Người Công Giáo mỗi khi ngắm đàng Thánh Giá đều có nhắc nhở tới Libya mà không biết.
"Đàng thứ 5, ông Simong thành Si Rê Nê (Cyrene) vác đỡ Thánh Giá Chúa Giêsu."
Cyrene là tên cổ xưa của miền Đông nước Libya bây giờ. Khi giáo hội sơ khai được thành lập vào ngày lễ Ngũ Tuần, nhiều người từ Cyrene cũng có mặt tại Jerusalem. Và khi người Do Thái đàn áp giáo đòan nguyên thủy ở Jerusalem thì những người Cyprus và Cyrene đã phân tán khắp nơi, đi loan tin mừng cho người Hy Lạp.
Thánh Mác Cô lập giáo đòan đầu tiên của ngài tại Cyrene vào năm 40 trước khi lập giáo đòan Alexandria bên Ai Cập năm 60.
Theo truyền thống kể lại thì thánh Mác Cô đã bổ nhiệm thánh Lucius làm giám mục Cyrene cho đến năm 68 thì chịu tử đạo. Sau thánh Lucius, người ta không thấy dấu tích nào về việc kế vị cho mãi đến năm 300 khi sử sách của người La Mã ghi chép về các giám mục tử đạo như giám mục Theodorus (năm 302), một giám mục khác cũng tên là Theodorus cùng chịu tử đạo với phó tề Irenaeus và hai giáo lý viên Serapius và Ammonius vào năm 319. Một thánh tử đạo nổi tiếng cho mãi tới bây giờ là thánh nữ Cyrilla, một công nương quí tộc của miền Cyrene.
Sau thời gian cấm bách, vùng Libya tiếp tục là một khu vực Kitô giáo sống động hàng trăm năm sau, tốt cũng có mà xấu cũng có.
Có một thời vùng này đã là đất dụng võ của phe dị giáo Arius. Khi Công Đồng Nicea xác định Thiên Tính của Chúa Giêsu và lên án phái Arius thì 3 giám mục ở vùng này đã ly khai.
Tuy thế vùng này cũng sản xuất ra những bậc danh tài trong đó có một vị đã ngồi trên ngai giáo hòang, đó là giáo hòang Victor (181-191).
Nhưng vinh quang nhất vẫn là sự xuất hiện của thánh Augustine, sinh tại Tagaste (Souk-Ahras, Algeria) ngày 13 tháng 11 năm 354. Thánh Augustine, là giám mục của thành Hippo, cai quản Algeria và Libya.
Cuộc chinh phục nhanh chóng của người Arab Hồi giáo từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 12 đã dần dần xóa sổ các cộng đòan Kitô giáo tại Bắc Phi.
Kitô giáo lại xuất hiện vào thế kỷ 13 khi các tiểu quốc cộng hòa Genoa và Venice thiết lập quan hệ nền thương mại giữa Châu Phi và Châu Âu. Thánh Phanxicô Assisi và nhà dòng của ngài đã trở lại vùng này để lo việc mục vụ cho các Kitô hữu đang là nô lệ ở đây.
Tuy Kitô giáo không bao giờ biến mất ở Bắc Phi, nhưng sau thế kỷ 13 thì các Kitô hữu không còn mấy người là dân bản địa nữa mà hầu hết là người nước ngoài chủ yếu là các thương gia đến từ Pisa, Genoa và Malta.
Qua những công trình của dòng Phanxicô nhiều giáo đường đã được xây dựng như nhà thờ Santa Maria degli Angeli (Nữ Vương các thánh thiên thần) tại khu phố cổ Medina của Tripoli (1645,) và nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm được xây dựng tại Benghazi vào năm 1858.
Từ năm 1641 trở về sau, giáo hội họat động ở đây với tư cách ngọai giao, tức là dùng các vị sứ thần Tòa Thánh làm giám mục đảm nhiệm công việc mục vụ sở tại.
Vị sứ thần ở thủ đôTripoli của Libya là ĐGM Giovanni Martinelli, người Ý, dòng Phanxicô.
ĐGM Martinelli cai quản 6 nhà thờ ở Tripoli, tất cả các cha sở đều là giáo sĩ ngọai quốc và giáo dân hầu như hoàn toàn là người nước ngoài.
