Thông thường thì ngày Labor Day (đầu tháng 9) sẽ đánh dấu mùa tranh cử ráo riết bắt đầu, nhưng năm nay nó đã đến sớm một tuần bởi vì đã xảy ra một sự kiên bất ngờ do một nhân vật cũng bất ngờ.
Sự kiện đột ngột này làm mọi người sững sờ. Làm các đảng phái phải tung ra những chiêu phản ứng vội vã và, các hãng truyền thông phải gãi đầu đặt câu hỏi: "Tên Glenn Beck này thực sự là ai?".
Thực ra, Glenn Beck đã là một bỉnh bút nổi tiếng và giàu có tuy mới chỉ có 46 tuổi. Ông chủ xướng radio-talk show "The Glenn Beck Program", điều khiển một chương trình tin tức trên Cable TV của hãng Fox, đồng thời xuất bản 6 cuốn sách được liệt vào danh sách Bestselling Books của New York Times.
Ông từng là một tín đồ Công Giáo nhưng đã cải đạo qua Mormon. Ly dị nhiều lần, từng nghiện rượu và ma túy. Tư tưởng của Beck thuộc lọai bảo thủ trung dung và ông không dè dặt phát ngôn những gì ông suy nghĩ, dù cho đó là lọai ý tưởng gây tranh cãi ồn ào hoặc vô chứng cớ.
Ông từng tố cáo Obama là một tên racist (phân biệt chủng tộc), ông không tìn vào lý thuyết "hội ứng nhà kính" (Global Warming), chống hiệp ước Kyoto (Kyoto Protocol, hiệp ước làm giảm hơi khí), chống luật năng lượng sạch ( American Clean Energy and Security Act) và chống kiểm sóat vũ khí cá nhân (gun control legislation).
Ngày 31 tháng 7 vừa qua, Beck xin phép tổ chức một buổi tụ họp tại Lincoln Memorial (đài kỷ niện TT Lincoln) để vinh danh các chiến sĩ với chủ đề "Phục Hồi Danh Dự" (Restoring Honor). Ngày này trùng hợp với ngày kỷ niệm 37 năm của bài phát biểu nổi danh "Tôi có một giấc mơ" (I have a dream) của mục sư Martin Luther King Jr, đã xảy ra ngay tại địa điểm này.
Trong danh sách diễn giả có Sarah Palin, một ngôi sao siêu bảo thủ của đảng Cộng Hòa.
Beck cũng mời bà Alveda King, cháu gái của mục sư King, nổi danh là một nhân vật phò sự sống, tới diễn thuyết.
Mục sư Al Sharpton, một ngôi sao giảng đạo trên TV, từng tìm sự bổ nhiệm tranh cử chức Tổng Thống của đảng Dân Chủ và cũng là một nhân vật tranh đấu cho nhân quyền, đã tố cáo Beck bắt cóc ngày vinh danh mục sư King và để đối đầu với cuộc tụ tập vô lễ này, Al Sharpton tổ chức một buổi tập họp phản đối tại một trường Trung Học cách đó vài con đường.
Al Sharpton mời con trai của mục sư King là Martin Luther King III đến diễn thuyết và tổ chức thuê xe đưa đón những đòan thể da đen từ Atlanta tới hậu thuẫn với mục đích sẽ tràn ngập cuộc hội họp của Beck bằng chiến thuật biển người.
Cả hai tổ chức đều chủ trương bất bạo động. Và mặc dù đòan người của Al Sharpton đã đi diễn hành ngang qua chỗ tụ họp của Beck, mọi diễn biến đã xẩy ra rất trôi chảy êm suôi.
Cái hài hước của sự kiện là, trong khi Al Sharpton, một mục sư tin lành, hô hào tranh đấu với những lời lẽ nặng mùi chính trị thì nhóm của Glenn Beck, một nhóm dân vận thế tục, hô hào hối cải và kêu gọi hãy quay về với Thiên Chúa.
Rõ ràng đòan người tham gia buổi hội của Glenn Beck lớn gấp hằng trăm lần nhóm người của Al Sharpton. Các hãng thông tấn cố đưa ra một con số nhưng bất đồng với nhau. Hãng CBS cho là chỉ có 87 ngàn người trong khi các hãng khác thì ước tính từ 200 đến trên 500 ngàn người.
Những người đã tham dự buổi diễn thuyết của mục sư King 37 năm về trước cho biết đám đông lần này đông gấp đôi, vì số người tràn qua cả khu Washington Mall (khu Cây Viết Chì). Người ta đã ước tính đám đông của mục sư King là 150 ngàn.
