HUẾ - Ngày Hội thảo thứ hai đã dành nguyên buổi sáng cho một số nghi thức tưởng niệm đầy xúc động Cha Léopold Cadière tại khuôn viên Đại chủng viện Huế.
Đúng 7g30, năm chiếc xe ca lớn đưa các tham dự viên từ Trung tâm Mục vụ Giáo phận, qua Cầu Phú Xuân, hướng về Kim Long, vào ĐCV Huế, nơi Cha Cadière từng có thời gian sinh sống và giảng dạy. Cộng thêm những người đến bằng phương tiện tự túc, hơn 400 người đã hiện diện.
Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN và Đức TGM Nguyễn Như Thể cùng các các Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân, và khá đông các nhà nghiên cứu, trí thức ngoài CG, đã tề tựu trước ngôi mộ đơn sơ của vị Thừa sai lớn. Sau phần đọc kinh, mọi người đã thành kính niệm hương và tuần tự đến cắm nhang trước mộ Ngài.
Sau đó, mọi người trở lại tiền sảnh nhà nguyện, đứng trước bàn thờ linh vị của Cha Cadière và tiến hành nghi thức tưởng niệm. Khởi đầu là ba hồi chiêng trống trầm hùng với bài ca “Đẹp thay những bước chân rao giảng Tin Mừng”. Kế đó, tuyên đọc Lời Chúa (Khôn ngoan 3, 1-6) và Đức TGM Nguyễn Như Thể chia sẻ những tâm tình tri ân công đức Cha Cadière, đặc biệt nhắc lại lòng yêu mến và quý trọng của Ngài đối với Giáo phận Huế và với người Việt, với văn hóa Việt nói chung. Đức TGM Nguyễn Như Thể, dựa vào Lời Chúa (Kn 3, 1-9), nói lên xác tín của mình rằng “Cha Cadière đã ra đi khuất bóng, xác thân hóa thành tro bụi, nhưng vẫn còn đó, sống động trong tình cảm gia đình dòng họ, trong tâm tưởng môn đệ học trò, trong sự nghiệp đồ sộ để lại mãi mãi cho hậu thế, thăng hoa phẩm giá con người Việt Nam […] Cha Cadière quả thật đang sống cuộc sống vĩnh cửu bên Chúa và đang sống giữa chúng ta”.
Tiếp theo, cũng trước linh vị của Cha Cadière, ba thầy đại chủng sinh đã long trọng đọc văn bia Cố Cả Cadiere do Nguyễn Phúc Vĩnh Ba biên soạn, khái quát một cách khá đầy đủ cuộc đời và sự nghiệp của Cố Cả.
Bài văn mở đầu bằng hai câu “ Người tự trời Tây / Danh lưu đất Việt” và kết thúc bằng hai câu “ Công lao xưa rạng rỡ, thật hân hoan, kín chồng sách còn ghi // Văn tế nay vụng về, quá ngưỡng mộ, nén tấc lòng kính viếng”.
Cũng nhân dịp này, Cha Giám đốc ĐCV Huế Nguyễn Văn Đán đã giới thiệu với quan khách về ĐCV này, nơi Cha Cadière từng sinh sống và giảng dạy.
ĐCV Huế được thành lập năm 1866, dời về địa điểm hiện nay năm 1888. Năm 1962, được giao cho Hội Linh mục Xuân Bích và đón nhận chủng sinh từ 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế. Năm 1975 – 1994, các Cha Xuân Bích ngưng nhiệm vụ và ĐCV chỉ còn các chủng sinh Giáo phận Huế. Năm 1994, ĐCV được chính thức mở cửa lại và đón nhận chủng sinh ba giáo phận (Huế, Đà Nẵng, Kontum) và Đức TGM Nguyễn Như Thể đã mời các Cha Xuân Bích trở lại điều hành ĐCV, đến nay đã nhận chủng sinh đến khóa X, trong đó, 5 khóa đã mãn trường. Trong bầu khí thân tình, Cha Giám đốc cũng đã chúc mừng Đức TGM Nguyễn Như Thể nhân dịp kỷ niệm 35 năm Giám mục của ngài (1975-2010).
