá và củng cố tình bạn của ta với Chúa Kitô, nhờ đó tìm được niềm vui và phấn khởi để biến cải các nền văn hóa và các xã hội một cách sâu xa”.
Vũ Văn An2/10/2013
________________________________________
Trong tuần qua, Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa đã tổ chức một hội nghị khoáng đại với chủ đề “Các Nền Văn Hóa Tuổi Trẻ Đang Thành Hình” nhằm xem sét nhiều vấn đề khác nhau liên quan tới tầm quan trọng của tuổi trẻ và phương thức mục vụ Giáo Hội cần đưa ra để thoả mãn nhu cầu của giới trẻ ngày nay. Đức HY Dinardo, TGM Galveston-Houston, một thành viên của Hội Đồng, nhân dịp này có dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn.
Nói về vai trò của văn hóa trong việc phúc âm hóa giới trẻ thế giới, Đức HY cho hay: văn hóa rất quan trọng nhưng văn hóa không ở số ít mà là ở số nhiều. Đó là điều được Hội Nghị lưu ý. Vì coi văn hóa như một cái khối duy nhất (monolithic) là điều không đúng sự thật. Văn hóa bao gồm trọn bộ các biểu tượng, các lối sống, ngôn ngữ và v.v…
Điều đó đúng đối với cả những nhóm nhỏ của tuổi trẻ, chứ đừng nói tới tuổi trẻ thế giới nói chung. Ta cần nhớ một số khía cạnh mà người ta thường nói về tuổi trẻ trên thế giới ngày nay. Một trong những con số thống kê đáng lưu ý nhất là hiện có tới hơn một trăm triệu người trẻ sống một mức nghèo khó đến nỗi hầu như không với tới được bất cứ điều gì. Họ đang phải sống lây lất bên lề xã hội.
Mặt khác, đối với hội nghị khoáng đại lần này, sự kiện giới trẻ ngày nay chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những gì đang xẩy ra trong thế giới kỹ thuật số là điều được hết sức quan tâm. Thực vậy, một diễn giả cho hay liên mạng và những gì liên hệ với nó không phải chỉ là các phương tiện truyền thông, mà thực ra còn là chính toàn bộ môi trường sống nữa. Chúng ta phải giáp mặt với vấn đề này. Khi nói về đức tin Công Giáo, điều quan trọng đối với khả tín tính là nhân chứng, một nhân chứng đầy mạnh dạn, và phải làm cho cảm nghiệm cầu nguyện trong Giáo Hội đi đôi với những gì đang diễn ra trên thế giới. Giới trẻ hết sức nhạy cảm về điều này, còn hơn cả sự thật của sứ điệp: họ muốn có một sứ điệp từng được đem ra sống một cách hân hoan và mạnh dạn.
Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y, trong khi lưu ý tới các phương tiện kỹ thuật số, ta phải đồng thời khuyến khích người trẻ tìm kiếm thinh lặng, cầu nguyện và tương tác nhân bản ở bên ngoài thế giới kỹ thuật số. Đây là điều rất quan trọng. Vì thế giới kỹ thuật số có thể khiến người trẻ trở thành tự cô lập hoàn toàn (solopsistic).
Một đa trụ
Trong buổi tiếp kiến dành cho Hội Nghị Khoáng Đại tại Phòng Clementine, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng có cùng một quan điểm: ngài không coi văn hóa tuổi trẻ như một cái gì nguyên khối, không phải là một vũ trụ mà là một đa trụ, theo lối chơi chữ “not a universe but a multiverse” nghĩa là bao gồm nhiều quan điểm, nhiều viễn tượng và chiến lược.
Đức Giáo Hoàng cho rằng các yếu tố phân biệt và dị biệt hoá các hiện tượng văn hóa quan trọng hơn là các yếu tố có chung đối với các nền văn hóa tuổi trẻ. Một số nhân tố từng góp phần tạo ra khung cảnh văn hóa càng ngày càng trở nên phân mảnh và biến hóa không ngừng và nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông mới vừa làm dễ vừa tạo nên các thay đổi nhanh chóng trong tâm thức, phong tục và tác phong.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng các khó khăn hiện nay trong lãnh vực chính trị và kinh tế đã và đang tác động đối với tuổi trẻ trên bình diện tâm lý và tương quan, thậm chí còn đẩy họ ra bên lề xã hội nữa. Trong các nền văn hóa này, cả chiều kích tôn giáo, tức cảm nghiệm đức tin và cảm nghiệm thuộc về Giáo Hội, thường cũng chỉ được sống trong một viễn tượng xúc cảm và riêng tư mà thôi.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha vẫn nhận thấy nhiều hiện tượng tích cực. Như các thiện nguyện viên đầy độ lượng và can đảm, đã hiến thân phục vụ người nghèo, người túng thiếu cũng như nhiều thanh thiếu niên hân hoan làm chứng cho việc mình thuộc về Giáo Hội.
Đức Thánh Cha kết luận: “Bởi thế, ta không thể tự bằng lòng với việc đọc các hiện tượng văn hóa tuổi trẻ theo những khuôn mẫu định sẵn, hiện đã trở thành thông lệ, hay phân tích chúng bằng những phương pháp không còn hữu dụng nữa, vì khởi đi từ những phạm trù văn hóa lỗi thời và bất cập”
Đức tin đổi mới và tuổi trẻ thời nay
Dù tình hình xã hội ngày nay hiện đang tác động mạnh trên đức tin và cảm thức thuộc về Giáo Hội của người ta, Đức Giáo Hoàng vẫn muốn đổi mới niềm tin tưởng vào Giáo Hội nơi tuổi trẻ ngày nay. Trích dẫn sứ điệp của Công Đồng Vatican II gửi giới trẻ nói chung, Đức Thánh Cha kêu gọi tuổi trẻ hãy tạo cơ sở cho thế hệ mai sau suy nghĩ và gợi hứng cho họ. Đức GH cũng theo gương Đức Phaolô VI kêu gọi giới trẻ “chiến đấu chống lại mọi hình thức vị kỷ. Khước từ , đừng bao giờ để mình buông theo bản năng bạo động và thù hận, chỉ đem lại chiến tranh và mọi thứ khổ lụy đáng buồn. Hãy quảng đại, trong trắng, biết tôn kính và thành thực. Và hân hoan cố gắng xây dựng một thế giới tốt hơn thế giới của các bậc cha anh”.
Ngài nói tiếp: “Cả cha nữa, cha cũng muốn mạnh mẽ tái khẳng định điều này: Giáo Hội tin tưởng giới trẻ, Giáo Hội hy vọng nơi họ và nơi các năng lực của họ, Giáo Hội rất cần họ và sinh lực của họ, biết tiếp tục sống sứ mệnh đã được Chúa Kitô trao phó cho họ… Cha hy vọng rằng, đối với thế hệ trẻ, Năm Đức Tin sẽ là một dịp may hiếm có để tái khám phá và củng cố tình bạn của ta với Chúa Kitô, nhờ đó tìm được niềm vui và phấn khởi để biến cải các nền văn hóa và các xã hội một cách sâu xa”.