MỤC VỤ CÔNG NHÂN NGOẠI KIỀU
Cha Emmanuel Kermoal - người Pháp - Linh Mục thuộc Hội Thừa Sai Paris. Cha từng hoạt động tông đồ tại thủ đô Séoul (Nam Triều Tiên) trong tư cách Linh Mục thợ, mỗi tuần ba ngày. Cha làm việc nơi bãi vứt bỏ các tủ lạnh, máy truyền hình và máy giặt cũ. Các người thợ lượm đồ phế thải, phân chia theo từng loại rồi chở đến các nhà máy chế biến thành chất liệu sản xuất vật liệu mới.
Chính nơi công trường thu lượm đồ phế thải mà Cha Emmanuel Kermoal làm quen với công nhân ngoại kiều. Cha đặc biệt nói về các bạn di dân.
Ngày 15-10-1996, Julio đến xưởng làm với anh bạn tên Chino. Cả hai đến từ một nước xa thật xa: Pérou (Nam Mỹ). Dĩ nhiên hai người không nói được tiếng Đại Hàn mà chỉ nói toàn tiếng Tây Ban Nha. Vì thế, các cuộc chuyện trò giữa chúng tôi vô cùng giới hạn. Chúng tôi đành trao đổi tư tưởng bằng dấu hiệu. Dầu vậy, chỉ trong thời gian ngắn, chúng tôi hiểu ngay Julio và Chino nếm đủ mùi đắng cay của người thợ di dân nghèo, đang làm việc tại Đại Hàn, hoặc tại bất cứ nơi nào trên thế giới!
Trước đó, Julio và Chino làm việc ròng rã 5 tháng trời, nhưng không lãnh được đồng xu nào!!! Quả là thực trạng đau lòng. Bạn rời bỏ quê hương nghèo, ra đi đến một nước xa xôi vạn dặm - giàu hơn - với hy vọng kiếm chút tiền gởi về nuôi sống gia đình. Nhưng bạn vô phúc gặp phải ông chủ bất công. Ông ta bóc lột sức lao động của bạn, chỉ vì bạn là công nhân ngoại kiều, sống bất hợp pháp trên quê hương họ! Bạn không có tiếng nói cũng chẳng chả quyền lợi gì!
Chúng tôi tìm cách liên lạc với ông chủ cũ của Julio, bắt buộc ông phải trả 5 tháng lương cho anh. Nhưng ông chỉ trả một nửa. Số tiền còn lại ông nuốt trửng!
Làm việc được hai tuần thì Chino bỏ đi, có lẽ công việc không thích hợp hoặc quá nặng. Chino đi rồi thì một người khác đến thay. Đó là anh Juan, cũng đến từ Pérou. Kể từ đó, chúng tôi trở thành bạn hữu thân tình.
Julio hơi thấp nhưng vạm vỡ, luôn tỏ vẽ nhiệt thành và dễ mến. Anh 34 tuổi và vẫn còn độc thân. Julio đến từ Chancay, thành phố nhỏ gần Lima (thủ đô Pérou). Anh có Cha Mẹ và hai chị gái. Julio rất yêu mến gia đình. Anh thường gởi trọn tiền lương về giúp Cha Mẹ. Trước khi di dân đến Triều Tiên, Julio là giáo sư nơi trường trung học. Nhưng Pérou quá nghèo, không thể kiếm ra tiền. Julio đành bỏ nghề giáo, ra đi làm thợ khuân phác, nơi một nước xa xăm, để có chút đồng lương gởi về nuôi sống gia đình!
Juan - 35 tuổi - bạn của Julio, cũng đến từ một thành phố gần thủ đô Lima. Juan cũng là giáo sư nơi trường trung học. Anh lập gia đình và có một đứa con gái 7 tuổi. Giống như Julio, Juan gởi trọn tiền lương về cho vợ con.
Công việc nơi xưởng làm vô cùng vất vả. Chúng tôi phải lựa các đồ phế thải, bỏ vào bao rồi vác đến xe. Công việc hoàn toàn tùy thuộc nơi sức lao động của chúng tôi. Chưa hết, phần lớn các giờ làm việc diễn ra ngoài trời. Mùa đông lạnh buốt. Mùa hè nóng như thiêu như đốt. Tối đến, hai bạn thợ của tôi - Julio và Juan - phải ngủ nơi xưởng làm, trên tấm ván, nơi căn nhà thô sơ, không có phòng tắm, không có nơi rửa mặt. Tất cả phải tắm rửa ở vòi nước công cộng. Điều kiện làm việc và sinh sống thật là thê thảm. Nhưng hai bạn tôi nhẫn nhục chấp nhận. Cả hai đều nói:
- Điều quan trọng là người ta trả lương cho chúng con. Những cái khác là phụ thuộc. Chúng con có thể chịu được!
Cứ mỗi tháng sau khi lãnh lương, Julio và Juan đến gặp tôi, chìa ra hai phong bì và nói vỏn vẹn ba tiếng:
- Padre, money, Pérou! - Thưa Cha, tiền, Pérou!
