Vaclav Havel, biểu tượng đấu tranh nhân quyền tại Đông Âu, qua đời
Theo tin của Ðài Truyền hình Quốc gia Czech, Vaclav Havel, nhà soạn kịch, nhà hoạt động nhân quyền có tầm ảnh hưởng lớn lao trên thế giới, cựu tổng thống Tiệp Khắc, cựu tổng thống Cộng hòa Czech, đã từ trần vào Chủ nhật 18-12-2011, hưởng dương 75 tuổi.
Từ nhiều năm nay, sức khỏe của Havel đã suy giảm. Trong vòng nửa năm gần đây, hầu như ông phải hoãn mọi kế hoạch. Cách đây một tuần, ông xuất hiện lần cuối trước công luận, trong dịp gặp gỡ Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tại Praha.
Václav Havel là kiến trúc sư của những sự kiện trọng đại thập niên 70 và 80 thế kỷ trước tại Tiệp Khắc, dẫn đến Cuộc cách mạng nhung 1989, đưa Tiệp Khắc trở thành một quốc gia dân chủ đa nguyên. Hiến chương 77, hay “Vài câu” 1989 là những chặng chói lọi trong sự nghiệp chính trị và xã hội của ông, nâng ông lên tầm đứng đầu của đội ngũ những trí thức yêu nước và có tầm nhìn xa của quốc gia này.
Cách đây 2 năm, trong phiên họp của Nghị viện châu Âu, khi các dân biểu hồi tưởng lại các sự kiện của "Mùa thu Ðông Âu" hai thập niên trước, ông Jerzy Buzek, cựu thủ tướng Ba Lan, chủ tịch Nghị viện châu Âu, đã tôn vinh Václav Havel là “người bạn của những chiến sĩ đấu tranh cho tự do và nhân quyền”.
Ông Buzek có nói thêm rằng, “chủ nghĩa cộng sản đã bị đánh đổ bởi những con người bình thường: những nhà văn, công nhân, viện sĩ, tức hàng triệu người sống sau Bức màn sắt và không bao giờ chấp nhận sự áp bức”.
Những nhận định của ông Buzek đặc biệt đúng với trường hợp Vaclav Havel, một nhân vật kỳ vĩ của Tiệp Khắc thế kỷ XX. Không đơn thuần là một nhà ly khai, rồi một chính khách lớn, ông là sự tổng hòa những nét tinh hoa của một trí thức Đông Âu: yêu tự do và công bằng xã hội, sự minh triết trong các vấn đề lớn lao và trong cuộc sống hàng ngày.
Cuộc đời của Havel rất điển hình cho hình mẫu một trí thức vùng Đông Trung Âu với những hệ lụy của lịch sử. Ra đời trong một gia đình khá giả, nên tại nước Tiệp Khắc cộng sản, ông không được vào đại học vì lý lịch “tư sản”. Vừa làm trợ lý trong một phòng thí nghiệm, vừa lái taxi, ông vẫn cố theo học Đại học Kỹ thuật Prague hệ buổi tối.
Từ năm 1960, ông làm việc tại một nhà hát và được diễn vở kịch đầu tiên năm 1963. Trong thời gian ấy, ông đã không giấu giếm quan điểm Tiệp Khắc phải trở về với những truyền thống dân chủ và tự do giữa hai cuộc Thế chiến.
Sau thất bại của Mùa xuân Praha 1968, ông bị cấm viết và phải kiếm sống bằng lao động chân tay. Trở thành một nhân vật ly khai, phát ngôn viên của Hiến chương 77, ông bị tù 5 năm rưỡi.
Trong các biến cố 1989, ông là người phát ngôn của phe dân chủ và đấu tranh cho quyền con người ở Tiệp Khắc, và có vai trò hàng đầu trong Cách mạng nhung.
Là tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc, và Cộng hòa Czech dân chủ sau năm 1990, nhưng Vaclav Havel vẫn giữ những quan điểm về công bằng xã hội của mình, và phản đối việc tư bản hóa rừng rú trong nền kinh tế Đông Âu.
