Trong bối cảnh Giáo hội Công giáo Việt Nam mừng Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thiết lập 2 giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ủy Ban Văn Hóa HĐGM Việt Nam và Tòa Tổng Giám Mục Huế tổ chức cuộc Hội thảo về Thân thế và Sự nghiệp Léopold Cadière, một linh mục thừa sai Paris, đồng thời cũng là một nhà Bác học lỗi lạc, một nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ. Ngài đã để lại cho hậu thế, cho dân tộc Việt Nam một tài sản vô giá về văn học, về dân tộc, về lịch sử…mà các nhà nghiên cứu, các nhà sử học đã minh chứng trong các tham luận được thuyết trình tại Hội thảo.
Xem hình ảnh
Cuộc Hội thảo diễn ra trong ba ngày 7.8.9/9 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế của 14 vị Tổng Giám mục và Giám mục trong nước, linh mục J.B.Etcharren và các linh mục và nhân sĩ trí thức đến từ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam.
Suốt ba ngày hội thảo đều có sự hiện diện của chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế. Tổng số người tham dự lên đến chừng 2ngàn người, bình quân mỗi ngày trên 6 trăm người.
Mở đầu ngày khai mạc, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tịch HĐGM Việt Nam đọc diễn văn khai mạc. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến Huấn thị của Thánh bộ Truyền giáo vào năm 1659, khi bổ nhiệm hai Giám mục đại diện Tông tòa cho hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, trong đó có trích đoạn: “…Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẻ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hóa của họ…Nguyên việc sửa chửa những quốc lệ của người ta cũng đã gây lòng oán hận sâu đậm rồi, nhất là những tập tục cổ đã có từ lâu đời.” Những lời căn dặn của huấn thị đã âm vang trong lòng của cha L.Cadière, một linh mục thừa sai Paris đã đến Huế vào năm 1892. Suốt 63 năm mục vụ tại giáo phận Bắc Đàng Trong, nay là Tổng giáo phận Huế, ngài đã cuộc đời mục tử nhiệt thành và qua sự nghiệp văn hóa, học thuật đồ sộ của mình. Đức Tổng Giám mục chủ tịch HĐGM thay mặt Ban Tổ chức tuyên bố khai mạc Hội thảo trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của cả hội trường.
Đức Giám mục chủ tịch Ủy ban Văn hóa HĐGM Việt Nam Giuse Vũ Duy Thống, chủ tọa của buổi hội thảo đầu tiên. Trong phát biểu mở đầu, ngài đã đánh giá Léopold Cadière là một nhà truyền giáo nhiệt thành, đã đem Tin mừng của Đức Kitô đến với người Việt Nam. Ngài cũng là một nhà nghiên cứu khoa học lỗi lạc, là nhà Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Thực vật học, nhà Huế học. Ngài đã nghiên cứu sâu sắc về phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục và tôn giáo của người Việt Nam. Đồng thời ngài cũng là con người thích nghi và hội nhập với văn hóa Việt Nam: ngài dung tên Việt (Cố Cả), ăn mặc theo người Việt, chân đi guốc mộc, nói tiếng Việt như người Việt. Và cuối cùng ngài đã xin được chết tại Việt Nam, chôn cất tại Huế, nơi mà ngài đã sống và phục vụ suốt 63 năm.
Xuyên suốt 13 bài tham luận của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu đã đánh giá về sự tài ba lỗi lạc của cha L.Cadière. Những phát biểu bổ sung nhận xét của các tham dự viên cũng là những nhân sĩ trí thức tiếng tăm. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết, chúng tôi chỉ xin được nêu một số vấn đề:
-Theo nhà nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ: khi nghiên cứu một vấn đề, ngài đã đến tận nơi, mặc dù phương tiện duy nhất thời bấy giờ là đi bộ. Ngài hỏi cặn kẻ từ dân địa phương, đã đo vẽ chính xác từng milimét hiện trường và hiện vật cần tìm hiểu. Trong các tác phẩm để lại, với các minh họa ghi rõ chi tiết về kích thước. Nhất là với những tư liệu đã có sẵn, ngài vẫn đến tận nơi để kiểm chứng lại sự việc để so sánh. Với trên 250 bài viết, chưa thấy ngài phê phán một điều gì, kể cả những việc mà chúng ta cho là mê tín dị đoan.