Chỉ có vậy, nhưng đủ hiểu.
Tôi tìm cách gởi tiền về cho hai gia đình Julio và Juan. Thỉnh thoảng, vào Chúa nhật, tôi đưa cả hai về nhà. Cả hai đem theo mấy người bạn thợ di dân khác. Tất cả đến nhà các Cha Thừa Sai Paris ở Séoul để nghỉ ngơi, tắm rửa và chuyện trò vui vẻ. Rồi họ dắt nhau tham dự Thánh Lễ bằng tiếng Tây Ban Nha do Linh Mục thừa sai người Mêhicô cử hành.
Một ngày, Julio đến há miệng cho tôi xem rồi:
- Thưa Cha, con đau răng!
Thế là tôi đưa anh đến bệnh xá của giáo phận Séoul, nơi săn sóc sức khoẻ miễn phí cho các công nhân ngoại kiều. Cả Juan cũng bị đau răng. Sau khi chữa trị, cả hai vui vẻ làm việc hăng hái.
Làm việc một thời gian thì chúng tôi được đổi chủ. Người cai mới - thanh niên Đại Hàn trạc 30 tuổi - thật dễ thương. Anh ta nhẫn nhục giải thích việc làm cho thợ. Anh ta cũng cố gắng học một số câu Tây Ban Nha để có thể nói chuyện với các công nhân ngoại kiều. Rồi thỉnh thoảng anh mời thợ dưới quyền về nhà anh để tắm rửa và dùng bữa tối. Julio và Juan rất quý mến và ghi ơn ông cai trẻ trung đầy tình người này.
... ”Này con, đừng quên lãng giáo huấn của thầy. Huấn lệnh của thầy, lòng con lo giữ trọn. Vì nhờ đó, con sẽ được sống lâu trăm tuổi, và đầy tràn phúc lộc bình an. Ước chi ân tình và tín nghĩa chẳng hề lìa xa con, nhưng nên như vòng con đeo vào cổ, và được con ghi khắc tận đáy lòng. Như vậy, con sẽ được cả THIÊN CHÚA lẫn phàm nhân yêu thương và quý chuộng. Hãy hết lòng tin tưởng vào THIÊN CHÚA, chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con. Hãy nhận biết Người trong mọi đường đi nước bước. Người sẽ san bằng đường nẻo con đi. Đừng tự coi mình là khôn ngoan, hãy kính sợ THIÊN CHÚA và tránh xa sự dữ ” (Sách Châm Ngôn 3, 1-7).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.330, Juin/1998, trang 169-172)(Radio Vatican)
Cha Emmanuel Kermoal - người Pháp - Linh Mục thuộc Hội Thừa Sai Paris. Cha từng hoạt động tông đồ tại thủ đô Séoul (Nam Triều Tiên) trong tư cách Linh Mục thợ, mỗi tuần ba ngày. Cha làm việc nơi bãi vứt bỏ các tủ lạnh, máy truyền hình và máy giặt cũ. Các người thợ lượm đồ phế thải, phân chia theo từng loại rồi chở đến các nhà máy chế biến thành chất liệu sản xuất vật liệu mới.
Chính nơi công trường thu lượm đồ phế thải mà Cha Emmanuel Kermoal làm quen với công nhân ngoại kiều. Cha đặc biệt nói về các bạn di dân.
Ngày 15-10-1996, Julio đến xưởng làm với anh bạn tên Chino. Cả hai đến từ một nước xa thật xa: Pérou (Nam Mỹ). Dĩ nhiên hai người không nói được tiếng Đại Hàn mà chỉ nói toàn tiếng Tây Ban Nha. Vì thế, các cuộc chuyện trò giữa chúng tôi vô cùng giới hạn. Chúng tôi đành trao đổi tư tưởng bằng dấu hiệu. Dầu vậy, chỉ trong thời gian ngắn, chúng tôi hiểu ngay Julio và Chino nếm đủ mùi đắng cay của người thợ di dân nghèo, đang làm việc tại Đại Hàn, hoặc tại bất cứ nơi nào trên thế giới!
Trước đó, Julio và Chino làm việc ròng rã 5 tháng trời, nhưng không lãnh được đồng xu nào!!! Quả là thực trạng đau lòng. Bạn rời bỏ quê hương nghèo, ra đi đến một nước xa xôi vạn dặm - giàu hơn - với hy vọng kiếm chút tiền gởi về nuôi sống gia đình. Nhưng bạn vô phúc gặp phải ông chủ bất công. Ông ta bóc lột sức lao động của bạn, chỉ vì bạn là công nhân ngoại kiều, sống bất hợp pháp trên quê hương họ! Bạn không có tiếng nói cũng chẳng chả quyền lợi gì!
Chúng tôi tìm cách liên lạc với ông chủ cũ của Julio, bắt buộc ông phải trả 5 tháng lương cho anh. Nhưng ông chỉ trả một nửa. Số tiền còn lại ông nuốt trửng!
