1. Tại sao lại nói đến L. Cadière

Lại viết về Léopold Cadière. Trong học giới Việt Nam và thế giới, nhiều người đã từng viết về nhân vật kiệt xuất này, với không biêt bao lời tán tụng. Nhưng trong bối cảnh hòa nhập văn hóa Việt Nam hiện nay, con người này vẫn là một tấm gương soi chung cho mọi người thiện chí có tinh thần dân tộc, Cộng Sản và không Cộng Sản, để tìm ra con đường xây dựng và canh tân đất nước bằng văn hóa. Cái đáng chú ý ở đây là người xướng xuất con đường ấy là một thừa sai nước ngoài - lại là một người Pháp vốn có nhiều hệ lụy với Việt Nam -, vạch ra một lối đi cho những người thuộc cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, đang lấn cấn trong việc thay đổi để xây dựng và phát triển đất nước. Hãy sáng suốt và can đảm, đoàn kết, tìm lấy mẫu số chung nhất ở nền tảng văn hóa dân tộc mà khối óc và con tim Cadière đã dầy công tìm tòi và yêu mến.

2. Vài Nét Nhân Thân

Léopold Michel Cadière chào đời ngày 14/2/1896 tại Aix-en-Provence, địa phận Aix, Hạt Bouches-du-Rhône, giáo xứ Sainte-Anne-de-Pinchinats, miền Nam nước Pháp. Là con trai một chủ trang trại miền Provence, cậu theo học tại địa phương từ tiểu học, lên trung học, rồi gia nhập Tiểu Chủng viện, trước khi vào Đại Chủng Viện Địa Phận Aix, chịu các chức nhỏ ngày 21/12/1888.

Thầy Cadière gia nhập chủng viện Hội Thừa Sai Nước Ngoài ngày 6/6/1890 và ở đó Thầy chịu các chức cao trọng hơn, rồi chịu chức linh mục ngày 24/09/1892. Bắt đầu từ giã quê hương đi truyển giáo ngày 26/10/1892, tân linh mục đến Huế địa phận Nam Nam Kỳ, Việt Nam. chỉ một tháng sau đó. Ngài hoạt động hăng say như một nhà truyền giáo nhiệt thành, đồng thời, miệt mài nghiên cứu tìm tòi như một bác ngữ gia, một nhà nhân loại học, dân tộc học uyên thâm. Qua đời ngày 07/06/1955, an táng tại Phú Xuân, Huế.

3. Môi Trường Sự Nghiệp Truyền Giáo Và Văn Hóa Việt Nam

Cuộc đời Cadière diễn ra qua nhiều chặng khác nhau theo hai khía cạnh truyền giáo và văn hóa đặc biệt này. Ngay khi tới Huế, Giám Mục Caspar đã nhận thức và quí trọng những khả năng trí thức và nhiệt tình kiên trì làm việc không ngơi nghỉ của vị thừa sai mới trẻ trung, đầy nghị lực. Cha lăn xả vào công cuộc nghiên cứu tiếng Việt một cách có phương pháp khoa học, sâu sắc và tinh tế đến tận nguồn ngọn các thổ ngữ khác nhau (như trong các tiểu luận của ngài, chẳng hạn “Phonétique annamite”, “Syntaxe”, “Dialectes du Haut et Bas Annam”.

Trước hết cha được bổ nhiệm làm giáo sư tại tiểu chủng viện An Ninh, cách phía Bắc Huế khoảng 100 cây số, trong hai năm trời, rồi ngài làm việc với cha Renould ở Đại Chủng viện Phú Xuân (Huế) năm 1894. Năm 1895, theo yêu cầu của chính ngài, cha Cadière được giao trông coi xứ đạo Tam Tòa và hạt Quảng Bình trong suốt 14 năm trời. Thế là cha bắt đầu cuộc tìm tòi hình thành một công trình lịch sử đồ sộ về cuộc thành lập các Chúa Nguyễn. Công trình này mang nhan đề biểu tượng “Le Mur de Đồng Hới”.

Năm 1896, Cha Cadière chú trọng đến địa điểm ở cực Bắc khu giáo, đó là khu Cù Lạc, một địa danh nổi tiếng vì có nhiều khó khăn đủ loại (như khí hậu, vấn đề bội giáo vì nhiều áp lực chính trị khác nhau,… Chính ở nơi đây Cha bắt tay vào nghiên cứu thật sít sao các tín ngưỡng tổ tiên của dân quê trong vùng, hình thành nên công trình lớn lao mang tên “Croyances et Pratiques religieuses des Annamites de la région de Huế”.

Năm 1902, cha di chuyển đến phía Đông của khu giáo Cù Lạc ở Bồ Khế, thi hành thừa tác vụ truyền giáo và mục vụ trong hai năm. Năm 1904, cha được bổ nhiệm làm cha xứ Cổ Vưu và là hạt trưởng khu giáo Dinh Cát. Tại đó cha khánh thành một nhà thờ mới và dựng nên nhiều trường học được trao cho các nữ tu phụ trách.

Năm 1911, quá miệt mài làm việc nên sức khỏe suy kiệt, nên ngài phải về nghỉ tại Pháp.. Dù vậy, không hề bỏ lỡ cơ hội đó, Ngài tham dự vào Hội Nghi nhóm tại Louvain trong “Semaine d’ethnologie” do cha Schmidt thuộc Dòng Verbe Divin (1912) tổ chức. Từ năm 1913 đến 1918, cha Cadière làm nhiệm vụ tuyên úy của trường Pellerin, do các Sư Huynh Trường Thiện Giáo trông coi ở Huế. Với cương vị đó, ngài thành lập Association des Amis du Vieux Huế (Hội ‘Ái Hữu’ Đô Thành Hiếu Cổ). Hội này cho ra đời định kỳ Bulletin des Amis du Vieux Huế (Tập San ‘Ái Hữu’ Đô Thành Hiếu Cổ), liên tục từ năm 1913 đến năm 1944. Toàn bộ tập san bằng tiếng Pháp đã nay được chuyển dịch sang Việt ngữ, sau khi công trình nghiên cứu của ngài được đánh giá lại là gổm chứa nội dung Việt học uyên bác về nhiều lãnh vực khác nhau.

Từ năm 1918 đến 1945, cha Cadière sinh sống tại Di Loan, với tư cách cha xứ và làm Hạt trưởng khu giáo Đất Đỏ. Trong thời gian giữa hai cuộc chiền, cha tất bật hăng say hoạt động. Ngài tiến hành hoàn tất ngôi thánh đường đẹp đẽ do cha Barthélémy khởi công dựng nên. Ngài tổ chức lại tu viện các Nữ Tu Mến Thánh Giá ở Cửa Tùng, giúp các chị đan lát dệt vải, thay thế hết tất cả những thứ bông vải kém chất lượng. Trong lãnh vực nghiên cứu dân tộc học, ngài hoàn chỉnh công trình đã kể trên về “Croyances et Pratiques religieuses des Annamites de la région de Huế”. Các bài viết được lần lượt đăng trên Tập San Đô Thành Hiếu Cổ, trước khi được tổng hợp đầu năm 1942 do l’École Française d’Extrême-Orient ở Hà Nội thành ba cuốn. Công trình đồ sộ này không làm trở ngại các hoạt động mục vụ của cha với tính cách chính xứ, hạt trưởng, vi ngài không nề hà chăm sóc giảng dậy giáo lý cho các trẻ em và các tân tòng và lo ngồi tòa giải tội.

Năm 1942, nhân kỷ niệm năm mươi năm chịu chức linh mục của ngài, bạn hữu và các giới chức đạo đời tổ chức một buổi lễ hội thật trân trọng. Trước những lời khen ngợi công lao của ngài, ngài đã đáp lại một cách đơn sơ đầy xúc động. Ngài nói rằng tất cả những điều ngài làm là để thể hiện chân thành lòng yêu mến dân tộc Việt Nam. ‘Tôi đã hiểu người Việt, vì tôi nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi đã nghiên cứu tiếng Việt ngay từ khi mới đến đây, và tôi hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu… Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng, lễ nghi tôn giáo, phong tục người Việt, tôi yêu mến người Việt. Tôi yêu mến người Việt vì họ thông minh xuất sắc và tinh thần linh lợi… Tôi yêu mến người Việt cũng vì họ trải qua nhiều đau khổ’. [Ngọc Quỳnh, “Hoài Niệm Cố Cả”. Nguyệt san Nguồn Sống (số 1, 15/7/1958), giáo phận Huế, tr. 45].

Năm 1945, chính biến do người Nhật dàn dựng (ngày 9 tháng 3) đã nhanh chóng tác động đến vùng Cửa Tùng. Cha bị trục xuất khỏi nơi đó và bị đưa vào trại tập trung ở Huế, ngay tại nhà của các thừa sai gần Tòa Giám Mục.

Sau khi người Nhật thất bại, cha Cadière trở lại Di Loan một thời gian ngắn, vì vào tháng 9 năm 1945, cha lại bị lực lượng Việt Minh dẫn độ cùng với sáu vị thừa sai khác, đến nơi bị quản chế tại Vinh. Ngài bị giám quản suốt 6 năm rưỡi, khoảng tháng 1/1947 đến tháng 6/1953. Nhưng trong thời gian đó ngài vẫn không ngưng hoàn toàn các hoạt động trí thức của Ngài, vì ngài lợi dụng thời gian ấy để biên soạn “Souvenirs d’un vieil Annamisant”. Về sau các bài kỷ yếu ấy được tạp chí Indochine xuất bản ở Hà Nội. Các bài ngài viết thòi đó gộp lại có tới 1500 trang sách xuất bản.

Ngay tháng 9 năm 1948, trong khi còn đang bị quản chế, cha được bổ nhiệm làm hội viên danh dự của Trường Viễn Đông Bác Cổ

Cha Cadière không phải không biết rằng Hồ Chí Minh là người xuất thân từ Vinh; vì thế ngài cũng đã tranh thủ viết một lá thư cho Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trình bày việc giam giữ lâu ngày nhóm các nhà truyền giáo có tuổi này là một chuyện bất thường. Nhưng chỉ mãi đến ngày 11/6/1953, như để đáp lại lá thư nói trên, tập thể các thừa sai kia mới được trao trả tự do.

