NHỮNG PHONG TỤC CẤM KỴ VỀ THỰC PHẨM

Cá Fugu là một trong những loại cá biển làm chết người nhiều nhất. Khi bị tấn công, cá Fugu tự thổi đầy khí, giống như môt quả bóng, nên người ta gọi nó là cá bóng hay cá nóc.

Trong một con cá Fugu có đủ độc tố để giết chết 30 người. Nhưng người ta vẫn ăn thịt nó! Tuy nhiên, để ăn thịt nó, người ta phải chuẩn bị công phu, đúng cách. Nếu một người ăn một miếng cá Fugu làm không đúng cách, người đó sẽ chết.

Việc bào chế Fugu là việc làm khó khăn. Trước khi một người có thể bào chế cá Fugu, người ấy phải dành hai năm theo học một thầy nấu giỏi, phải qua một khảo sát đặc biệt về Fugu. Kỳ khảo sát này rất khó. Mỗi lần khảo sát chỉ có ba người.

Bào chế và ăn cá Fugu là một việc không an toàn. Tốn kém rất nhiều tiền. Và nó có thể có mùi vị kém chất lượng. Nhưng Fugu rất phổ biến. Vậy tại sao rất nhiều người muốn ăn thịt nó? Fugu là loại thực phẩm phong tục, tập quán.

Chúng ta sẽ tìm hiểu những loại thực phẩm cấm kỵ theo phong tục, tập quán. Trong nhiều nền văn hóa, phong tục, tập quán rất quan trọng. Phong tục, tập quán được miêu tả như một điều gì đó được đặt trong trường hợp cá biệt. Nó được tách biệt với các sự việc khác. Thực phẩm cấm kỵ là loại thực phẩm mà hầu hết ngừoi ta không ăn nó. Nhưng một loại thực phẩm mà được gọi là phong tục cấm kỵ đối với nền văn hóa này lại có thể được chấp nhận đối với nền văn hóa khác.

Người ta có những ý kiến mạnh mẽ về những gì ăn tốt và những gì ăn không tốt. Điều này thực tế trong mọi quốc gia. Cá Fugu đến từ Nhật Bản, nhưng là thực phẩm cấm cản hiện có khắp thế giới.

Chẳng hạn, ở một số nước người ta không ăn thịt chó. Lý do là bởi vì người ta coi chó như con vật cưng – người bạn (động vật) của họ. Hoặc nó có thể là vì lý do tôn giáo. Chặng hạn ở Trung Quốc, một số khu vực người ta ăn thịt chó hoặc ở Việt Nam đâu đâu cũng thấy quán “cầy tơ”. Ở những nơi này việc ăn thịt chó là điầu không cấm kỵ.

Vậy những điều cấm kỵ thực phẩm bắt nguồn từ đâu? Một số bắt nguồn từ tôn giáo. Những gì người ta được ăn uống gắn liền với những gì người ta tin. Nhiều nơi trên thế giới người ta ăn thịt bò. Nhưng người Hindu ở Ấn Độ. Thịt bò bị cấm kỵ. Họ không được ăn những động vật quan trọng này. Nhưng không hẳn những điều cấm kỵ đều đến từ tôn giáo. Một số do sự phát triển truyền thống. Những điều cấm kỵ thực phẩm có thể là để tưởng nhớ một lịch sử chung và mọi người cùng thực hiện.

Cứ mỗi tháng Hai, người dân Iceland tổ chức lễ kỷ niệm, gọi là Thorrablot. Đây là lễ kỷ niệm mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa của Iceland. Và thực phẩm là một phần quan trọng của Thorrablot, đặc biệt thực phẩm tập tục. Luôn luôn, thực phẩm bị phân hủy, thối rữa là một tập quán quan trọng. Thực phẩm phân hủy có thể mang vi khuẩn nguy hiểm. Nhưng vào ngày Thorrablot. Một trong những loại thực phẩm quan trọng này là thịt cá mập phân hủy.

