Thánh Giacôbê Tông đồ được kính nhớ vào ngày 25 tháng Bảy hằng năm theo lịch Công Giáo, Anh giáo, Tin lành và Luther. Theo lịch các Giáo Hội Chính thống giáo, ngài được kính nhớ vào ngày 30 tháng Tư (vì họ theo lịch Julia truyền thống, ngày 30 tháng Tư hiện nay rơi vào ngày 13 tháng Năm theo lịch Grêgôriô).
Thánh Giacôbê (tiếng Aram là Yaʕqov, tiếng Hy Lạp là Ιάκωβος) thuộc Nhóm Mười Hai của Chúa Giêsu, là con của ông Dêbêđê và bà Salome, ngài có người em là Thánh Gioan Tông đồ. Ngài cũng được gọi là Giacôbê Lớn để phân biệt với Thánh Giacôbê là con của ông Alphaeus, gọi là Thánh Giacôbê Nhỏ.
Thánh Giacôbê là anh ruột của Thánh sử Gioan. Hai anh em đã được Chúa Giêsu kêu gọi khi họ đang làm việc với người cha trên ngư thuyền ở Biển Galilê: “Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Giacôbê, con ông Dêbêđê, và người em là ông Gioan. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dêbêđê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người” (Mc 1:19-20). Chúa Giêsu còn kêu gọi hai anh em khác là Thánh Phêrô và Thánh Anrê.
Thánh Giacôbê là một trong ba người được chứng kiến Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, thấy Chúa Giêsu chữa con gái ông Giairô sống lại, và ở bên Chúa Giêsu khi Ngài hấp hối trong vườn Gếtsimani. Tuy nhiên, có lần Thánh Giacôbê và Thánh Gioan đã muốn lửa thiêu hủy một thành phố ngoại giáo, và rồi hai anh em đã bị Chúa Giêsu quở trách (x. Lc 9:51-55).
Anh em Giacôbê và Gioan chính là hai người được người mẹ “kỳ kèo” với Chúa Giêsu cho được ngồi bên tả và bên hữu trong Nước Trời. Lúc đó, Chúa Giêsu bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”. Họ đáp: “Thưa uống nổi”. Đức Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được” (Mt 20:22-23). Nghe vậy, các môn đệ đã tức tối vì tham vọng của anh em Giacôbê và Gioan. Và rồi Chúa Giêsu đã dạy họ bài học khiêm nhường: Mục đích của quyền hành là để phục vụ.
Thánh Giacôbê và Thánh Gioan đã được Chúa Giêsu đặt cho nickname (biệt danh) là “Con của Sấm sét” (Boanerges), hoặc “Con của Thiên lôi” (Mc 3:17). Thánh Giacôbê tính nóng như Trương Phi, có lẽ vì vậy nên Chúa Giêsu mới đặt tên cho là “Con của Thiên lôi” chăng? Quả thật, một dịp Chúa Giêsu muốn tới Giêrusalem, Ngài đã sai mấy sứ giả đi trước nhưng không được người Samari đón tiếp. Thấy vậy, hai anh em Giacôbê và Gioan đề nghị với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?”, nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông ngay lập tức (Lc 9:54-55).
Sách Công vụ cho biết “Vua Hêrôđê” (truyền thống xác định với Hêrôđê Agrippa) đã xử tử Thánh Giacôbê bằng gươm năm 44: “Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. Thấy việc đó làm vừa lòng người Do-thái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa. Bấy giờ đang là tuần lễ Bánh Không Men” (Cv 12:1-3). Ngài là vị tử đạo duy nhất được ghi lại trong Tân ước. Vì thế, ngài được coi là người đầu tiên trong Nhóm Mười Hai đã chịu tử đạo vì Đức Tin (Cv 12:1-2). Tác giả F. F. Bruce đã so sánh câu chuyện này với chuyện Thánh Phêrô được giải thoát, và ghi chú: “Cái chết của Thánh Giacôbê khi Thánh Phêrô trốn thoát là mầu nhiệm Chúa quan phòng”.
Thánh Giacôbê là bổn mạng của quốc gia Tây Ban Nha. Theo truyền thuyết, hài cốt của ngài được lưu giữ tại Santiago de Compostela, thuộc Galicia, Tây ban Nha. Truyền thống hành hương tới mộ Thánh Giacôbê gọi là “Con Đường Thánh Giacôbê”, đây là cuộc hành hương phổ biến nhất đối với người Công Giáo Tây Âu từ đầu thời Trung Cổ tới nay. Năm 2008, có 125.141 khách hành hương đã đi bộ 100 km (200 km bằng xa đạp) tới Santiago de Compostela. Khi ngày 25 tháng Bảy rơi vào Chúa Nhật, đó là “Năm Ân Xá″, một cửa đặc biệt phía Đông được mở ra cho mọi người bước vào Đại giáo đường Santiago. Các Năm Ân Xá rơi vào các năm 5, 6, và 11. Năm Thánh 2004, có tới 179.944 khách hành hương tới Santiago de Compostela.