Kể từ cuộc thử thách lâu dài đó, cha Cadière trở nên suy nhược hơn, phải đền Huế cư ngụ tại nhà các thừa sai kế bên tòa giám mục. Ngài từ chối không chịu “hồi hương” như nhà cầm quyền đề nghị, nhưng quyết tâm hoàn tất nhưng ngày sinh sống giữa người Việt mà ngài tân lực yêu mền với hết linh hồn và xác. Ngài mất ngày 6/7/1955 và được an táng tại nghĩa trang đại chủng viện Phú Xuân ở Kim Long như ngài hằng ao ước khi sinh thời. Đại chủng viện đó hiện do các linh mục Tu hội Xuân Bích phụ trách đào tạo.

Tại Paris, mấy tháng sau, ngày 16/1/1956, tại Institut Catholique, một lễ nghi được tổ chức do chính GM Blanchet, viện trưởng học viện này chủ tọa, để tôn vinh một vị thừa sai bác học, dưới quyền bảo trợ của Giám Mục Marella, Sứ Thấn Tòa Thánh, và Giám Mục Lemaire, Tổng Quyền Hội Thừa Sai Nước Ngoài. Nhiều viên chức đến tham dụ trong đó có Hoàng Hậu Nam Phương, các đại diện chính quyền Pháp và Trường Dại Học Cộng đồng Pháp (Collège de France).

4. Hoạt Động Với Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp
Hội viên (1918-1920)

Được Bổ nhiệm Hội Viên Danh dự năm 1948.
Ai bảo đây là Linh Mục Léopold-Michel Cadière.
Cha Cả đã “trở nên Việt Nam với người Việt Nam”

Chính tại Cù Lạc, cha gặp Louis Finot và Thiếu tá Lunet de Lajonquière, lúc đó đang tham sát cho Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp mới thành hình. Họ kết nghĩa thân hữu vườn đào kiểu Á Đông. “Louis Finot thích phát biểu rằng cuộc phát hiện đẹp đẽ nhất mà ông đã thực hiện trong chuyến thám sát Đông Dương đầu tiên chính là cha Cadière” (L. Malleret). Ngài cộng tác với công trình của Trường này ngay lúc mới hình thành, và ngài viết một đề mục cho số báo đầu tiên của Tập San (1901) và tham gia vào Hội nghị nghiên cứu Viễn Đông được Trường này tổ chức lần đầu tại Hà Nội năm 1902. Ngài trở nên hội viên thông tín của Trường năm 1906.

Sau sáu tháng nghỉ tại Hồng Kông năm 1901, ngài trở về Trung Kỳ, làm việc miệt mài ở đó đến năm 1910. Chính trong thời gian về nghỉ tại Pháp, ngài đã có cơ hội thực hiện một số công việc sưu tầm cho Trường Viễn Đông Bác Cổ, như tìm kiếm trong các thư viện ở Paris và Rome, nhiều tài liệu về cổ sử Đông Dương. Nhất là cha khám phá được một thủ bản mẫu cuốn tự điển của LM Alexandre de Rhodes, ngoài việc tham gia Tuần Lễ Dân Tộc Học, một khoa học hoàn toàn mới mẻ vào thời đó. Trong khi tài liệu của MEP ghi là năm 1912, thì tài liệu khác ghi là tuần lễ đó được tổ chức vào tháng 9 năm 1911. Năm 1914, từ khi lập ra Hội Ái Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, cha đã đóng góp một khối lượng lớn lao các đề mục và chú thích cho Tập San nhiều đề tài khác nhau mà trí tò mò không bao giờ thỏa mãn của ngài tìm kiềm và công lao nghiên cứu không biết mệt mỏi tìm đến.

Rồi cha đến Đất Đỏ ở Cửa Tùng và lưu tại đó suốt 28 năm. Được bổ nhiệm làm hội viên ăn lương của Trường Viễn Đông Bác Cổ chỉ trong hai năm ngắn ngủi, vì cha từ chối cư ngụ tại Hà Nội, và sau đó nhận lại thừa tác vụ tại Cửa Tùng. Chính tại đây, ngoài việc hoàn tất xây dựng ngôi nhà thờ đồ sộ như nhà thờ chính tòa và trường học, cha tạo lập một vườn bách thảo nổi tiếng vì có nhiều cây dương xỉ quí hiếm.

Hằng ngày, trong vùng quê, người ta trông thấy cha Cả miệt mài rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiếp xúc với mọi hạng người, mở to đôi mắt chú ý ghi nhân tất cả những gì ngài quan sát thấy, nhất là ở miền Trung, dưới bộ quần trắng áo thâm bạc màu truyền thống của miền quê Việt Nam. Trong ông lão thôn quê hiền từ, mũi lõ lông bò, dáng dấp Việt Nam đó, chất chứa cả một con người trí tuệ bác học và một trái tim nồng thắm nhập thể vào từng chi tiết của cội nguồn văn hóa Việt Nam để xây dựng các xứ đạo không chỉ bằng ngôi nhà thờ vật chất nhưng bằng những đồ ăn tinh thần vững bên.

Ai bảo vị thừa sai ấy là thực dân! Trong những linh mục rặt nòi Việt Nam, đã ai dám sánh với ngài, bằng tinh thần tinh tế khác thường và sức làm việc quên mình.Cố Cả hầu như chỉ có một tâm nguyện chân thành là làm sao hòa nhập trọn vẹn vào lòng dân tộc đáng yêu này! Ai bảo mình đa đoan vịn cớ lúc nào cũng chỉ chuyên lo mục vụ nơi giáo dân, mà thực sự thâm tâm có thể lo bám víu vào công việc là để củng cố địa vị và quyền bính trong xứ đạo theo vinh hoa thề gian. Họ cần xét mình, theo gương sống của ngài, dù chỉ một phần rất nhỏ thôi trong thừa tác vụ ở một xứ đạo rất nhà quê nơi khỉ ho cò gáy!

Nhiều vấn đề về sức khỏe buộc ngài phải nghỉ lần cuối tại châu Âu năm 1928-29. Nhờ đó ngài tiếp tục trong các thư viện và phát hiện nhiều tài liệu mới về cha de Rhodes, cũng như câu truyện kể quan trọng của một linh mục dòng Tên người Bồ là Gaspar Luis về buổi đầu truyền giáo của các cộng đoàn Kitô ở Trung Kỳ. Đồng thời cha lại tham dự Tuần lễ dân tộc học tại Luxembourg.

Tổng kết lại, các tác phẩm của cha chính yếu chuyên về ngữ học (ngữ âm trung kỳ, thổ ngữ mường, ngữ pháp tiếng Việt), lịch sử và dân tộc học. Cha được coi như nhà sáng lập tiên phong về các nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam; nhất là, công trình của ngài về các tín ngưỡng và tập tục tôn giáo địa phương, hoàn toàn có tính đổi mới trong cái nhìn sáng tạo về một mảng vấn đề tưởng chừng như đã cũ. Ngài cũng là một nhà nghiên cứu tài tử vê thực vật. Cha biên soạn một số nghiên cứu về lãnh vực này và cung ứng cho Viện Bảo Tàng lịch sử tự nhiên và cho nhiều thông tín viên khác trên khắp thế giới nhiều nghìn mẫu thực vật từ đồng quê Việt Nam.

Lm. Léopold Cadière đã tham gia hoạt động tích cực trong nhiều tổ chức văn hóa và khoa học như các hội: Địa Lí Học Hà Nội, Hàn Lâm Viện Khoa Học Thuộc Địa, Giáo Dục Tinh Thần và Luân Lí Việt Nam, Nghiên Cứu Đông Dương [Sài Gòn], Trường Nhân Chủng Học Đông Dương, Trường Viễn Đông Bác Cổ [EFEO], Ngôn Ngữ Á châu, Bách Thảo Paris, Hàn Lâm Viện Aix, Thuần Dưỡng Paris, v.v..

Ngoài công trình khoa học, ngài đã điều khiển trong nhiều năm tập san của hàng giáo sĩ Việt Nam Sacerdos Indonensis, Ngài đã để lại “Souvenirs d’un vieil annamisant” (xuất bản trong tập san Hà Nội Indochine và Sud Est, năm 1942-45 và 1950 tương ứng, là những kỷ niệm bút ký tại Vinh, nay mới có địp được xuất bản ra mắt công chúng độc giả yêu mến một ông cố Tây Việt Nam hóa miệt mài cung cấp thức ăn tinh thần mỹ vị của văn hóa dân tộc ngàn đời Việt Nam.

5. Người Việt Nam Chính Thức Và Công Khai

Tôn Vinh Léopold Cadière

Trong các bài nghiên cứu về ngài, ít người, nếu không nói là chưa có tác giả Việt Nam nào, đã kê khai đầy đủ những công trình nghiên cứu rất đa dạng đa diện của ngài. Để tôn vinh vị thừa sai học giả, chúng tôi tiếp tục bổ sung phần liệt kê trình bày nguyên tác tiếng Pháp kèm theo phần dịch thuật tiếng Việt để thỏa lòng những độc giả và nhiều nhà nghiên cứu yêu mến ngài như bậc tiền bối Việt Nam Học.

Khoảng 1990 trở đi, trái với cách hành xử quá khứ của chính những người Cộng Sản Việt Nam, (Từ năm 1945 và sau đó năm 1946, như trên đã nói, Việt Minh bắt giam Lm.Léopold Cadière về tội ‘Tây thực dân’. Thế nhưng ngày nay, toàn bộ các bài nghiên cứu của ông trong Tập san Ái Hữu Cố Đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Huế) đã được dịch ra tiếng Việt và tập hợp thành sách nhan đề Những Người Bạn Của Cố Đô Huế, Thuận Hóa xuất bản.Trong dịp về thăm quê nhà Tết Bính Tuất (2006), chúng tôi được biết toàn bộ bản dịch tiếng Việt Bulletin des Amis du Vieux Hué đã được chuyển vào CD. Vì trục trặc trong liên lạc, chúng tôi đã không nhận được CD này từ Việt Nam (Vương Đình Chữ) trước khi trở lại Hoa Kỳ) tiếp theo sự kiện UNESCO công nhận Kinh thành Huế là di tích lịch sử của thế giới thì chính quyền Cộng Sản hiện nay ở Việt Nam đã phải chính thức và công khai tôn vinh Léopold Cadière là Nhà Huế Học và là Nhà Việt Nam Học. Chính nhờ các công trình nghiên cứu uyên thâm của ông, khởi đầu bằng tiếng Pháp, thế giới mới biết đến văn hóa, lịch sử Việt Nam, nhất là văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử của Huế và miền Trung Việt Nam.

