Nha Trang, Việt Nam (17/07/2007) - Ðược tin, ngày 15/9/2007 Tòa Thánh Vatican sẽ mở Hồ sơ phong Chân phước cho Ðức Cố Hồng y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, chúng tôi có dịp tiếp chuyện với Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thoại, nguyên Giám đốc đầu tiên của Chủng Viện Truyền Giáo (Chủng Viện Lâm Bích) do Ðức Cố Hồng y sáng lập năm 1970, và hiện nay là Linh mục quản xứ Giáo xứ Phước Hải, Giáo phận Nhatrang.
Vóc dáng gầy gò với mái tóc bạc trắng nhưng Ngài (Lm. Giuse Nguyễn Thế Thoại) thật linh hoạt. nhanh nhẹn và hết sức vui mừng khi chúng tôi bày tỏ ý muốn được nghe Ngài nói chuyện về Ðức Cố Hồng y.
Năm 1970, Ngài được Cố Hồng y, lúc đó là Giám mục Phanxicô Xavie, mời về cộng tác trong công việc thành lập và điều hành Chủng viện Truyền giáo với cương vị Bề trên. Năm 1971, chủng viện được đổi tên thành Lâm Bích, nhân kỷ niệm Ðức Cha Lambert de La Motte đến truyền giáo tại Việt nam.
"Lâm Bích" là tiếng phiên âm từ tên của Ðức Cha Lambert de La Motte, và còn mang ý nghĩa màu xanh hy vọng của rừng núi bạt ngàn và sông biển bao la của vùng đất Nha trang bấy giờ.
Thời gian làm việc tại Tòa giám mục với Ðức Cha Thuận, Cha Thoại cho biết Ngài đã phục vụ nhiều cho Giáo hội nhờ vào tinh thần trẻ trung và có tầm nhìn xa, rộng của Cố Hồng y, mặc dù lúc đó anh em linh mục chưa nhiều. Sau này vào năm 1971, có thêm Cha Nguyễn Quang Thạnh về làm phó Giám đốc Lâm Bích, giúp Ngài trong việc chăm lo cho Chủng viện. Với tinh thần trẻ trung, năng động của cố Hồng y, các cha đã hăng say dấn thân vào nhiều công việc, từ viết bài làm báo, công tác đoàn thể, tuyên úy cho quân đội đến Công giáo tiến hành... Về báo chí có tờ "Dấn thân", được cố Hồng y đặc biệt quan tâm, qua đó nhắn gởi đến toàn thể giáo dân trong ngoài Giáo phận những huấn từ của chủ chăn, những tinh thần sống đạo "công lý và hòa bình" đồng thời dựa trên hiến chế "Vui mừng và Hy vọng" thích hợp với hoàn cảnh Việt nam và Giáo phận. Tờ "Ut sint unum" cho anh em Linh mục những thông tin tài liệu của Giáo hội, những đề cương cho những bài giảng lễ Chúa nhật trong tháng.
"Với Ðức Cha, anh em chúng tôi rất sung sướng khi được làm việc với Ngài, Vì tinh thần Ngài trẻ trung - ai cũng làm việc hăng say hết mình cộng với phương pháp làm việc hiệu quả..." Cha Thoại đã ân cần bộc bạch với nét mặt hân hoan và nụ cười rạng rỡ.
Với niềm thôi thúc truyền giáo, Cố Hồng y luôn trăn trở về công cuộc đào tạo con người để gởi đến các giáo điểm Truyền giáo mới mở. Chủng viện Lâm Bích là nơi Người ươm trồng hạt giống truyền giáo cho Giáo phận. Một tầm nhìn xa rộng và khôn ngoan đã thôi thúc Người có những kế hoạch lâu dài cho công việc mở mang Nước Chúa. Kết quả hiện nay sau gần bốn mươi năm. Nhiều linh mục và anh em gia đình Lâm Bích đã có mặt khắp nhiều nơi trên thế giới, đóng góp nhiều cho công cuộc chung của Giáo hội trong nhiều vai trò Tông đồ, chứng nhân.
Và được biết thêm, Lâm Bích là một đại gia đình, với Ðức Cố Hồng y như là người sáng lập, và Người được gọi một cách trân trọng là "ông nội", bên cạnh đó có "Ba, má" là linh mục Nguyễn thế Thoại và Linh mục Nguyễn Quang Thạnh, Linh mục Trần Xuân Thứ. Vào ngày 17/7/2007, gia đình Lâm Bích lại có buổi hội ngộ quy mô tại Giáo xứ Phước Hải, Giáo Phận Nha trang. Dịp này, những nén hương kính nhớ "ông nội" sẽ được thắp lên với biết bao chân tình của đàn con cháu bốn phương tụ về.