Sau phần nghe giới thiệu bức tranh sơn mài Giáng sinh của họa sĩ Hoàng Tích Chù và Nguyễn Tiến Chung, như một công trình hội nhập văn hóa theo tinh thần Cha Cadière, mọi người ra lại trước tiền sảnh nhà nguyện ĐCV. Tại đây, Đức TGM Nguyễn Như Thể đã cắt băng khánh thành tượng đài Cha Cadière, với ý nguyện sự hiện diện của Ngài là một lời nhắc nhở, một gương sáng cho các chủng sinh.
Đây là một bức tượng bán thân Cha Cadière bằng cẩm thạch do nghệ nhân Phan Chi Lăng ở Non Nước (Đà Nẵng) thực hiện, bên dưới có bảng đồng ghi năm sinh, tử (14.2.1869 – 6.7.1955) và hai câu nói tiêu biểu của Cha Cadière: “Học tiếng Việt,không phải chỉ để nói giỏi như người Việt, mà còn phải tâm tư suy nghĩ như họ” và “ Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này, cho tôi được ở lại và chết ở đây”.
Buổi lễ kết thúc lúc 9g30.
Cuộc hội thảo được tiếp tục vào buổi chiều, khởi đầu với bài thuyết trình của Nhà văn Nguyên Ngọc, với tựa đề “Lắng nghe Cadière”. Diễn giả đã chọn một vấn đề cốt lõi trong cuộc sống người Việt mà Cha Cadière đã từng nghiên cứu, đó là “Gia đình và tôn giáo ở Xứ Annam”. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, đây là cả môt công trình nghiên cứu công phu, một luận văn xã hội học đầy đặn. Cha Cadière đã hiểu một cách tường tận bản chất gia đình người Việt, cả trong nghĩa hẹp (cha gọi là “nhà”) và theo nghĩa rộng ( gọi là “họ”). Gia đình người Việt vừa là những tế bào cơ bản của xã hội, vừa mang tính tôn giáo nên gia đình mang tính bền vững, hòa hợp. Diễn giả đã trích dẫn những kiến thức thâm thúy và tinh tế của Cha Cadière mà ngày nay, khi đọc lại, vẫn còn cảm thấy rất ấn tượng và kinh ngạc, nhất là kinh ngạc về tính thời sự của các phát kiến của Cha, trong bối cảnh khủng hoảng gia đình hiện nay. Chính vì vậy, tất cả chúng ta phải “lắng nghe Cadière”.
Bài tham luận kế tiếp do Nhà Nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ trình bày, với tựa đề “Tâm thức tiếp cận của Léopold Cadière với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”. Diễn giả cũng là người dịch bộ sách “Tín ngưỡng và Thực hành tôn giáo người Việt” (Croyances et Pratiques religieuses des Vietnamiens)” gồm 3 tập, được phát hành nhân dịp Hội thảo này. Trước khi đi vào nội dung chính của chủ đề là “tâm thức tiếp cận”, diễn giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu của Cha Cadière, gồm các đặc điểm như sau:
1. Cha Cadière luôn luôn làm việc trên chứng từ hiện thực của cuộc sống (sur du vivant), từ những gì mắt thấy tai nghe (de visu), khi dựa trên tư liệu thì có kiểm nghiệm so sánh lại.
2. Cha Cadière rất am tường ngôn ngữ liên quan đến đề tài. Ngài rành rẽ tiếng Việt, thông thạo chữ Hán, nhờ vậy nắm bắt được cả các ẩn ý bên trong của sự việc.
3. Cha Cadière tiến hành mọi nghiên cứu với tình cảm thông hiểu (sympathie compréhensive), với tư thế nhập cuộc, như là người trong cuộc; nói tóm lại là Cha Cadière có một cái TÂM rất chan hòa, một sự kính trọng thật sự đối với mọi giá trị nhân bản.