Nguyễn Đắc Xuân, một nhà nghiên cứu Cộng Sản đất thần kinh (Huế đô xưa), tác giả bài viết “Tưởng Nhớ Nhà Huế Học Léopold Cadière” (báo Lao Động ngày 23/6/1994) đã phải hết lời ca ngợi: ‘Huế đã được công nhận di sản thế giới. Để có được sự công nhận ấy, một thế kỉ qua nhiều nhà Huế học, nhà văn, nhà nghiên cứu đã đóng góp biết bao công trình để giới thiệu Huế với thế giới. Người được tôn là bậc thầy trong công việc này là Léopold Cadière…’

Tư tưởng và phương pháp làm việc Cadière đã tiên phong soi sáng cho nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ XX và sau này. Cuộc đời và sự nghiệp Cadière là một gương sáng chói lọi cho tất cả những ai quan tâm đến sứ mệnh mục tử trong nhận thức thế nào là nhập thể hay hội nhập văn hóa dân tộc Việt Nam, dù là người Việt hay nước ngoài. Những sưu tầm thực địa sâu sát say mê như không biết mệt mỏi của cha đã cung ứng những kiến thức vô giá về dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã ít nhiều bị hán hóa làm lu mờ phần nào bản sắc cá tính nguyên thủy.

6. Thư Mục Các Tác Phẩm Đã Được Xuất Bản
của Lm Léopold Cadière

1. Les irrigations en Annam Những việc thủy lợi ở An Nam / Léopold Cadière. - Hanoi: L'Avenir du Tonkin, [?]. 4 articles.
2. Le Projet de réforme de l'Instruction en Indochine Dự Án Cái Cách Học chính tại Đông Dương / Léopold Cadière. - Hanoi: L'Avenir du Tonkin, [?]. 5 articles.
3. Les Routes en Annam Các đường lộ tại An Nam / Léopold Cadière. - Hanoi: L'Avenr du Tonkin, [?]. 5 articles.
4. Famines et maladies à Thanh-Ba (Hué) Đói Kém và Bệnh Tật ở Thanh Ba (Huế) / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1899, p. 229-230.
5. Croyances et dictons populaires de la vallée du Nguôn Son, province de Quang-Binh (Annam) Các tín ngưỡng và ngạn ngữ ở thung lũng Nguồn Sơn, tỉnh Quảng Bình (Trung Kỳ) / par le R. P. Cadière, missionnaire apostolique. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [34] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 1/2 (1901) 119-139, 1/3, 183-207.
6. Description de la statue de la grotte de Chua-hang Mô tả bức tượng ở động Chùa Hang / L. Cadière. Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [3] p.; 27 cm. Extr. de: BEEO 1 (1901) 413.
7. [Compte-rendu du Dictionnaire annamite-français: langue officielle et langue vulgaire de Jean Bonet] Tường trình Tự Điển An Nam-Pháp: tiếng chính thức và tiếng dân dã của Jean Bonet / L. Cadière. Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [3] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 1 (1901) 140-143.
8. Géographie historique du Quang-Bin d'après les Annales impériales Địa lý lịch sử của Quảng Bình theo Biên Niên ký của đế quốc (Đại Nam thực luc) / L. Cadière. Hanoi: F. -H. Schneider, 1901. - [?] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 1 (1902).
9. Les pierres de foudre Các hòn đá sấm sét / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1902. - [37] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 2 (1902) 248-285.
10. Coutumes populaires de la vallée du Nguôn-Son Các tập tục dân gian ở Thung lũng Nguồn Sơn / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1902. - [34] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 2 (1902) 352-386.
11. [Compte-rendu du Cours de langue annamite et du Recueil de cent textes de A. Chéon] Tường Trình Giáo trình tiếng Nam và Sưu Tập 100 văn bản của A. Chéon / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1902. - [3] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 2 (1902) 196-198.
12. Phonétique annamite: dialecte du Haut -Annam Ngữ Âm tiếng Nam: thổ ngữ Miền Thượng Trung Kỳ / par L. Cadière. - Paris: Impr. Nationale: E. Leroux, 1902. - XIII-113 p.; 28 cm. - (Publ. de l'EFEO, 3).
13. Les lieux historiques du Quang-Binh, Résumé dans le "Compte-rendu du premier congrès des Orientalistes" de Hanoi Những địa danh lịch sử của Quảng Bình, Tóm tắt “Tường Trình Hội Nghị lần thứ nhất các nhà Đông Phương học / L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1903. - [40] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 3 (1903) 164-205.
14. Paul Khiêm, séminaire de Phu-cam Paul Khiêm, chủng viện Phủ Cam / L. Cadière. - Hanoi: Annales des Missions Étrangères, 1904 p. 35-54; 81-87.
15. Première étude sur les sources annamites de l'histoire d'Annam (coll. Pelliot) Nghiên Cứu đầu tiên về các nguồn an nam của lịch sử An Nam (cộng tác với Paul Pelliot) / L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [54] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4/3 (1904) 617-671.
16. Vestiges de l'occupation chame au Quang-Binh Những vết tích của cuộc chiếm cứ Chàm ở Quảng Bình / L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [5] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 432-436.
17. [Compte-rendu de Chrestomathie annamite d'Edmond Nordemann] Bản tường trình về hợp tuyển An Nam của Edmond Hordemann / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [6] p; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 1082-1087.
18. [Compte-rendu du Vocabulaire grammatical franco-tonkinois de Han Thai Duong et Do Than] Tường trình Tự vựng ngữ pháp Pháp -Bắc Kỳ của Hàn Thái Dương và Đổ Thản / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1904. - [1] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 1087.
19. La Question du quôc-ngu Vấn đề quốc ngữ / par L. Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1904. Extr. de: "Revue indochinoise" n° 1, 1904, p. 585-600,700-705, 784-788, 872-876; n° 2, 1904, p. 58-64.
20. Monographie de A, voyelle finale non-accentuée en annamite et en sino-annamite Chuyên khảo âm A, nguyên âm cuối không nhấn mạnh trong tiếng Nam và Hán Nam / L.Cadière. - Hanoi: F. H. Schneider, 1904. - [16] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 4 (1904) 1065-1081.
21. Les algues marines du Quang-Binh Rong tảo biển của Quảng Bình / L. Cadière. - Hanoi: Bulletin des Etudes Indochinoises, 1904. - p. 343.
22. Le Mur de Dong-Hoi au point de vue religieux Lũy Đồng Hới về phương diện tôn giáo / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Etrangères, 1905. - p. 43-49, 107-118, 158-168.
23. Tableaux chronologiques des dynasties annamites Biểu niên đại các triều đại An Nam / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1905. - [68] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5/1-2 (1905) 77-145.
24. Monuments et souvenirs chams du Quang-Tri et du Thua-Thiên Các công trình và kỷ niệm Chàm của Quảng Bình và Thừa Thiên / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1905. - [10] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5 (190(5) 185-195.
25. Les Hautes vallées du Song-Gianh Các thung lũng miền thượng của Sông Gianh / par L. Cadière, de la Société des Missions étrangères de Paris, corespondant de l'Ecole française d'Extrême-Orient. - Hanoi: F. - H. Schneider, 1905. - [19] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5 (1905) 349-367.
26. Notes sur quelques monuments élevés par les Seigneurs de Cochinchine Ghi chú về một số công trỉnh được các Chúa miền Nam dựng lên / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 905. - [18] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 5 (1905) 387-405.
27. Chansons populaires recueillies dans la province de Quang-Binh Các bài hát dân gian được thu thập trong tỉnh Quảng Bình / par L. Cadière. - Hanoi: IDEO, RI, 1905. - p. 1030-1034.
28. Plantes alimentaires et médicinales du Quang-Binh et du Quang-Tri Các cây dùng làm thực phẩm và thuốc của Quảng Bình và Quảng Trị / L. Cdière. - Hanoi: Bulletin des Etudes Indochinoises, 1905. - p. 894-896.
29. Les tombeaux royaux de Hué Các lăng mộ vua chúa ở Huế / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1906.- p. 83-92.
30. Sources annamites de l'histoire d'Annam Các nguồn An Nam của lịch sử An Nam / Léopold Cadière. - Paris: Annales ds Missions Étrangères, 1906.- p. 121.
31. Dynasties annamites Các triều đại An Nam / L. Cadière. - Annales des Missions Étrangères, 1906.- p. 121.
32. Monographie de la voyelle A en annam. biblio. Chuyên khảo về nguyên âm A ở Trung Kỳ. Thư tịch / Léopold Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1906.- p. 121.
33. Le Mur de Dông-Hoi: étude sur l'établissement des Nguyên en Indochine Lũy Đồng Hới: nghiên cứu về sự thành lập của nhà Nguyễn tại Đông Dương / par L. Cadière. - Hanoi: BEFEO 6/1-2, 1906. - p. 87-254.
34. Les Fougères du Quang-Binh Dương Xỉ ở Quảng Bình / par L. Cadière. - Hanoi: IDEO, RI, 1906. - p. 647-660.
35. [Compte-rendu du Cours de langue annamite du capitaine Julien] Tường trình về tiếng Nam của đại úy Julien / par L. Cadière. - Hanoi: F. -H. Schneider, 1906. - [2] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 6 (1906) 346-347.
36. La Réforme du quôc-ngu Việc cải cách quốc ngữ / par L. Cadière. - Hanoi: Avenir du Tonkin, 1906. Extr. de: "Avenir du Tonkin", 5 articles parus du 24 sept 1906 au 17 oct. 1906.
37. Textes et documents relatifs à la réforme du quôc-ngu Văn bản và công trình liên quan đến việc cải cách quốc ngữ / par L. Cadière; publ. par la Direction générale de l'Instruction publique de l'Indo-Chine. - Hanoi: F. H. Schneider, 1907. - 37 p.; 28 cm. Tiré à part de l'Avenir du Tonkin 1906.
38. A la recherche des ruines chames Đi tìm các tàn tích Chàm / L. Cadière. - Lyon: Les Missions Catholiques, 1906 p.1937-1941.
39. Questions de statistique Các vấn đề về thống kê / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1907, p. 151-159.
40. Mây day con nit hoc vân / L. Cadière. - BEFEO Juil.-Sept. 1904; Quinhon: Impr. de Lang-Song, 1907. - 24 p. Méthode pour enseigner le quôc-ngu aux enfants [Phương pháp dậy quốc ngữ cho trẻ em].
41. Philosophie populaire annamite: Cosmologie Triết lý dân gian An Nam: Vũ Trụ Học / L. Cadière. - St. Gabriel Mödling, Autriche: "Anthropos" (Vienne); vol. II (1907) p. 116-127, 955-969, vol. III (1908) p. 248-271. – Hanoi 12: [réimpr. dans Revue Indochinoise] RI, 1909, p. 835-847, 974-989, 1189-1216.
42. Les Missionnaires et le commerce français d'après de vieux documents Các nhà truyền giáo và việc thương mại Pháp theo nhiều tài liệu xưa / L. Cadière - Hanoi: L'Avenir du Tonkin. articles à partir du 10 janvier 1908.
43. La poste rurale en Annam Bưu điện thôn quê tại An Nam / L. Cadière - Hanoi: L'Avenir du Tonkin. articles à partir du 10 janvier 1908.
44. Monographie de la semi-voyelle labiale en sino-annamite et en annamite Chuyên khảo về Bán nguyên âm trong tiếng Hán Nam và tiếng Nam / par M. L. Cadière, de la Société des Missions Etrangères de Paris. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient,108-1910. - 27 cm. Extr. de: BEFEO 8 (1908) 93-148, 381-485; 9 (1909) 51-89, 315-345, 533-547, 681-706; 10 (1910) 61-93, 287-337. « Monographie de la semi-voyelle labiale en sino-annamite et en annmite », Chuyên khảo về bán nguyên âm môi trong tiếng Hán Nam và tiếng Nam, BEFEO 8 (1-2, 3-4), 9 (1, 2, 3, 4), 10 (1, 2). 1908-10
45. [Compte-rendu du cuôc-ngu et mécanisme des sons de la langue annamite, dialecte tonkinois du Commandant M. Dubois] Tường trình về quốc ngữ và các cơ chế của các âm tiếng Nam. thổ ngữ Bắc Kỳ của Thiếu Tá M. Dubois / par L Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. - [9] p.; 27 cm.Extr. de: BEFEO 8 (1908) 559-567.
46. [Compte-rendu du Petit lexique annamite-français d'Al. Pilon] Tường trình về Tiểu Tự Vựng Nam-Pháp của Al Pilon / par L. Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. - [4] p.; 27 cm. Extr. de: BEFE 8 (1908) 568-571.
47. [Compte-rendu de la Méthode d'annamite de Raymond Deloustal] Tường trình về Phương Pháp tiếng Nam của Raymond Deloustal / par L. Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. -[1] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 8 (1908) 567.
48. [Compte-rendu du Cours élémentaire d'annamite d'A. Bouchet] Tường trình về Giáo trình sơ đẳng tiếng Nam của A Bouchet / L.Cadière. - Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1908. - [2] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 8 (1908) 567-568.
49. Documents relatifs à l'accroissement et à la composition de la population annamite Tài liệu về sự gia tăng và cấu tạo của dân số An Nam / par L. Cadière. - Hanoi: RI, 1908. - I, p. 303-321; II, p. 517-530; II, p. 650-663.
50. Le Dialecte du Bas-Annam: esquisse de phonétique Thổ ngữ của miền Hạ Trung Kỳ: phác thảo về ngữ âm / par L. Cadière de la Société des Missions Etrangères de Paris,. .. - "Anthropos" 1910 p. 519-529, 1125-1159; Hanoi: Impr. d'Extrême-Orient, 1911. - [43] p.; 27 cm. Extr. de: BEFEO 11(1911) 67-110.
51. La mission de Hué Địa phận truyền giáo Huế / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1911. - p. 254-272, 282-312.
52. Résumé de l'histoire d'Annam, Mission Tóm tắt lịch sử An Nam / L. Cadière. - Quinhon: Impr. de la Mission, 1911. - p. 1-163.
53. Notes sur quelques emplacements chams de la province de Quang-Tri Ghi chú về một số vi trí Chàm ở tỉnh Quảng Trị / L. Cadière. - Hanoi: BEFEO, 1911. - p. 407-416.
54. Le Culte des Pierres en Annam Việc thờ tự đá ở An Nam / L. Cadière. - Lyon: Les Missions Catholiques, 1911 p. 2209-2218.
55. Sur quelques faits religieux ou magiques observés pendant une épidémie de choléra en Annam Về một số sự kiện tôn giáo hay pháp thuật nhận thấy trong khi có dịch tả ở An Nam / par L. Cadière de la Société des Missions Etrangères de Paris,. .. - Hanoi: RI, 1912. - p. 113-123, 246-248, 340-355.
56. Documents relatifs à l'époque de Gia-Long Các tài liệu liên quan đến thời kỳ Gia Long / L. Cadière. - Hanoi: BEFEO, 1912. - 1-82.
57. Une lettre du roi du Tonkin au pape Một lá thư của vua Bắc Kỳ gửi cho Giáo hoàng / L. Cadière. - Paris: Bulletin de la Commission Archéologique de l'Indochine, 1912. - p. 199-211.
58. La Semaine d'Ethnologie religieuse tenue à Louvain Tuần Lễ Dân tộc học tôn giáo nhóm ở Louvain / Léopold Cadière. - Lyon: Les Missions Catholiques, 1912 p. 493-495.
59. Mémoire de Bénigne Vachet sur la Cochinchine Kỷ Yếu của Bénigne Vachet về Nam Kỳ / Léopold Cadière. - Paris: E. Leroux, Bulletin de la Commission Archéologique de l'Indochine, 1912. - p. 1-77.
60. Les Religions de l'Annam Các tôn giáo của An Nam / Léopold Cadière. - Paris: Revue de Sciences Religieuses, p. 37-56, 223-243, 532-564.
61. Instructions pratiques pour les missionnaires qui font des observations religieuses Nhưng chỉ dẫn thực hành cho các nhà truyền giáo thực thi các tuân giữ tôn giáo / par L. Cadière. - Annales des Missions Étrangères, 1913 p. 60-70, 130-146,184-193; "Anthropos" T. VIII, 1913. - p. 593-606, 913-928.
62. Les résidences des rois de Cochinchine (Annam) avant Gialong Những nơi ở của các vua Nam Kỳ (An Nam) trước Gia Long / par Léopold Cadière. - Paris: Bulletin de la Commission Archéologique de l'Indochine, 1914. - p.103-185.