Không chỉ là một nhà văn, ông còn là một nhà tư tưởng với tác phẩm nổi tiếng “Quyền lực của không quyền lực” viết năm 1978, một tiểu luận có tầm ảnh hưởng lớn lao đến các phong trào chống toàn trị ở Đông Âu, góp phần tạo ra một làn sóng đương đại về xã hội dân sự mà ông vừa là lý thuyết gia, vừa là một tác nhân tích cực với hoạt động trong Hiến chương 77 và Diễn đàn Dân sự sau này.
Cái vĩ đại của Havel là không chỉ mô tả cơ chế của hệ thống cộng sản tại Đông Âu mà ông gọi bằng cái tên “hậu toàn trị”, mà Vaclav Havel còn chỉ ra sự tàn lụi tất yếu của nó, khi ý thức công dân của mỗi người dân đưọc nâng cao và thể hiện để đòi chính quyền phải thực hiện những quyền lợi và nhu cầu cá nhân và xã hội của họ.
Được coi như lương tâm và đạo đức xã hội của đất nước, uy tín cá nhân của Vaclav Havel đã góp phần đáng kể để Cộng hòa Czech có được thiện cảm và vai trò trên trường quốc tế. Đồng thời, ông cũng có vai trò rất lớn trong việc tạo dựng một hình mẫu mới của nền văn hóa và tư tưởng Liên Hiệp Châu Âu, trong đó, những tinh hoa Cộng hòa Czech và các quốc gia Đông - Trung Âu được để tâm và đánh giá đúng mực.
Trong hơn một thập niên cuối đời, khi không còn tham gia tích cực trên chính trường, Vaclav Havel vẫn là gương mặt nhân sĩ rất nổi tiếng của thế giới, luôn hướng sự quan tâm vào những vấn đề nhân quyền mang tính toàn cầu, và là người bảo vệ, bênh vực, nói lên tiếng nói của những nạn nhân các thể chế độc tài, toàn trị và quân phiệt.
Chắc chắn, ông sẽ đi vào lịch sử thế giới như một trong những cái tên sáng giá nhất và đáng trân trọng của thế kỷ XX đầy khói lửa chinh chiến, biến động và khổ đau.
Từ nhiều năm nay, sức khỏe của Havel đã suy giảm. Trong vòng nửa năm gần đây, hầu như ông phải hoãn mọi kế hoạch. Cách đây một tuần, ông xuất hiện lần cuối trước công luận, trong dịp gặp gỡ Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tại Praha.
Václav Havel là kiến trúc sư của những sự kiện trọng đại thập niên 70 và 80 thế kỷ trước tại Tiệp Khắc, dẫn đến Cuộc cách mạng nhung 1989, đưa Tiệp Khắc trở thành một quốc gia dân chủ đa nguyên. Hiến chương 77, hay “Vài câu” 1989 là những chặng chói lọi trong sự nghiệp chính trị và xã hội của ông, nâng ông lên tầm đứng đầu của đội ngũ những trí thức yêu nước và có tầm nhìn xa của quốc gia này.
Cách đây 2 năm, trong phiên họp của Nghị viện châu Âu, khi các dân biểu hồi tưởng lại các sự kiện của "Mùa thu Ðông Âu" hai thập niên trước, ông Jerzy Buzek, cựu thủ tướng Ba Lan, chủ tịch Nghị viện châu Âu, đã tôn vinh Václav Havel là “người bạn của những chiến sĩ đấu tranh cho tự do và nhân quyền”.
Ông Buzek có nói thêm rằng, “chủ nghĩa cộng sản đã bị đánh đổ bởi những con người bình thường: những nhà văn, công nhân, viện sĩ, tức hàng triệu người sống sau Bức màn sắt và không bao giờ chấp nhận sự áp bức”.