-Tiến sĩ Hoàng Mai Khanh với đề tài “Gia đình Việt Nam theo L.Cadière”: đã nêu bật cái nhìn đầy cảm thông về Đạo Hiếu. Theo đó, “Gia đình” bao gồm cả Ông Bà Tổ Tiên và những người đã khuất, nhưng vẫn luôn hiện diện trong gia đình. Việc thờ cúng tổ tiên mang tính Tôn giáo. Trong đó, người con trai trưởng có trách nhiệm lập bàn thờ và thờ cúng tổ tiên. Do đó luôn phải có con trai để nối dỏi. Có những trường hợp không có con trai, đích thân người vợ cả đi cưới vợ hai cho chồng. Trong một gia đình, người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng, là nội tướng có nhiệm vụ quán xuyến mọi công việc trong nhà, là tay hòm chìa khóa. Phụ nữ lo tần tảo buôn bán ngược xuôi, nhưng vẫn có trách nhiệm chăm sóc và dạy dổ con cái.
- Theo nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan: L.Cadière là chủ bút của một tập san nổi tiếng là B.A.V.H. trong suốt thời gian 31 năm (1914-1944), nghĩa là từ khi khai trương đến khi đình bản. Vào thời điểm đó cũng có rất nhiều tập san nổi tiếng, nhưng chưa có ai đủ khả năng làm chủ bút với một thời gian lâu như vậy. Chính ông là người sáng lập ra Bảo tang Khải Định, sau này là Bảo tàng cổ vật và bây giờ là Bảo tang Mỹ thuật Cung đình Huế. Lúc đầu chỉ là một số cổ vật do triều đình tặng, về sau do nhiều người mến mộ từ khắp nơi đem đến tặng, có lúc lên đến con số 10 ngàn đơn vị.
-Nhà văn Chu Hảo, Tổng biên tập tạp chí Trí Thức nhận định: L.Cadière là nhà Việt Nam học đầu tiên tâm huyết nhất với nền văn học Việt Nam, đã gắn liền truyền thống Kitô giáo với văn hóa dân tộc, là những nền tảng đạo đức để phát triẻn đất nước. Ông đánh giá rất cao những tham luận rất công phu của các nhà nghiên cứu, làm cho người nghe đi từ ngạc nhiên này đén ngạc nhien khác. Với những đóng góp to lớn đã được trình bày, Huế cần phải có một cái gì đó để vinh danh ông.
-Nhà nghiên cứu Mai Khắc Ứng: Trong tất cả các tài liệu mà ông để lại cho hậu thế, không hề có biểu hiện gì mang tính “cha cố”, mặc dù ông là một linh mục của Hội Thừa sai Paris. Ông chính là con chim đầu đàn trong việc gìn giữ văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa Huế.
-Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông: Không phải giáo hội hay nhà thờ, mà là những tâm hồn yêu mến L.Cadière, mỗi người đóng góp một giọt đồng để làm nên bức tượng Léopold Cadière.
-Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan: L.Cadière là người rất giỏi và thông thạo tiếng Việt. Vậy tại sao trong các công trình của ông lại viết bằng tiếng Pháp? Là vì ông viết về Việt Nam và về Huế để cho người Pháp và cho cả toàn thế giới đọc để biết về Huế và Việt Nam. Ông là người đầu tiên quảng bá Việt Nam và Huế ra thế giới. Người Huế đã làm được gì cho ông? Một thư viện? Một công trình văn hóa hay một con đường mang tên ông? Ông xứng đáng được tôn vinh như thế.
-Tiến sĩ Phan Thanh Hải: với những tài sản vô giá mà L.Cadière đã để lại cho thế hệ. Chúng ta nên thành lập một Quỷ giải thưởng định kỳ mang tên ngài, dành cho những đề tài nghiên cứu có giá trị.
