HÀ NỘI - Hội nghị lần thứ 3 mới đây của Uỷ ban ĐKCGVN tổ chức ngày 4-11-2010 tại Hà nội nhằm khơi dậy hoạt động càng ngày càng mất thế đứng của mình, nhưng đã không mang lại ảnh hưởng nào. Ngoại trừ có sự kiện là Phó Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự và phát biểu trong đại hội.
Trong lời phát biểu tại hội trường Khách sạn Kim Liên, ông Nhân nói rằng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết rất mong muốn có cuộc gặp với các đại diện phía Công giáo là các Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân để trao đổi về hai vấn đề quan trọng hiện nay là giải quyết những bức xúc trong quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Công giáo ở Việt Nam đồng thời thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Vatican vào dịp mừng lễ Giáng sinh năm 2010.
Theo một nhân vật tham dự đại hội này tiết lộ cho chúng tôi biết: LM Nguyễn Công Danh- Chủ tịch Uỷ ban ĐKCGVN đáp lời ông Nhân, đã nói rằng: "hết sức cảm ơn thiện chí của Chủ tịch nước và nói sẽ sẵn sàng tham gia, trao đổi với Chủ tịch nước về những vấn đề trên".
Bên hành lang Đại hội Dân Chúa, chúng tôi trao đổi thông tin trên với mấy Giám mục (xin miễn nêu tên), các Ngài đều cho rằng, đó là ý tưởng hay nhằm tìm ra tiếng nói chung để giải quyết tốt quan hệ giữa đạo và đời. Thế nhưng, nếu Chủ tịch nước muốn đối thoại mà lại qua Uỷ ban ĐKCGVN thì chằng ích lợi gì, vì Ủy ban này không đại diện Giáo hội CGVN. Đàng khác UBĐKCG là do Nhà nước lập ra và chí phối, nên cũng chỉ là “quân ta” thành ra làm sao mà nói là đối thoại được!
Một vị giám mục khác khẳng định là "nếu cuộc đối thoại lại do Uỷ ban ĐKCGVN đứng ra tổ chức, thì chắc chắn chúng tôi sẽ không tham gia".
Những người theo dõi quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Công giáo Việt Nam gần đây đều thấy có sự lạnh nhạt sau biến cố Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Thông thường, sau mỗi kỳ đại hội các GMVN, đều có đoàn đại diện ra chào thăm phía chính quyền. Đại hội XI vừa qua không có chuyện đó. Có lẽ một phần cũng là do đại đa số dư luận người Công giáo cho rằng các Giám mục không cần thiêt phải "chào thăm" làm gì. Chỉ nên gặp khi có những vấn đề hệ trọng cần trao đổi. Sự gặp gỡ xã giao đôi khi trở nên cái cớ để bị lợi dụng cho rằng tình hình giao hảo giữa Nhà nước và Giáo hội vẫn tốt đẹp!
Phía Nhà nước cũng e ngại tiếp xúc. Bằng chứng là Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn ra Hà Nội hơn 7 tháng mà chỉ có duy nhất ông Vũ Trọng Kim- Phó Chủ tịch MTTQVN vào chào thăm, còn chính quyến Hà Nội thì không. Mãi tới ngày 19-11-2010 vừa qua Đức TGM Nhơn mới ra chào ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
Lễ khai mạc Năm thánh trọng thể của Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức ở Sở Kiện tháng 11-2009 rất hoành tráng mà phía chính quyền chỉ cử ông Hà Văn Núi- Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (không phải Uỷ viên Trung ương đảng) tới dự trong khi phía Phật giáo lễ hội nào cũng có các vị Uỷ viên Bộ Chính trị xuất hiện.
Về quan hệ với Vatican, sau hội nghị hỗn hợp vòng 2 ở Roma, chưa hề có một bước tiến nào. Một nguồn tin thông thạo cho biết, Vatican đã gửi danh sách 2 ứng viên vào chức vụ đại diện không thường trực của Toà thánh tại Việt nam, nhưng cả 2 ứng viên đều bị phía Việt Nam từ chối.
