Vào năm 1974, kinh tế gia Muhammad Yunus khởi sự chương trình cho người nghèo vay số tiền nhỏ để làm ăn. Chương trình đã đạt được thành quả tốt đẹp nên kinh tế gia này đã thiết lập ngân hàng Grameen Bank chuyên cho người nghèo vay tiền kinh doanh, ngõ hầu thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Ông Muhammad Yunus đã dành cho tuần báo Time, ấn bản ở Hoa Kỳ, một cuộc phỏng vấn do ký giả Ishaan Tharoor thực hiện vài ngày trước khi có tin kinh tế gia Muhammad Yunus và ngân hàng Grameen được trao giải Nobel Hoà Bình năm 2006.
Hỏi (Time) : Từ khi nào ông đã nãy sinh ý tưởng cho người nghèo vay số tiền nhỏ để làm ăn?
Trả lời (ông Muhammad Yunus ): Vào năm 1974 khi Bangladesh bị nạn đói. Tôi cảm thấy bất lực vì kiến thức kinh tế của tôi không giúp ích gì được cho các người bị đau khổ vì đói khát. Trong khi đó dân làng phải vay tiền từ những “con cá mập” với điều kiện vô cùng nghiệt ngã. Có người trở thành nô lệ lao động cho những chủ nợ. Tôi đã điều tra và thiết lập một danh sách thấy 42 người mắc nợ mà tổng cộng tiền nợ không quá 27 Mỹ kim. Tôi đã đi khắp làng tìm kiếm những người đó và đưa cho mỗi người một số tiền họ đang mắc nợ. Tôi không đặt một điều kiện nào mà chỉ yêu cầu họ tập trung vào công việc làm ăn và khi nào có tiền thì hoàn trả lại tôi.
Hỏi: Tại sao 97% khách hàng của ngân hàng Grameen lại là phụ nữ?
Trả lời: Thách đố chính đối với người phụ nữ nghèo là việc họ phải vượt qua được nỗi sợ hãi trong con người của họ. Chính nỗi sợ hãi này đã kìm hãm họ, giữ họ trong cảnh nghèo khổ. Chúng tôi thấy phái nam tiêu tiền một cách tự do hơn, còn phái nữ tiêu tiền nhắm đến việc mang lại lợi ích cho gia đình.
Hỏi: Như vậy, trong một xã hội Hồi Giáo, việc làm của ông đối với phụ nữ, liệu có gây ra sự chống đối nào không?
Trả lời: Dĩ nhiên là có. Người đứng ra chống đối đầu tiên là mấy ông chồng. Mấy ông ấy nghĩ rằng việc làm đó là sỉ nhục họ. Sau nữa là các giáo sĩ Hồi Giáo cho rằng vay tiền từ ngân hàng Grameen là chống lại tôn giáo. Chúng tôi đã phải giải thích cho họ biết là theo lịch sử Hồi Giáo, phụ nữ cũng là các chiến sĩ, cũng là các thương gia, hãy xem gương vợ cả của đấng tiên tri Mohammad.
Hỏi: Thành quả nào ông cảm thấy hãnh diện nhất?
Trả lời: Tôi muốn nói việc tôi làm là một thách đố với hệ thống ngân hàng toàn cầu. Các ngân hàng quy ước chỉ tìm kiếm người giầu để cho vay. Còn chúng tôi, chúng tôi chỉ cho người nghèo vay tiền. Ai cũng có thể là một chủ doanh nghiệp, nhưng đa số họ đã không có cơ hội thực hiện được con đường đó.
Hỏi: Các đây 10 năm, ông có tuyên bố rằng cháu chắt chúng ta sẽ phải đến viện bảo tàng để tìm biết về sự nghèo khó. Vậy nay, ông vẫn giữ quan điểm đó chứ?
Trả lời: Có chứ. Hiện nay 58% người nghèo mượn tiền của ngân hàng Grameen đã thoát khỏi cảnh nghèo khó. Hiện nay có khoảng 100 triệu người đang được hưởng việc vay tiền của ngân hàng. Cứ cái đà này, vào năm 2015 chúng tôi giảm được phân nửa cảnh nghèo đói và đến năm 2030 chúng tôi sẽ thiết lập được viện bảo tàng nghèo đói.