Nay được biết tin "ông nội" sắp được Tòa Thánh mở hồ sơ Phong Thánh, Cha Thoại tiết lộ cho chúng tôi biết về ước mơ từ lâu lắm của cố Hồng y về một vị Thánh Hiển tu cho Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Con đường nên Thánh trong đời sống ơn gọi tu trì là một niềm tha thiết của Cố Hồng y từ lúc Ngài còn sống. Con đường thiêng liêng ước muốn nên Thánh của Người đã được ấp ủ từ tấm bé. "Vì vậy, thật là xứng hợp và hoan hỉ khi Giáo hội quan tâm và xét việc phong Thánh cho Cố Hồng y." Theo cái nhìn của riêng mình, Cha Thọai đã tiếp lời khẳng định và tin tưởng đó là một hồng ân Chúa ban, là niềm vinh dự cho Giáo hội Việt nam, giáo phận Nha trang và cách riêng cho gia đình Lâm Bích. Cha Thoại cũng tiếp ý rằng sau này, tại Tòa Giám Mục, ngôi nhà mà cố Hồng y đã cư ngụ ngày xưa, sẽ vinh dự tiếp đón nhiều khách phương xa hơn lúc nào hết...
"Ðiều tôi thực sự vui mừng vì nhận ra đường lối nên Thánh của Ngài đáng cho chúng ta noi theo. Một con đường nên Thánh rất thực tế! Nên thánh ngay trong lòng đời, với vai trò tông đồ của mình. Một hướng nên Thánh rộng rãi cho mọi người có thể noi theo. Một con đường nên Thánh bằng cách sống yêu thương, hòa đồng, hòa vào nhịp sống tươi vui và bình dị của tha nhân, mà ai cũng có thể tự rèn luyện cho mình để nên Thánh.
Vào Ngày 17/7/2007, gia đình Lâm Bích lại tề tựu về trong tình yêu thương đùm bọc, quây quần chan hòa trong một mái ấm và tình thương của "ông nội", chúng tôi tin tưởng rằng, gương sống và con đường nên Thánh của Cố Hồng y sẽ đem lại cho gia đình Lâm bích nói riêng, và nhiều người nói chung một làn gió mới, ấm áp để thêm tin tưởng vào tình thương của Thiên Chúa và sự bầu cử của Mẹ Maria trong hành trình nên Thánh của người Kitô Hữu.
(Ghi lại theo tâm tình chia sẻ của Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thoại, quản xứ Phước Hải, Giáo Phận Nha Trang, nguyên Bề trên Chủng viện Lâm Bích.)
Ðăng Ngôn - Nha Trang 7/2007
Vóc dáng gầy gò với mái tóc bạc trắng nhưng Ngài (Lm. Giuse Nguyễn Thế Thoại) thật linh hoạt. nhanh nhẹn và hết sức vui mừng khi chúng tôi bày tỏ ý muốn được nghe Ngài nói chuyện về Ðức Cố Hồng y.
Năm 1970, Ngài được Cố Hồng y, lúc đó là Giám mục Phanxicô Xavie, mời về cộng tác trong công việc thành lập và điều hành Chủng viện Truyền giáo với cương vị Bề trên. Năm 1971, chủng viện được đổi tên thành Lâm Bích, nhân kỷ niệm Ðức Cha Lambert de La Motte đến truyền giáo tại Việt nam.
"Lâm Bích" là tiếng phiên âm từ tên của Ðức Cha Lambert de La Motte, và còn mang ý nghĩa màu xanh hy vọng của rừng núi bạt ngàn và sông biển bao la của vùng đất Nha trang bấy giờ.
Thời gian làm việc tại Tòa giám mục với Ðức Cha Thuận, Cha Thoại cho biết Ngài đã phục vụ nhiều cho Giáo hội nhờ vào tinh thần trẻ trung và có tầm nhìn xa, rộng của Cố Hồng y, mặc dù lúc đó anh em linh mục chưa nhiều. Sau này vào năm 1971, có thêm Cha Nguyễn Quang Thạnh về làm phó Giám đốc Lâm Bích, giúp Ngài trong việc chăm lo cho Chủng viện. Với tinh thần trẻ trung, năng động của cố Hồng y, các cha đã hăng say dấn thân vào nhiều công việc, từ viết bài làm báo, công tác đoàn thể, tuyên úy cho quân đội đến Công giáo tiến hành... Về báo chí có tờ "Dấn thân", được cố Hồng y đặc biệt quan tâm, qua đó nhắn gởi đến toàn thể giáo dân trong ngoài Giáo phận những huấn từ của chủ chăn, những tinh thần sống đạo "công lý và hòa bình" đồng thời dựa trên hiến chế "Vui mừng và Hy vọng" thích hợp với hoàn cảnh Việt nam và Giáo phận. Tờ "Ut sint unum" cho anh em Linh mục những thông tin tài liệu của Giáo hội, những đề cương cho những bài giảng lễ Chúa nhật trong tháng.