BAVH 1914:
63. Plan de recherches pour les Amis du Vieux Hué Kế hoạch sưu tầm cho các Ái hữu đô thành hiếu cổ, p. 1-12;
64. Les Urnes dynastiques du Palais de Hué Các Đỉnh Triều đại của Đền Đài Huế, IDO, p. 39-46;
65. Documents historiques sur le Nam-Giao Các tài liệu lịch sử về Nam Giao, p. 63-69;
66. Les pins du Nam-Giao: note historique Các cây thông của Nam Giao: ghi chú lịch sử, p. 75-76;
67. La pagode de Quôc-An: le fondateur Chùa Quốc Ấn: vị sáng lập, p. 147-161;
68. La Porte dorée du Palais de Hué et les palais adjacents: notice historique Cổng Thiếp Vàng của Đến Đài Huế và các đền đài phụ thuộc: ghi chú lịch sử, p. 315-335;
69. Enore le Qui-Nam, Lại Qui-Nam p. 347-351.
70. De quelques règles de la pensée chez les Annamites d'après leur langue Về một số qui luật tư tưởng nơi người An Nam theo tiếng nói của họ / L. Cadière. - Saigon: EA, 1915. - p. 251-258.
71. Anthropologie populaire annamite Nhân học dân gian An Nam / L. Cadière. - Hanoi: BEFEO, 1915 15/1 p. 1-103. [1917-26]

BAVH 1915:
72. La statue et les autres sculptures chames de Giam-biêu Tượng và các điêu khắc Chàm khác ở Giám Biểu, p. 471-474;
72. Sculptures chames de Thanh-trung Các điêu khắc Chàm ở Thành Trung, p. 474;
73. Le Canal imperial Sông Ngự của đế quốc, p. 19-28;
74. Le Sacrifice de Nam-Giao. Préface, Lễ Tế Nam Giao. Lời Nói đầu p. 79-81;
75. Le Cortège, Đám người theo sau p. 95-99;
76. La disposition des lieux, Việc thiết trí các nơi p. 101-112;
77. Le Rituel du Sacrifice, Nghi thức tế lễ p. 113-143;
78. Les Européens qui ont vu le Vieux Hué: le P. de Rhodes, Những người châu Âu đã trông thấy Cố đô Huế: Cha de Rhodes p. 231-249;
79. Brossard de Corbigny, p. 341-363;
80. La Pagode de Quôc-An: les divers supérieurs, Chùa Quốc Ân: các vị trụ trì khác nhau p. 305-318;
81. Un ancêtre des Canons-Génies au palais du roi du Tonkin, Một tiên tổ của các Đại Pháo ở đền đài vua Bắc Kỳ p. 342-343;
82. Le changement de costume sous Vo-Vuong, ou une crise religieuse à Hué au XVIII° siècle, Việc thay đổi y phục dưới thời Võ Vương, hay một cuộc khủng hoảng tôn giáo ở Huế vào thế kỷ XVIII, p. 418-424;
83. Projet pour l'organisation et le développement de la Commission artistique des Amis du Vieux Hué, Dự Án để tố chức và phát triển Ủy Ban nghệ thuật của các Ái Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, p. 461-466.

BAVH 1916:
84. Les funérailles de Thiêu-Tri, d'après Mgr Pellerin, Đám tang Thiệu Trị, theo Đức Cha Pellerin, p. 91-103;
85. Préface à Hué pittoresque, Lời Nói Đầu vào xứ Huế mỹ miều, p. 117-119;
86. La Merveilleuse Capitale, Kinh đô kỳ diệu, p. 247-272;
87. Comment l'Empereur de Chine conféra l'investiture à Tu-Duc, d'après Mgr Pellerin, Hoàng Đế Trung Hoa phong vương cho Tự Đức thế nào, theo Đức Cha Pellerin p. 297-307;
88. Notes à "L'ambassade chinoise qui conféra l'investiure à Tu-duc" de Ngo-dinh-Khôi, Ghi chú cho “Phái bộ Trung Hoa sẽ phong vương cho Tự Đức” của Ngô Đình Khôi, p. 309-314;
89. Les sachets à bétel et à tabac dans le Vieux Hué (en collaboration avec Tôn thât Quang), Các túi trầu thuốc trong xứ Huế xưa (cộng tác với Tôn Thất Quang) p. 337-339;
90. Rollet de l'Isle, p. 401-417;
91. Sauvons nos pins, Hãy cứu lấy những cây thông của chúng ta p. 437-443;
92. La citadelle chame des Arènes, Thành Trường Đấu Chàm p. 448;
93. Hommage à L. Dumoutier, mort pour la France, Tôn vinh L. Dumoutier, chết cho nước Pháp p. 455-456;
94. Rapport du Rédacteur sur l'année 1915, Tường thuật của người biên tập về năm 1915 p. 465-467;
95. Rapport du Rédacteur sur l'année 1916, Tường thuật của người biên tập về năm 1916 p. 471-473.

