WGPSG (2.4.2010) – Đại hội Giáo lý của Tổng giáo phận Los Angeles (LA Religious Education Congress) được tổ chức hằng năm, quy tụ tất cả những ai quan tâm đến việc giáo dục và đào tạo tôn giáo. Năm nay, Đại hội đã diễn ra từ ngày 19 đến 21-3-2010 với hơn 40.000 người tham dự. Đức Hồng Y Mahoney của Tổng giáo phận LA đã nhân danh mối liên kết chị em giữa hai tổng giáo phận LA và Sàigòn để mời ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm sang thuyết trình tại đại hội. Đức cha Phêrô đã nhận lời, lên đường cùng với cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, và nhân dịp này, Đức cha cũng thăm viếng mục vụ những nơi cần thiết.
Sau khi Đức cha Phêrô trở về Việt Nam, cha Hiền, đại diện BBT Website TGP.TPHCM, đã xin gặp và phỏng vấn Đức cha Phêrô về chuyến đi đặc biệt này.
Cha Hiền: Thưa Đức cha, chúng con được biết Đức cha vừa có chuyến công tác tại Hoa Kỳ?
ĐC Khảm: Đúng vậy. Tôi và cha Luy Nguyễn Anh Tuấn đã rời Việt Nam ngày 11.3 và về nhà vào đêm Thứ Tư Tuần Thánh, 31.3, để kịp dự lễ Truyền Dầu tại Nhà thờ Chính toà vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh.
Cha Hiền: Đức cha có thể cho biết mục đích của chuyến đi này?
ĐC Khảm: Tôi sang Mỹ lần này để dự Đại hội Giáo lý của Tổng giáo phận Los Angeles (viết tắt: LA). Thực ra, trước đây Ban Tổ chức cũng đã ngỏ ý mời nhưng tôi chưa nhận lời. Lần này, trong thư mời, Đức Hồng Y Mahoney của Tổng giáo phận LA đã nhắc đến mối liên kết chị em giữa hai tổng giáo phận LA và Sàigòn, và nhân danh mối liên kết đó, ngài mời tôi sang thuyết trình tại đại hội. Tôi thấy không thể nào từ chối được.
Cha Hiền: Con có nghe nói khá nhiều về Đại hội này, nếu có thể, xin Đức cha cho biết vài thông tin?
ĐC Khảm: Đại hội Giáo lý của Tổng giáo phận LA (LA Religious Education Congress) được tổ chức hằng năm, quy tụ tất cả những ai quan tâm đến việc giáo dục và đào tạo tôn giáo. Thành ra, tuy tổ chức ở LA nhưng các tham dự viên đến từ khắp các tiểu bang trên đất Mỹ, và hơn nữa, từ nhiều quốc gia trên thế giới. Gặp gỡ, trò chuyện với các tham dự viên trong những ngày đại hội cho tôi thấy rõ điều đó. Theo đúc kết của Ban Tổ chức, hơn 40.000 người đã đến tham dự đại hội lần này.
Cũng như những lần trước, Đại hội lần này được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Anaheim (Anaheim Convention Center), gần với khu vực giải trí nổi tiếng Disneyland. Toàn bộ khu vực đó có rất nhiều khách sạn, thuận tiện việc ăn ở của các tham dự viên trong những ngày đại hội.
Trong đại hội, ngoài nghi thức khai mạc và Thánh Lễ kết thúc được tổ chức trong hội trường lớn với sức chứa cả chục ngàn người, chương trình đại hội được chia ra thành rất nhiều buổi thuyết trình của nhiều diễn giả về rất nhiều đề tài. Đúng là Incredible Abundance (Phong phú tuyệt vời – tên gọi của Đại hội lần này)! Các đề tài này đã được lên danh sách từ trước và các tham dự viên có thể tham dự buổi thuyết trình nào mình thích. Cha cứ tưởng tượng cứ mỗi buổi sáng chiều, có 50 diễn giả thuyết trình về 50 đề tài khác nhau tại 50 phòng họp khác nhau, mỗi phòng họp chứa được 300 người…
Cha Hiền: Đức cha thuyết trình về đề tài gì ạ?
ĐC Khảm: Theo đề nghị của Đức Hồng Y Mahoney, tôi có hai bài thuyết trình, một bằng tiếng Việt, một bằng tiếng Anh.