Bà cựu dân biểu Alveda King, chủ tịch của ủy ban African-American Outreach trong cơ quan Công Giáo Phò Sự Sống, đã đứng ngay chỗ của mục sư King hồi trước và gọi Mực sư King là "Bác Martin" (Uncle Martin). Bà kêu gọi mọi người hãy đòan kết và lập lại nhiều lầu câu nói bất hủ "tôi có một giấc mơ"
"Tôi có một giấc mơ rằng nước Mỹ sẽ biết cất lời kêu cầu lên Chúa và Chúa sẽ tha thứ mọi tội lỗi cho chúng ta và sẽ làm sống lại mảnh đất phì nhiêu của chúng ta," Bà King nói. "Vào ngày đó, tất cả chúng ta sẽ có thể cất lên tiếng hát, một tiếng hát của tình yêu và danh dự mà Chúa đã dành cho tất cả những người con yêu của Chúa."
Beck thì thủ vai một ngôn sứ kêu gọi sự ăn năn hối cải. Ông "học lại" những lời cảnh báo của ngôn sứ Jeremia thửa xưa để kêu gọi quốc gia ăn năn hối cải.
Ông cổ vũ dân chúng "hãy nhận biết mối tương quan với đấng tạo Hóa. Hãy nhận ngài là Vua. Là đấng hướng dẫn và chỉ đạo cuộc sống và là đấng bảo vệ chúng ta. " Beck kêu gọi khán giả cầu nguyện nhiều hơn nữa.. "Tôi xin các bạn, không chỉ là xin hãy quì gối cầu nguyện, nhưng mà các bạn phải quì với cánh cửa rộng mở mà cầu nguyện để cho con cái của các bạn được xem thấy".
Thật là khó tin những lời giao giảng ấy phát xuất từ một nhà bỉnh bút chính trị, từ một người không có mấy lòng tôn trọng với các tôn giáo và cũng không sống trung thực với xác tín của mình. Do đó mà người ta đã đặt câu hỏi "ông ta thực sự là ai?"
Phải chăng ông ta chỉ là một kẻ buôn gió, biết cách ngửi thời cơ mà bán đúng sản phẩm?
Trong lần tổ chức này, buổi hội họp đã rất "nhà nghề", có nhiều âm hưởng tôn giáo, không có màu sắc chính trị và rất thích đáng với dịp tôn vinh các chiến sĩ và kỷ niệm mục sư King.
Sự thành công của buổi hội, theo nhiều nhà phân tích, tuy một phần tùy thuộc vào tài tổ chức và quảng bá của Beck và Palin, nhưng phần lớn là vì nó đánh đông tới một nhu cầu cấp bách của quần chúng, đó là nhu cầu được giải thóat ra khỏi cái vòng kềm tỏa của thế lực đương quyền.
Điều này được chứng minh ngay vào những ngày hôm sau. Ngày Chúa Nhật khi Obama tới thăm New Orleans để kỷ niệm 5 năm cơn bảo Katrina và tặng cho các trường học của New Orleans 1.8 tỷ để tái thiết, đây là một số tiền to lớn. Nhưng chương trình công cán của Obama bị lu mờ trước một đám ma do đức Tổng Giám Mục Aymond tổ chức để chôn Katrina. Đám ma mang một quan tài đi qua nhiều đường phố để cho người dân có thể vất vào đó nhửng than van óan hận và chôn nó đi.
Ngày thứ Hai, Obama gọi một cuộc họp báo bất thường để ra một tuyên bố về chính sách kinh tế mới và đề nghị 30 tỷ trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ, ông lớn tiếng đả kích đảng Cộng Hòa ngăn cản sự hồi phục kinh tế. Nhưng báo chí bàn luận sôi nổi nhiều hơn về con số thống kê cho thấy đảng Cộng Hòa đã vượt qua đảng Dân Chủ về tỷ số tín nhiệm tới 10% (51% vs 41%), một tỷ số chưa từng thấy trong 30 năm.
Ngày thứ Ba, Obama tuyên bố ngưng tác chiến tại Iraq, một dịp quan trọng để ông chứng tỏ những thành quả thực tiễn về chiến tranh. Nhưng những kết quả thăm dò đưa ra trong dịp này cho thấy dân Iraq tín tưởng ông Bush hơn là tín nhiệm Obama. Cho nên chính Obama cũng đã phải vinh danh TT Bush trong bài diễn văn tại Phòng Bầu Dục (Oval Office.)
Để cải thiện tình hình, ủy ban tranh cử của Dân Chủ đã bắt đầu một kế họach vận động tiêu cực sớm sủa nhằm hạ bệ các đối thủ.
Bắt đầu là những đối thủ nặng ký nhất như tại Wisconsin, hàng lọat quảng cáo TV đánh phá ứng viên Sean Duffy trên nhiều khía cạnh cùng một lúc.
Chiến thuật mở màn sớm này nhằm tác dụng là bôi nhọ đối thủ trước mắt người dân một cách liên tiếp trước khi đối thủ có cơ hội ra mắt.
Ủy ban vận động bầu cử của đảng Dân Chủ không cho biết họ đã phải bỏ ra bao nhiêu tiền để "trải thảm" các hệ thống TV của cả một vùng, nhưng chắc chắn là lớn lắm.
Rỏ ràng khi sử dụng chiêu hạ sách này, Obama đã mất đi cái chủ lực điều khiển diễn đàn công cộng của ông, đảng Dân Chủ đã mất đi cưong lĩnh của đảng.
Chúng ta đang chứng kiến ngày mà gió đổi chiều chăng?
Nhưng trong khi cơn gío đổi chiều, người ta thường thấy xuất hiện những kẻ đón gío trở cờ. Và đã xảy ra rồi. Không ít dân biểu Dân Chủ đã có thái độ sẵn sàng đào ngũ để cứu lấy thân mình. Họ chưa dám đụng đến vị Tổng Thống ngay, nhưng vị Chủ Tịch Quốc Hội, bà Nancy Pelosi, thì đang là cái cớ cho họ đổ lỗi.
Có người trắng trợn (và ngu xuẩn) như dân biểu Bobby Bright ở Alabama, khi được hỏi nếu ông ta còn bỏ phiếu chủ tịch cho bà Pelosi nữa không, đã trả lời: "biết đâu lúc đó bà ta đã bị bệnh và chết mất tiêu rồi".
Tại pennsylvania, dân biểu Jason Altmire quảng cáo trên TV ông là người đã dám chống lại Pelosi và liệt kê ra một lô những chương trình ông chống trong luật cài tổ y tế.
Tại Indiana, dân biểu Joe Donnelly bắt đầu quảng cáo chống "thuế Năng Lượng của Nancy Pelosi".
Dân biểu North Carolina là Mike McIntyre thì tuyên bố trên TV ông là người không hợp tác với Nancy Pelosi.
Còn một dân biểu North Carolina khác là Heath Shuler thì đi xa hơn, khi được hỏi ông có ủng hộ bà Pelosi ở chức vụ chủ tịch Hạ Viện không, ông nói cách cợt nhả rằng:
"Bạn biết không, đây là một vấn đề tôi thường than phiền: Ai đang điều khiển quốc gia này? Đó là cái ở giữa. (Who runs our country? The middle) Do đó tôi vẫn không bác bỏ cái giả thiết là tôi sẽ không tranh cử nữa,"
Còn dân biểu John Boccieri ở Ohio, bị tố cáo là "đi theo váy của Nancy Pelosi", đang cố gắng chứng tỏ mình là một người độc lập:
"Sau cùng thì vẫn là, cử tri sẽ bỏ cho tôi là người đại diện cho họ, họ không bỏ phiếu cho tổng thống, họ không bỏ phiếu cho một dân biểu ở San Francisco (bà Pelosi), họ bỏ phiếu cho tôi".
Dân biểu South Dakota là bà Stephanie Herseth Sandlin thì sử dụng một chiêu bài mới mẻ là chống cả hai phía Công Hòa và Dân Chủ một lượt:
"Cà hai bà Nancy Pelosi và ông John Boehner là lãnh tụ khối Cộng Hòa đều có những chương trình không có lợi cho South Dakota vả cho nền kinh tế của chúng ta."
Với những diễn biến như vậy, chúng ta có thể đóan trước rằng những ngày sắp tới sẽ chứng kiến một mùa tranh cử bẩn thỉu và tàn nhẫn.
Chỉ có một tia hy vọng là các phe phái, dù trong cơn lốc của mùa tranh cử, vẫn có thể nhìn thấy chiều gió của đại chúng xuyên qua buổi tụ họp cuả Glenn Beck tại Washington DC, đó là đại chúng đang đi tìm một hướng đi có sự hiện diện của Thiên Chúa và đang cất cao tiếng nói của lương tâm trong quãng trường công cộng.