Đa số giáo dân của ngài một thời từng là người gốc Ý và Malta, nhưng sau nhiều cuộc bài trừ thực dân Ý của Gadhafi trong những năm 1969-1970, nhiều người đã hồi hương. Ngày nay những người Phi Châu lao động gốc Eritreans chiếm đa số, sau đó là người Phi Luật Tân làm y tá. Còn kể trong danh sách giáo dân là một số ít các phụ nữ Âu Châu kết hôn với người Libya, những người Hàn Quốc, Ấn Độ và Ba Lan.
Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật được cử hành bằng khoảng một tá ngôn ngữ. Mùa Giáng Sinh vừa qua một nhóm Công Giáo Việt Nam đã cử hành thánh lễ VN tại đây.
Về các nhóm Thiên chúa giáo còn tồn tại ở Libya, lớn nhất là Chính thống giáo Coptic, với dân số hơn 60.000 theo sau là Công giáo La Mã với 50.000 giáo dân. Chính thống giáo cũng có mặt gồm các phái Chính thống Nga, Serbian và Chính thống Hy Lạp. Giáo hội Anh giáo cũng duy trì một giáo đòan tại Tripoli, đa số là công nhân nhập cư từ châu Phi và trực thuộc giáo phận Anh giáo bên Ai Cập.
Có một mối quan hệ tương đối hòa bình giữa người Kitô hữu và người Hồi giáo. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế đối với các hoạt động Kitô giáo như không được truyền đạo cho người Hồi giáo, tuy nhiên một người đàn ông ngòai Hồi giáo thì không phải cải đạo sang đạo Hồi nếu kết hôn với một phụ nữ Hồi. Mọi tài liệu tôn giáo đều bị hạn chế và kiểm duyệt.
Quan hệ ngoại giao chính thức được thiết lập giữa Tòa Thánh vatican và 'Đại chủ nghĩa xã hội nhân dân Arab hợp đòan cai trị Libya (Great Socialist People's Libyan Arab Jamahiriya) vào ngày 10 tháng ba, 1997.
Nghĩa cử của Tòa Thánh đã được chính quyền Libya đánh giá cao bởi vì nó xảy ra trong thời gian cấm vận của Hoa Kỳ. Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngọai giao với Libya để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng các xung đột phải được giải quyết bằng đối thoại chứ không thể bằng cấm vận.
Nhưng quan hệ thân thiện này cũng chưa đạt được thành quả là bao nhiêu thì xảy ra cuộc bạo lọan hiện nay.
...Còn tiếp...
"Đàng thứ 5, ông Simong thành Si Rê Nê (Cyrene) vác đỡ Thánh Giá Chúa Giêsu."
Cyrene là tên cổ xưa của miền Đông nước Libya bây giờ. Khi giáo hội sơ khai được thành lập vào ngày lễ Ngũ Tuần, nhiều người từ Cyrene cũng có mặt tại Jerusalem. Và khi người Do Thái đàn áp giáo đòan nguyên thủy ở Jerusalem thì những người Cyprus và Cyrene đã phân tán khắp nơi, đi loan tin mừng cho người Hy Lạp.
Thánh Mác Cô lập giáo đòan đầu tiên của ngài tại Cyrene vào năm 40 trước khi lập giáo đòan Alexandria bên Ai Cập năm 60.
Theo truyền thống kể lại thì thánh Mác Cô đã bổ nhiệm thánh Lucius làm giám mục Cyrene cho đến năm 68 thì chịu tử đạo. Sau thánh Lucius, người ta không thấy dấu tích nào về việc kế vị cho mãi đến năm 300 khi sử sách của người La Mã ghi chép về các giám mục tử đạo như giám mục Theodorus (năm 302), một giám mục khác cũng tên là Theodorus cùng chịu tử đạo với phó tề Irenaeus và hai giáo lý viên Serapius và Ammonius vào năm 319. Một thánh tử đạo nổi tiếng cho mãi tới bây giờ là thánh nữ Cyrilla, một công nương quí tộc của miền Cyrene.
Sau thời gian cấm bách, vùng Libya tiếp tục là một khu vực Kitô giáo sống động hàng trăm năm sau, tốt cũng có mà xấu cũng có.
Có một thời vùng này đã là đất dụng võ của phe dị giáo Arius. Khi Công Đồng Nicea xác định Thiên Tính của Chúa Giêsu và lên án phái Arius thì 3 giám mục ở vùng này đã ly khai.
Tuy thế vùng này cũng sản xuất ra những bậc danh tài trong đó có một vị đã ngồi trên ngai giáo hòang, đó là giáo hòang Victor (181-191).