Bên lề cuộc hội thảo, chúng tôi ghi nhận những ý kiến cho rằng để làm được điều này, chỉ có Tòa Tổng Giám mục Huế “Danh chính ngôn thuận” và đủ tư cách để thành lập. Về kinh phí chắc chắn sẽ có rất nhiều đơn vị ủng hộ, ví dụ Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế là đơn vị đựợc thừa hưởng nhiều nhất những tài sản quý báu do Ngài để lại. Kể cả các kỳ Festival tại Huế, những lễ hội được phục dựng hầu hết đều dựa trên những tư liệu mà ngài đã lưu lại.
Cảm động nhất là ngày viếng mộ và tưởng niệm Léopold Cadière. Có gần cả ngàn người viếng mộ và tưởng niệm 55 năm ngày mất của ngài. Các vị Tổng Giám mục và Giám mục niệm hương trước phần mộ tại Đất Thánh sau lưng nhà nguyện Đại Chủng viện Xuân Bích Huế. Các linh mục và các nhân sĩ trí thức, trong đó có những bậc lão niên 80, 90 tuổi vẫn kính cẩn dâng nén hương để nhớ đến ngài.
Như thế để thấy rằng, rất và rất nhiều người quan tâm đến nền văn hóa dân tộc, quan tâm đến sự suy đồi đạo đức trong xã hội ngày nay. Chính nền văn hóa dân tộc Việt Nam lại được gìn giữ bởi một người tâm huyết là người nước ngoài, là một linh mục thừa sai, yêu mến con người Việt Nam và xin được chết và chôn cất trên quê hương Việt Nam. Cũng trong ngày giổ lần thứ 55 này, trước bài vị của ngài, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế dâng hương tưởng niệm và cầu nguyện cho ngài, các thầy Đại chủng viện đọc bài văn tế. Sau đó, Đức Tổng Giám mục khai mở tượng đài bằng đá cẩm thạch do nghệ nhân Phan Chi Lăng ở Non Nước, Đà Nẵng gởi tặng.
Buổi chiều ngày 8.9, mọi người được thưởng thức những tiết mục ca múa do các nữ tu các Hội dòng Mến Thánh Giá Huế, Con Đức Mẹ Đi viếng và Con Đức Mẹ Vô nhiễm, và liên khúc ca Huế do các em thiếu nhi giáo xứ chính tòa Phủ Cam biểu diễn với làn điệu “Lý tình tang”, “Lý ngựa ô”. Vũ điệu một thoáng Thăng Long mang ý nghĩa hướng về Hà Nội ngàn năm Thăng Long. Một đêm ẩm thực chợ quê do các hội dòng nam nữ tại giáo phận Huế đạo diễn với những món ăn thuần túy Huế, tạo một bầu khí đầm ấm dân dã đậm đà hương vị quê hương.
Ba ngày hội thảo trôi qua, không thể diễn đạt hết công lao to lớn mà cha đã để lại cho hậu thế. Đây cũng chỉ mới là bước tiên phong mà Tòa Tổng Giám mục Huế khởi xướng, đã được sự ủng hộ hết sức chân tình của tất cả mọi người.
Trước khi bế mạc, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể, với cương vị chủ nhà đăng cai tổ chức, nói lời cảm ơn các thuyết trình viên, trong đó có giáo sư Trần Văn Toàn đến từ Pháp, cũng là người thầy dạy của ngài trong những năm tháng ở giảng đường đại học, ngài xúc động và vui mừng khi thấy người thầy đã cao tuổi những vẫn mạnh khỏe, và nhiệt tình tham dự với bài tham luận rất giá trị. Cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Quảng trị và Thừa Thiên Huế tạo mọi điều kiện thuận lợi để những ngày hội thảo diẽn ra tốt đẹp. Cảm ơn tất cả tham dự viên đã ủng hộ hội thảo và đã có những đóng quan trọng trong những ngày qua.
Kết thúc Hội thảo, cả hội trường đứng lên với ánh nến lung linh, cùng cất cao lời Kinh Hòa Bình với tất cả lòng ái mộ một con người tâm huyết, tài ba lỗi lạc đã hết lòng với dân tộc Việt Nam. Mọi người chia tay nhau trong lưu luyến và đầy tràn cảm xúc.
Xem hình ảnh
Cuộc Hội thảo diễn ra trong ba ngày 7.8.9/9 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế của 14 vị Tổng Giám mục và Giám mục trong nước, linh mục J.B.Etcharren và các linh mục và nhân sĩ trí thức đến từ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam.
Suốt ba ngày hội thảo đều có sự hiện diện của chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế. Tổng số người tham dự lên đến chừng 2ngàn người, bình quân mỗi ngày trên 6 trăm người.
Mở đầu ngày khai mạc, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tịch HĐGM Việt Nam đọc diễn văn khai mạc. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến Huấn thị của Thánh bộ Truyền giáo vào năm 1659, khi bổ nhiệm hai Giám mục đại diện Tông tòa cho hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, trong đó có trích đoạn: “…Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẻ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hóa của họ…Nguyên việc sửa chửa những quốc lệ của người ta cũng đã gây lòng oán hận sâu đậm rồi, nhất là những tập tục cổ đã có từ lâu đời.” Những lời căn dặn của huấn thị đã âm vang trong lòng của cha L.Cadière, một linh mục thừa sai Paris đã đến Huế vào năm 1892. Suốt 63 năm mục vụ tại giáo phận Bắc Đàng Trong, nay là Tổng giáo phận Huế, ngài đã cuộc đời mục tử nhiệt thành và qua sự nghiệp văn hóa, học thuật đồ sộ của mình. Đức Tổng Giám mục chủ tịch HĐGM thay mặt Ban Tổ chức tuyên bố khai mạc Hội thảo trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của cả hội trường.
Đức Giám mục chủ tịch Ủy ban Văn hóa HĐGM Việt Nam Giuse Vũ Duy Thống, chủ tọa của buổi hội thảo đầu tiên. Trong phát biểu mở đầu, ngài đã đánh giá Léopold Cadière là một nhà truyền giáo nhiệt thành, đã đem Tin mừng của Đức Kitô đến với người Việt Nam. Ngài cũng là một nhà nghiên cứu khoa học lỗi lạc, là nhà Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Thực vật học, nhà Huế học. Ngài đã nghiên cứu sâu sắc về phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục và tôn giáo của người Việt Nam. Đồng thời ngài cũng là con người thích nghi và hội nhập với văn hóa Việt Nam: ngài dung tên Việt (Cố Cả), ăn mặc theo người Việt, chân đi guốc mộc, nói tiếng Việt như người Việt. Và cuối cùng ngài đã xin được chết tại Việt Nam, chôn cất tại Huế, nơi mà ngài đã sống và phục vụ suốt 63 năm.
Xuyên suốt 13 bài tham luận của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu đã đánh giá về sự tài ba lỗi lạc của cha L.Cadière. Những phát biểu bổ sung nhận xét của các tham dự viên cũng là những nhân sĩ trí thức tiếng tăm. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết, chúng tôi chỉ xin được nêu một số vấn đề:
-Theo nhà nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ: khi nghiên cứu một vấn đề, ngài đã đến tận nơi, mặc dù phương tiện duy nhất thời bấy giờ là đi bộ. Ngài hỏi cặn kẻ từ dân địa phương, đã đo vẽ chính xác từng milimét hiện trường và hiện vật cần tìm hiểu. Trong các tác phẩm để lại, với các minh họa ghi rõ chi tiết về kích thước. Nhất là với những tư liệu đã có sẵn, ngài vẫn đến tận nơi để kiểm chứng lại sự việc để so sánh. Với trên 250 bài viết, chưa thấy ngài phê phán một điều gì, kể cả những việc mà chúng ta cho là mê tín dị đoan.