BAVH 1917:
96. Allocution du Rédacteur du Bulletin à Monsieur le Gouverneur Général Sarraut, Phát biểu của người biên tập với Ông Toàn Quyền Sarraut p. 5-9;
97. Les Français au service de Gia-Long I. La maison de Chaigneau, Những người Pháp giúp việc cho Gia Long I. Nhà Chaigneau p. 117-164; « Les Français au service de Gia-Long » Những người Pháp giúp việc cho Gia Long (I, II, III, VI, VII, IX, XI, XII), BAVH 4 (1917), 5 (1918), 7 (1920), 9 (1922), 12 (1925), 13 (1926).]
98. Les Sculptures chames de Xuân-Hà, Các điêu khắc Chàm ở Xuân Hà p. 285-289;
99. Sur deux tombes de Hollandais, Về hai ngôi mộ của người Hà Lan p. 299-300;
100. G. Mgr Caspar, p. 313-317;
101. Rapport du Rédacteur sur l'année 1917, Tường trình của người biên tập về năm 1917 p. 322-323.

BAVH 1918:
102. L'Art à Hué, Nghệ Thuật ở Huế BAVH 6,.p. 1-29.
103. Motifs ornementaux géométriques, Các đề muc trang trí hình học p. 51-54.
104. Caractères, Các đặc tính p. 57-58.
105. Objets inanimés, các vật vô hồn p. 61-64.
106. Fleurs et Feuilles, Rameaux et Fruits, Hoa Lá, Tàu lá và quả cây p. 67-73.
107. Les Animaux:
1° le Dragon, Các con vật: 1.Long (Rồng) p. 77-81.
2° la Licorne, Lân p. 85-88.
3° le Phénix, Phượng p. 91-94.
4° la Tortue, Qui (rùa) p. 97-98;
5° la Chauve-souris, Dơi p. 101-102;
6° le Lion, Sư Tử p. 105-106;
7° le Tigre, Hổ;
8° le Poisson, Cá p. 111-112.
108. La Sculpture proprement dite. Le Paysage Điêu khắc thuần túy Quang Cảnh (I), p. 117-118;
109. Le Paysage Quang Cảnh (II), p. 119-156.
110. Un souvenir de Palais de Champeaux, Một kỷ niệm về Điện Champeaux? p. 205-206;
111. Quelques figures de la cour de Vo-Vuong, Một số nhân vật triều Võ Vương p. 253-306.
112. Croyances et Pratiques religieuses des Annamites dans les environs de Hué. II. Le Culte de pierres. III. le culte des bornes. IV. Pierres, buttes et autres obstacles magique. V. Pierres-talismans et pierres des conjurations Các Tín ngưỡng và tập tục tôn giáo của người An Nam ở các vùng chung quanh Huế II Thờ đá III Thờ các giới mốc IV Đá, những cuộc đấu tranh và những trở ngài pháp thuật khác V Đá, bùa chú và đá thề / L. Cadière. -Hanoi: IDEO, BEFEO, 1919. - p. 1-115.

BAVH 1919:
113. L'Annam: notice touristique, An Nam. An Nam: tiểu dẫn du lich: An Nam p. 1-10. – 114. Croyances et Pratiques religieuses des Annamites dans les environs de Hué I. Le Culte des Arbres, Tín ngưỡng và tập tục của ngườo An Nam trong các vùng chung quanh Huế I Thờ Cây Cối p. 1-60;
[Croyances et pratiques religieuses des Viêtnamiens Các Tín Ngưỡng và tập tục tôn giáo của người Việt Nam, Hanoi, Imprimerie d'Extrême-Orient (t. I) et Paris, EFEO (t. II, III), 1944, 1955, 1956, [réimpr. EFEO, 1992]. 1944-56]
115. Les Français au service de Gia-Long: II. Le tombeau de Forçant, Những người Pháp giúp việc cho Gia Long II. Lăng mộ của Forçant p. 59-77
116. Le brûle-parfum de Thọ-xuân, Lư Hương Thọ Xuân p. 217-222.
117. Rapport du Rédacteur sur l'année 1918, Tường trình của người biên tập về năm 1918 p. 317-318.
118. Rapport du Rédacteur sur l'année 1919, Tường trình của người biên tập về năm 1919 p. 453-454.
119. Deux canons cochinhinois au Ministère de la Guerre de Bangkok (en collaboration avec G. Coedès) Hai khẩu đại bác Nam Kỳ ở Bộ Chiến Tranh Bangkok (cộng tác với G Coedès), p. 528-532.
120. Allocution à M. le Gouverneur Général p.i. Monguillot, Bài phát biểu với Ông Quyền Toàn Quyền Monguillot p. 545-547.
121. Départs (M. Orbard, M. Charles), Ra đi (Ông Orband, Ông Charles) p. 549-552.

BAVH 1920:
122. Les Français au service de Gia-Long. III. Leurs noms, titres, appellations annamites Những người Pháp giúp việc cho Gia Long III, Tên, tước và tên gọi An Nam của họ, p. 137-176;
123. Thomas Bowyear (1695-1696), (Traduction de Mme Mir, annotations de L. Cadière) Thomas Bowyear (1695-1696), (Bản dịch của Bà Mir, chú thích của L. Cadière), p. 183-240.
124. Compte-rendu de l'Histoire moderne du Pays d'Annam, 1592-1820, étude sur les premiers rapports des Européens et des Annamites et sur l'établissement de la dynastie annamite des Nguyên, de Ch. B. Maybon Tường Trình về Lịch sử hiện đại của Xứ An Nam, 1592-1820, nghiên cứu về những quan hệ của người châu Âu và An Nam về việc thành lập triều đại An Nam của nhà Nguyễn, của Ch. B. Maybon p. 177-181.
125. Sur le pont de Faifo au XVII° siècle: historiette tragi-comique Trên cầu Hội An ở thế kỷ XVII: câu truyện nhỏ bi hài, p. 349-358.
126. Un brûle-parfum en cuivre Một lư hương bằng đồng, p. 453-454.
127. Dinh-trai, un nom populaire de Hué au XVIIe et au XVIIIe siècle Dinh Trại, một tên gọi dân gian của Huế ở thế kỷ XVII và XVIII, p. 460-462.
128. Rapport du Rédacteur sur l'année 1920 Tường trình của nhà biên tập về năm 1920, p. 485-486.
129. L'Annam, guide du Touriste, 7 cartes An Nam, sách hướng dẫn du khách / L. Cadière. -Hanoi: IDEO, CVH, 1921 p. 1-124.

BAVH 1921:
130. Un voyage en "Sinja" sur les côtes de Cochinchine au XVIIe siècle Một chuyến đi “Sinja” trên bờ biển Nam Kỳ ở thế kỷ XVII, p.15-29.
131. La Plage de Cua-Tung: notice historique, Bãi biển Cửa Tùng: tiểu chú lịch sử p. 283-288.
132. Rapport du Rédacteur sur l'année 1921 Tường trình của nhà biên tập về năm 1921, p. 291-292.
133. Allocution à M. le Résident Supérieur Pasquier Bài Phát Biểu với Ông Tổng Trú Sứ Pasquier, p. 300-303.
134. Allocution à M. le Ministre de l'Instruction Publique, M. Thân trong Huê Bài phát biểu với Ông Thân Trọng Huề, Thương Thư Bộ Học Chính Công lập, p. 310.

BAVH 1922:
135. Les Français au service de Gia-Long: VII. La Maison de J.B. Chaigneau, Consul de France à Hué, (en collaboration avec H. Cosserat) Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: VII. Nhà J.B. Chaigneau, Lãnh sự Pháp ở Huế, (công tác với H. Cosserat), p. 1-31.
136. Les Eléphants royaux, Table des Illustrations, notes Các voi của nhà vua, Biểu minh họa, ghi chú, p. 41-102.
137. Les Français au service de Gia-Long: VIII. Les diplômes et ordre de service de Vannier et de Chaigneau Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: VIII. Các văn bằng và lệnh phục vụ của Vannier và Chaigneau, p. 139-180.
138. Quelques coins de la Citadelle de Hué (en collaboration avec M. Nguyên dinh Hoè) Một vài góc của Thành Huế (cộng tác với Ô. Nguyễn Đình Hòe), p.189-203.
139. Au sujet de l'épouse de Sai-Vuong Về người vợ của Sãi Vương, p. 221-232.
140. Rapport du Rédacteur du Bulletin de l'année 1922 Tường trình của nhà biên tập Tập San năm 1922, p. 337-339.
141. Allocution à M. le Résident Supérieur Pasquier Bài phát biểu với Viên Tổng Trú Sứ Pasquier, p. 347.
142. Allocution à M. le Résident Supérieur p.i. Friès, Bài phát biểu với viên Quyền Tổng Trú Sư Friès, p. 349.
143. Allocution à M. Sylvain Lévi Bài phát biểu với Ông Sylvain Lévi, p. 362-364.
144. Notice sur la Burma Reearch Society Tiểu chú vế Hội Nghiên cứu Miến Điện, p. 375-378.
145. A propos des Considérations sur l'enseignement de la théologie en pays de Mission Về các nhận xét về việc giảng dậy thần học trong xứ sở Truyền giáo / L. Cadière. -Hong-kong: Nazareth, BME 1922. - p. 483-491.
146. Un délégué apostolique en Cochinchine au XVIIIe siècle: Mgr des Achards de la Baume Một đại diện tông tòa tại Nam Kỳ ở thế kỷ XVIII: Đức Cha Achards de la Baume / L. Cadière. -Hong-kong: BME, 1923. - p. 219-227, 275-283, 345-353, 412-419.
147. Mme Marie, princesse chrétienne à la cour des rois de Hué Bà Marie, công chúa Công giáo ở triều các vua Huế / L. Cadière. - Paris: Annales des Missions Étrangères, 1923. - p. 41-50.
148. Le Bulletin des Amis du Vieux Hué (1914-1923): l'oeuvre des Amis du Vieux Hué. Index ana-lytique. Table des Matières par noms d'auteurs. Liste des membres Tập san Bô Thành Hiếu Cổ (1914-1923): công trình
Đô Thành Hiếu Cổ. Bảng tra phân tích. Mục lục theo tên tác giả. Danh sách các hội viên / L. Cadière. - Hanoi: IDEO, BAHV, 1923. - p. 1-323.

