Trên Blog của tạp chí Công Giáo Mỹ, America, ngày 24 tháng 8, có bài của Kevin Clarke nhận định về chính sách can thiệp vào Libya của Tổng Thống Obama. Sự can thiệp ấy, lúc đầu, đã bị nhiều người chỉ trích nặng nề, nhất là phe Cộng Hòa, cho là vừa “quá nhiều vừa quá ít”. Thế rồi, sau khi 60 ngày đầu can thiệp qua đi, mà vẫn không thấy ông “xin phép” Quốc Hội, nhiều dân biểu Cộng Hòa tính đến bài kết tội (impeach) ông, dù thượng nghị sĩ John McCain cho rằng sự can thiệp ấy chưa đủ, Mỹ cần đóng vai trò lớn hơn trong các vụ không tập tại Libya. Nay, với sự tháo chạy và chắc chắn tan rã của nhà Qaddafi, nhiều người trong giới truyền thông bắt đầu đặt câu hỏi phải chăng đây là một chiến thắng chính trị của Obama?
Tạp chí America cho rằng việc tan rã của chế độ Qaddafi có thể đánh bóng hình ảnh tổng thống của Obama mà cũng có thể không, vì dù sao, cuộc bầu cử tổng thống cũng còn hơi xa, tận tháng 11 năm 2012 lận. Nhưng rõ ràng việc ấy ảnh hưởng nhiều tới quan điểm của các quốc gia đối với các hành động đa phương và học lý quốc tế mới thành hình dưới cái tên Trách Nhiệm Che Chở (Responsibility to Protect, viết tắt là R2P) . Chủ nghĩa đa phương, bị chính phủ Bush bác bỏ khi Iraq trở thành mục tiêu trong cuộc chiến tranh chống khủng bố, rất có thể được tái lập nhân vụ Libya. Sự nhẫn nại và cố gắng trong việc tạo ra một liên minh thực sự không những đã cứu được bộ mặt và nền tài chánh Mỹ, nó còn phân tán mỏng các nguy cơ và gánh nặng của việc sử dụng vũ lực khiến mọi bên coi là chấp nhận được.
Và ý niệm trách nhiệm che chở quả đã vượt qua được cuộc thử thách đầu tiên trên vùng trời Tripoli. Được chấp thuận bởi các cường quốc chính, trong đó có Mỹ, tại cuộc họp thượng đỉnh của LHQ vào năm 2005, ý niệm này không phải chỉ là một lý thuyết được các chính trị gia và các nhà tạo chính sách chấp nhận bên trong biên giới quốc gia. Nó còn là một đề xuất buộc các quốc gia bên ngoài phải can thiệp khi một quốc gia nào đó thi hành một chính sách diệt chủng hay vi phạm tội ác chống lại nhân loại ngay bên trong lãnh thổ của mình. Trước đây, người ta hết sức bất nhẫn, không có cơ sở pháp lý để can thiệp vào những vụ tàn sát dân lành bởi chính những nhà cầm quyền của họ như tại Iraq, Rwanda, Sudan và Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Chủ trương của chế độ Qadaffi muốn biến Benghazi trở về thời kỳ đồ đá đã biện minh đầy đủ cho sự can thiệp của LHQ và NATO, nhất là để bảo vệ các thường dân. Nhưng nhân cơ hội này, các nước Âu Châu, ngay từ đầu cuộc can thiệp, cũng đã có ý định chấm dứt chế độ cai trị 42 năm của Qaddafi. Lý do cũng để tránh thảm cảnh hàng loạt thi thể người Bắc Phi trôi dạt vào bờ biển Nam Âu chỉ vì trốn chạy chế độ bạo tàn.