Sang phần chính là “Tâm thức tiếp cận của Léopold Cadière với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”, diễn giả cho rằng sở dĩ Cadière đã có thể hoàn thành các công trình nghiên cứu của mình, còn giá trị cho tới ngày nay, là nhờ Cha Cadière đã có những quan niệm đúng đắn về văn hóa, hiểu như là “một toàn bộ, là gia sản xã hội, là thực thể lịch sử, là những giá trị tích lũy, là “cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả”, vừa thông hiệp vói cộng đồng, vừa đặc thù riêng rẽ […] và mãi mãi đang hình thành…”. Chính trên nhận thức mở này mà Cadière đã có thể đi sâu vào Tín ngưỡng và tôn giáo của người Việt. Diễn giả đã đưa ra các dẫn chứng minh họa, trích từ các tác phẩm của Cha Cadière. Theo diễn giả, điều đặc biệt nơi Cha Cadière là ngài tiếp cận vấn đề với một tâm hồn thanh thản, không thiên kiến và đầy khoan dung. Ngài không bao giờ dùng từ “dị đoan” để nói về các tin tưởng và thực hành tôn giáo của người Việt. Ngài không kết án mà chỉ mô tả hiện tượng, gắng tìm hiểu bản chất bên trong và dành cho người đọc được có những cảm nhận, đánh giá riêng của mình. Dĩ nhiên, Cha Cadière cũng có những nhận định thẳng thắn về những mặt tiêu cực trong tính cách người Việt, nhưng như những lời cảnh báo hay thức tỉnh hơn là chê bai, kết án.
Diễn giả kết luận qua việc nhắc lại cái TÂM, tấm lòng của Cha Cadière với người Việt mà Cha hằng quý mến.
Trong phần thảo luận, một số phát biểu đã bày tỏ cảm tình với Cha Cadière, đi viếng mộ ngài hầu như hằng năm, sưu tầm và đọc các tác phẩm của ngài và đề cao Cha Cadière như một “lâu đài văn hóa” (Nhà Nghiên cứu Nguyễn Hồng Trân). Một ý kiến khác xem Cha Cadière như một danh nhân văn hóa Việt Nam. Cha vừa là một nhà nhân chủng học, nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ học và nhà Huế học và từ mảnh đất nhỏ này, Cha giúp chúng ta hỉểu được cả văn hóa dân tộc. Cha Cadière là một tấm gương sáng, đóng góp lớn vào nền văn hóa Việt (TS Bửu Nam). Nhà Nghiên cứu Thân Trọng Ninh có một phát biểu khá dài,đề cập đến hai mảng hoạt động chính của Cha Cadière: vừa là một nhà thừa sai truyền giáo, vừa là một nhà nghiên cứu khoa học, về cả khoa học nhân văn lẫn khoa học tự nhiên. Ở cả hai lãnh vực, ngài đều thành công và đóng góp lớn cho Dân tộc. Tuy vậy, xem chừng ra ngài chưa được đối xử công bằng, khi đem so sánh với một đồng hương,đồng thời của ngài là Bác sĩ Yersin. Nhà nghiên cứu Thân Trọng Ninh cho rằng đã đến lúc chúng ta nghĩ lại, sống theo truyên thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bằng cách nhìn nhận các công trạng của Cadière, bằng cách tôn vinh ngài dưới một hình thức nào đó. Và bắt đầu từ phía Giáo hội.
Cuối cùng, GS Trần Văn Toàn cho biết rằng so với thời kỳ của cuốn sách “Tam giáo chư vọng” sang đến cuốn “Hội đồng tứ giáo” là đã có tiến bộ trong não trạng truyền giáo của các thừa sai, đi từ phản bác sang đối thoại, nhưng đối thoại ở đây vẫn còn mang tính hiếu thắng. Phải chờ cho đến Cadière, mới có được đối thoại và hòa đồng thực sự.
Cuộc hội thảo được thêm phần phong phú nhờ các hoạt động bên lề, văn nghệ và một tối chợ quê vui nhộn.
Trong tinh thần tưởng nhớ Cha Cadière và hướng về Đại lễ Ngàn năm Thăng Long, một buổi văn nghệ do các hội dòng nữ và các em thiếu nhi Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam đã diễn ra với sự tham dự phấn khởi của cử tọa.
Vào chiều tối, một chợ quê theo phong cách Huế đã được tổ chức trong khuôn viên của Trung tâm Mục vụ Giáo phận, do các dòng trong giáo phận đảm trách. Trong các trang phục dân dã, và trong tiếng trống rộn rã, các chị đã quẩy các gánh hàng ra chợ, mang theo nào gạo, nào bánh, nào trái, nào rau….mọi người đã vui vẻ bên nhau và sau đó, sà vào các gian hàng ăn uống, gồm đủ từ bánh cuốn, phở bò, bún bò Huế, mì xào… và các món ngọt như chè sen, chè đậu ván, chè đậu ngự và các thứ trái cây. Vừa được thưởng thức nhiêu món ngon miệng,vừa được nghe nhạc, lại có dịp giao lưu bạn bè.