BAVH 1923:
149. Le P. Alexandre de Rhodes: chronologie et itineraries Cha Alexandre de Rhodes: niên đại và các hành trình, p. 116-126.
150. Les tombeaux de Hué: Gialong (collab. avec Ch. Patris) Các lăng mộ Huế: Gialong (cộng tác với Ch. Patris), p. 291-379.
151. Rapport du Rédacteur du Bulletin de l'année 1923 Tường trình của nhà biên tập Tập san năm 1923, p. 475-476.
152. Allocution à M. le Résident Supérieur Pasquier Bài phát biểu với Ông Tổng Trú Sứ Pasquier, p. 479.
153. Allocution à M. le Député Maître et à M. J. Brunhes Bài phát biểu với Ông Dân biểu Mâitre và Ông J. Bruhes, p. 482-486.
154. Huế / Bai dien thuyet cua co Cadière tại hội Nam-Thanh bài diễn-thuyết của cố Cadière tại hội Nam-Thanh. - Hanoi: THNB, publication dans les numéros du 12/1, du 16/1, du 19/1 et du 23/1, 1924.

BAVH 1924:
155. La funeste odyssée du "navigateur" Cuộc phiêu lưu bi thảm của “nhà hải hành”, p. 247-272. –
156. Le quartier des Arènes: 1. Jean de la Croix et les premiers Jésuites Khu Trường Đấu: 1. Jean de la Croix và các tu si Dòng Tên đầu tiên, p. 307-332. –
157. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1924 Tường Trình của Nhà Biên tập về năm 1924, p. 387-388.

IDEO Saigon:
158. 1924: Notes de Hué Ghi chú về Huế:
1° La capitale à vol d'oiseau kinh thành theo đường chim bay, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
2° la fondation de la pagode de Thiên-mô Cuộc thành lập Chùa Thiên mô, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
3° sur une île du fleuve trên một giang đảo, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
4° toujours sur une île du fleuve luôn trên một giang đảo, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
5° à l'annonce du Nam-Giao khi biết tin về Nam Giao, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq. 6° le Père Alexandre de Rhodes Cha Alexandre de Rhodes, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
7° Le recours au Ciel cầu đến Trời, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
8° les sources indigènes de l'histoire d'Annam nguồn bản xứ về lịch sử An Nam, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
9° la princesse Chiêu-Nghi công chúa Chiêu nghi, 29 janvier, IN, 23 août sq.
10° le tombeau de la princesse Chiêu-Nghi ngôi mộ của công chúa Chiêu nghi, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
11° l'ensevelissement incomplet việc chôn liệm không trọn vẹn, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
12° la pagode Thiên-mô chùa Thiên mô, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
13° un Anglais à la cour de Hué en 1695 một người Anh ở triều đình Huế năm 1695, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
14° Des religieuses espagnoles visitent le palais de Hué en 1645 Các nữ tu Tây Ban Nha viếng thăm điện Huế năm 1645, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
15° Les Con-tinh Các Con-tinh, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
16° les pins de Nam-Giao các cây thông Nam Giao, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq. 17° les tambours du palais royal các trống của điện vua, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
18° le culte des But ou pierres levées việc thờ cúng Bụt hay các viên đá cao, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
19° Madame Marie Bà Marie, 29 janvier, IN, Saigon, 23 août sq.
20° Le Ciel Trời, 29 janvier, IN, Saigon: 23 août sq.
159. De quelques règles de la pensée chez les Annamites, d'après leur langue Về một số qui luật của tư tưởng nơi người An Nam, thep tiếng nói của họ / L. Cadière. - Hanoi: Extrême-Asie, 1925. Extr. de: "Extrême-Asie", juin 1925, p. 251-258.

BAVH 1925:
160. Le quartier des Arênes: 2. Souvenirs des Nguyên Khu Trường Đấu: 2. Những kỷ niệm về nhà Nguyễn, p. 117-152.
161. Les Français au service de Gia-Long: IX. Despiau commerçant Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: nhà buôn Despiau, p. 183-185.
162. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1925 Tường Trình của nhà biên tập Tập san về năm 1925, p. 217-218.
163. A propos du nom annamite de l'évêque d'Adran Về tên Annam của giám mục Adran / L. Cadière - Hanoi: Extrême-Asie, 1926. Extr. de: "Extrême-Asie", n° 5, mai 1926, p. 255-260.
164. Cha Alexandre de Rhodes / L. Cadière; en collaboration avec le P. J. Kiêu. - Hanoi: IDEO, THNB, 1926.

BAVH 1926:
165. Les Français au service de Gia-Long XI: Nguyên Anh et les missions Những người Pháp giúp việc cho Gia Long XI: Nguyễn Ánh và các phái bộ truyền giáo, p. 1-47. –
166. Au sujet du tombeau de Mgr Pigneau de Béhaine, évêque d'Adran (en collaboration avec H. Cosserat) Về lăng mộ của Đức Cha Pigneau de Béhaine, Giám Mục Adran (cộng tác với H. Cosserat), p. 89-95.
167. Les grandes figures de l'empire d'Annam: Nguyên Anh Suyên (en collaboration avec P. Bréda) Những khuôn mặt lớn của đế quốc An Nam: Nguyễn Ánh Suyển (cộng tác với P. Bréda), p. 255-280.
168. Les Français au service de Gia-Long: XII. Leur correspondance Những người Pháp giúp việc cho Gia Long: XII. Thư tín giao dịch của họ, p. 359-347.
169. Rapport du Rédacteur du Bulletin pour l'année 1926 Tường Trình của nhà biên tập Tập san cho năm 1926, p. 449-450.
170. Cha Alexandre de Rhodes tim duoc tiêng Annam mà goi tên Dâng Tạo Hoa Cha Alexandre de Rhodes tìm được tiếng Annam mà gọi tên Đấng Tạo Hóa / L. Cadière; en collaboration avec le P. J. Kiêu. - Quinhon: SI, 1927. - p. 47-55.
171. Vi làm sao tôi gio lai dao Thiên Chua ? Vì làm sao tôi giở lại đạo Thiên Chúa / L. Cadière; en collaboration aec le P. J. Kiêu. - Quinhon: SI, 1927. - p. 169-200.
172. Dans les rues de Hué vers 1645: un brave homme, un saint Trong các đường phố Huế khoảng năm 1645: một người hiền từ, một thánh nhân / L. Cadière. - Quinhon: BCI, 1927, mai-juin. (articles sur Alexandre de Rhodes),
173. Bàn viêc nhà Bàn việc nhà / L. Cadière; collab. avec le P. J. Kiêu. -Quinhon: SI, 1927. - p. 361-364.

BAVH 1927:
174. Rapport du Rédacteur du Bulletin pour l'année 1927 Tường trình của nhà biên tập Tập san cho năm 1927, p. 229-230.

BAVH 1928:
175. Tombeaux annamites des environs de Hué Các lăng mộ Annam thuộc các vùng chung quanh Huế, p. 1-99.
176. Le clergé indigène de l'Indochine française Hàng giáo sĩ bản xứ của Đông Pháp / L. Cadière. - Lyon: Les Missions atholiques, 1929, p. 557-560.
177. La vie sociale: Religions annamites et non annamites Đời sống xã hội: Các tôn giáo Annam và không phải Annam / L. Cadière. - Paris, Van Oest, 1929, p. 275-296. - in "Un empire colonial français: l'Indochine" (ouvrage publié sous la direction de G. Maspéro).

BAVH 1929:
178. Les postes militaires du Quang-tri et du Quang-binh en 1885-1890 (en collaboration avec H. Cosserat) Các đồn binh Quảng Trị và Quảng Bình năm 1885-1890 (công tác với H. Cosserat), p. 1-26.
179. L'abbé de Choisy Cha xứ Choisy, p. 102-130.
180. Quelques renseignements sur le Chevalier Milard Một số chỉ dẫn về Hiệp sĩ Milard, p. 131-134.

BAVH 1930:
181. Avant-propos et quelques annotations à la chefferie du Génie de Hué à ses origines: lettres du Gal Julien, (Annam, Tonkin 1884-1886) Lời tựa và một vài dẫn chú vào hạt Công binh Huế lúc nguyên thủy: các thư của Gal Julien, (Trung Kỳ, Bắc Kỳ 1884-1886), p. 123-125.
182. Gemelli Careri, p. 287-319.
183. Famille et religion en pays annamite Gia đình và tôn giáo ở xứ Annam, p. 353-413. 184. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1930 Tường trình của nhà biên tập Tập San về năm 1930, p. 415-416.
185. Allocution à M. Jabouille, Résident Supérieur P.I. en Annam, Président des Amis du Vieux Hué Bài phát biểu với ông Jabouille, Quyền Tổng Trú Sứ tại Trung Kỳ, Chủ tịch Aí Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, p. 419-421.
186. Quelques souvenirs communs au Vieux Hué et au Vieux Siam (allocution à S. M. le Roi de Siam) Một số kỷ niệm chung ở Huế xưa và ở Xiêm xưa (Bài phát biểu với Đức Vua Xiêm)), p. 425-430.
187. Allocution à M. Thibeaudeau, Président des Amis du Vieux Hué Bài phát biểu với Ông Thibeaudeau, Chủ Tịch Ái Hữu Đô Thành Hiếu Cổ, p. 437-438.
188. Élites annamites Những người ưu tuyển Annam/ L. Cadière. - Annales des Missions Étrangères, 1931 p. 244-254.