Trong bài thuyết trình tiếng Việt cho cộng đồng người Việt hải ngoại, tôi chia sẻ về Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam và nhấn mạnh đến chủ đề hiệp thông. Tôi mời gọi các tham dự viên trở về với nguồn Thánh Kinh để tìm lại ý nghĩa đích thực và nền tảng của từ hiệp thông là hiệp thông với Chúa, với Mình Máu Chúa Kitô, với ân huệ Thánh Thần. Chính nhờ sự hiệp thông nền tảng đó, chúng ta mới có sự hiệp thông đích thực trong Hội Thánh. Như thế, Năm Thánh phải là thời gian đặc biệt cho mỗi người – giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân – củng cố mối hiệp thông của mình với Chúa. Đồng thời, khi có những khác biệt, kể cả những xung đột, chúng ta cần phải tìm lại xem đâu là sứ mạng của Hội Thánh và đâu là đường lối của Chúa mà Hội Thánh phải đi; nhờ đó mới có thể vượt lên trên những khác biệt mà sống sự hiệp thông đúng nghĩa như Chúa muốn.
Trong bài thuyết trình tiếng Anh, với phần lớn cử toạ cũng là người Việt! (nhưng tôi hiểu ra rằng đối với các bạn trẻ Việt kiều từ 30 tuổi trở xuống, nghe tiếng Việt là điều rất khó khăn), tôi nói đến những điều tôi mong học hỏi từ Giáo Hội Hoa Kỳ, ví dụ như làm sao có thể sống và làm chứng cho Tin Mừng trong một đất nước giầu có về vật chất và khoa học kỹ thuật cao như nước Mỹ, làm sao để phát triển vai trò của người giáo dân trong Giáo Hội như tôi quan sát thấy trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Đồng thời, tôi chia sẻ với các bạn kinh nghiệm sống đức tin của Giáo Hội Việt Nam, nhấn mạnh đặc biệt đến gia đình như môi trường căn bản và cần thiết nhất trong việc nuôi dưỡng, vun xới và chuyển giao sự sống đức tin từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cha Hiền: Đại hội này có để lại cho Đức cha ấn tượng đặc biệt nào không, thưa Đức cha?
ĐC Khảm: Khá nhiều ấn tượng. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến một điều là sức sống của Giáo Hội. Hình như các phương tiện truyền thông thích nói đến những chuyện tiêu cực trong Giáo Hội Hoa Kỳ như vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em… và hình như phải làm rùm beng những chuyện đó thì mới thu hút người xem và người nghe. Nhưng có biết bao điều tích cực khác mà chúng ta không để ý đến. Chẳng hạn, khi tham dự đại hội này, tôi tự hỏi các mục tử trong Giáo Hội Hoa Kỳ đã nỗ lực như thế nào để có thể chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng trong thời đại tục hoá như ngày nay? Các ngài và những cộng sự viên đã phải làm việc cật lực ra sao để có được một đại hội phong phú về số lượng và chất lượng như thế? Anh chị em giáo dân nói chung, cách riêng các giáo lý viên, đã tha thiết thế nào với sứ mạng của Hội Thánh để có được sự tham gia tích cực như thế? Tất cả đều nói lên sức sống mãnh liệt của Hội Thánh, sự phong phú tuyệt vời của ân huệ Thiên Chúa.
Cha Hiền: Ngoài việc tham dự Đại hội Giáo lý, Đức cha còn có công việc nào khác tại LA?
ĐC Khảm: Tôi và cha Luy Tuấn đã đến thăm Đại chủng viện Saint John và Nhà Đào Tạo Chủng sinh dự bị của giáo phận LA. Chúng tôi đã có những buổi gặp gỡ và trò chuyện thân tình với cha Giám đốc và một vài cha giáo sư ở đó, tìm hiểu về chương trình đào tạo và trao đổi những vấn đề liên hệ đến hai bên.
Cha Hiền: Con nghe nói Đức cha có cuộc gặp gỡ với cộng đồng công giáo Việt Nam tại Quận Cam ( Orange County)?
ĐC Khảm: Theo lời mời của Đức cha Tod Brown và Đức cha Mai Thanh Lương của giáo phận Orange County, tôi đã đến thăm các ngài và sau đó, dâng Thánh Lễ với cộng đồng giáo dân Việt Nam tại Trung Tâm Công Giáo của Orange County. Sau Thánh Lễ, còn có buổi trò chuyện thân mật về đề tài Thánh Kinh trong Đời Sống Kitô hữu. Anh chị em giáo dân Việt Nam tại đây rất đạo đức tốt lành. Chỉ là buổi tối Thứ Hai trong tuần nhưng anh chị em đã đến rất đông để cùng cầu nguyện, gặp gỡ và trao đổi về Lời Chúa.