Tuy nhiên, theo tạp chí America, sự thành công này đặt ra hai nguy cơ. Thứ nhất, chiến dịch không tập rất tốn kém và đầy mạo hiểm đối với cả các nước hội viên lẫn các chính khách tham dự. Hậu quả tại Libya không có chi chắc chắn cả: nó không còn cái nguy cơ của một Syria nữa, nhưng có thể sẽ thành một Iraq hay một Thổ Nhĩ Kỳ chăng? Chỉ có thời gian và quyết tâm của LHQ/Mỹ/Âu Châu trong cố gắng tái thiết quốc gia Bắc Phi này mới có thể trả lời được. Các cường quốc của NATO từng đồng ý can thiệp vào Libya rất có thể sẽ phải hối hận về sự can thiệp của mình bất chấp chiến thắng biểu kiến hiện nay tại Tripoli nếu tân quốc gia này bị bế tắc trong tương lai. Chiến dịch không tập cũng kéo dài quá thời gian dự liệu. Ai cũng mong muốn chế độ Qaddafi mau xụp đổ. Thực tế, ông ta “sống dai” hơn người ta tưởng. Và do đó, liên minh NATO chống ông ta cũng đã bắt buộc phải “sống dai” như thế. Chính thời gian kéo dài ấy đã tạo thêm nhiều chi phí cho chiến dịch và nguy cơ trở thành một cuộc can thiệp “xấu xí” và có hại về ngoại giao. Những khía cạnh tiêu cực này có thể khiến các nước hội viên rút chân ra khỏi những cam kết của phương thức Trách Nhiệm Che Chở, khi có một cuộc khủng hoảng nhân đạo khác diễn ra.
Nguy cơ thứ hai là sự thành công này dám có tác dụng làm say mê nhiều quốc gia khác khiến họ không ngần ngại lao mình vào một can thiệp kế tiếp dù chưa lượng định một cách thích đáng các nguy cơ và hậu quả có thể có. Hay họ có thể coi Trách Nhiệm Che Chở như một trách nhiệm quốc tế chỉ cần sử dụng võ lực là có thể giải quyết. Thực ra, Trách Nhiệm Che Chở vẫn có thể thi hành một cách tốt đẹp qua ngả ngoại giao hay áp lực kinh tế. Những người chủ xướng ý niệm Trách Nhiệm Che Chở luôn nhấn mạnh tới các cố gắng phi quân sự nhằm ngăn ngừa cuộc khủng hoảng và các cố gắng này luôn được coi là phương thức thích đáng hơn.
Tưởng cũng nên nhắc lại 3 điểm quan trọng trong ý niệm Trách Nhiệm Che Chở đạt được trong cuộc họp thượng đỉnh năm 2005 tại LHQ:
1. Các quốc gia có trách nhiệm hàng đầu phải che chở dân chúng của mình khỏi nạn diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và thanh trừng sắc tộc.
2. Cộng đồng quốc tế có trách nhiệm trợ giúp các quốc gia chu toàn trách nhiệm trên.
3. Cộng đồng quốc tế phải sử dụng các phương tiện thích đáng về ngoại giao, nhân đạo và các phương tiện hòa bình khác để che chở dân chúng khỏi các tội ác kể trên. Nếu một quốc gia nào đó không chịu che chở dân chúng của mình hay thực sự là kẻ gây ra tội ác, thì cộng đồng quốc tế phải sẵn sàng đưa ra các biện pháp mạnh, kể cả việc sử dụng võ lực một cách tập thể xuyên qua Hội Đồng Bảo An LHQ.
Tạp chí America cho rằng việc tan rã của chế độ Qaddafi có thể đánh bóng hình ảnh tổng thống của Obama mà cũng có thể không, vì dù sao, cuộc bầu cử tổng thống cũng còn hơi xa, tận tháng 11 năm 2012 lận. Nhưng rõ ràng việc ấy ảnh hưởng nhiều tới quan điểm của các quốc gia đối với các hành động đa phương và học lý quốc tế mới thành hình dưới cái tên Trách Nhiệm Che Chở (Responsibility to Protect, viết tắt là R2P) . Chủ nghĩa đa phương, bị chính phủ Bush bác bỏ khi Iraq trở thành mục tiêu trong cuộc chiến tranh chống khủng bố, rất có thể được tái lập nhân vụ Libya. Sự nhẫn nại và cố gắng trong việc tạo ra một liên minh thực sự không những đã cứu được bộ mặt và nền tài chánh Mỹ, nó còn phân tán mỏng các nguy cơ và gánh nặng của việc sử dụng vũ lực khiến mọi bên coi là chấp nhận được.
