Người Công giáo Philippines, chứng nhân anh hùng ở Libya
Tripoli - "Khi cuộc chiến kết thúc, công tác của người Công giáo sẽ vẫn là một trong những trang anh hùng nhất của Giáo Hội ở Libya", Đức Giám mục Giovanni Innocenzo Martinelli, Đại diện tông tòa ở Tripoli nói. Phát biểu với hãng tin AsiaNews, Ngài ca ngợi "công việc quý báu" của hơn 2.000 người Công giáo Philippines làm việc tại các bệnh viện địa phương, khi họ ở lại để giúp đỡ người dân nước này.
Giám mục nói: “Sau khi các lực lượng của NATO bắt đầu ném bom, hầu hết người nhập cư bị mất việc làm và bỏ chạy. Những người ở lại phải đối mặt với các khó khăn lớn lao".
Theo Ngài, nhiên liệu thường xuyên bị thiếu hụt ở các thành phố lớn của miền đông Libya (Tripolitania). Người dân phải xếp hàng dài để mua bánh mì và các nhu yếu phẩm khác.
Ngài giải thích: "Các y tá và bác sĩ Philippines đã chọn ở lại, không phải vì tiền, nhưng để phục vụ người dân Libya và Giáo Hội. Họ đối mặt với các khó khăn của chiến tranh với lòng can đảm và một ý thức trách nhiệm".
Nhiều người nhập cư từ miền Hạ Sahara, chủ yếu là công nhân xây dựng, cũng đã chọn ở lại. Họ đã chứng tỏ lòng can đảm lớn lao. Giám mục Giovanni giải thích: "Những người này đang hiến thời giờ và cuộc sống của họ cho Giáo Hội, và là một dấu hiệu của niềm hy vọng cho người dân Lybia".
Sau gần sáu tháng, chiến tranh vẫn còn bế tắc. Các cuộc không kích của NATO vẫn nhằm vào các địa điểm chiến lược do lực lượng Gaddafi kiểm soát. Điều này đã cho phép dân quân Benghazi tiến gần đến Tripoli hơn.
Tuy nhiên, các binh sĩ trung thành với người hùng Libya còn lâu mới bị đánh bại. Ngày 13-7, họ đẩy lùi một cuộc tấn công và làm chủ một số làng mạc cách thủ đô khoảng 100 km.
Ngày 15-7, Nhóm tiếp xúc với Libya gặp gỡ tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để tiếp tục làm áp lực của họ lên Gaddafi, người vẫn từ chối ra đi, và tăng kinh phí tài trợ cho dân quân.
Đức Cha Martinelli hy vọng có một thỏa thuận ngừng bắn vào khoảng tháng Ramadan, tức tháng chay Hồi giáo, bắt đầu vào đầu tháng Tám.
Ngài nói: “Mọi người đã mệt mỏi vì cuộc xung đột này. Nhưng chúng ta không thể mệt mỏi để cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho các nhà lãnh đạo, để họ có thể hạ vũ khí". (AsiaNews 14-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Tripoli - "Khi cuộc chiến kết thúc, công tác của người Công giáo sẽ vẫn là một trong những trang anh hùng nhất của Giáo Hội ở Libya", Đức Giám mục Giovanni Innocenzo Martinelli, Đại diện tông tòa ở Tripoli nói. Phát biểu với hãng tin AsiaNews, Ngài ca ngợi "công việc quý báu" của hơn 2.000 người Công giáo Philippines làm việc tại các bệnh viện địa phương, khi họ ở lại để giúp đỡ người dân nước này.
Giám mục nói: “Sau khi các lực lượng của NATO bắt đầu ném bom, hầu hết người nhập cư bị mất việc làm và bỏ chạy. Những người ở lại phải đối mặt với các khó khăn lớn lao".
Theo Ngài, nhiên liệu thường xuyên bị thiếu hụt ở các thành phố lớn của miền đông Libya (Tripolitania). Người dân phải xếp hàng dài để mua bánh mì và các nhu yếu phẩm khác.
Ngài giải thích: "Các y tá và bác sĩ Philippines đã chọn ở lại, không phải vì tiền, nhưng để phục vụ người dân Libya và Giáo Hội. Họ đối mặt với các khó khăn của chiến tranh với lòng can đảm và một ý thức trách nhiệm".
Nhiều người nhập cư từ miền Hạ Sahara, chủ yếu là công nhân xây dựng, cũng đã chọn ở lại. Họ đã chứng tỏ lòng can đảm lớn lao. Giám mục Giovanni giải thích: "Những người này đang hiến thời giờ và cuộc sống của họ cho Giáo Hội, và là một dấu hiệu của niềm hy vọng cho người dân Lybia".
Sau gần sáu tháng, chiến tranh vẫn còn bế tắc. Các cuộc không kích của NATO vẫn nhằm vào các địa điểm chiến lược do lực lượng Gaddafi kiểm soát. Điều này đã cho phép dân quân Benghazi tiến gần đến Tripoli hơn.
Tuy nhiên, các binh sĩ trung thành với người hùng Libya còn lâu mới bị đánh bại. Ngày 13-7, họ đẩy lùi một cuộc tấn công và làm chủ một số làng mạc cách thủ đô khoảng 100 km.
Ngày 15-7, Nhóm tiếp xúc với Libya gặp gỡ tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để tiếp tục làm áp lực của họ lên Gaddafi, người vẫn từ chối ra đi, và tăng kinh phí tài trợ cho dân quân.
Đức Cha Martinelli hy vọng có một thỏa thuận ngừng bắn vào khoảng tháng Ramadan, tức tháng chay Hồi giáo, bắt đầu vào đầu tháng Tám.
Ngài nói: “Mọi người đã mệt mỏi vì cuộc xung đột này. Nhưng chúng ta không thể mệt mỏi để cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho các nhà lãnh đạo, để họ có thể hạ vũ khí". (AsiaNews 14-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa