Dân Chủ Đa Nguyên – Lời giải duy nhất cho hiện tình đất nước Việt Nam bị xâm lược
Những ngày vừa qua Biển Đông dậy sóng. Trung Quốc tiếp tục thị uy lấn lướt Việt Nam. Đặc biệt tính hung hăng của Trung Quốc gia tăng từ sau một loạt cuộc gặp gỡ của các tướng lĩnh Trung Quốc tới Mỹ. Dường như một thỏa thuận chia lợi đã được đặt lên bàn thảo luận của các cuộc gặp Trung-Mỹ này. Có lẽ chính vì thế mà ngay sau vụ Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh, phía Mỹ đã không còn phản ứng quyết liệt như trước, mà chỉ điều khu trục hạm tới Tây Thái Bình Dương – một cử chỉ mang tính trung lập hơn là sự hậu thuẫn Việt Nam. Có lẽ giờ đây Mỹ chỉ muốn khoanh tay ngồi chờ hai nước cộng sản đánh lộn để hưởng lợi. Một lần nữa lịch sử chứng minh sự tồn vong của dân tộc Việt Nam không thể dựa vào ai khác mà phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Bài học này không có gì là mới, vì chính tổng thống Ngô Đình Diệm đã ý thức rõ đường lối độc lập về chính trị trong thời gian dẫn dắt Việt Nam Cộng Hòa.
Tất cả các biện pháp ngoại giao để kiềm chế leo thang xung đột đã được thử, tuy nhiên với thái độ hung hăng và lòng tham không đáy của chính quyền Trung Quốc thì dường như sự kiên nhẫn của các nước khác đã đến giới hạn. Một cuộc xung đột vũ trang dường như sẽ là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có thể không cần tham chiến mà vẫn giữ trọn được chủ quyền biển đảo nếu biết khôn khéo cải cách chính trị chuyển từ thể chế Cộng Sản toàn trị sang thể chế dân chủ đa nguyên đa đảng. Từ bỏ chủ nghĩa cộng sản lúc này để xây dựng dân chủ là lời giải duy nhất cho hiện tình đất nước bị xâm lược.
Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Thật thế, nếu nhìn vào bối cảnh xã hội của Trung Quốc sẽ thấy Trung Quốc chỉ là một gã khổng lồ đầy thương tổn. Xã hội của Trung Quốc ngày càng phân hóa, đình công và biểu tình ngày càng lan tràn. Bầu khí bất mãn của người dân dành cho chính quyền ngày càng căng thẳng. Những hào nhoáng kinh tế bên ngoài không che đậy được các vết thương lở loét trong lòng xã hội đầy bất công, trong đó các tầng lớp dân đen đang quằn quoại tìm kế sinh tồn. Cảm nhận được sự bất bình trong xã hội, chính quyên Trung Quốc đã rất khôn khéo lái sự chú ý của người dân vào mục tiêu xâm lược lãnh hải các nước khác, trong khi đó la lối tuyên truyền là bị các nước khác câu kết xâu xé lãnh hải của mình. Hành động vừa ăn cướp vừa la làng này của Trung Quốc chẳng qua là chiêu bài dân tộc chủ nghĩa: Chính quyền Trung Quốc cùng một lúc át đi những tiếng nói bất mãn trong xã hội, khơi lên chủ nghĩa quốc xã làm tiền đề cho các cuộc chiến tranh xâm lược trong tương lai. Hơn lúc nào hết Trung Quốc đang rất cần sự ổn định chính trị xã hội để phục vụ cho mộng bá quyền về kinh tế cũng như chính trị của mình. Đòi hỏi ổn định chính trị xã hội chính là đòi hỏi sống còn của Trung Quốc, hay nói một cách bóng bẩy, bất ổn chính trị xã hội là gót chân Asin của chàng khổng lồ Trung Quốc. Chính bộ trưởng quốc phòng Lương Quang Liệt đã vô tình để lộ gót chân Asin của đất nước mình khi tuyên bố tại đối thoại Shangri-la rằng Trung Quốc cần ổn định chính trị xã hội để phát triển kinh tế.