Ông Muhammad Yunus đã dành cho tuần báo Time, ấn bản ở Hoa Kỳ, một cuộc phỏng vấn do ký giả Ishaan Tharoor thực hiện vài ngày trước khi có tin kinh tế gia Muhammad Yunus và ngân hàng Grameen được trao giải Nobel Hoà Bình năm 2006.
Hỏi (Time) : Từ khi nào ông đã nãy sinh ý tưởng cho người nghèo vay số tiền nhỏ để làm ăn?
Trả lời (ông Muhammad Yunus ): Vào năm 1974 khi Bangladesh bị nạn đói. Tôi cảm thấy bất lực vì kiến thức kinh tế của tôi không giúp ích gì được cho các người bị đau khổ vì đói khát. Trong khi đó dân làng phải vay tiền từ những “con cá mập” với điều kiện vô cùng nghiệt ngã. Có người trở thành nô lệ lao động cho những chủ nợ. Tôi đã điều tra và thiết lập một danh sách thấy 42 người mắc nợ mà tổng cộng tiền nợ không quá 27 Mỹ kim. Tôi đã đi khắp làng tìm kiếm những người đó và đưa cho mỗi người một số tiền họ đang mắc nợ. Tôi không đặt một điều kiện nào mà chỉ yêu cầu họ tập trung vào công việc làm ăn và khi nào có tiền thì hoàn trả lại tôi.
Hỏi: Tại sao 97% khách hàng của ngân hàng Grameen lại là phụ nữ?
Trả lời: Thách đố chính đối với người phụ nữ nghèo là việc họ phải vượt qua được nỗi sợ hãi trong con người của họ. Chính nỗi sợ hãi này đã kìm hãm họ, giữ họ trong cảnh nghèo khổ. Chúng tôi thấy phái nam tiêu tiền một cách tự do hơn, còn phái nữ tiêu tiền nhắm đến việc mang lại lợi ích cho gia đình.
Hỏi: Như vậy, trong một xã hội Hồi Giáo, việc làm của ông đối với phụ nữ, liệu có gây ra sự chống đối nào không?
Trả lời: Dĩ nhiên là có. Người đứng ra chống đối đầu tiên là mấy ông chồng. Mấy ông ấy nghĩ rằng việc làm đó là sỉ nhục họ. Sau nữa là các giáo sĩ Hồi Giáo cho rằng vay tiền từ ngân hàng Grameen là chống lại tôn giáo. Chúng tôi đã phải giải thích cho họ biết là theo lịch sử Hồi Giáo, phụ nữ cũng là các chiến sĩ, cũng là các thương gia, hãy xem gương vợ cả của đấng tiên tri Mohammad.
Hỏi: Thành quả nào ông cảm thấy hãnh diện nhất?
Trả lời: Tôi muốn nói việc tôi làm là một thách đố với hệ thống ngân hàng toàn cầu. Các ngân hàng quy ước chỉ tìm kiếm người giầu để cho vay. Còn chúng tôi, chúng tôi chỉ cho người nghèo vay tiền. Ai cũng có thể là một chủ doanh nghiệp, nhưng đa số họ đã không có cơ hội thực hiện được con đường đó.
Hỏi: Các đây 10 năm, ông có tuyên bố rằng cháu chắt chúng ta sẽ phải đến viện bảo tàng để tìm biết về sự nghèo khó. Vậy nay, ông vẫn giữ quan điểm đó chứ?
Trả lời: Có chứ. Hiện nay 58% người nghèo mượn tiền của ngân hàng Grameen đã thoát khỏi cảnh nghèo khó. Hiện nay có khoảng 100 triệu người đang được hưởng việc vay tiền của ngân hàng. Cứ cái đà này, vào năm 2015 chúng tôi giảm được phân nửa cảnh nghèo đói và đến năm 2030 chúng tôi sẽ thiết lập được viện bảo tàng nghèo đói.