(Gulu 5/11/2004). Theo tin tức mới nhất, nhà cầm quyền Uganda đã trả tự do cho Đức Ông Matthew Ojara, tổng đại diện của tổng giáo phận Gulu sau 4 ngày giam giữ. Được biết, hôm 1/11/2004 cảnh sát và quân đội Uganda đã đột nhập vào nhà xứ, bắt giữ cha Ojara và tố cáo ngài tiếp tay với quân du kích LRA (Lords Resistance Army - Đạo Binh Kháng Chiến Của Chúa). Hai linh mục phụ tá cũng bị bắt với cha Ojara và đã được trả tự do ngay sau đó.
Tòa Giám Mục Gulu đã phản ứng mạnh mẽ trước việc này và vận động những can thiệp ngoại giao để Đức Ông Matthew Ojara được trả tự do. Giáo Hội Công Giáo tại Uganda đã mô tả việc bắt giữ Đức Ông Matthew Ojara là một hành vi bách hại công khai Giáo Hội Uganda và tấn công vào những nỗ lực vãn hồi hòa bình của các nhà lãnh đạo tôn giáo người Acholi.
LRA bắt đầu nổi dậy chống chính phủ từ cuối những năm 1980 và tổng thống Museveni vất vả lắm vẫn chưa tìm được giải pháp thích đáng đối với lực lượng phiến quân này. Ông đã gửi quân đi dẹp loạn, nhưng không thành công. Rồi ông đã bắt hàng triệu người dân rời khỏi nhà cửa của mình để chặn đứng hậu thuẫn cho quân nổi dậy. Nhưng kế sách này cũng không mang lại kết quả. Trong suốt 18 năm trời, quân khởi nghĩa đã gây ra nhiều vụ thảm sát dân lành vô tội.
Cha Mathew Ojara, chánh xứ nhà thờ Chúa Kitô Vua tại Kitgum và là thành viên của Phong Trào Các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo Người Acholi Khởi Xướng Các Sáng Kiến Hòa Bình gọi tắt là ARLPI (Acholi Religious Leaders Peace Initiative). Vị đứng đầu phong trào này là Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Odama của tổng giáo phận Gulu. Phong trào ARLPI chủ trương kêu gọi hai bên ngồi vào bàn hòa đàm để thương thuyết. Tuy nhiên, chính quyền Uganda theo đuổi chính sách tận diệt hoàn toàn phiến quân và lờ đi tất cả mọi lời kêu gọi thương thuyết. Trong khi đó, bọn phiến quân thì càng cùng đường càng trở nên tàn bạo.
Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Odama cho biết cha Ojara là một trong số nhóm các linh mục Công Giáo thường có mâu thuẫn với quân đội và chính quyền Uganda. Cha thường lên tiếng công kích những hành động tàn bạo của giới quân nhân nước này trong suốt 18 năm nội chiến vừa qua gây ra cảnh ly tán của hàng triệu người dân nước này.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong cuộc gặp gỡ với giới truyền thông, do tập san "VITA" (Sự Sống) tổ chức hôm thứ Hai, 12 tháng 7 năm 2004, Ðức Hồng Y Renato Martino, Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình đã lên tiếng yêu cầu giới truyền thông xã hội đừng bỏ quên thảm kịch đang xảy ra tại Uganda. Ðức Hồng Y đã nói như sau: "Tôi đến đây để long trọng kêu gọi các phương tiện truyền thông xã hội: giờ đây quý vị cũng biết rõ rằng, do bởi trách nhiệm luân lý và nghề nghiệp, quý vị không thể nào im lặng trước thảm kịch nầy được nữa."
Hồi tháng Sáu, đích thân Ðức Hồng Y đã đến thăm miền bắc Uganda, đang bị tàn phá bởi cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ và nhóm phiến quân. Cuộc nội chiến đã kéo dài trong vòng 18 năm qua, đã làm cho khoảng từ 100,000 đến 130,000 người chết, và 1 triệu 600 ngàn người tị nạn sống tại 218 trại tị nạn rải rác khắp miền Bắc Uganda.
Tệ hại hơn nữa, Ðạo quân kháng chiến đã cưỡng bức và huấn luyện những lính trẻ em. Giới quan sát ước lượng trong thời gian gần đây đã có khoảng 25 ngàn trẻ em bị bắt gia nhập đạo quân kháng chiến.