Sự kiện đột ngột này làm mọi người sững sờ. Làm các đảng phái phải tung ra những chiêu phản ứng vội vã và, các hãng truyền thông phải gãi đầu đặt câu hỏi: "Tên Glenn Beck này thực sự là ai?".
Thực ra, Glenn Beck đã là một bỉnh bút nổi tiếng và giàu có tuy mới chỉ có 46 tuổi. Ông chủ xướng radio-talk show "The Glenn Beck Program", điều khiển một chương trình tin tức trên Cable TV của hãng Fox, đồng thời xuất bản 6 cuốn sách được liệt vào danh sách Bestselling Books của New York Times.
Ông từng là một tín đồ Công Giáo nhưng đã cải đạo qua Mormon. Ly dị nhiều lần, từng nghiện rượu và ma túy. Tư tưởng của Beck thuộc lọai bảo thủ trung dung và ông không dè dặt phát ngôn những gì ông suy nghĩ, dù cho đó là lọai ý tưởng gây tranh cãi ồn ào hoặc vô chứng cớ.
Ông từng tố cáo Obama là một tên racist (phân biệt chủng tộc), ông không tìn vào lý thuyết "hội ứng nhà kính" (Global Warming), chống hiệp ước Kyoto (Kyoto Protocol, hiệp ước làm giảm hơi khí), chống luật năng lượng sạch ( American Clean Energy and Security Act) và chống kiểm sóat vũ khí cá nhân (gun control legislation).
Ngày 31 tháng 7 vừa qua, Beck xin phép tổ chức một buổi tụ họp tại Lincoln Memorial (đài kỷ niện TT Lincoln) để vinh danh các chiến sĩ với chủ đề "Phục Hồi Danh Dự" (Restoring Honor). Ngày này trùng hợp với ngày kỷ niệm 37 năm của bài phát biểu nổi danh "Tôi có một giấc mơ" (I have a dream) của mục sư Martin Luther King Jr, đã xảy ra ngay tại địa điểm này.
Trong danh sách diễn giả có Sarah Palin, một ngôi sao siêu bảo thủ của đảng Cộng Hòa.
Beck cũng mời bà Alveda King, cháu gái của mục sư King, nổi danh là một nhân vật phò sự sống, tới diễn thuyết.
Mục sư Al Sharpton, một ngôi sao giảng đạo trên TV, từng tìm sự bổ nhiệm tranh cử chức Tổng Thống của đảng Dân Chủ và cũng là một nhân vật tranh đấu cho nhân quyền, đã tố cáo Beck bắt cóc ngày vinh danh mục sư King và để đối đầu với cuộc tụ tập vô lễ này, Al Sharpton tổ chức một buổi tập họp phản đối tại một trường Trung Học cách đó vài con đường.
Al Sharpton mời con trai của mục sư King là Martin Luther King III đến diễn thuyết và tổ chức thuê xe đưa đón những đòan thể da đen từ Atlanta tới hậu thuẫn với mục đích sẽ tràn ngập cuộc hội họp của Beck bằng chiến thuật biển người.
Cả hai tổ chức đều chủ trương bất bạo động. Và mặc dù đòan người của Al Sharpton đã đi diễn hành ngang qua chỗ tụ họp của Beck, mọi diễn biến đã xẩy ra rất trôi chảy êm suôi.
Cái hài hước của sự kiện là, trong khi Al Sharpton, một mục sư tin lành, hô hào tranh đấu với những lời lẽ nặng mùi chính trị thì nhóm của Glenn Beck, một nhóm dân vận thế tục, hô hào hối cải và kêu gọi hãy quay về với Thiên Chúa.
Rõ ràng đòan người tham gia buổi hội của Glenn Beck lớn gấp hằng trăm lần nhóm người của Al Sharpton. Các hãng thông tấn cố đưa ra một con số nhưng bất đồng với nhau. Hãng CBS cho là chỉ có 87 ngàn người trong khi các hãng khác thì ước tính từ 200 đến trên 500 ngàn người.
Những người đã tham dự buổi diễn thuyết của mục sư King 37 năm về trước cho biết đám đông lần này đông gấp đôi, vì số người tràn qua cả khu Washington Mall (khu Cây Viết Chì). Người ta đã ước tính đám đông của mục sư King là 150 ngàn.