Cha Hiền: Trong chuyến đi lần này, ngoài tiểu bang California, Đức cha có đi đến tiểu bang nào khác nữa không?
ĐC Khảm: Sau thời gian ở Cali, tôi và cha Luy Tuấn đã đi Washington, DC. Ở đây, theo lời mời của cha chính xứ giáo xứ Mẹ Việt Nam tại Maryland, tôi đã có một buổi tối tĩnh tâm Mùa Chay với cộng đoàn và hôm sau cử hành Lễ Lá với cộng đoàn. Nhân cơ hội này, tôi cũng đến thăm trường cũ và tìm hiểu một vài việc liên quan.
Cha Hiền: Như vậy, Đức cha đã có chuyến đi thật tốt đẹp, xin chúc mừng Đức cha. Chúng con cũng nghe nói Đức Hồng Y của chúng ta cũng sẽ đi Mỹ vào thời gian gần đây?
ĐC Khảm: Đúng thế. Cha biết là cách đây gần hai năm, Đức Hồng Y Mahoney của LA và Đức Hồng Y của chúng ta đã ký kết bản liên kết giữa hai tổng giáo phận, nhìn nhận nhau như chị em và nâng đỡ nhau trong việc thi hành sứ mạng. Cũng vì mối liên kết đó, Đức Hồng Y Mahoney đã gửi thư mời Đức Hồng Y của chúng ta sang chủ sự Thánh Lễ tôn vinh Lòng Chúa thương xót, cử hành vào Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm. Mặc dù bận rộn với rất nhiều công việc của giáo phận, Đức Hồng Y của chúng ta đã nhận lời mời, nhằm mục đích củng cố tình hiệp thông giữa hai tổng giáo phận. Ngược lại, có thể vào cuối năm nay, Đức Hồng Y Mahoney sẽ đến thăm giáo phận chúng ta, tất cả đều nằm trong mối liên kết giữa hai tổng giáo phận chứ không có mục đích nào khác.
Cha Hiền: Dù vậy, có một câu hỏi khá tế nhị xin được nêu lên với Đức cha. Người ta nói rằng có dư luận chống đối chuyến đi sắp tới của Đức Hồng Y tại Hoa Kỳ, điều này có thật không, thưa Đức cha?
ĐC Khảm: Qua các phương tiện truyền thông, tôi cũng biết đến điều đó và phải nói là rất buồn. Những phản ứng đó có thể do thiện ý nhưng có lẽ phát xuất từ cách nhìn nhận vấn đề khác với chúng ta, nghĩa là nhìn từ góc độ chính trị. Hôm nay là Thứ Sáu Tuần Thánh và tôi không thể không nghĩ đến vụ án Chúa Giêsu. Người Do Thái lúc đó đã tố cáo Chúa Giêsu trước toà tổng trấn Philatô rằng: Ông này xưng mình là Vua, mà kẻ nào dám xưng mình là vua thì người đó là kẻ thù của hoàng đế Rôma! Rõ ràng là lời tố cáo mang tính chính trị, và chính lời tố cáo đó đã đẩy Philatô đến chỗ phải ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsu dù trong lòng vẫn tự nhủ: “Ông này không có tội lỗi gì cả”. Thế nhưng Chúa Giêsu có đến trần gian này để làm chính trị đâu! “Nước của Tôi không thuộc thế gian này”, Người đã tuyên bố như thế trước mặt Philatô và người công giáo nào cũng thuộc lòng lời tuyên bố đó.
Cũng vậy, Đức Hồng Y của chúng ta có mặt ở LA không vì mục đích chính trị. Dù tôn trọng chính kiến của mỗi người, nhưng tôi thấy cần khẳng định điều này: Ngài đến đó để chủ sự một nghi lễ tôn giáo, để bày tỏ và củng cố sự hiệp thông giữa hai tổng giáo phận LA và Sàigòn cũng như mối hiệp thông giữa cộng đồng công giáo Việt Nam hải ngoại và Giáo Hội tại quê nhà. Đơn giản chỉ là thế và tôi dám tin rằng đại đa số anh chị em tín hữu công giáo Việt Nam hải ngoại cũng thấy rõ điều đó. Ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ tôn vinh lòng Chúa thương xót. Vì thế, chúng ta cùng cầu xin cho sứ điệp và sức mạnh của lòng thương xót chạm đến cõi lòng mỗi người và biến đổi chúng ta nên chứng nhân của lòng thương xót: “Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.