-Tiến sĩ Hoàng Mai Khanh với đề tài “Gia đình Việt Nam theo L.Cadière”: đã nêu bật cái nhìn đầy cảm thông về Đạo Hiếu. Theo đó, “Gia đình” bao gồm cả Ông Bà Tổ Tiên và những người đã khuất, nhưng vẫn luôn hiện diện trong gia đình. Việc thờ cúng tổ tiên mang tính Tôn giáo. Trong đó, người con trai trưởng có trách nhiệm lập bàn thờ và thờ cúng tổ tiên. Do đó luôn phải có con trai để nối dỏi. Có những trường hợp không có con trai, đích thân người vợ cả đi cưới vợ hai cho chồng. Trong một gia đình, người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng, là nội tướng có nhiệm vụ quán xuyến mọi công việc trong nhà, là tay hòm chìa khóa. Phụ nữ lo tần tảo buôn bán ngược xuôi, nhưng vẫn có trách nhiệm chăm sóc và dạy dổ con cái.
- Theo nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan: L.Cadière là chủ bút của một tập san nổi tiếng là B.A.V.H. trong suốt thời gian 31 năm (1914-1944), nghĩa là từ khi khai trương đến khi đình bản. Vào thời điểm đó cũng có rất nhiều tập san nổi tiếng, nhưng chưa có ai đủ khả năng làm chủ bút với một thời gian lâu như vậy. Chính ông là người sáng lập ra Bảo tang Khải Định, sau này là Bảo tàng cổ vật và bây giờ là Bảo tang Mỹ thuật Cung đình Huế. Lúc đầu chỉ là một số cổ vật do triều đình tặng, về sau do nhiều người mến mộ từ khắp nơi đem đến tặng, có lúc lên đến con số 10 ngàn đơn vị.
-Nhà văn Chu Hảo, Tổng biên tập tạp chí Trí Thức nhận định: L.Cadière là nhà Việt Nam học đầu tiên tâm huyết nhất với nền văn học Việt Nam, đã gắn liền truyền thống Kitô giáo với văn hóa dân tộc, là những nền tảng đạo đức để phát triẻn đất nước. Ông đánh giá rất cao những tham luận rất công phu của các nhà nghiên cứu, làm cho người nghe đi từ ngạc nhiên này đén ngạc nhien khác. Với những đóng góp to lớn đã được trình bày, Huế cần phải có một cái gì đó để vinh danh ông.
-Nhà nghiên cứu Mai Khắc Ứng: Trong tất cả các tài liệu mà ông để lại cho hậu thế, không hề có biểu hiện gì mang tính “cha cố”, mặc dù ông là một linh mục của Hội Thừa sai Paris. Ông chính là con chim đầu đàn trong việc gìn giữ văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa Huế.
-Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông: Không phải giáo hội hay nhà thờ, mà là những tâm hồn yêu mến L.Cadière, mỗi người đóng góp một giọt đồng để làm nên bức tượng Léopold Cadière.
-Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan: L.Cadière là người rất giỏi và thông thạo tiếng Việt. Vậy tại sao trong các công trình của ông lại viết bằng tiếng Pháp? Là vì ông viết về Việt Nam và về Huế để cho người Pháp và cho cả toàn thế giới đọc để biết về Huế và Việt Nam. Ông là người đầu tiên quảng bá Việt Nam và Huế ra thế giới. Người Huế đã làm được gì cho ông? Một thư viện? Một công trình văn hóa hay một con đường mang tên ông? Ông xứng đáng được tôn vinh như thế.
-Tiến sĩ Phan Thanh Hải: với những tài sản vô giá mà L.Cadière đã để lại cho thế hệ. Chúng ta nên thành lập một Quỷ giải thưởng định kỳ mang tên ngài, dành cho những đề tài nghiên cứu có giá trị.