"Với Ðức Cha, anh em chúng tôi rất sung sướng khi được làm việc với Ngài, Vì tinh thần Ngài trẻ trung - ai cũng làm việc hăng say hết mình cộng với phương pháp làm việc hiệu quả..." Cha Thoại đã ân cần bộc bạch với nét mặt hân hoan và nụ cười rạng rỡ.
Với niềm thôi thúc truyền giáo, Cố Hồng y luôn trăn trở về công cuộc đào tạo con người để gởi đến các giáo điểm Truyền giáo mới mở. Chủng viện Lâm Bích là nơi Người ươm trồng hạt giống truyền giáo cho Giáo phận. Một tầm nhìn xa rộng và khôn ngoan đã thôi thúc Người có những kế hoạch lâu dài cho công việc mở mang Nước Chúa. Kết quả hiện nay sau gần bốn mươi năm. Nhiều linh mục và anh em gia đình Lâm Bích đã có mặt khắp nhiều nơi trên thế giới, đóng góp nhiều cho công cuộc chung của Giáo hội trong nhiều vai trò Tông đồ, chứng nhân.
Và được biết thêm, Lâm Bích là một đại gia đình, với Ðức Cố Hồng y như là người sáng lập, và Người được gọi một cách trân trọng là "ông nội", bên cạnh đó có "Ba, má" là linh mục Nguyễn thế Thoại và Linh mục Nguyễn Quang Thạnh, Linh mục Trần Xuân Thứ. Vào ngày 17/7/2007, gia đình Lâm Bích lại có buổi hội ngộ quy mô tại Giáo xứ Phước Hải, Giáo Phận Nha trang. Dịp này, những nén hương kính nhớ "ông nội" sẽ được thắp lên với biết bao chân tình của đàn con cháu bốn phương tụ về.
Nay được biết tin "ông nội" sắp được Tòa Thánh mở hồ sơ Phong Thánh, Cha Thoại tiết lộ cho chúng tôi biết về ước mơ từ lâu lắm của cố Hồng y về một vị Thánh Hiển tu cho Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Con đường nên Thánh trong đời sống ơn gọi tu trì là một niềm tha thiết của Cố Hồng y từ lúc Ngài còn sống. Con đường thiêng liêng ước muốn nên Thánh của Người đã được ấp ủ từ tấm bé. "Vì vậy, thật là xứng hợp và hoan hỉ khi Giáo hội quan tâm và xét việc phong Thánh cho Cố Hồng y." Theo cái nhìn của riêng mình, Cha Thọai đã tiếp lời khẳng định và tin tưởng đó là một hồng ân Chúa ban, là niềm vinh dự cho Giáo hội Việt nam, giáo phận Nha trang và cách riêng cho gia đình Lâm Bích. Cha Thoại cũng tiếp ý rằng sau này, tại Tòa Giám Mục, ngôi nhà mà cố Hồng y đã cư ngụ ngày xưa, sẽ vinh dự tiếp đón nhiều khách phương xa hơn lúc nào hết...
"Ðiều tôi thực sự vui mừng vì nhận ra đường lối nên Thánh của Ngài đáng cho chúng ta noi theo. Một con đường nên Thánh rất thực tế! Nên thánh ngay trong lòng đời, với vai trò tông đồ của mình. Một hướng nên Thánh rộng rãi cho mọi người có thể noi theo. Một con đường nên Thánh bằng cách sống yêu thương, hòa đồng, hòa vào nhịp sống tươi vui và bình dị của tha nhân, mà ai cũng có thể tự rèn luyện cho mình để nên Thánh.
Vào Ngày 17/7/2007, gia đình Lâm Bích lại tề tựu về trong tình yêu thương đùm bọc, quây quần chan hòa trong một mái ấm và tình thương của "ông nội", chúng tôi tin tưởng rằng, gương sống và con đường nên Thánh của Cố Hồng y sẽ đem lại cho gia đình Lâm bích nói riêng, và nhiều người nói chung một làn gió mới, ấm áp để thêm tin tưởng vào tình thương của Thiên Chúa và sự bầu cử của Mẹ Maria trong hành trình nên Thánh của người Kitô Hữu.
(Ghi lại theo tâm tình chia sẻ của Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thoại, quản xứ Phước Hải, Giáo Phận Nha Trang, nguyên Bề trên Chủng viện Lâm Bích.)
Ðăng Ngôn - Nha Trang 7/2007