Sau khi Đức cha Phêrô trở về Việt Nam, cha Hiền, đại diện BBT Website TGP.TPHCM, đã xin gặp và phỏng vấn Đức cha Phêrô về chuyến đi đặc biệt này.
Cha Hiền: Thưa Đức cha, chúng con được biết Đức cha vừa có chuyến công tác tại Hoa Kỳ?
ĐC Khảm: Đúng vậy. Tôi và cha Luy Nguyễn Anh Tuấn đã rời Việt Nam ngày 11.3 và về nhà vào đêm Thứ Tư Tuần Thánh, 31.3, để kịp dự lễ Truyền Dầu tại Nhà thờ Chính toà vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh.
Cha Hiền: Đức cha có thể cho biết mục đích của chuyến đi này?
ĐC Khảm: Tôi sang Mỹ lần này để dự Đại hội Giáo lý của Tổng giáo phận Los Angeles (viết tắt: LA). Thực ra, trước đây Ban Tổ chức cũng đã ngỏ ý mời nhưng tôi chưa nhận lời. Lần này, trong thư mời, Đức Hồng Y Mahoney của Tổng giáo phận LA đã nhắc đến mối liên kết chị em giữa hai tổng giáo phận LA và Sàigòn, và nhân danh mối liên kết đó, ngài mời tôi sang thuyết trình tại đại hội. Tôi thấy không thể nào từ chối được.
Cha Hiền: Con có nghe nói khá nhiều về Đại hội này, nếu có thể, xin Đức cha cho biết vài thông tin?
ĐC Khảm: Đại hội Giáo lý của Tổng giáo phận LA (LA Religious Education Congress) được tổ chức hằng năm, quy tụ tất cả những ai quan tâm đến việc giáo dục và đào tạo tôn giáo. Thành ra, tuy tổ chức ở LA nhưng các tham dự viên đến từ khắp các tiểu bang trên đất Mỹ, và hơn nữa, từ nhiều quốc gia trên thế giới. Gặp gỡ, trò chuyện với các tham dự viên trong những ngày đại hội cho tôi thấy rõ điều đó. Theo đúc kết của Ban Tổ chức, hơn 40.000 người đã đến tham dự đại hội lần này.
Cũng như những lần trước, Đại hội lần này được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Anaheim (Anaheim Convention Center), gần với khu vực giải trí nổi tiếng Disneyland. Toàn bộ khu vực đó có rất nhiều khách sạn, thuận tiện việc ăn ở của các tham dự viên trong những ngày đại hội.
Trong đại hội, ngoài nghi thức khai mạc và Thánh Lễ kết thúc được tổ chức trong hội trường lớn với sức chứa cả chục ngàn người, chương trình đại hội được chia ra thành rất nhiều buổi thuyết trình của nhiều diễn giả về rất nhiều đề tài. Đúng là Incredible Abundance (Phong phú tuyệt vời – tên gọi của Đại hội lần này)! Các đề tài này đã được lên danh sách từ trước và các tham dự viên có thể tham dự buổi thuyết trình nào mình thích. Cha cứ tưởng tượng cứ mỗi buổi sáng chiều, có 50 diễn giả thuyết trình về 50 đề tài khác nhau tại 50 phòng họp khác nhau, mỗi phòng họp chứa được 300 người…
Cha Hiền: Đức cha thuyết trình về đề tài gì ạ?
ĐC Khảm: Theo đề nghị của Đức Hồng Y Mahoney, tôi có hai bài thuyết trình, một bằng tiếng Việt, một bằng tiếng Anh.
