BÀI PHÁT BIỂU VÀ NHẬN ĐỊNH NHÂN DỊP
DỰ BUỔI BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SỸ VỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA
Kính thưa quý vị đại biểu,
Tôi rất vui khi nhận được giấy mời của vị thay mặt hiệu trưởng trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, khoa Xã Hội và Nhân Văn và hân hạnh tới dự buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà Nước của nghiên cứu sinh Phạm Huy Thông, về đề tài: “Ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Công Giáo và văn hóa Việt Nam”. Tôi đã được nghe các bài phát biểu rất thâm sâu của một số vị giáo sư danh tiếng trong phạm vi liên hệ. Đáng lẽ tôi có bài nhận xét chu đáo hơn về đề tài của tác giả qua cuốn luận án đã gửi trước cho tôi cách đây mấy tháng. Tôi đã có thể biên soạn một bản nhận xét và phân tích, nhưng do quá bận bịu về mục vụ trong thời gian vừa qua, chưa thực hiện được đầy đủ nên chỉ phát biểu vắn tắt đôi câu trong buổi làm việc hôm nay.
1 - Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu, thầy giáo cũng như tác giả luận án (nhất là ông Phạm Huy Thông) đã có một công trình hay và bổ ích liên quan đến đạo Công giáo. Đối với tôi ông là người bạn tri kỷ đã gắn bó với tôi nhiều năm, cùng đồng hành trên con đường tìm hiểu văn hóa khác nhau. Chúng tôi đã cộng tác với nhau nhiều lần để cho ra mắt một số cuốn sách và một số hội thảo liên quan đến văn hóa, hoặc khuyến khích nhau trong việc đăng tải một số bài trong các trang báo. Cho nên, luận án tiến sĩ về đề tài nêu trên được trình bày là một điều tất yếu và là đúc kết của một quá trình làm việc nghiêm túc cho văn hóa đạo Công Giáo cũng như văn hóa Việt Nam.
2 - Tuy nhiên, luận án mặc dù rất xuất sắc, đề cập đến sự ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Công Giáo và văn hóa Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, nhưng chịu ảnh hưởng về một nền triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cho nên không khỏi có những nhận định chủ quan chưa thuyết phục được những người theo đạo Công Giáo nói riêng và các tôn giáo khác nói chung.
Ví dụ tác giả phát biểu: sự biến đổi của đạo Công Giáo ở Việt Nam chứng tỏ rằng tôn giáo này cũng là sản phẩm của xã hội, của lịch sử (luận án trang 7). Tôi thiết nghĩ nếu tác giả suy nghĩ một chút và thêm vào mấy chữ thôi thì cũng làm cho người đọc, đặc biệt là những người theo đạo Công Giáo yên tâm hơn. Ví dụ: theo quan điểm của triết học duy vật thì Tôn giáo này cũng là sản phẩm của xã hội, mặc dầu ngay cả ông Mác cũng đã nói: “Tôn giáo là trái tim của một thế giới không có trái tim” (Tôi đã trình bày trong bài phát biểu tại Hội Nghị “Những người Công Giáo tiêu biểu Thái Bình lần thứ II”, ngày 19.10.1995); tôi cũng được biết đã có nghị quyết của Ban bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói rằng: tôn giáo là một nhu cầu của nhân dân và sẽ tồn tại cùng dân tộc. Bởi chưng, theo giáo lý Công Giáo có phần bất biến, những giáo lý cơ bản như: tín lý (Tuyên xưng đức tin, Xin xem Sách Giáo Lý Công giáo từ số 01 đến số 1060) thì bất biến, bởi vì đạo Công Giáo là Đạo Mạc Khải từ trời xuống cho nhân gian qua Đức Giêsu Kitô - Đấng nhập thể, mạc khải và giảng dạy cho mọi người. Chỉ có một số quan điểm của đạo Công giáo về xã hội, chính trị thì có thể thay đổi theo thời gian (vì rằng xã hội và chính trị luôn biến đổi không ngừng). Điều đó làm chứng: Tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng, không phải là sản phẩm của xã hội, của lịch sử.
3 - Một yếu tố nhỏ tôi cũng muốn làm cho sáng tỏ, đó là sự hội nhập của văn hóa Công giáo trong xã hội ngày nay gặp một số khó khăn. Thiết nghĩ một phần do những nội dung khó chấp nhận từ hai phía, từ triết học, xã hội học khác nhau. Quan niệm về luân lý, về cuộc sống được thể hiện trong văn hóa khác nhau dẫn đến kết luận về thực tế hoặc đánh giá khác nhau. Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ trong mảng văn học hiện đại. Ngày nay ở Việt Nam, do công cuộc hội nhập với thế giới bên ngoài, mở cửa đón các trào lưu mới, nhưng có gió mới thì cũng có ruồi muỗi bay vào. Nếu không cảnh giác, luân thường đạo lý của dân tộc bị lũng loạn. Tệ hơn nữa, một số ngành nghề xem ra lại tiếp tay cho các tệ nạn đó một cách vô tình hay hữu ý. Các tác phẩm nghệ thuật văn chương đề cao tính dục của một số nhà văn, nhà thơ làm ảnh hưởng lớn đến quan niệm đạo đức cổ truyền của các tôn giáo và dân tộc.