BAVH 1931:
189. Les habitants in "l'Annam" (en collaboration avec A. Bonhomme) Các cư dân ở “Annam” (cộng tác với A. Bonhomme), p. 69-122.
190. Cristoforo Bori (préface) Cristoforo Bori (lời nói đầu), p. 261-266.
191. Annotations à la "Lettre" de Gaspar Luis Chú dẫn “Lá Thư” của Gaspar Luis, p. 407-432.
192. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1931 Tường trình của nhà biện tập Tập san về năm 1931, p. 437-438.
193. Allocution à M. le Gouverneur Général Pasquier et à M. le Résident Supérieur Châtel, I, Bài phát biểu với Ông Toàn Quyền Pasquier và Ông Tổng Trú Sứ Châtel, I, p. 443-444.
194. Allocution à M. Le Ministre P. Reynaud Bài phát biểu với ông Bộ trưởng P. Reynaud, p. 49-452.
195. Allocution à M. le Docteur Van Stein Callenfels Bài phát biểu với Bác Sĩ Van Stein Callenfels, p. 453.

BAVH 1932:
196. A la suite de l'Amiral Charner: campagne de Chine et de Cochinchine (1860-1862), Lettres de Ph. Aude Theo sau Đô đốc Charner: chiến dịch Trung Hoa và Nam kỳ (1860-1862), Các thư của Ph. Aude, p. 3-128.
197. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1932 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1932, p. 443-444
198. Allocution à M. Pelliot, Membre de l'Institut, Professeur au Collège de France Bài phát biểu với Ông Pelliot, Hội viên Học viện, Giáo Sư Đại Học Tổng Hợp Pháp quốc, p. 447-449.

BAVH 1933:
199. La citadelle de Hué: Onomastique Thành Huế: tên riêng, p. 67-130.
200. Document A. Salles: II. Quelques documents photographiques concernant l'évêque d'Adran Tài liệu A Salles: II. Một số tài liệu ảnh chụp liên quan đến Giám mục Adran, p. 303-312
201. Allocution à S.M. L'Empereur Bao-Dai Bài phát biểu với Đức Hoàng Để Bảo Đại, p. 314-316.

BAVH 1934:
202. Annotations à l'article "Un voyage à Hué en 1880" par Vuillez Dẫn chú bài báo “Một chuyến đi Huế năm 1880” của Vuillez, p. 199-219.
203. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1934 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1934, p. 414-415.
204. Allocution à M. le Résident Supérieur Graffeuil Bài phát biểu với viên Tổng Trú Sứ Graffeuil, p. 430-431.

BAVH 1935:
205. Le sacrifice de Nam-Giao (en collaboration avec R. Orband) Lễ tế Nam Giao (cộng tác với R. Orband), p. 5-96.
206. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1935 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1935, p. 414-415.
207. Compte-rendu sur la Société des Etudes Indochinoises Tường trình về Hội Nghiên Cứu Đông Dương, p. 428-429.
208. Compte-rendu sur les recherches de Melle Colani Tường trình về những tìm tòi của Cô Colani, p. 430.

BAVH 1936:
209. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1936 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1936, p. 395-397.

BAVH 1937:
210. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1937 Tường Trình của Nhà Biên tập Tập san về năm 1937, p. 417-419.
211. Allocution à M. le Gouverneur Général Brévié Bài phát biểu với viên Toàn Quyền Brévié, p. 424-428.
212. Notice nécrologique sur M. H. Cosserat, Tiểu truyện người quá cố về Ông H. Cosserat, p. 435-443.

BAVH 1938:
213. Iconographie du P. de Rhodes Tập tranh ảnh của Cha de Rhodes, p. 27-61.
214. Préface à l'article: "Le visage inconnu de l'opium" par le Dr. L. Gaide et le Dr. L. Neuberger Lời nói đầu cho bài báo: “Bộ mặt không được biết của thuốc phiện” do Bác Sĩ L. Garde và Bác sĩ L. Neuberger, p. 87-92.
215. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1938 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1938, p. 412-413.
216. Allocution à S.E. Pham Quynh Bài phát biểu với Ngài Phạm Quỳnh, p. 428-429.

BAVH 1939:
217. Une princesse chrétienne à la cour des premiers Nguyên: Madame Marie Một công chúa Công giáo ở triều đình các chúa Nguyễn ban đầu, p. 63-130.
218. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1939 Tường trình của nhà biên tập Tập san về năm 1939, p. 273.
219. Allocution à M. Labbey Bài phát biểu với Ông Labbey, p. 280-281.
220. Allocution à M. le Général d'Armée Catroux, Gouverneur Général p.i de l'I. C. Bài phát biểu với Đại tướng Catroux, Quyền Toàn Quyền I. C., p. 286-291.

BAVH 1940:
221. Document A. Salles: V. Le sceau de l'évêque d'Adran. VI. Le Fanion de l'évêque d'Adran. VII. Un passeport du temps de Gia-long Tài liệu A. Salles: V. Con dấu của Giám mục Adran. VI. Cờ hiệu của Giám mục Adran. VII. Một hộ chiếu của thời Gia Long, p. 41-67.
222. Annotations sur l'article "L'un des premiers Annamites, sinon le premier, convertis au catholicisme" Dẫn chú bài báo “Một trong những người Annam đầu, nếu không phải là người đầu tiên, trở lại Công giáo”, p. 92-99.
223. Note sur les Moï du Quang-tri Chú thích về những người Mọi Quảng Trị, p. 101-107.
224. Les Terres Rouges du Gio-linh au point de vue économique Đất Đỏ Gio Linh về phương diện kinh tế, p. 134-136.
225. La colonisation annamite des Terres Rouges du Gio-linh Việc người Annam khai thác Đất Đỏ Gio linh, p. 207-210.
226. Rapport du Rédacteur du Bulletin sur l'année 1940 Tường trình của Nhà biên tập Tập san về năm 1940, p. 253-254.

BAVH 1941:
227. La vie dans les petits postes du Quang-Binh vers 1888 (en collaboration avec C. Gosselin) Đời sống trong các đồn nhỏ Quảng Bình khoảng năm 1888 (cộng tác với C. Gosselin), p. 155-221.
228. De la nécessité d'établir en Indochine des réserves botaniques, avec protection intégrale Về sự cần thiết phải lập các khu rừng bảo vệ thực vật ở Đông Dương / L. Cadière. -Hanoi: Taupin, INDO, 1942. - p. 8-9.
Tạp chí Mission Étrangère de Paris ghi nhận từ năm 1898 tới 1955, trong 57 năm, cha Cadière đã thực hiện được 228 đề tài nghiên cứu về khảo cổ, nhân chủng, ngôn ngữ, sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng, v.v., của người Việt Nam. Nhưng tài liệu chúng tôi tổng kết trên đầy gồm có 235 đề tài khác nhau. Có thể tác giả đã theo phương pháp thống kê khác.

THAM KHảO

1. Các Dẫn Chiếu Về Tiểu Sử Lm Léopold Cadière
Annales des Missions Etrangères: 1893, p. 627; 1899, p. 229; 1903, p. 182, 36; 1911, p. 254, 304-312; 1912, p. 110. 218; 1914, p. 50; 1917-18, p. 357, 358; 1919-1920, p. 92; 1923, p. 196; 1926, p. 122; 1929, p. 167, 267; 1931, p. 91, 209; 1932, p. 64, 94; 1933, p. 21; 1935, p. 243; 1936, p. 185; 1937, p. 234.
Compe Rendu: 1892, p. 274; 1896, p. 228; 1898, p. 180; 1905, p. 179-181; 1906, p. 177; 1909, p. 185; 1910, p. 188, 190, 191; 1912, p. 217; 1929, p. 255; 1931, p. 180; 1933, p. 173; 1936, p. 157, 268, 269; 1937, p. 158, 159; 1953, p. 47; 1955, p.42, 79.
Bulletin des Missions Etrangères: 1922, p. 104; 1923, p. 449; 1925, p. 437, 570; 1928, p. 246, 314, 377, 448; 1926, p. 253; 1929, p. 470, 697, 766; 1930, p. 314; 1931, p. 301; 1932, p. 219, 867; 1933, p. 219, 464, 581, 625, 627; 1934, p 649; 1935, p. 199, 444, 889; 1936, p. 376. 672, 694, 828, 835; 1937, p.444, 880; 1938, p. 403; 1939, p. 514; 1940, p. 139; 1941, p. 417; 1951, p. 183, 50; 1952, p. 647; 1953, p. 625, 655, 658, 693; 1954, p. 71, 269, 786; 1955, p. 305, 343, 53-586, 779, 922, 1062; 1956, p. 56, 179-190-192, 273, 288, 438, 491-517; 1957, p. 481, 980; 1958, p. 129-133, 834, 1021; 1959, p. 8.
Missionnaires d'Asie: 1956, p. 44. 63.
"Sud-Est": 1949, juil. p. 28. sept. p. 15; 1950, avril p. 44, mai p. 33,juin p. 31.
Études: mars 1956, p. 471.
Ami du Clergé: du 2.08.1956, p. 503-504.- La Croix: 15 et 16 et 18 janv.1956. –
Echos de la rue du Bac: n° 154. 175, 178, 183, 190, 462, 541, 542, 583, 592, 593.