Trong bài thuyết trình tiếng Việt cho cộng đồng người Việt hải ngoại, tôi chia sẻ về Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam và nhấn mạnh đến chủ đề hiệp thông. Tôi mời gọi các tham dự viên trở về với nguồn Thánh Kinh để tìm lại ý nghĩa đích thực và nền tảng của từ hiệp thông là hiệp thông với Chúa, với Mình Máu Chúa Kitô, với ân huệ Thánh Thần. Chính nhờ sự hiệp thông nền tảng đó, chúng ta mới có sự hiệp thông đích thực trong Hội Thánh. Như thế, Năm Thánh phải là thời gian đặc biệt cho mỗi người – giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân – củng cố mối hiệp thông của mình với Chúa. Đồng thời, khi có những khác biệt, kể cả những xung đột, chúng ta cần phải tìm lại xem đâu là sứ mạng của Hội Thánh và đâu là đường lối của Chúa mà Hội Thánh phải đi; nhờ đó mới có thể vượt lên trên những khác biệt mà sống sự hiệp thông đúng nghĩa như Chúa muốn.
Trong bài thuyết trình tiếng Anh, với phần lớn cử toạ cũng là người Việt! (nhưng tôi hiểu ra rằng đối với các bạn trẻ Việt kiều từ 30 tuổi trở xuống, nghe tiếng Việt là điều rất khó khăn), tôi nói đến những điều tôi mong học hỏi từ Giáo Hội Hoa Kỳ, ví dụ như làm sao có thể sống và làm chứng cho Tin Mừng trong một đất nước giầu có về vật chất và khoa học kỹ thuật cao như nước Mỹ, làm sao để phát triển vai trò của người giáo dân trong Giáo Hội như tôi quan sát thấy trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Đồng thời, tôi chia sẻ với các bạn kinh nghiệm sống đức tin của Giáo Hội Việt Nam, nhấn mạnh đặc biệt đến gia đình như môi trường căn bản và cần thiết nhất trong việc nuôi dưỡng, vun xới và chuyển giao sự sống đức tin từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cha Hiền: Đại hội này có để lại cho Đức cha ấn tượng đặc biệt nào không, thưa Đức cha?
ĐC Khảm: Khá nhiều ấn tượng. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến một điều là sức sống của Giáo Hội. Hình như các phương tiện truyền thông thích nói đến những chuyện tiêu cực trong Giáo Hội Hoa Kỳ như vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em… và hình như phải làm rùm beng những chuyện đó thì mới thu hút người xem và người nghe. Nhưng có biết bao điều tích cực khác mà chúng ta không để ý đến. Chẳng hạn, khi tham dự đại hội này, tôi tự hỏi các mục tử trong Giáo Hội Hoa Kỳ đã nỗ lực như thế nào để có thể chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng trong thời đại tục hoá như ngày nay? Các ngài và những cộng sự viên đã phải làm việc cật lực ra sao để có được một đại hội phong phú về số lượng và chất lượng như thế? Anh chị em giáo dân nói chung, cách riêng các giáo lý viên, đã tha thiết thế nào với sứ mạng của Hội Thánh để có được sự tham gia tích cực như thế? Tất cả đều nói lên sức sống mãnh liệt của Hội Thánh, sự phong phú tuyệt vời của ân huệ Thiên Chúa.
Cha Hiền: Ngoài việc tham dự Đại hội Giáo lý, Đức cha còn có công việc nào khác tại LA?
ĐC Khảm: Tôi và cha Luy Tuấn đã đến thăm Đại chủng viện Saint John và Nhà Đào Tạo Chủng sinh dự bị của giáo phận LA. Chúng tôi đã có những buổi gặp gỡ và trò chuyện thân tình với cha Giám đốc và một vài cha giáo sư ở đó, tìm hiểu về chương trình đào tạo và trao đổi những vấn đề liên hệ đến hai bên.
Cha Hiền: Con nghe nói Đức cha có cuộc gặp gỡ với cộng đồng công giáo Việt Nam tại Quận Cam ( Orange County)?
ĐC Khảm: Theo lời mời của Đức cha Tod Brown và Đức cha Mai Thanh Lương của giáo phận Orange County, tôi đã đến thăm các ngài và sau đó, dâng Thánh Lễ với cộng đồng giáo dân Việt Nam tại Trung Tâm Công Giáo của Orange County. Sau Thánh Lễ, còn có buổi trò chuyện thân mật về đề tài Thánh Kinh trong Đời Sống Kitô hữu. Anh chị em giáo dân Việt Nam tại đây rất đạo đức tốt lành. Chỉ là buổi tối Thứ Hai trong tuần nhưng anh chị em đã đến rất đông để cùng cầu nguyện, gặp gỡ và trao đổi về Lời Chúa.
Cha Hiền: Trong chuyến đi lần này, ngoài tiểu bang California, Đức cha có đi đến tiểu bang nào khác nữa không?
ĐC Khảm: Sau thời gian ở Cali, tôi và cha Luy Tuấn đã đi Washington, DC. Ở đây, theo lời mời của cha chính xứ giáo xứ Mẹ Việt Nam tại Maryland, tôi đã có một buổi tối tĩnh tâm Mùa Chay với cộng đoàn và hôm sau cử hành Lễ Lá với cộng đoàn. Nhân cơ hội này, tôi cũng đến thăm trường cũ và tìm hiểu một vài việc liên quan.
Cha Hiền: Như vậy, Đức cha đã có chuyến đi thật tốt đẹp, xin chúc mừng Đức cha. Chúng con cũng nghe nói Đức Hồng Y của chúng ta cũng sẽ đi Mỹ vào thời gian gần đây?
ĐC Khảm: Đúng thế. Cha biết là cách đây gần hai năm, Đức Hồng Y Mahoney của LA và Đức Hồng Y của chúng ta đã ký kết bản liên kết giữa hai tổng giáo phận, nhìn nhận nhau như chị em và nâng đỡ nhau trong việc thi hành sứ mạng. Cũng vì mối liên kết đó, Đức Hồng Y Mahoney đã gửi thư mời Đức Hồng Y của chúng ta sang chủ sự Thánh Lễ tôn vinh Lòng Chúa thương xót, cử hành vào Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm. Mặc dù bận rộn với rất nhiều công việc của giáo phận, Đức Hồng Y của chúng ta đã nhận lời mời, nhằm mục đích củng cố tình hiệp thông giữa hai tổng giáo phận. Ngược lại, có thể vào cuối năm nay, Đức Hồng Y Mahoney sẽ đến thăm giáo phận chúng ta, tất cả đều nằm trong mối liên kết giữa hai tổng giáo phận chứ không có mục đích nào khác.
Cha Hiền: Dù vậy, có một câu hỏi khá tế nhị xin được nêu lên với Đức cha. Người ta nói rằng có dư luận chống đối chuyến đi sắp tới của Đức Hồng Y tại Hoa Kỳ, điều này có thật không, thưa Đức cha?
ĐC Khảm: Qua các phương tiện truyền thông, tôi cũng biết đến điều đó và phải nói là rất buồn. Những phản ứng đó có thể do thiện ý nhưng có lẽ phát xuất từ cách nhìn nhận vấn đề khác với chúng ta, nghĩa là nhìn từ góc độ chính trị. Hôm nay là Thứ Sáu Tuần Thánh và tôi không thể không nghĩ đến vụ án Chúa Giêsu. Người Do Thái lúc đó đã tố cáo Chúa Giêsu trước toà tổng trấn Philatô rằng: Ông này xưng mình là Vua, mà kẻ nào dám xưng mình là vua thì người đó là kẻ thù của hoàng đế Rôma! Rõ ràng là lời tố cáo mang tính chính trị, và chính lời tố cáo đó đã đẩy Philatô đến chỗ phải ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsu dù trong lòng vẫn tự nhủ: “Ông này không có tội lỗi gì cả”. Thế nhưng Chúa Giêsu có đến trần gian này để làm chính trị đâu! “Nước của Tôi không thuộc thế gian này”, Người đã tuyên bố như thế trước mặt Philatô và người công giáo nào cũng thuộc lòng lời tuyên bố đó.
Cũng vậy, Đức Hồng Y của chúng ta có mặt ở LA không vì mục đích chính trị. Dù tôn trọng chính kiến của mỗi người, nhưng tôi thấy cần khẳng định điều này: Ngài đến đó để chủ sự một nghi lễ tôn giáo, để bày tỏ và củng cố sự hiệp thông giữa hai tổng giáo phận LA và Sàigòn cũng như mối hiệp thông giữa cộng đồng công giáo Việt Nam hải ngoại và Giáo Hội tại quê nhà. Đơn giản chỉ là thế và tôi dám tin rằng đại đa số anh chị em tín hữu công giáo Việt Nam hải ngoại cũng thấy rõ điều đó. Ngài sẽ chủ sự Thánh Lễ tôn vinh lòng Chúa thương xót. Vì thế, chúng ta cùng cầu xin cho sứ điệp và sức mạnh của lòng thương xót chạm đến cõi lòng mỗi người và biến đổi chúng ta nên chứng nhân của lòng thương xót: “Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.