Quả là một buổi tối thân tình và vui vẻ.
Đúng 7g30, năm chiếc xe ca lớn đưa các tham dự viên từ Trung tâm Mục vụ Giáo phận, qua Cầu Phú Xuân, hướng về Kim Long, vào ĐCV Huế, nơi Cha Cadière từng có thời gian sinh sống và giảng dạy. Cộng thêm những người đến bằng phương tiện tự túc, hơn 400 người đã hiện diện.
Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN và Đức TGM Nguyễn Như Thể cùng các các Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân, và khá đông các nhà nghiên cứu, trí thức ngoài CG, đã tề tựu trước ngôi mộ đơn sơ của vị Thừa sai lớn. Sau phần đọc kinh, mọi người đã thành kính niệm hương và tuần tự đến cắm nhang trước mộ Ngài.
Sau đó, mọi người trở lại tiền sảnh nhà nguyện, đứng trước bàn thờ linh vị của Cha Cadière và tiến hành nghi thức tưởng niệm. Khởi đầu là ba hồi chiêng trống trầm hùng với bài ca “Đẹp thay những bước chân rao giảng Tin Mừng”. Kế đó, tuyên đọc Lời Chúa (Khôn ngoan 3, 1-6) và Đức TGM Nguyễn Như Thể chia sẻ những tâm tình tri ân công đức Cha Cadière, đặc biệt nhắc lại lòng yêu mến và quý trọng của Ngài đối với Giáo phận Huế và với người Việt, với văn hóa Việt nói chung. Đức TGM Nguyễn Như Thể, dựa vào Lời Chúa (Kn 3, 1-9), nói lên xác tín của mình rằng “Cha Cadière đã ra đi khuất bóng, xác thân hóa thành tro bụi, nhưng vẫn còn đó, sống động trong tình cảm gia đình dòng họ, trong tâm tưởng môn đệ học trò, trong sự nghiệp đồ sộ để lại mãi mãi cho hậu thế, thăng hoa phẩm giá con người Việt Nam […] Cha Cadière quả thật đang sống cuộc sống vĩnh cửu bên Chúa và đang sống giữa chúng ta”.
Tiếp theo, cũng trước linh vị của Cha Cadière, ba thầy đại chủng sinh đã long trọng đọc văn bia Cố Cả Cadiere do Nguyễn Phúc Vĩnh Ba biên soạn, khái quát một cách khá đầy đủ cuộc đời và sự nghiệp của Cố Cả.
Bài văn mở đầu bằng hai câu “ Người tự trời Tây / Danh lưu đất Việt” và kết thúc bằng hai câu “ Công lao xưa rạng rỡ, thật hân hoan, kín chồng sách còn ghi // Văn tế nay vụng về, quá ngưỡng mộ, nén tấc lòng kính viếng”.
Cũng nhân dịp này, Cha Giám đốc ĐCV Huế Nguyễn Văn Đán đã giới thiệu với quan khách về ĐCV này, nơi Cha Cadière từng sinh sống và giảng dạy.
ĐCV Huế được thành lập năm 1866, dời về địa điểm hiện nay năm 1888. Năm 1962, được giao cho Hội Linh mục Xuân Bích và đón nhận chủng sinh từ 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế. Năm 1975 – 1994, các Cha Xuân Bích ngưng nhiệm vụ và ĐCV chỉ còn các chủng sinh Giáo phận Huế. Năm 1994, ĐCV được chính thức mở cửa lại và đón nhận chủng sinh ba giáo phận (Huế, Đà Nẵng, Kontum) và Đức TGM Nguyễn Như Thể đã mời các Cha Xuân Bích trở lại điều hành ĐCV, đến nay đã nhận chủng sinh đến khóa X, trong đó, 5 khóa đã mãn trường. Trong bầu khí thân tình, Cha Giám đốc cũng đã chúc mừng Đức TGM Nguyễn Như Thể nhân dịp kỷ niệm 35 năm Giám mục của ngài (1975-2010).
Sau phần nghe giới thiệu bức tranh sơn mài Giáng sinh của họa sĩ Hoàng Tích Chù và Nguyễn Tiến Chung, như một công trình hội nhập văn hóa theo tinh thần Cha Cadière, mọi người ra lại trước tiền sảnh nhà nguyện ĐCV. Tại đây, Đức TGM Nguyễn Như Thể đã cắt băng khánh thành tượng đài Cha Cadière, với ý nguyện sự hiện diện của Ngài là một lời nhắc nhở, một gương sáng cho các chủng sinh.