Họ cổ vũ một thứ tình yêu tự nhiên không còn giới hạn, lấy sự thỏa mãn tính dục làm đối tượng khai thác. Theo họ, có thể quan hệ trai gái ở bất cứ đâu: trong làng ngoài ngõ, trên non dưới biển, bờ sông bờ suối, bất cứ thời gian nào, với bất cứ đối tượng nào: có vợ có chồng hoặc trong hôn thú, trong thực tế cũng như trong mơ, với đàn ông đàn bà kể cả với giới tu trì (xem tập truyện ngắn “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu), (hoặc “Thánh mẫu Thượng ngàn” của tác giả Nguyễn Phúc Khánh). Những trình bày dữ dội đến nỗi chính Y Ban (tác giả cuốn “I am đàn bà”) trong cuộc phỏng vấn đã phần nào không muốn cho con gái của chính mình đọc, vì sợ nó hiểu lầm mẹ mình (cuộc phỏng vấn trên Vietnamnet). Hoặc chính nữ tác giả truyện “Bóng đè” phát biểu qua nữ nhân vật là như hổ cái !!! Thảo nào một bà mẹ sau khi đọc truyện “Bóng đè” đã phải kêu lên: Tôi cấm con gái tôi đọc truyện đó !!!
Những tác phẩm kiểu loại trên, cộng với những phát triển trên các mạng sex và game, làm ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống của giới trẻ Việt Nam. Những cuộc tình vụng trộm trong học đường thuộc giới sinh viên. Những bà mẹ 16 tuổi với những cuộc phá thai nhiều lần cũng như quá sớm, khiến cho Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước trên thế giới.
Tôi thiết nghĩ đây cũng là duyên cớ cho giới trẻ Việt Nam đưa nhau đi vào con đường chích choác, xì ke ma túy, nghiện ngập thuốc lắc, dấn thân trong các quán cà phê, bia ôm. Các vị sáng tác các văn phẩm từng phân phô: chỉ sáng tác cho người trưởng thành, không cho thanh niên và con nít. Song các sách vở đó được bày bán tự do ê hề trong các quầy sách ở hết mọi nơi kể cả ở vỉa hè. Đó là môt thứ thuốc độc trưng bày cho quần chúng. Ai có tiền là mua được. Nhất là đối với thanh thiếu niên cũng không hạn chế.
Có thể chúng ta đã chứng kiến một cảnh não lòng: một số thanh thiếu niên nam nữ, hoặc một mình, hoặc tụ tập hai ba người, lần dở những trang sách dục tính đó cười khúc khích với nhau. Đàng khác, hoàn cảnh xã hội chưa cung ứng đủ cho các hoạt động của đạo Công giáo, nhiều khi còn hạn chế. Ví dụ: chưa có các trường Đại Học Công Giáo, chưa có nhà xuất bản Công Giáo, các báo chí, truyền thanh truyền hình, điện ảnh Công Giáo,... Tuy với những điều kiện sống như vậy, sức mạnh tiềm tàng của hạt giống Chân - Thiện - Mỹ trong mọi người thiện chí vẫn âm thầm nẩy nở chuẩn bị cho mùa gặt văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
Mong rằng: trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, chúng tôi rất mong được sự quan tâm và cộng tác của các giáo sư, tiến sĩ trong việc làm rõ những khoảng tối và những vùng sáng liên quan đến đạo Công Giáo và văn hóa Công Giáo. Như vậy, luận án tiến sĩ của ông Phạm Huy Thông với đề tài “Ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Công Giáo và văn hóa Việt Nam” là bước đầu và những cố gắng khai thông những bế tắc, đã phần nào mở ra một chân trời mới tươi sáng cho việc hội nhập văn hóa của đạo Công Giáo trong xã hội chúng ta.
Chính trong cái ước mơ tốt đẹp và lớn lao đó mà tôi mời gọi tất cả những người thiện chí cùng cộng tác với chúng tôi để đem lại những điều tốt đẹp cho đất nước Việt Nam thân yêu và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, để giang sơn gấm vóc này được tưới nhuần bằng sương sa gió mát của Tin Mừng, những điều cao cả tinh anh của đạo Công Giáo và những tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn quý vị.
Hà Nội, ngày 1 tháng 7 năm 2008.