Những nhận định của ông Buzek đặc biệt đúng với trường hợp Vaclav Havel, một nhân vật kỳ vĩ của Tiệp Khắc thế kỷ XX. Không đơn thuần là một nhà ly khai, rồi một chính khách lớn, ông là sự tổng hòa những nét tinh hoa của một trí thức Đông Âu: yêu tự do và công bằng xã hội, sự minh triết trong các vấn đề lớn lao và trong cuộc sống hàng ngày.
Cuộc đời của Havel rất điển hình cho hình mẫu một trí thức vùng Đông Trung Âu với những hệ lụy của lịch sử. Ra đời trong một gia đình khá giả, nên tại nước Tiệp Khắc cộng sản, ông không được vào đại học vì lý lịch “tư sản”. Vừa làm trợ lý trong một phòng thí nghiệm, vừa lái taxi, ông vẫn cố theo học Đại học Kỹ thuật Prague hệ buổi tối.
Từ năm 1960, ông làm việc tại một nhà hát và được diễn vở kịch đầu tiên năm 1963. Trong thời gian ấy, ông đã không giấu giếm quan điểm Tiệp Khắc phải trở về với những truyền thống dân chủ và tự do giữa hai cuộc Thế chiến.
Sau thất bại của Mùa xuân Praha 1968, ông bị cấm viết và phải kiếm sống bằng lao động chân tay. Trở thành một nhân vật ly khai, phát ngôn viên của Hiến chương 77, ông bị tù 5 năm rưỡi.
Trong các biến cố 1989, ông là người phát ngôn của phe dân chủ và đấu tranh cho quyền con người ở Tiệp Khắc, và có vai trò hàng đầu trong Cách mạng nhung.
Là tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc, và Cộng hòa Czech dân chủ sau năm 1990, nhưng Vaclav Havel vẫn giữ những quan điểm về công bằng xã hội của mình, và phản đối việc tư bản hóa rừng rú trong nền kinh tế Đông Âu.
Không chỉ là một nhà văn, ông còn là một nhà tư tưởng với tác phẩm nổi tiếng “Quyền lực của không quyền lực” viết năm 1978, một tiểu luận có tầm ảnh hưởng lớn lao đến các phong trào chống toàn trị ở Đông Âu, góp phần tạo ra một làn sóng đương đại về xã hội dân sự mà ông vừa là lý thuyết gia, vừa là một tác nhân tích cực với hoạt động trong Hiến chương 77 và Diễn đàn Dân sự sau này.
Cái vĩ đại của Havel là không chỉ mô tả cơ chế của hệ thống cộng sản tại Đông Âu mà ông gọi bằng cái tên “hậu toàn trị”, mà Vaclav Havel còn chỉ ra sự tàn lụi tất yếu của nó, khi ý thức công dân của mỗi người dân đưọc nâng cao và thể hiện để đòi chính quyền phải thực hiện những quyền lợi và nhu cầu cá nhân và xã hội của họ.
Được coi như lương tâm và đạo đức xã hội của đất nước, uy tín cá nhân của Vaclav Havel đã góp phần đáng kể để Cộng hòa Czech có được thiện cảm và vai trò trên trường quốc tế. Đồng thời, ông cũng có vai trò rất lớn trong việc tạo dựng một hình mẫu mới của nền văn hóa và tư tưởng Liên Hiệp Châu Âu, trong đó, những tinh hoa Cộng hòa Czech và các quốc gia Đông - Trung Âu được để tâm và đánh giá đúng mực.
Trong hơn một thập niên cuối đời, khi không còn tham gia tích cực trên chính trường, Vaclav Havel vẫn là gương mặt nhân sĩ rất nổi tiếng của thế giới, luôn hướng sự quan tâm vào những vấn đề nhân quyền mang tính toàn cầu, và là người bảo vệ, bênh vực, nói lên tiếng nói của những nạn nhân các thể chế độc tài, toàn trị và quân phiệt.
Chắc chắn, ông sẽ đi vào lịch sử thế giới như một trong những cái tên sáng giá nhất và đáng trân trọng của thế kỷ XX đầy khói lửa chinh chiến, biến động và khổ đau.