Cũng nên lưu ý: Đừng lầm lẫn Thánh Giacôbê Tông đồ với tác giả Thư của Thánh giám mục Giacôbê, người lãnh đạo giáo đoàn Giêrusalem.
Thánh Giacôbê (tiếng Aram là Yaʕqov, tiếng Hy Lạp là Ιάκωβος) thuộc Nhóm Mười Hai của Chúa Giêsu, là con của ông Dêbêđê và bà Salome, ngài có người em là Thánh Gioan Tông đồ. Ngài cũng được gọi là Giacôbê Lớn để phân biệt với Thánh Giacôbê là con của ông Alphaeus, gọi là Thánh Giacôbê Nhỏ.
Thánh Giacôbê là anh ruột của Thánh sử Gioan. Hai anh em đã được Chúa Giêsu kêu gọi khi họ đang làm việc với người cha trên ngư thuyền ở Biển Galilê: “Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Giacôbê, con ông Dêbêđê, và người em là ông Gioan. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dêbêđê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người” (Mc 1:19-20). Chúa Giêsu còn kêu gọi hai anh em khác là Thánh Phêrô và Thánh Anrê.
Thánh Giacôbê là một trong ba người được chứng kiến Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, thấy Chúa Giêsu chữa con gái ông Giairô sống lại, và ở bên Chúa Giêsu khi Ngài hấp hối trong vườn Gếtsimani. Tuy nhiên, có lần Thánh Giacôbê và Thánh Gioan đã muốn lửa thiêu hủy một thành phố ngoại giáo, và rồi hai anh em đã bị Chúa Giêsu quở trách (x. Lc 9:51-55).
Anh em Giacôbê và Gioan chính là hai người được người mẹ “kỳ kèo” với Chúa Giêsu cho được ngồi bên tả và bên hữu trong Nước Trời. Lúc đó, Chúa Giêsu bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?”. Họ đáp: “Thưa uống nổi”. Đức Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được” (Mt 20:22-23). Nghe vậy, các môn đệ đã tức tối vì tham vọng của anh em Giacôbê và Gioan. Và rồi Chúa Giêsu đã dạy họ bài học khiêm nhường: Mục đích của quyền hành là để phục vụ.
Thánh Giacôbê và Thánh Gioan đã được Chúa Giêsu đặt cho nickname (biệt danh) là “Con của Sấm sét” (Boanerges), hoặc “Con của Thiên lôi” (Mc 3:17). Thánh Giacôbê tính nóng như Trương Phi, có lẽ vì vậy nên Chúa Giêsu mới đặt tên cho là “Con của Thiên lôi” chăng? Quả thật, một dịp Chúa Giêsu muốn tới Giêrusalem, Ngài đã sai mấy sứ giả đi trước nhưng không được người Samari đón tiếp. Thấy vậy, hai anh em Giacôbê và Gioan đề nghị với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?”, nhưng Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông ngay lập tức (Lc 9:54-55).
Sách Công vụ cho biết “Vua Hêrôđê” (truyền thống xác định với Hêrôđê Agrippa) đã xử tử Thánh Giacôbê bằng gươm năm 44: “Thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. Thấy việc đó làm vừa lòng người Do-thái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa. Bấy giờ đang là tuần lễ Bánh Không Men” (Cv 12:1-3). Ngài là vị tử đạo duy nhất được ghi lại trong Tân ước. Vì thế, ngài được coi là người đầu tiên trong Nhóm Mười Hai đã chịu tử đạo vì Đức Tin (Cv 12:1-2). Tác giả F. F. Bruce đã so sánh câu chuyện này với chuyện Thánh Phêrô được giải thoát, và ghi chú: “Cái chết của Thánh Giacôbê khi Thánh Phêrô trốn thoát là mầu nhiệm Chúa quan phòng”.
Thánh Giacôbê là bổn mạng của quốc gia Tây Ban Nha. Theo truyền thuyết, hài cốt của ngài được lưu giữ tại Santiago de Compostela, thuộc Galicia, Tây ban Nha. Truyền thống hành hương tới mộ Thánh Giacôbê gọi là “Con Đường Thánh Giacôbê”, đây là cuộc hành hương phổ biến nhất đối với người Công Giáo Tây Âu từ đầu thời Trung Cổ tới nay. Năm 2008, có 125.141 khách hành hương đã đi bộ 100 km (200 km bằng xa đạp) tới Santiago de Compostela. Khi ngày 25 tháng Bảy rơi vào Chúa Nhật, đó là “Năm Ân Xá″, một cửa đặc biệt phía Đông được mở ra cho mọi người bước vào Đại giáo đường Santiago. Các Năm Ân Xá rơi vào các năm 5, 6, và 11. Năm Thánh 2004, có tới 179.944 khách hành hương tới Santiago de Compostela.
Cũng nên lưu ý: Đừng lầm lẫn Thánh Giacôbê Tông đồ với tác giả Thư của Thánh giám mục Giacôbê, người lãnh đạo giáo đoàn Giêrusalem.