Làm việc được hai tuần thì Chino bỏ đi, có lẽ công việc không thích hợp hoặc quá nặng. Chino đi rồi thì một người khác đến thay. Đó là anh Juan, cũng đến từ Pérou. Kể từ đó, chúng tôi trở thành bạn hữu thân tình.
Julio hơi thấp nhưng vạm vỡ, luôn tỏ vẽ nhiệt thành và dễ mến. Anh 34 tuổi và vẫn còn độc thân. Julio đến từ Chancay, thành phố nhỏ gần Lima (thủ đô Pérou). Anh có Cha Mẹ và hai chị gái. Julio rất yêu mến gia đình. Anh thường gởi trọn tiền lương về giúp Cha Mẹ. Trước khi di dân đến Triều Tiên, Julio là giáo sư nơi trường trung học. Nhưng Pérou quá nghèo, không thể kiếm ra tiền. Julio đành bỏ nghề giáo, ra đi làm thợ khuân phác, nơi một nước xa xăm, để có chút đồng lương gởi về nuôi sống gia đình!
Juan - 35 tuổi - bạn của Julio, cũng đến từ một thành phố gần thủ đô Lima. Juan cũng là giáo sư nơi trường trung học. Anh lập gia đình và có một đứa con gái 7 tuổi. Giống như Julio, Juan gởi trọn tiền lương về cho vợ con.
Công việc nơi xưởng làm vô cùng vất vả. Chúng tôi phải lựa các đồ phế thải, bỏ vào bao rồi vác đến xe. Công việc hoàn toàn tùy thuộc nơi sức lao động của chúng tôi. Chưa hết, phần lớn các giờ làm việc diễn ra ngoài trời. Mùa đông lạnh buốt. Mùa hè nóng như thiêu như đốt. Tối đến, hai bạn thợ của tôi - Julio và Juan - phải ngủ nơi xưởng làm, trên tấm ván, nơi căn nhà thô sơ, không có phòng tắm, không có nơi rửa mặt. Tất cả phải tắm rửa ở vòi nước công cộng. Điều kiện làm việc và sinh sống thật là thê thảm. Nhưng hai bạn tôi nhẫn nhục chấp nhận. Cả hai đều nói:
- Điều quan trọng là người ta trả lương cho chúng con. Những cái khác là phụ thuộc. Chúng con có thể chịu được!
Cứ mỗi tháng sau khi lãnh lương, Julio và Juan đến gặp tôi, chìa ra hai phong bì và nói vỏn vẹn ba tiếng:
- Padre, money, Pérou! - Thưa Cha, tiền, Pérou!
Chỉ có vậy, nhưng đủ hiểu.
Tôi tìm cách gởi tiền về cho hai gia đình Julio và Juan. Thỉnh thoảng, vào Chúa nhật, tôi đưa cả hai về nhà. Cả hai đem theo mấy người bạn thợ di dân khác. Tất cả đến nhà các Cha Thừa Sai Paris ở Séoul để nghỉ ngơi, tắm rửa và chuyện trò vui vẻ. Rồi họ dắt nhau tham dự Thánh Lễ bằng tiếng Tây Ban Nha do Linh Mục thừa sai người Mêhicô cử hành.
Một ngày, Julio đến há miệng cho tôi xem rồi:
- Thưa Cha, con đau răng!
Thế là tôi đưa anh đến bệnh xá của giáo phận Séoul, nơi săn sóc sức khoẻ miễn phí cho các công nhân ngoại kiều. Cả Juan cũng bị đau răng. Sau khi chữa trị, cả hai vui vẻ làm việc hăng hái.
Làm việc một thời gian thì chúng tôi được đổi chủ. Người cai mới - thanh niên Đại Hàn trạc 30 tuổi - thật dễ thương. Anh ta nhẫn nhục giải thích việc làm cho thợ. Anh ta cũng cố gắng học một số câu Tây Ban Nha để có thể nói chuyện với các công nhân ngoại kiều. Rồi thỉnh thoảng anh mời thợ dưới quyền về nhà anh để tắm rửa và dùng bữa tối. Julio và Juan rất quý mến và ghi ơn ông cai trẻ trung đầy tình người này.
... ”Này con, đừng quên lãng giáo huấn của thầy. Huấn lệnh của thầy, lòng con lo giữ trọn. Vì nhờ đó, con sẽ được sống lâu trăm tuổi, và đầy tràn phúc lộc bình an. Ước chi ân tình và tín nghĩa chẳng hề lìa xa con, nhưng nên như vòng con đeo vào cổ, và được con ghi khắc tận đáy lòng. Như vậy, con sẽ được cả THIÊN CHÚA lẫn phàm nhân yêu thương và quý chuộng. Hãy hết lòng tin tưởng vào THIÊN CHÚA, chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con. Hãy nhận biết Người trong mọi đường đi nước bước. Người sẽ san bằng đường nẻo con đi. Đừng tự coi mình là khôn ngoan, hãy kính sợ THIÊN CHÚA và tránh xa sự dữ ” (Sách Châm Ngôn 3, 1-7).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.330, Juin/1998, trang 169-172)(Radio Vatican)