Bà cựu dân biểu Alveda King, chủ tịch của ủy ban African-American Outreach trong cơ quan Công Giáo Phò Sự Sống, đã đứng ngay chỗ của mục sư King hồi trước và gọi Mực sư King là "Bác Martin" (Uncle Martin). Bà kêu gọi mọi người hãy đòan kết và lập lại nhiều lầu câu nói bất hủ "tôi có một giấc mơ"
"Tôi có một giấc mơ rằng nước Mỹ sẽ biết cất lời kêu cầu lên Chúa và Chúa sẽ tha thứ mọi tội lỗi cho chúng ta và sẽ làm sống lại mảnh đất phì nhiêu của chúng ta," Bà King nói. "Vào ngày đó, tất cả chúng ta sẽ có thể cất lên tiếng hát, một tiếng hát của tình yêu và danh dự mà Chúa đã dành cho tất cả những người con yêu của Chúa."
Beck thì thủ vai một ngôn sứ kêu gọi sự ăn năn hối cải. Ông "học lại" những lời cảnh báo của ngôn sứ Jeremia thửa xưa để kêu gọi quốc gia ăn năn hối cải.
Ông cổ vũ dân chúng "hãy nhận biết mối tương quan với đấng tạo Hóa. Hãy nhận ngài là Vua. Là đấng hướng dẫn và chỉ đạo cuộc sống và là đấng bảo vệ chúng ta. " Beck kêu gọi khán giả cầu nguyện nhiều hơn nữa.. "Tôi xin các bạn, không chỉ là xin hãy quì gối cầu nguyện, nhưng mà các bạn phải quì với cánh cửa rộng mở mà cầu nguyện để cho con cái của các bạn được xem thấy".
Thật là khó tin những lời giao giảng ấy phát xuất từ một nhà bỉnh bút chính trị, từ một người không có mấy lòng tôn trọng với các tôn giáo và cũng không sống trung thực với xác tín của mình. Do đó mà người ta đã đặt câu hỏi "ông ta thực sự là ai?"
Phải chăng ông ta chỉ là một kẻ buôn gió, biết cách ngửi thời cơ mà bán đúng sản phẩm?
Trong lần tổ chức này, buổi hội họp đã rất "nhà nghề", có nhiều âm hưởng tôn giáo, không có màu sắc chính trị và rất thích đáng với dịp tôn vinh các chiến sĩ và kỷ niệm mục sư King.
Sự thành công của buổi hội, theo nhiều nhà phân tích, tuy một phần tùy thuộc vào tài tổ chức và quảng bá của Beck và Palin, nhưng phần lớn là vì nó đánh đông tới một nhu cầu cấp bách của quần chúng, đó là nhu cầu được giải thóat ra khỏi cái vòng kềm tỏa của thế lực đương quyền.
Điều này được chứng minh ngay vào những ngày hôm sau. Ngày Chúa Nhật khi Obama tới thăm New Orleans để kỷ niệm 5 năm cơn bảo Katrina và tặng cho các trường học của New Orleans 1.8 tỷ để tái thiết, đây là một số tiền to lớn. Nhưng chương trình công cán của Obama bị lu mờ trước một đám ma do đức Tổng Giám Mục Aymond tổ chức để chôn Katrina. Đám ma mang một quan tài đi qua nhiều đường phố để cho người dân có thể vất vào đó nhửng than van óan hận và chôn nó đi.
Ngày thứ Hai, Obama gọi một cuộc họp báo bất thường để ra một tuyên bố về chính sách kinh tế mới và đề nghị 30 tỷ trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ, ông lớn tiếng đả kích đảng Cộng Hòa ngăn cản sự hồi phục kinh tế. Nhưng báo chí bàn luận sôi nổi nhiều hơn về con số thống kê cho thấy đảng Cộng Hòa đã vượt qua đảng Dân Chủ về tỷ số tín nhiệm tới 10% (51% vs 41%), một tỷ số chưa từng thấy trong 30 năm.
Ngày thứ Ba, Obama tuyên bố ngưng tác chiến tại Iraq, một dịp quan trọng để ông chứng tỏ những thành quả thực tiễn về chiến tranh. Nhưng những kết quả thăm dò đưa ra trong dịp này cho thấy dân Iraq tín tưởng ông Bush hơn là tín nhiệm Obama. Cho nên chính Obama cũng đã phải vinh danh TT Bush trong bài diễn văn tại Phòng Bầu Dục (Oval Office.)