Bên lề cuộc hội thảo, chúng tôi ghi nhận những ý kiến cho rằng để làm được điều này, chỉ có Tòa Tổng Giám mục Huế “Danh chính ngôn thuận” và đủ tư cách để thành lập. Về kinh phí chắc chắn sẽ có rất nhiều đơn vị ủng hộ, ví dụ Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế là đơn vị đựợc thừa hưởng nhiều nhất những tài sản quý báu do Ngài để lại. Kể cả các kỳ Festival tại Huế, những lễ hội được phục dựng hầu hết đều dựa trên những tư liệu mà ngài đã lưu lại.
Cảm động nhất là ngày viếng mộ và tưởng niệm Léopold Cadière. Có gần cả ngàn người viếng mộ và tưởng niệm 55 năm ngày mất của ngài. Các vị Tổng Giám mục và Giám mục niệm hương trước phần mộ tại Đất Thánh sau lưng nhà nguyện Đại Chủng viện Xuân Bích Huế. Các linh mục và các nhân sĩ trí thức, trong đó có những bậc lão niên 80, 90 tuổi vẫn kính cẩn dâng nén hương để nhớ đến ngài.
Như thế để thấy rằng, rất và rất nhiều người quan tâm đến nền văn hóa dân tộc, quan tâm đến sự suy đồi đạo đức trong xã hội ngày nay. Chính nền văn hóa dân tộc Việt Nam lại được gìn giữ bởi một người tâm huyết là người nước ngoài, là một linh mục thừa sai, yêu mến con người Việt Nam và xin được chết và chôn cất trên quê hương Việt Nam. Cũng trong ngày giổ lần thứ 55 này, trước bài vị của ngài, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế dâng hương tưởng niệm và cầu nguyện cho ngài, các thầy Đại chủng viện đọc bài văn tế. Sau đó, Đức Tổng Giám mục khai mở tượng đài bằng đá cẩm thạch do nghệ nhân Phan Chi Lăng ở Non Nước, Đà Nẵng gởi tặng.
Buổi chiều ngày 8.9, mọi người được thưởng thức những tiết mục ca múa do các nữ tu các Hội dòng Mến Thánh Giá Huế, Con Đức Mẹ Đi viếng và Con Đức Mẹ Vô nhiễm, và liên khúc ca Huế do các em thiếu nhi giáo xứ chính tòa Phủ Cam biểu diễn với làn điệu “Lý tình tang”, “Lý ngựa ô”. Vũ điệu một thoáng Thăng Long mang ý nghĩa hướng về Hà Nội ngàn năm Thăng Long. Một đêm ẩm thực chợ quê do các hội dòng nam nữ tại giáo phận Huế đạo diễn với những món ăn thuần túy Huế, tạo một bầu khí đầm ấm dân dã đậm đà hương vị quê hương.
Ba ngày hội thảo trôi qua, không thể diễn đạt hết công lao to lớn mà cha đã để lại cho hậu thế. Đây cũng chỉ mới là bước tiên phong mà Tòa Tổng Giám mục Huế khởi xướng, đã được sự ủng hộ hết sức chân tình của tất cả mọi người.
Trước khi bế mạc, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể, với cương vị chủ nhà đăng cai tổ chức, nói lời cảm ơn các thuyết trình viên, trong đó có giáo sư Trần Văn Toàn đến từ Pháp, cũng là người thầy dạy của ngài trong những năm tháng ở giảng đường đại học, ngài xúc động và vui mừng khi thấy người thầy đã cao tuổi những vẫn mạnh khỏe, và nhiệt tình tham dự với bài tham luận rất giá trị. Cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Quảng trị và Thừa Thiên Huế tạo mọi điều kiện thuận lợi để những ngày hội thảo diẽn ra tốt đẹp. Cảm ơn tất cả tham dự viên đã ủng hộ hội thảo và đã có những đóng quan trọng trong những ngày qua.
Kết thúc Hội thảo, cả hội trường đứng lên với ánh nến lung linh, cùng cất cao lời Kinh Hòa Bình với tất cả lòng ái mộ một con người tâm huyết, tài ba lỗi lạc đã hết lòng với dân tộc Việt Nam. Mọi người chia tay nhau trong lưu luyến và đầy tràn cảm xúc.