Nhưng vinh quang nhất vẫn là sự xuất hiện của thánh Augustine, sinh tại Tagaste (Souk-Ahras, Algeria) ngày 13 tháng 11 năm 354. Thánh Augustine, là giám mục của thành Hippo, cai quản Algeria và Libya.
Cuộc chinh phục nhanh chóng của người Arab Hồi giáo từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 12 đã dần dần xóa sổ các cộng đòan Kitô giáo tại Bắc Phi.
Kitô giáo lại xuất hiện vào thế kỷ 13 khi các tiểu quốc cộng hòa Genoa và Venice thiết lập quan hệ nền thương mại giữa Châu Phi và Châu Âu. Thánh Phanxicô Assisi và nhà dòng của ngài đã trở lại vùng này để lo việc mục vụ cho các Kitô hữu đang là nô lệ ở đây.
Tuy Kitô giáo không bao giờ biến mất ở Bắc Phi, nhưng sau thế kỷ 13 thì các Kitô hữu không còn mấy người là dân bản địa nữa mà hầu hết là người nước ngoài chủ yếu là các thương gia đến từ Pisa, Genoa và Malta.
Qua những công trình của dòng Phanxicô nhiều giáo đường đã được xây dựng như nhà thờ Santa Maria degli Angeli (Nữ Vương các thánh thiên thần) tại khu phố cổ Medina của Tripoli (1645,) và nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm được xây dựng tại Benghazi vào năm 1858.
Từ năm 1641 trở về sau, giáo hội họat động ở đây với tư cách ngọai giao, tức là dùng các vị sứ thần Tòa Thánh làm giám mục đảm nhiệm công việc mục vụ sở tại.
Vị sứ thần ở thủ đôTripoli của Libya là ĐGM Giovanni Martinelli, người Ý, dòng Phanxicô.
ĐGM Martinelli cai quản 6 nhà thờ ở Tripoli, tất cả các cha sở đều là giáo sĩ ngọai quốc và giáo dân hầu như hoàn toàn là người nước ngoài.
Đa số giáo dân của ngài một thời từng là người gốc Ý và Malta, nhưng sau nhiều cuộc bài trừ thực dân Ý của Gadhafi trong những năm 1969-1970, nhiều người đã hồi hương. Ngày nay những người Phi Châu lao động gốc Eritreans chiếm đa số, sau đó là người Phi Luật Tân làm y tá. Còn kể trong danh sách giáo dân là một số ít các phụ nữ Âu Châu kết hôn với người Libya, những người Hàn Quốc, Ấn Độ và Ba Lan.
Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật được cử hành bằng khoảng một tá ngôn ngữ. Mùa Giáng Sinh vừa qua một nhóm Công Giáo Việt Nam đã cử hành thánh lễ VN tại đây.
Về các nhóm Thiên chúa giáo còn tồn tại ở Libya, lớn nhất là Chính thống giáo Coptic, với dân số hơn 60.000 theo sau là Công giáo La Mã với 50.000 giáo dân. Chính thống giáo cũng có mặt gồm các phái Chính thống Nga, Serbian và Chính thống Hy Lạp. Giáo hội Anh giáo cũng duy trì một giáo đòan tại Tripoli, đa số là công nhân nhập cư từ châu Phi và trực thuộc giáo phận Anh giáo bên Ai Cập.
Có một mối quan hệ tương đối hòa bình giữa người Kitô hữu và người Hồi giáo. Tuy nhiên, có nhiều hạn chế đối với các hoạt động Kitô giáo như không được truyền đạo cho người Hồi giáo, tuy nhiên một người đàn ông ngòai Hồi giáo thì không phải cải đạo sang đạo Hồi nếu kết hôn với một phụ nữ Hồi. Mọi tài liệu tôn giáo đều bị hạn chế và kiểm duyệt.
Quan hệ ngoại giao chính thức được thiết lập giữa Tòa Thánh vatican và 'Đại chủ nghĩa xã hội nhân dân Arab hợp đòan cai trị Libya (Great Socialist People's Libyan Arab Jamahiriya) vào ngày 10 tháng ba, 1997.
Nghĩa cử của Tòa Thánh đã được chính quyền Libya đánh giá cao bởi vì nó xảy ra trong thời gian cấm vận của Hoa Kỳ. Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngọai giao với Libya để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng các xung đột phải được giải quyết bằng đối thoại chứ không thể bằng cấm vận.
Nhưng quan hệ thân thiện này cũng chưa đạt được thành quả là bao nhiêu thì xảy ra cuộc bạo lọan hiện nay.
...Còn tiếp...