Những con cá to xác này ăn thịt những loại cá khác. Thậm chí đôi khi chúng tấn công cả người! Cá mập được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng ở Iceland, cá mập chứa nhiều hóa chất đặc biệt để bảo vệ hòng tránh khỏi trường hợp nước băng giá. Những hóa chất này tác hại đến con người. Nên, để ăn thịt cá mập, những thợ nấu phải dùng những phương pháp khác thường. Trước tiên, thợ nấu phải thái thịt cá mập thành từng miếng. đoạn, để thịt vào trong những chiếc hộp. Những miếng thịt này bắt đầu phân hủy. Khi những hóa chất này lọt ra khỏi thịt, những miếng thịt ngửi giống chất thải xú uế của con người. Sau vài tháng, thợ nấu treo những miếng thịt này ra ngoài gió. Công đoạn này làm cho tốc độ phân hủy nhanh. Sau những tháng phân hủy, thịt cá mập sẵn sàng được phục vụ thực khách, thậm chí lúc đó, ngửi nó vẫn không gì là thoải mái, dễ chịu.

Nhưng những người ăn cá mập nói rằng đó là cách để tưởng nhớ lịch sử và văn hóa của họ. Một đầu bếp nói:

“Đó là để bảo vệ, giữ gìn truyền thống, chúng tôi lấy làm vui sướng về điều đó. Chúng tôi biết đó là gì và chúng tôi không bao giờ quên. Chúng tôi sẽ không bao giờ mai một nơi mà chúng tôi khởi phát.”

Một lý do nữa mà người ta dùng những thực phẩm theo tập quán vì những tác dụng y học tưởng tượng. Ví dụ, ở những nước Châu Á một số người ăn bộ phận sinh dục của dê và bò đực (có người thậm chí còn ăn cả của chó đực). Tập quán thực phẩm này có một hiệu quả đặc biệt. Người ta tin rằng nó sẽ mang lại một sức mạnh khát khao tình dục.

Ý nghĩ này hoàn toàn không có cơ sở đối với y học hiện đại. Thay vì, nó chỉ là một phần của truyền thống lâu đời mà nó liên quan với việc ăn nhiều thì sức khỏe tốt - ăn gì thì bổ nấy. Xét cho cùng, thực phẩm là nguồn dược liệu hàng đầu.

Không phải tất cả những phong tục thực phẩm có nguồn gốc hàng trăm năm. Mãi năm 1947, Ấn Độ dưới quyền cai trị của Anh. Trong thời kỳ này, con cái có hoặc cha hoặc mẹ là người Anh và hoặc cha hoặc mẹ là người Ấn Độ đã bị loại cả hai nền văn hóa. Những người bị loại bỏ này đã hình thành một nền văn hóa tách biệt. Nó có những luật lệ riêng về thực phẩm. Một loại thực phẩm đặc biệt là “kutti pi”.

“Kutti pi” trở thành một loại thực phẩm phong tục – một bào thai. Bào thai này là một động vật không được sinh ra, được lấy từ cơ thể của mẹ nó. Thông thường, người ta làm “kutti pi” bằng cách dùng bào thai của cừu. Ăn nó được cho rằng giúp phụ nữ mang thai giữ được sức khỏe. Nhưng người ta không ăn “kutti pi” thường cho lắm. Bởi nó chỉ được làm khi con vật mang thai bị chết.

Trong Kinh Thánh có một câu chuyện về việc chọn lựa thực phẩm. Một vài người đang tranh luận về cách phù hợp với tiêu chuẩn bình thường để chuẩn bị cho một bữa ăn. Họ quan tâm đến sự sống con người không trong sạch. Nên họ đã hỏi Chúa Giêsu rằng Người nghĩ gì. Chúa giêsu liền trả lời họ:

“Không có cái gì ở bên ngoài bạn làm cho bạn nhơ bẩn qua sự thâm nhập. Những gì ra khỏi bạn đó là những thứ làm cho bạn nhơ bẩn. Bởi lẽ nó không đi vào trái tim. Mà nó đi vào bao tử. Rồi nó được bài tiết khỏi cơ thể.”

Những gì ra khỏi con người làm cho họ nhơ bẩn. Những tư tưởng tội lỗi xuất phát từ bên trong, từ tâm hồn con người. Nên đã dẫn đến những hành động sai lầm – tư tưởng hướng hành động. Những phong tục thực phẩm giúp người ta hiểu nhau. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng, những gì con người thực hiện quan trọng hơn những gì người ta ăn. Họ yêu thương như thế nào quan trọng hơn những gì họ nấu. Và thực phẩm mà họ đưa vào miệng không quan trọng bằng những lời họ phát ra.