Sau khi đã mô tả những cảnh bạo lực mà ngài đã được chứng kiến, Ðức Hồng Y nói thêm như sau: "Không còn ngôn ngữ nào để diễn tả sự bi đát của thảm kịch. Từ lâu, tôi đã muốn nói đến Phi Châu; Ðó là từ lúc tôi được nhìn thấy tại Liên Hiệp Quốc điều gì đã xảy ra về cuộc diệt chủng tại Rwanda và tôi đã nhận thấy trách nhiệm của các quốc gia trong thảm họa này."
ÐHY Renato Martino |
LRA bắt đầu nổi dậy chống chính phủ từ cuối những năm 1980 và tổng thống Museveni vất vả lắm vẫn chưa tìm được giải pháp thích đáng đối với lực lượng phiến quân này. Ông đã gửi quân đi dẹp loạn, nhưng không thành công. Rồi ông đã bắt hàng triệu người dân rời khỏi nhà cửa của mình để chặn đứng hậu thuẫn cho quân nổi dậy. Nhưng kế sách này cũng không mang lại kết quả. Trong suốt 18 năm trời, quân khởi nghĩa đã gây ra nhiều vụ thảm sát dân lành vô tội.
Cha Mathew Ojara, chánh xứ nhà thờ Chúa Kitô Vua tại Kitgum và là thành viên của Phong Trào Các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo Người Acholi Khởi Xướng Các Sáng Kiến Hòa Bình gọi tắt là ARLPI (Acholi Religious Leaders Peace Initiative). Vị đứng đầu phong trào này là Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Odama của tổng giáo phận Gulu. Phong trào ARLPI chủ trương kêu gọi hai bên ngồi vào bàn hòa đàm để thương thuyết. Tuy nhiên, chính quyền Uganda theo đuổi chính sách tận diệt hoàn toàn phiến quân và lờ đi tất cả mọi lời kêu gọi thương thuyết. Trong khi đó, bọn phiến quân thì càng cùng đường càng trở nên tàn bạo.
Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Odama cho biết cha Ojara là một trong số nhóm các linh mục Công Giáo thường có mâu thuẫn với quân đội và chính quyền Uganda. Cha thường lên tiếng công kích những hành động tàn bạo của giới quân nhân nước này trong suốt 18 năm nội chiến vừa qua gây ra cảnh ly tán của hàng triệu người dân nước này.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong cuộc gặp gỡ với giới truyền thông, do tập san "VITA" (Sự Sống) tổ chức hôm thứ Hai, 12 tháng 7 năm 2004, Ðức Hồng Y Renato Martino, Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình đã lên tiếng yêu cầu giới truyền thông xã hội đừng bỏ quên thảm kịch đang xảy ra tại Uganda. Ðức Hồng Y đã nói như sau: "Tôi đến đây để long trọng kêu gọi các phương tiện truyền thông xã hội: giờ đây quý vị cũng biết rõ rằng, do bởi trách nhiệm luân lý và nghề nghiệp, quý vị không thể nào im lặng trước thảm kịch nầy được nữa."
Hồi tháng Sáu, đích thân Ðức Hồng Y đã đến thăm miền bắc Uganda, đang bị tàn phá bởi cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ và nhóm phiến quân. Cuộc nội chiến đã kéo dài trong vòng 18 năm qua, đã làm cho khoảng từ 100,000 đến 130,000 người chết, và 1 triệu 600 ngàn người tị nạn sống tại 218 trại tị nạn rải rác khắp miền Bắc Uganda.
Tệ hại hơn nữa, Ðạo quân kháng chiến đã cưỡng bức và huấn luyện những lính trẻ em. Giới quan sát ước lượng trong thời gian gần đây đã có khoảng 25 ngàn trẻ em bị bắt gia nhập đạo quân kháng chiến.
Sau khi đã mô tả những cảnh bạo lực mà ngài đã được chứng kiến, Ðức Hồng Y nói thêm như sau: "Không còn ngôn ngữ nào để diễn tả sự bi đát của thảm kịch. Từ lâu, tôi đã muốn nói đến Phi Châu; Ðó là từ lúc tôi được nhìn thấy tại Liên Hiệp Quốc điều gì đã xảy ra về cuộc diệt chủng tại Rwanda và tôi đã nhận thấy trách nhiệm của các quốc gia trong thảm họa này."