2. Nguồn Tư Liệu Tham Khảo Khác
Bulletin des Amis du Vieux Hué
Đây là một tạp chí khoa học có giá trị nghiên cứu nhất Đông Dương thời đó, sau Bulletin de l’École Française d’Extrême Orient (BEFEO) chuyên sưu tầm các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tôn giáo, phong tục, mỹ thuật, ngôn ngữ, v.v… Trước 1914, chưa có tập san nào nghiên cứu về văn hóa Huế có giá trị như B.A.V.H. và về sau, những nhà nghiên cứu về văn hóa Huế vẫn phải tham khảo… Những nhà trí thức, nhân sĩ Huế từng cộng tác với B.A.V.H. như Đào Duy Anh, Đào Thái Hanh, Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Tiến Lãng, Lê Văn Miến (họa sĩ), Tôn Thất Sa (họa sĩ), Nguyễn Hữu Bài (thượng thư), Tôn Thất Hân (thượng thư), Phạm Quỳnh (thương thư), …Về phía người Pháp có các học giả như: Henri Cosserat, Dumoutier, Pelliot, Peyssoneaux, … và một số linh mục thừa sai như Chapuis, Delvaux, Morineau, Pirey, ….
Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient BEFEO 49/2 (1958-59), p. 648-657;
L'École française d'Extrême-Orient à Hanoi, 1900-2000, op. cit., p. 27;
Bio-bibliographie dans L. Cadière, Croyances et pratiques religieuses des viêtnamiens, 3 vol., Paris, EFEO (Réimpressions, 5), 1992, p. 5-39.
Bulletin de la Société des Études Indochinoises BSEI, 4 (1956), p. 271-302;
Annuaire des archives MEP, Vietnam, Bibliographies des missionnaires couvrant la période 1900 - 1999: 1443 référence(s). 274-581. website mepasie
Archives des MEP, Notice biographique Cadière Léopold (1869-1955) website mepasie
Tổng Giáo Phận Huế, Tiểu Sử Các Linh Mục Thuộc Giáo Phận Huế (Huế, in ronéo, 1992, lưu hành nội bộ)
Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Giáo Phận Huế. Tập II. Biên soạn với sự cộng tác của Ban Truyền thông giáo phận, kỷ niệm 150 năm GP Huế, 1850-2000. Lưu hành nội bộ. Huế, 2000, 298t., 20X29cm.
Đào Hùng: Linh Mục Cadière, Một trong Những Người Mở Đầu Môn Việt Nam Học. Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam. Nguyệt san Xưa và Nay, số 6-1995.
Ngọc Quỳnh. Hoài Niệm Cố Cả. Nguyệt san Nguồn Sống, giáo phận Huế, số 1, 15-7-1958.
Nguyễn Lý Tưởng: Léopold-Michel Cadière Và Những Công Trình Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, Định Hướng số 31
Nguyễn Lý Tưởng: LÉOPOLD MICHEL CADIÈRE (1869-1955) Bienfaiteur émérite de la langue, de la culture et de l’histoire du VIETNAM. Website Liên lạc nhân văn
Trần Vinh Nhà Việt Học: Linh Mục Léopold Cadière, dunglac.net
Nguyễn Đắc Xuân: Tưởng Nhớ Nhà Huế Học Léopold Cadière. Lao Động ngày 23/6/1994
Cadière, L. M. (Léopold Michel), 1869-1955. Kinh thành Huế & tế Nam Giao = La Merveilleuse capitale & le sacrifice du Nam Giao / Léopold Cadière; Đỗ Trinh Huệ, bi... Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2004. Website Southeast Asia Studies at Berkeley
Condominas, Georges: Deux grands ethnologues pratiquement inconnus de la profession: Les pères François Callet et Léopold Cadière, in Britta Rupp-Eisenreich, Histoire de l’Anthropologie XVI-XIX Siècles, 1984
Kleinen, John: Cadière Léopold-Michel, p. 108-109 trong Scott W. Sunquist, editor & David Wu Chu Sing, John Chew Hiang Chea, associate editors (with 495 contributors for 1164 different entries): A DICTIONARY OF ASIAN CHRISTIANITY. William B. Eerdmans Publishing Co. Grand Rapids/Michigan, Cambridge/U.K., 2001, xliii-937p,+ 9p-maps-A4.
Sàigòn, VN - Dayton, OH, ngày 27/12/2005.3-16/2/2006.4. Đỗ Hữu Nghiêm
Oakland, 16/9/2006.7, hiệu chính lại mệt số sai sót ngày 27/10/2006.7
Hội thảo khoa học về thân thế sự nghiệp của linh mục Leopold Cadiere tại Huế
VietCatholic News (09 Aug 2010 11:22)
Nhân dịp Năm thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam và 55 năm ngày mất của linh mục – học giả Leopold Cadiere (1955-2010) -- Uỷ ban văn hoá HĐGMVN và Toà TGM Huế cùng đứng ra tổ chức cuộc hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của cha. Cuộc hội thảo sẽ diễn ra trong 3 ngày 7, 8, 9-9-2010 tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Huế số 6 Nguyễn Trường Tộ.
Trong 3 ngày hội thảo, các tham dự viên sẽ được nghe 14 bài thuyết trình của cả các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Công giáo và ngoài Công giáo như GM Nguyễn Thái Hợp, GS Trần Văn Toàn (Pháp), LM JB Etcharren (MEP), LM Gerard Moussay (Pháp), nhà văn Nguyên Ngọc, GS Hoàng Dũng (Saigòn)…Các tham dự viên cũng có dịp đến viếng mộ cha Leopold Cadiere, thăm đại chủng viện Kim Long (Huế).
Linh mục Cadiere sinh ngày 14-2-1869 ở gần Aix-en Provence, học chủng viện của Hội thừa sai Paris và được truyền chức linh mục ngaỳ 24-9-1892. Tháng 10 năm 1892, cha được cử sang Việt Nam và đến Huế ngày 23-12-1892. Cha đã được giao coi sóc nhiều giáo xứ như Tam Toà ( nay thuộc giáo phận Vinh), Cự Lạc, Cổ Vưu, Di Loan… và tham gia giảng dạy tại tiểu chủng viện An Ninh, trường Pellerin, đại chủng viện Huế.
Sự nghiệp khoa học của cha rất đáng nể. Cha đã để lại tới gần 250 công trình khảo cứu về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Trong đó đáng kể là Ngữ âm học Việt Nam (1902), Di tích lịch sử Quảng Bình (1903), Lũy Thày Đồng Hới (1906), Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt (3 tập)…Cha sáng lập ra tờ Hội đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Huê) được coi là tạp chí khoa học có giá trị nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ. Cha giữ rất nhiều chức danh trong các hội khoa học như Hội địa lý Hà Nội, Hội nghiên cứu Đông Dương Sài Gòn, Hội thuần dưỡng ở Paris, Viện sĩ Viện thông tấn Viện hàn lâm Aix, Viện hàn lâm khoa học thuộc địa và Bảo tàng khoa học Đông Dương. Cha cũng tham gia hội đồng khoa học Đông Dương và Viện nghiên cứu nhân văn Đông Dương, đặc biệt gắn bó với Viện Viễn đông bác cổ Pháp và trở thành giám đốc đầu tiên của Viện Louis Finot.
Sau biến cố Nhật đảo chính Pháp năm 1945, cha bị giam giữ 15 tháng ở Huế. Năm 1953, chính quyền đưa cha về Quảng Bình sang vùng quân đội Pháp quản lý. Giáo hội muốn đưa cha về Pháp để nghỉ dưỡng tuổi già nhưng cha xin được ở lại Việt Nam và qua đời tại Huế ngày 6-7-1955. Cha được an táng tại nghĩa trang Phú Xuân và nay nằm trong khuôn viên đại chủng viện Huế.
Cuộc đời và sự nghiệp của cha Cadiere để lại nhiều bài học quý giá. Cha cũng phải coi sóc giáo xứ, cũng phải giảng dạy, làm mục vụ. Vậy mà cha còn để lại rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.
Có một câu hỏi đặt ra: vì sao cha Cadiere lại say sưa nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam? Cha đã trả lời: “Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên quả thật tôi yêu mến họ. Tôi yêu mến họ vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ… Tôi yêu mến họ vì các đức hạnh tinh thần…Tôi yêu mến họ vì tính tình của họ…Tôi yêu mến họ vì họ khổ”.
Toà TGM Huế đã tổ chức nhiều cuộc Toạ đàm khoa học thành công với sự tham dự của cả ngàn người nên chắc chắn cuộc hội thảo sẽ đem lại nhiều hữu ích không chỉ cho các tham dự viên mà cả các nhà nghiên cứu trong đạo ngoài đời. Phạm Huy Thông
See Also Tin thuyên chuyển các linh mục tại Huế Ban Truyền Thông TGP Huế (07-Aug-2010 09:16)Thánh lễ khấn Dòng tại Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế Trương Trí (05-Aug-2010 20:05)ĐGM Jacques Perrier thăm Huế và La Vang Trương Trí (05-Aug-2010 09:08)Dòng Thánh Tâm Huế mừng lễ khấn dòng Trương Trí (30-Jul-2010 08:59)Lễ Khấn Dòng tại Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng Huế Trương Trí (20-Jul-2010 07:00)Hình Thánh Lễ cầu nguyện cho Thí Sinh thi Đại học đợt II tại Dòng Thánh Tâm Huế Giuse Phan Tấn Hồ (08-Jul-2010 13:12)Dòng Thánh Tâm Huế đón thí sinh thi đại học đợt I Phan Tấn Hồ (05-Jul-2010 09:46)Hình Thánh Lễ cầu cho Thí Sinh thi Đại học 2010 tại Dòng Thánh Tâm Huế Phan Tấn Hồ, SC (03-Jul-2010 20:21)Những sinh hoạt tại Nhà thờ chính tòa Phủ Cam Huế Trương Trí (27-Jun-2010 09:50)Tân LM Philippê Nguyễn Bá Thông dâng Thánh lễ Tạ ơn tại giáo xứ An Bằng, Huế Trương Trí (23-Jun-2010 09:13)Hình Lễ Tạ Ơn của ba Tân Linh Mục: Lê Văn Dũng, Đậu Quốc Khánh và Phạm Quang Vinh'' tại Dòng Thánh Tâm Huế Giuse Phan Tấn Hồ (21-Jun-2010 05:24)Hình ảnh Thánh lễ truyền chức Linh mục tại TGP Huế Ban Truyền Thông TGP Huế (19-Jun-2010 06:11)Thánh lễ truyền chức Linh mục tại TGP Huế Trương Trí (19-Jun-2010 06:05)Lễ khấn dòng tại Hội Dòng Mến Thánh Gía Huế Trương Trí (18-Jun-2010 08:57)Nét đặc biệt giáp An Mỹ thuộc giáo xứ An Bằng, Huế Trương Trí (16-Jun-2010 10:07)Bế mạc Năm Thánh kỉ niệm 75 năm Đan Viện Biển Đức hiện diện tại Việt Nam Trương Trí (11-Jun-2010 06:29)Thánh lễ Tạ ơn của 3 anh em Linh mục thuộc giáo xứ An Vân, Huế Trương Trí (10-Jun-2010 06:23)Bài giảng Lễ Kim Cương và Lễ Ngọc Khánh Linh mục tại Huế LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang (03-Jun-2010 11:15)Thánh lễ Tạ ơn mừng lễ Ngọc khánh và Kim Cương tại Tòa TGM Huế Trương Trí (03-Jun-2010 08:18)Thông tin về lễ phong chức Linh Mục tại Huế ngày 19-06-2010 Ban Truyền Thông TGP Huế (25-May-2010 13:38)


Oakland, CA Aug 10, 2010