Giám Mục Giáo Phận Thái Bình
DỰ BUỔI BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SỸ VỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA
Kính thưa quý vị đại biểu,
Tôi rất vui khi nhận được giấy mời của vị thay mặt hiệu trưởng trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, khoa Xã Hội và Nhân Văn và hân hạnh tới dự buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà Nước của nghiên cứu sinh Phạm Huy Thông, về đề tài: “Ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Công Giáo và văn hóa Việt Nam”. Tôi đã được nghe các bài phát biểu rất thâm sâu của một số vị giáo sư danh tiếng trong phạm vi liên hệ. Đáng lẽ tôi có bài nhận xét chu đáo hơn về đề tài của tác giả qua cuốn luận án đã gửi trước cho tôi cách đây mấy tháng. Tôi đã có thể biên soạn một bản nhận xét và phân tích, nhưng do quá bận bịu về mục vụ trong thời gian vừa qua, chưa thực hiện được đầy đủ nên chỉ phát biểu vắn tắt đôi câu trong buổi làm việc hôm nay.
1 - Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu, thầy giáo cũng như tác giả luận án (nhất là ông Phạm Huy Thông) đã có một công trình hay và bổ ích liên quan đến đạo Công giáo. Đối với tôi ông là người bạn tri kỷ đã gắn bó với tôi nhiều năm, cùng đồng hành trên con đường tìm hiểu văn hóa khác nhau. Chúng tôi đã cộng tác với nhau nhiều lần để cho ra mắt một số cuốn sách và một số hội thảo liên quan đến văn hóa, hoặc khuyến khích nhau trong việc đăng tải một số bài trong các trang báo. Cho nên, luận án tiến sĩ về đề tài nêu trên được trình bày là một điều tất yếu và là đúc kết của một quá trình làm việc nghiêm túc cho văn hóa đạo Công Giáo cũng như văn hóa Việt Nam.
2 - Tuy nhiên, luận án mặc dù rất xuất sắc, đề cập đến sự ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Công Giáo và văn hóa Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, nhưng chịu ảnh hưởng về một nền triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, cho nên không khỏi có những nhận định chủ quan chưa thuyết phục được những người theo đạo Công Giáo nói riêng và các tôn giáo khác nói chung.
Ví dụ tác giả phát biểu: sự biến đổi của đạo Công Giáo ở Việt Nam chứng tỏ rằng tôn giáo này cũng là sản phẩm của xã hội, của lịch sử (luận án trang 7). Tôi thiết nghĩ nếu tác giả suy nghĩ một chút và thêm vào mấy chữ thôi thì cũng làm cho người đọc, đặc biệt là những người theo đạo Công Giáo yên tâm hơn. Ví dụ: theo quan điểm của triết học duy vật thì Tôn giáo này cũng là sản phẩm của xã hội, mặc dầu ngay cả ông Mác cũng đã nói: “Tôn giáo là trái tim của một thế giới không có trái tim” (Tôi đã trình bày trong bài phát biểu tại Hội Nghị “Những người Công Giáo tiêu biểu Thái Bình lần thứ II”, ngày 19.10.1995); tôi cũng được biết đã có nghị quyết của Ban bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói rằng: tôn giáo là một nhu cầu của nhân dân và sẽ tồn tại cùng dân tộc. Bởi chưng, theo giáo lý Công Giáo có phần bất biến, những giáo lý cơ bản như: tín lý (Tuyên xưng đức tin, Xin xem Sách Giáo Lý Công giáo từ số 01 đến số 1060) thì bất biến, bởi vì đạo Công Giáo là Đạo Mạc Khải từ trời xuống cho nhân gian qua Đức Giêsu Kitô - Đấng nhập thể, mạc khải và giảng dạy cho mọi người. Chỉ có một số quan điểm của đạo Công giáo về xã hội, chính trị thì có thể thay đổi theo thời gian (vì rằng xã hội và chính trị luôn biến đổi không ngừng). Điều đó làm chứng: Tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng, không phải là sản phẩm của xã hội, của lịch sử.
3 - Một yếu tố nhỏ tôi cũng muốn làm cho sáng tỏ, đó là sự hội nhập của văn hóa Công giáo trong xã hội ngày nay gặp một số khó khăn. Thiết nghĩ một phần do những nội dung khó chấp nhận từ hai phía, từ triết học, xã hội học khác nhau. Quan niệm về luân lý, về cuộc sống được thể hiện trong văn hóa khác nhau dẫn đến kết luận về thực tế hoặc đánh giá khác nhau. Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ trong mảng văn học hiện đại. Ngày nay ở Việt Nam, do công cuộc hội nhập với thế giới bên ngoài, mở cửa đón các trào lưu mới, nhưng có gió mới thì cũng có ruồi muỗi bay vào. Nếu không cảnh giác, luân thường đạo lý của dân tộc bị lũng loạn. Tệ hơn nữa, một số ngành nghề xem ra lại tiếp tay cho các tệ nạn đó một cách vô tình hay hữu ý. Các tác phẩm nghệ thuật văn chương đề cao tính dục của một số nhà văn, nhà thơ làm ảnh hưởng lớn đến quan niệm đạo đức cổ truyền của các tôn giáo và dân tộc.