Để cải thiện tình hình, ủy ban tranh cử của Dân Chủ đã bắt đầu một kế họach vận động tiêu cực sớm sủa nhằm hạ bệ các đối thủ.
Bắt đầu là những đối thủ nặng ký nhất như tại Wisconsin, hàng lọat quảng cáo TV đánh phá ứng viên Sean Duffy trên nhiều khía cạnh cùng một lúc.
Chiến thuật mở màn sớm này nhằm tác dụng là bôi nhọ đối thủ trước mắt người dân một cách liên tiếp trước khi đối thủ có cơ hội ra mắt.
Ủy ban vận động bầu cử của đảng Dân Chủ không cho biết họ đã phải bỏ ra bao nhiêu tiền để "trải thảm" các hệ thống TV của cả một vùng, nhưng chắc chắn là lớn lắm.
Rỏ ràng khi sử dụng chiêu hạ sách này, Obama đã mất đi cái chủ lực điều khiển diễn đàn công cộng của ông, đảng Dân Chủ đã mất đi cưong lĩnh của đảng.
Chúng ta đang chứng kiến ngày mà gió đổi chiều chăng?
Nhưng trong khi cơn gío đổi chiều, người ta thường thấy xuất hiện những kẻ đón gío trở cờ. Và đã xảy ra rồi. Không ít dân biểu Dân Chủ đã có thái độ sẵn sàng đào ngũ để cứu lấy thân mình. Họ chưa dám đụng đến vị Tổng Thống ngay, nhưng vị Chủ Tịch Quốc Hội, bà Nancy Pelosi, thì đang là cái cớ cho họ đổ lỗi.
Có người trắng trợn (và ngu xuẩn) như dân biểu Bobby Bright ở Alabama, khi được hỏi nếu ông ta còn bỏ phiếu chủ tịch cho bà Pelosi nữa không, đã trả lời: "biết đâu lúc đó bà ta đã bị bệnh và chết mất tiêu rồi".
Tại pennsylvania, dân biểu Jason Altmire quảng cáo trên TV ông là người đã dám chống lại Pelosi và liệt kê ra một lô những chương trình ông chống trong luật cài tổ y tế.
Tại Indiana, dân biểu Joe Donnelly bắt đầu quảng cáo chống "thuế Năng Lượng của Nancy Pelosi".
Dân biểu North Carolina là Mike McIntyre thì tuyên bố trên TV ông là người không hợp tác với Nancy Pelosi.
Còn một dân biểu North Carolina khác là Heath Shuler thì đi xa hơn, khi được hỏi ông có ủng hộ bà Pelosi ở chức vụ chủ tịch Hạ Viện không, ông nói cách cợt nhả rằng:
"Bạn biết không, đây là một vấn đề tôi thường than phiền: Ai đang điều khiển quốc gia này? Đó là cái ở giữa. (Who runs our country? The middle) Do đó tôi vẫn không bác bỏ cái giả thiết là tôi sẽ không tranh cử nữa,"
Còn dân biểu John Boccieri ở Ohio, bị tố cáo là "đi theo váy của Nancy Pelosi", đang cố gắng chứng tỏ mình là một người độc lập:
"Sau cùng thì vẫn là, cử tri sẽ bỏ cho tôi là người đại diện cho họ, họ không bỏ phiếu cho tổng thống, họ không bỏ phiếu cho một dân biểu ở San Francisco (bà Pelosi), họ bỏ phiếu cho tôi".
Dân biểu South Dakota là bà Stephanie Herseth Sandlin thì sử dụng một chiêu bài mới mẻ là chống cả hai phía Công Hòa và Dân Chủ một lượt:
"Cà hai bà Nancy Pelosi và ông John Boehner là lãnh tụ khối Cộng Hòa đều có những chương trình không có lợi cho South Dakota vả cho nền kinh tế của chúng ta."
Với những diễn biến như vậy, chúng ta có thể đóan trước rằng những ngày sắp tới sẽ chứng kiến một mùa tranh cử bẩn thỉu và tàn nhẫn.
Chỉ có một tia hy vọng là các phe phái, dù trong cơn lốc của mùa tranh cử, vẫn có thể nhìn thấy chiều gió của đại chúng xuyên qua buổi tụ họp cuả Glenn Beck tại Washington DC, đó là đại chúng đang đi tìm một hướng đi có sự hiện diện của Thiên Chúa và đang cất cao tiếng nói của lương tâm trong quãng trường công cộng.