Đây là một bức tượng bán thân Cha Cadière bằng cẩm thạch do nghệ nhân Phan Chi Lăng ở Non Nước (Đà Nẵng) thực hiện, bên dưới có bảng đồng ghi năm sinh, tử (14.2.1869 – 6.7.1955) và hai câu nói tiêu biểu của Cha Cadière: “Học tiếng Việt,không phải chỉ để nói giỏi như người Việt, mà còn phải tâm tư suy nghĩ như họ” và “ Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này, cho tôi được ở lại và chết ở đây”.
Buổi lễ kết thúc lúc 9g30.
Cuộc hội thảo được tiếp tục vào buổi chiều, khởi đầu với bài thuyết trình của Nhà văn Nguyên Ngọc, với tựa đề “Lắng nghe Cadière”. Diễn giả đã chọn một vấn đề cốt lõi trong cuộc sống người Việt mà Cha Cadière đã từng nghiên cứu, đó là “Gia đình và tôn giáo ở Xứ Annam”. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, đây là cả môt công trình nghiên cứu công phu, một luận văn xã hội học đầy đặn. Cha Cadière đã hiểu một cách tường tận bản chất gia đình người Việt, cả trong nghĩa hẹp (cha gọi là “nhà”) và theo nghĩa rộng ( gọi là “họ”). Gia đình người Việt vừa là những tế bào cơ bản của xã hội, vừa mang tính tôn giáo nên gia đình mang tính bền vững, hòa hợp. Diễn giả đã trích dẫn những kiến thức thâm thúy và tinh tế của Cha Cadière mà ngày nay, khi đọc lại, vẫn còn cảm thấy rất ấn tượng và kinh ngạc, nhất là kinh ngạc về tính thời sự của các phát kiến của Cha, trong bối cảnh khủng hoảng gia đình hiện nay. Chính vì vậy, tất cả chúng ta phải “lắng nghe Cadière”.
Bài tham luận kế tiếp do Nhà Nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ trình bày, với tựa đề “Tâm thức tiếp cận của Léopold Cadière với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”. Diễn giả cũng là người dịch bộ sách “Tín ngưỡng và Thực hành tôn giáo người Việt” (Croyances et Pratiques religieuses des Vietnamiens)” gồm 3 tập, được phát hành nhân dịp Hội thảo này. Trước khi đi vào nội dung chính của chủ đề là “tâm thức tiếp cận”, diễn giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu của Cha Cadière, gồm các đặc điểm như sau:
1. Cha Cadière luôn luôn làm việc trên chứng từ hiện thực của cuộc sống (sur du vivant), từ những gì mắt thấy tai nghe (de visu), khi dựa trên tư liệu thì có kiểm nghiệm so sánh lại.
2. Cha Cadière rất am tường ngôn ngữ liên quan đến đề tài. Ngài rành rẽ tiếng Việt, thông thạo chữ Hán, nhờ vậy nắm bắt được cả các ẩn ý bên trong của sự việc.
3. Cha Cadière tiến hành mọi nghiên cứu với tình cảm thông hiểu (sympathie compréhensive), với tư thế nhập cuộc, như là người trong cuộc; nói tóm lại là Cha Cadière có một cái TÂM rất chan hòa, một sự kính trọng thật sự đối với mọi giá trị nhân bản.
Sang phần chính là “Tâm thức tiếp cận của Léopold Cadière với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”, diễn giả cho rằng sở dĩ Cadière đã có thể hoàn thành các công trình nghiên cứu của mình, còn giá trị cho tới ngày nay, là nhờ Cha Cadière đã có những quan niệm đúng đắn về văn hóa, hiểu như là “một toàn bộ, là gia sản xã hội, là thực thể lịch sử, là những giá trị tích lũy, là “cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả”, vừa thông hiệp vói cộng đồng, vừa đặc thù riêng rẽ […] và mãi mãi đang hình thành…”. Chính trên nhận thức mở này mà Cadière đã có thể đi sâu vào Tín ngưỡng và tôn giáo của người Việt. Diễn giả đã đưa ra các dẫn chứng minh họa, trích từ các tác phẩm của Cha Cadière. Theo diễn giả, điều đặc biệt nơi Cha Cadière là ngài tiếp cận vấn đề với một tâm hồn thanh thản, không thiên kiến và đầy khoan dung. Ngài không bao giờ dùng từ “dị đoan” để nói về các tin tưởng và thực hành tôn giáo của người Việt. Ngài không kết án mà chỉ mô tả hiện tượng, gắng tìm hiểu bản chất bên trong và dành cho người đọc được có những cảm nhận, đánh giá riêng của mình. Dĩ nhiên, Cha Cadière cũng có những nhận định thẳng thắn về những mặt tiêu cực trong tính cách người Việt, nhưng như những lời cảnh báo hay thức tỉnh hơn là chê bai, kết án.