Tìm ra điểm yếu của người láng giềng xấu tính, Việt Nam không chỉ phản công bằng đối đầu vũ trang mà còn bằng đòn chính trị đánh trực tiếp vào điểm yếu của người láng giềng to xác. Việc cải cách chính trị chuyển nền chính trị từ thể chế cộng sản toàn trị sang dân chủ đa nguyên đa đảng chính là phép hóa giải hữu hiệu nhất của Việt Nam trước thế xâm lược của Trung Quốc. Việc cải cách chính trị vì sự tồn vong của dân tộc lẽ ra phải xảy ra ngay từ những năm 1990 khi khối cộng sản Đông Âu tan rã, tiếc thay tầm nhìn của lãnh đạo Việt Nam thời bấy giờ quá hẹp hòi và nhút nhát. Ngày hôm nay cơ hội lại bắt đầu hé mở, thay đổi thể chế chính trị Việt Nam thời điểm này sẽ giúp tập hợp sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, đồng thời phân hóa xã hội Trung Quốc, làm suy yếu sức mạnh của kẻ xâm lược.
Việc thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam ngay lúc này nếu làm khéo léo sẽ tạo ra một vụ nổ chính trị lớn lên chính trường quốc tế, vô hình chung lôi kéo dư luận thế giới vào khu vực Á Châu và nhất là cả thế giới sẽ dõi theo phản ứng của Trung Quốc trước việc Việt Nam bỏ rơi Trung Quốc trong vòng tay cộng sản. Lúc này mọi hành động xâm lược bằng vũ trang của Trung Quốc dù trên biển hay trên đất liền đều sẽ gây bất lợi cho Trung Quốc, và Việt Nam lại được thêm hậu thuẫn từ chính trường thế giới.
Việc thay đổi thể chế chính trị sang đa nguyên đang đảng chính là nước cờ chính trị khôn ngoan nhất của Việt Nam lúc này. Các nhà lãnh đạo của chính quyền Việt Nam cần hy sinh lợi ích cá nhân vì sự sống còn của dân tộc. Nên nhớ Trung Quốc có thể dùng lá bài dân tộc chủ nghĩa để đấu với Việt Nam, nhưng Việt Nam không thể dùng lá bài dân tộc chủ nghĩa để đối đầu với Trung Quốc vì dân số Việt Nam quá nhỏ so với dân số Trung Quốc. Lá bài mà Việt Nam dùng không phải là lá bài lấy thịt đè người mà là lá bài của trí tuệ dũng cảm, đó là thể chế dân chủ đa nguyên. Không mượn đến đường dân chủ đa nguyên lúc này Việt Nam sẽ trắng tay trong tương lai.
Trần Thanh Truyền
Những ngày vừa qua Biển Đông dậy sóng. Trung Quốc tiếp tục thị uy lấn lướt Việt Nam. Đặc biệt tính hung hăng của Trung Quốc gia tăng từ sau một loạt cuộc gặp gỡ của các tướng lĩnh Trung Quốc tới Mỹ. Dường như một thỏa thuận chia lợi đã được đặt lên bàn thảo luận của các cuộc gặp Trung-Mỹ này. Có lẽ chính vì thế mà ngay sau vụ Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh, phía Mỹ đã không còn phản ứng quyết liệt như trước, mà chỉ điều khu trục hạm tới Tây Thái Bình Dương – một cử chỉ mang tính trung lập hơn là sự hậu thuẫn Việt Nam. Có lẽ giờ đây Mỹ chỉ muốn khoanh tay ngồi chờ hai nước cộng sản đánh lộn để hưởng lợi. Một lần nữa lịch sử chứng minh sự tồn vong của dân tộc Việt Nam không thể dựa vào ai khác mà phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Bài học này không có gì là mới, vì chính tổng thống Ngô Đình Diệm đã ý thức rõ đường lối độc lập về chính trị trong thời gian dẫn dắt Việt Nam Cộng Hòa.
Tất cả các biện pháp ngoại giao để kiềm chế leo thang xung đột đã được thử, tuy nhiên với thái độ hung hăng và lòng tham không đáy của chính quyền Trung Quốc thì dường như sự kiên nhẫn của các nước khác đã đến giới hạn. Một cuộc xung đột vũ trang dường như sẽ là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có thể không cần tham chiến mà vẫn giữ trọn được chủ quyền biển đảo nếu biết khôn khéo cải cách chính trị chuyển từ thể chế Cộng Sản toàn trị sang thể chế dân chủ đa nguyên đa đảng. Từ bỏ chủ nghĩa cộng sản lúc này để xây dựng dân chủ là lời giải duy nhất cho hiện tình đất nước bị xâm lược.
Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Thật thế, nếu nhìn vào bối cảnh xã hội của Trung Quốc sẽ thấy Trung Quốc chỉ là một gã khổng lồ đầy thương tổn. Xã hội của Trung Quốc ngày càng phân hóa, đình công và biểu tình ngày càng lan tràn. Bầu khí bất mãn của người dân dành cho chính quyền ngày càng căng thẳng. Những hào nhoáng kinh tế bên ngoài không che đậy được các vết thương lở loét trong lòng xã hội đầy bất công, trong đó các tầng lớp dân đen đang quằn quoại tìm kế sinh tồn. Cảm nhận được sự bất bình trong xã hội, chính quyên Trung Quốc đã rất khôn khéo lái sự chú ý của người dân vào mục tiêu xâm lược lãnh hải các nước khác, trong khi đó la lối tuyên truyền là bị các nước khác câu kết xâu xé lãnh hải của mình. Hành động vừa ăn cướp vừa la làng này của Trung Quốc chẳng qua là chiêu bài dân tộc chủ nghĩa: Chính quyền Trung Quốc cùng một lúc át đi những tiếng nói bất mãn trong xã hội, khơi lên chủ nghĩa quốc xã làm tiền đề cho các cuộc chiến tranh xâm lược trong tương lai. Hơn lúc nào hết Trung Quốc đang rất cần sự ổn định chính trị xã hội để phục vụ cho mộng bá quyền về kinh tế cũng như chính trị của mình. Đòi hỏi ổn định chính trị xã hội chính là đòi hỏi sống còn của Trung Quốc, hay nói một cách bóng bẩy, bất ổn chính trị xã hội là gót chân Asin của chàng khổng lồ Trung Quốc. Chính bộ trưởng quốc phòng Lương Quang Liệt đã vô tình để lộ gót chân Asin của đất nước mình khi tuyên bố tại đối thoại Shangri-la rằng Trung Quốc cần ổn định chính trị xã hội để phát triển kinh tế.
Tìm ra điểm yếu của người láng giềng xấu tính, Việt Nam không chỉ phản công bằng đối đầu vũ trang mà còn bằng đòn chính trị đánh trực tiếp vào điểm yếu của người láng giềng to xác. Việc cải cách chính trị chuyển nền chính trị từ thể chế cộng sản toàn trị sang dân chủ đa nguyên đa đảng chính là phép hóa giải hữu hiệu nhất của Việt Nam trước thế xâm lược của Trung Quốc. Việc cải cách chính trị vì sự tồn vong của dân tộc lẽ ra phải xảy ra ngay từ những năm 1990 khi khối cộng sản Đông Âu tan rã, tiếc thay tầm nhìn của lãnh đạo Việt Nam thời bấy giờ quá hẹp hòi và nhút nhát. Ngày hôm nay cơ hội lại bắt đầu hé mở, thay đổi thể chế chính trị Việt Nam thời điểm này sẽ giúp tập hợp sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, đồng thời phân hóa xã hội Trung Quốc, làm suy yếu sức mạnh của kẻ xâm lược.
Việc thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam ngay lúc này nếu làm khéo léo sẽ tạo ra một vụ nổ chính trị lớn lên chính trường quốc tế, vô hình chung lôi kéo dư luận thế giới vào khu vực Á Châu và nhất là cả thế giới sẽ dõi theo phản ứng của Trung Quốc trước việc Việt Nam bỏ rơi Trung Quốc trong vòng tay cộng sản. Lúc này mọi hành động xâm lược bằng vũ trang của Trung Quốc dù trên biển hay trên đất liền đều sẽ gây bất lợi cho Trung Quốc, và Việt Nam lại được thêm hậu thuẫn từ chính trường thế giới.
Việc thay đổi thể chế chính trị sang đa nguyên đang đảng chính là nước cờ chính trị khôn ngoan nhất của Việt Nam lúc này. Các nhà lãnh đạo của chính quyền Việt Nam cần hy sinh lợi ích cá nhân vì sự sống còn của dân tộc. Nên nhớ Trung Quốc có thể dùng lá bài dân tộc chủ nghĩa để đấu với Việt Nam, nhưng Việt Nam không thể dùng lá bài dân tộc chủ nghĩa để đối đầu với Trung Quốc vì dân số Việt Nam quá nhỏ so với dân số Trung Quốc. Lá bài mà Việt Nam dùng không phải là lá bài lấy thịt đè người mà là lá bài của trí tuệ dũng cảm, đó là thể chế dân chủ đa nguyên. Không mượn đến đường dân chủ đa nguyên lúc này Việt Nam sẽ trắng tay trong tương lai.
Trần Thanh Truyền