Và ý niệm trách nhiệm che chở quả đã vượt qua được cuộc thử thách đầu tiên trên vùng trời Tripoli. Được chấp thuận bởi các cường quốc chính, trong đó có Mỹ, tại cuộc họp thượng đỉnh của LHQ vào năm 2005, ý niệm này không phải chỉ là một lý thuyết được các chính trị gia và các nhà tạo chính sách chấp nhận bên trong biên giới quốc gia. Nó còn là một đề xuất buộc các quốc gia bên ngoài phải can thiệp khi một quốc gia nào đó thi hành một chính sách diệt chủng hay vi phạm tội ác chống lại nhân loại ngay bên trong lãnh thổ của mình. Trước đây, người ta hết sức bất nhẫn, không có cơ sở pháp lý để can thiệp vào những vụ tàn sát dân lành bởi chính những nhà cầm quyền của họ như tại Iraq, Rwanda, Sudan và Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Chủ trương của chế độ Qadaffi muốn biến Benghazi trở về thời kỳ đồ đá đã biện minh đầy đủ cho sự can thiệp của LHQ và NATO, nhất là để bảo vệ các thường dân. Nhưng nhân cơ hội này, các nước Âu Châu, ngay từ đầu cuộc can thiệp, cũng đã có ý định chấm dứt chế độ cai trị 42 năm của Qaddafi. Lý do cũng để tránh thảm cảnh hàng loạt thi thể người Bắc Phi trôi dạt vào bờ biển Nam Âu chỉ vì trốn chạy chế độ bạo tàn.
Tuy nhiên, theo tạp chí America, sự thành công này đặt ra hai nguy cơ. Thứ nhất, chiến dịch không tập rất tốn kém và đầy mạo hiểm đối với cả các nước hội viên lẫn các chính khách tham dự. Hậu quả tại Libya không có chi chắc chắn cả: nó không còn cái nguy cơ của một Syria nữa, nhưng có thể sẽ thành một Iraq hay một Thổ Nhĩ Kỳ chăng? Chỉ có thời gian và quyết tâm của LHQ/Mỹ/Âu Châu trong cố gắng tái thiết quốc gia Bắc Phi này mới có thể trả lời được. Các cường quốc của NATO từng đồng ý can thiệp vào Libya rất có thể sẽ phải hối hận về sự can thiệp của mình bất chấp chiến thắng biểu kiến hiện nay tại Tripoli nếu tân quốc gia này bị bế tắc trong tương lai. Chiến dịch không tập cũng kéo dài quá thời gian dự liệu. Ai cũng mong muốn chế độ Qaddafi mau xụp đổ. Thực tế, ông ta “sống dai” hơn người ta tưởng. Và do đó, liên minh NATO chống ông ta cũng đã bắt buộc phải “sống dai” như thế. Chính thời gian kéo dài ấy đã tạo thêm nhiều chi phí cho chiến dịch và nguy cơ trở thành một cuộc can thiệp “xấu xí” và có hại về ngoại giao. Những khía cạnh tiêu cực này có thể khiến các nước hội viên rút chân ra khỏi những cam kết của phương thức Trách Nhiệm Che Chở, khi có một cuộc khủng hoảng nhân đạo khác diễn ra.
Nguy cơ thứ hai là sự thành công này dám có tác dụng làm say mê nhiều quốc gia khác khiến họ không ngần ngại lao mình vào một can thiệp kế tiếp dù chưa lượng định một cách thích đáng các nguy cơ và hậu quả có thể có. Hay họ có thể coi Trách Nhiệm Che Chở như một trách nhiệm quốc tế chỉ cần sử dụng võ lực là có thể giải quyết. Thực ra, Trách Nhiệm Che Chở vẫn có thể thi hành một cách tốt đẹp qua ngả ngoại giao hay áp lực kinh tế. Những người chủ xướng ý niệm Trách Nhiệm Che Chở luôn nhấn mạnh tới các cố gắng phi quân sự nhằm ngăn ngừa cuộc khủng hoảng và các cố gắng này luôn được coi là phương thức thích đáng hơn.
Tưởng cũng nên nhắc lại 3 điểm quan trọng trong ý niệm Trách Nhiệm Che Chở đạt được trong cuộc họp thượng đỉnh năm 2005 tại LHQ:
1. Các quốc gia có trách nhiệm hàng đầu phải che chở dân chúng của mình khỏi nạn diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và thanh trừng sắc tộc.
2. Cộng đồng quốc tế có trách nhiệm trợ giúp các quốc gia chu toàn trách nhiệm trên.
3. Cộng đồng quốc tế phải sử dụng các phương tiện thích đáng về ngoại giao, nhân đạo và các phương tiện hòa bình khác để che chở dân chúng khỏi các tội ác kể trên. Nếu một quốc gia nào đó không chịu che chở dân chúng của mình hay thực sự là kẻ gây ra tội ác, thì cộng đồng quốc tế phải sẵn sàng đưa ra các biện pháp mạnh, kể cả việc sử dụng võ lực một cách tập thể xuyên qua Hội Đồng Bảo An LHQ.