Diễn giả kết luận qua việc nhắc lại cái TÂM, tấm lòng của Cha Cadière với người Việt mà Cha hằng quý mến.
Trong phần thảo luận, một số phát biểu đã bày tỏ cảm tình với Cha Cadière, đi viếng mộ ngài hầu như hằng năm, sưu tầm và đọc các tác phẩm của ngài và đề cao Cha Cadière như một “lâu đài văn hóa” (Nhà Nghiên cứu Nguyễn Hồng Trân). Một ý kiến khác xem Cha Cadière như một danh nhân văn hóa Việt Nam. Cha vừa là một nhà nhân chủng học, nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ học và nhà Huế học và từ mảnh đất nhỏ này, Cha giúp chúng ta hỉểu được cả văn hóa dân tộc. Cha Cadière là một tấm gương sáng, đóng góp lớn vào nền văn hóa Việt (TS Bửu Nam). Nhà Nghiên cứu Thân Trọng Ninh có một phát biểu khá dài,đề cập đến hai mảng hoạt động chính của Cha Cadière: vừa là một nhà thừa sai truyền giáo, vừa là một nhà nghiên cứu khoa học, về cả khoa học nhân văn lẫn khoa học tự nhiên. Ở cả hai lãnh vực, ngài đều thành công và đóng góp lớn cho Dân tộc. Tuy vậy, xem chừng ra ngài chưa được đối xử công bằng, khi đem so sánh với một đồng hương,đồng thời của ngài là Bác sĩ Yersin. Nhà nghiên cứu Thân Trọng Ninh cho rằng đã đến lúc chúng ta nghĩ lại, sống theo truyên thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bằng cách nhìn nhận các công trạng của Cadière, bằng cách tôn vinh ngài dưới một hình thức nào đó. Và bắt đầu từ phía Giáo hội.
Cuối cùng, GS Trần Văn Toàn cho biết rằng so với thời kỳ của cuốn sách “Tam giáo chư vọng” sang đến cuốn “Hội đồng tứ giáo” là đã có tiến bộ trong não trạng truyền giáo của các thừa sai, đi từ phản bác sang đối thoại, nhưng đối thoại ở đây vẫn còn mang tính hiếu thắng. Phải chờ cho đến Cadière, mới có được đối thoại và hòa đồng thực sự.
Cuộc hội thảo được thêm phần phong phú nhờ các hoạt động bên lề, văn nghệ và một tối chợ quê vui nhộn.
Trong tinh thần tưởng nhớ Cha Cadière và hướng về Đại lễ Ngàn năm Thăng Long, một buổi văn nghệ do các hội dòng nữ và các em thiếu nhi Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam đã diễn ra với sự tham dự phấn khởi của cử tọa.
Vào chiều tối, một chợ quê theo phong cách Huế đã được tổ chức trong khuôn viên của Trung tâm Mục vụ Giáo phận, do các dòng trong giáo phận đảm trách. Trong các trang phục dân dã, và trong tiếng trống rộn rã, các chị đã quẩy các gánh hàng ra chợ, mang theo nào gạo, nào bánh, nào trái, nào rau….mọi người đã vui vẻ bên nhau và sau đó, sà vào các gian hàng ăn uống, gồm đủ từ bánh cuốn, phở bò, bún bò Huế, mì xào… và các món ngọt như chè sen, chè đậu ván, chè đậu ngự và các thứ trái cây. Vừa được thưởng thức nhiêu món ngon miệng,vừa được nghe nhạc, lại có dịp giao lưu bạn bè.
Quả là một buổi tối thân tình và vui vẻ.