Họ cổ vũ một thứ tình yêu tự nhiên không còn giới hạn, lấy sự thỏa mãn tính dục làm đối tượng khai thác. Theo họ, có thể quan hệ trai gái ở bất cứ đâu: trong làng ngoài ngõ, trên non dưới biển, bờ sông bờ suối, bất cứ thời gian nào, với bất cứ đối tượng nào: có vợ có chồng hoặc trong hôn thú, trong thực tế cũng như trong mơ, với đàn ông đàn bà kể cả với giới tu trì (xem tập truyện ngắn “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu), (hoặc “Thánh mẫu Thượng ngàn” của tác giả Nguyễn Phúc Khánh). Những trình bày dữ dội đến nỗi chính Y Ban (tác giả cuốn “I am đàn bà”) trong cuộc phỏng vấn đã phần nào không muốn cho con gái của chính mình đọc, vì sợ nó hiểu lầm mẹ mình (cuộc phỏng vấn trên Vietnamnet). Hoặc chính nữ tác giả truyện “Bóng đè” phát biểu qua nữ nhân vật là như hổ cái !!! Thảo nào một bà mẹ sau khi đọc truyện “Bóng đè” đã phải kêu lên: Tôi cấm con gái tôi đọc truyện đó !!!
Những tác phẩm kiểu loại trên, cộng với những phát triển trên các mạng sex và game, làm ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống của giới trẻ Việt Nam. Những cuộc tình vụng trộm trong học đường thuộc giới sinh viên. Những bà mẹ 16 tuổi với những cuộc phá thai nhiều lần cũng như quá sớm, khiến cho Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước trên thế giới.
Tôi thiết nghĩ đây cũng là duyên cớ cho giới trẻ Việt Nam đưa nhau đi vào con đường chích choác, xì ke ma túy, nghiện ngập thuốc lắc, dấn thân trong các quán cà phê, bia ôm. Các vị sáng tác các văn phẩm từng phân phô: chỉ sáng tác cho người trưởng thành, không cho thanh niên và con nít. Song các sách vở đó được bày bán tự do ê hề trong các quầy sách ở hết mọi nơi kể cả ở vỉa hè. Đó là môt thứ thuốc độc trưng bày cho quần chúng. Ai có tiền là mua được. Nhất là đối với thanh thiếu niên cũng không hạn chế.
Có thể chúng ta đã chứng kiến một cảnh não lòng: một số thanh thiếu niên nam nữ, hoặc một mình, hoặc tụ tập hai ba người, lần dở những trang sách dục tính đó cười khúc khích với nhau. Đàng khác, hoàn cảnh xã hội chưa cung ứng đủ cho các hoạt động của đạo Công giáo, nhiều khi còn hạn chế. Ví dụ: chưa có các trường Đại Học Công Giáo, chưa có nhà xuất bản Công Giáo, các báo chí, truyền thanh truyền hình, điện ảnh Công Giáo,... Tuy với những điều kiện sống như vậy, sức mạnh tiềm tàng của hạt giống Chân - Thiện - Mỹ trong mọi người thiện chí vẫn âm thầm nẩy nở chuẩn bị cho mùa gặt văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
Mong rằng: trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, chúng tôi rất mong được sự quan tâm và cộng tác của các giáo sư, tiến sĩ trong việc làm rõ những khoảng tối và những vùng sáng liên quan đến đạo Công Giáo và văn hóa Công Giáo. Như vậy, luận án tiến sĩ của ông Phạm Huy Thông với đề tài “Ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Công Giáo và văn hóa Việt Nam” là bước đầu và những cố gắng khai thông những bế tắc, đã phần nào mở ra một chân trời mới tươi sáng cho việc hội nhập văn hóa của đạo Công Giáo trong xã hội chúng ta.
Chính trong cái ước mơ tốt đẹp và lớn lao đó mà tôi mời gọi tất cả những người thiện chí cùng cộng tác với chúng tôi để đem lại những điều tốt đẹp cho đất nước Việt Nam thân yêu và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, để giang sơn gấm vóc này được tưới nhuần bằng sương sa gió mát của Tin Mừng, những điều cao cả tinh anh của đạo Công Giáo và những tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn quý vị.
Hà Nội, ngày 1 tháng 7 năm 2008.
Giám Mục Giáo Phận Thái Bình