48. CÂU ĐÁP KÌ DIỆU CỦA TỪ HY
Binh bộ thượng thư Từ Hy xuất thân từ sai dịch mà được đề bạt lên cấp cao.
Một hôm, ông ta cùng với một trạng nguyên nọ đi vào học cung (trường học), trạng nguyên nọ chỉ tượng Khổng tử nói:
- “Ngài biết ông lão này không?”
Từ Hy nói:
- “Sao lại không biết chứ ! Có lẽ ông lão này không phải xuất thân từ khoa giáp ”.
Trạng nguyên nọ hổ thẹn không biết làm sao mà trả lời.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 48:
Tự thẩm sâu tâm hồn của con người, Thiên Chúa luôn để cho họ những ước mơ và ý chí, để họ vươn lên trong cuộc sống của mình, để những ai biết dùng ý chí và ơn Ngài trợ giúp thì sẽ đạt tới ước mơ ấy.
Đức Khổng tử không thi qua khoa bảng để đỗ tiến sĩ, nhưng tư tưởng của ngài thì những ai muốn đỗ tiến sĩ (thời phong kiến bên Tàu cũng như ở Việt Nam) đều phải biết, và có những vị rất tài giỏi kinh bang cái thế mà không qua trường lớp đào tạo nào cả, thế mới biết Thiên Chúa rất công bằng và yêu thương con người...
Có những vị tổng thống xuất thân trong một gia đình giàu có danh giá, thì cũng có những vị tổng thống xuất thân trong gia đình nghèo; có những vị giáo hoàng xuất thân trong một gia đình nông thôn, thì cũng có những vị tướng xuất thân từ cấp nhỏ nhất trong quân đội; và có những người khởi đầu sự nghiệp bằng những nghề “không giống ai” như rửa chén bát trong tiệm ăn, lượm rác.v.v...
Cái học vị khoa bảng chỉ là chứng nhận trình độ của học sinh mà thôi, nhưng năng lực thực hành và kinh nghiệm cuộc sống mới là học vị đánh giá đúng mức trình độ của con người.
Thế thì có gì mà phải khoe có hay không có học vị chứ...!
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Binh bộ thượng thư Từ Hy xuất thân từ sai dịch mà được đề bạt lên cấp cao.
Một hôm, ông ta cùng với một trạng nguyên nọ đi vào học cung (trường học), trạng nguyên nọ chỉ tượng Khổng tử nói:
- “Ngài biết ông lão này không?”
Từ Hy nói:
- “Sao lại không biết chứ ! Có lẽ ông lão này không phải xuất thân từ khoa giáp ”.
Trạng nguyên nọ hổ thẹn không biết làm sao mà trả lời.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 48:
Tự thẩm sâu tâm hồn của con người, Thiên Chúa luôn để cho họ những ước mơ và ý chí, để họ vươn lên trong cuộc sống của mình, để những ai biết dùng ý chí và ơn Ngài trợ giúp thì sẽ đạt tới ước mơ ấy.
Đức Khổng tử không thi qua khoa bảng để đỗ tiến sĩ, nhưng tư tưởng của ngài thì những ai muốn đỗ tiến sĩ (thời phong kiến bên Tàu cũng như ở Việt Nam) đều phải biết, và có những vị rất tài giỏi kinh bang cái thế mà không qua trường lớp đào tạo nào cả, thế mới biết Thiên Chúa rất công bằng và yêu thương con người...
Có những vị tổng thống xuất thân trong một gia đình giàu có danh giá, thì cũng có những vị tổng thống xuất thân trong gia đình nghèo; có những vị giáo hoàng xuất thân trong một gia đình nông thôn, thì cũng có những vị tướng xuất thân từ cấp nhỏ nhất trong quân đội; và có những người khởi đầu sự nghiệp bằng những nghề “không giống ai” như rửa chén bát trong tiệm ăn, lượm rác.v.v...
Cái học vị khoa bảng chỉ là chứng nhận trình độ của học sinh mà thôi, nhưng năng lực thực hành và kinh nghiệm cuộc sống mới là học vị đánh giá đúng mức trình độ của con người.
Thế thì có gì mà phải khoe có hay không có học vị chứ...!
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info