Như vậy có thể thấy Việt Nam không mặn mà gì với biến cố này. Cũng có ý kiến nói rằng, do Vatican chưa tích cực đáp ứng những đề nghị của Việt Nam như vẫn để TGM Kiệt về nước và không đôn đốc các GMVN ra một Thư chung kêu gọi "người Công giáo tốt" phải tích cực xây dựng Nhà nước. Và nay Uỷ ban ĐKCGVN phải đứng ra kêu gọi.
Ông Nhân phát biểu tại Hội nghị UBĐKCG |
Theo một nhân vật tham dự đại hội này tiết lộ cho chúng tôi biết: LM Nguyễn Công Danh- Chủ tịch Uỷ ban ĐKCGVN đáp lời ông Nhân, đã nói rằng: "hết sức cảm ơn thiện chí của Chủ tịch nước và nói sẽ sẵn sàng tham gia, trao đổi với Chủ tịch nước về những vấn đề trên".
Bên hành lang Đại hội Dân Chúa, chúng tôi trao đổi thông tin trên với mấy Giám mục (xin miễn nêu tên), các Ngài đều cho rằng, đó là ý tưởng hay nhằm tìm ra tiếng nói chung để giải quyết tốt quan hệ giữa đạo và đời. Thế nhưng, nếu Chủ tịch nước muốn đối thoại mà lại qua Uỷ ban ĐKCGVN thì chằng ích lợi gì, vì Ủy ban này không đại diện Giáo hội CGVN. Đàng khác UBĐKCG là do Nhà nước lập ra và chí phối, nên cũng chỉ là “quân ta” thành ra làm sao mà nói là đối thoại được!
Một vị giám mục khác khẳng định là "nếu cuộc đối thoại lại do Uỷ ban ĐKCGVN đứng ra tổ chức, thì chắc chắn chúng tôi sẽ không tham gia".
Những người theo dõi quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Công giáo Việt Nam gần đây đều thấy có sự lạnh nhạt sau biến cố Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Thông thường, sau mỗi kỳ đại hội các GMVN, đều có đoàn đại diện ra chào thăm phía chính quyền. Đại hội XI vừa qua không có chuyện đó. Có lẽ một phần cũng là do đại đa số dư luận người Công giáo cho rằng các Giám mục không cần thiêt phải "chào thăm" làm gì. Chỉ nên gặp khi có những vấn đề hệ trọng cần trao đổi. Sự gặp gỡ xã giao đôi khi trở nên cái cớ để bị lợi dụng cho rằng tình hình giao hảo giữa Nhà nước và Giáo hội vẫn tốt đẹp!
Phía Nhà nước cũng e ngại tiếp xúc. Bằng chứng là Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn ra Hà Nội hơn 7 tháng mà chỉ có duy nhất ông Vũ Trọng Kim- Phó Chủ tịch MTTQVN vào chào thăm, còn chính quyến Hà Nội thì không. Mãi tới ngày 19-11-2010 vừa qua Đức TGM Nhơn mới ra chào ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
Lễ khai mạc Năm thánh trọng thể của Giáo hội Công giáo Việt Nam tổ chức ở Sở Kiện tháng 11-2009 rất hoành tráng mà phía chính quyền chỉ cử ông Hà Văn Núi- Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (không phải Uỷ viên Trung ương đảng) tới dự trong khi phía Phật giáo lễ hội nào cũng có các vị Uỷ viên Bộ Chính trị xuất hiện.
Về quan hệ với Vatican, sau hội nghị hỗn hợp vòng 2 ở Roma, chưa hề có một bước tiến nào. Một nguồn tin thông thạo cho biết, Vatican đã gửi danh sách 2 ứng viên vào chức vụ đại diện không thường trực của Toà thánh tại Việt nam, nhưng cả 2 ứng viên đều bị phía Việt Nam từ chối.
Như vậy có thể thấy Việt Nam không mặn mà gì với biến cố này. Cũng có ý kiến nói rằng, do Vatican chưa tích cực đáp ứng những đề nghị của Việt Nam như vẫn để TGM Kiệt về nước và không đôn đốc các GMVN ra một Thư chung kêu gọi "người Công giáo tốt" phải tích cực xây dựng Nhà nước. Và nay Uỷ ban ĐKCGVN phải đứng ra kêu gọi.