KINH NGHIỆM HỘI NHẬP VĂN HÓA
Cha Paul Moses, người Ấn Độ, thuộc dòng Cát-Minh Đức Bà Vô Nhiễm. Trong vòng 10 năm, Cha làm việc thừa sai tại miền Bắc Ấn Độ. Sau đó, Bề trên chỉ định Cha sang truyền giáo tại Madagascar. Nhờ kinh nghiệm mục vụ tại Ấn, Cha đem hết khả năng để thông truyền Đức Tin Công Giáo cho người dân, bằng cách hội nhập Tin Mừng Đức Chúa GIÊSU KITÔ vào nền văn hóa Madagascar. Xin nhường lời cho Cha Paul Moses.
Thật là cuộc gặp gỡ tuyệt vời với một nền văn hóa mới, một nền lương tâm thành hình bởi linh thiêng, tập quán và tục ngữ. Đặc biệt, người ta ghi nhận tầm quan trọng chỗ đứng của tổ tiên trong đời sống thường nhật của người dân Madagascar. Họ bảo tồn phong tục và coi việc thờ kính tổ tiên là một nhiệm vụ thánh thiêng. Đó là lý do chính, khiến cho hai bộ tộc ở vùng Menabe quyết liệt từ chối gia nhập Kitô Giáo trong vòng mấy năm trời.
Truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc ghi đậm nét thờ kính tổ tiên là một thách đố lớn lao đối với tôi. Vì thế, tôi tìm mọi cách để đưa việc thờ kính tổ tiên và các tập quán cổ truyền vào trong Phụng Vụ Công Giáo cũng như trong việc dạy giáo lý. Để thực hiện công trình mục vụ này, tôi lắng nghe, ghi nhận và quan sát mọi việc xảy ra chung quanh.
Một ngày, tôi đi đến một làng cách xa giáo xứ 28 cây số để cử hành bí tích Rửa Tội cho 21 người lớn. Chúng tôi đi bộ xuyên qua cánh rừng cùng với một nhóm giáo dân và người trẻ. Tôi để ý thấy có mấy cái vỏ sò để dưới một cây me. Cây me là loại cây linh thiêng đối với người Madagascar thuộc bộ tộc Sakalava. Tôi hỏi cho biết lý do. Một giáo lý viên giải thích:
- Người dân bộ lạc Sakalava có thói quen cầu xin tổ tiên phù hộ để có con cái. Họ đổ rượu vào các vỏ sò rồi vừa dâng cúng vừa khấn vái tổ tiên.
Nhờ ơn Chúa soi sáng, tôi lượm một trong các vỏ sò này rồi bỏ vào túi. Đến nơi, khi cử hành bí tích Rửa Tội, tôi đổ đầy Nước Thánh vào vỏ sò rồi dội Nước Thánh trên đầu người chịu phép Rửa Tội. Trước đó, tôi giải thích cho mọi người hiện diện hiểu rằng:
- Với tư cách Linh Mục Công Giáo, tôi cầu xin THIÊN CHÚA ban cho quí vị có thật nhiều con cái để phụng thờ THIÊN CHÚA và phục vụ Giáo Hội Ngài.
Khi buổi cử hành chấm dứt, tôi ngạc nhiên biết bao khi thấy xuất hiện trước cửa nhà thờ, ông xã trưởng của làng cùng với ông phù thủy. Cả hai nói với tôi:
- Giáo Hội Công Giáo kính trọng các tập quán của tổ tiên. Sự kiện này minh chứng Giáo Hội Công Giáo không xa lạ đối với chúng tôi!
Tôi để ý thấy ở giữa các làng mạc bộ tộc Sakalava thường có cắm các thanh gỗ đầu nhọn hướng về trời. Một lần, trong dịp viếng thăm các gia đình, các bô lão chỉ cho tôi thấy các thanh gỗ này và nói với giọng kính cẩn:
- Đây là kỷ niệm ngày chúng con được cắt bì gia nhập bộ tộc.
Vào dịp cử hành bí tích Thêm Sức đầu tiên trong bộ tộc Sakalava, tôi xin các giáo lý viên chuẩn bị một thanh gỗ cứng với đầu nhọn. Sau nghi lễ Thêm Sức, Đức Giám Mục làm phép thanh gỗ. Đức Giám Mục cũng đặt trên thanh gỗ 3 vật thánh. Đó là: Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ và hai ảnh vảy Đức Bà MARIA và thánh Phaolo, bổn mạng giáo xứ. Các người vừa lãnh nhận bí tích Thêm Sức rước thanh gỗ với 3 ảnh thánh về dựng ở giữa làng. Đây là dấu chứng kỷ niệm ngày các tín hữu thuộc bộ tộc Sakalava chính thức gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Lòng tôn kính tổ tiên là một điểm son trong cuộc sống người dân Madagascar thuộc bộ tộc Sakalava. Trước khi làm bất cứ điều gì, họ đều dò ý tổ tiên. Trong công việc trồng trọt đồng áng, họ cũng theo phương thức cổ truyền của tổ tiên. Khi sống, họ liên kết chặt chẽ với tổ tiên thì khi chết, họ cũng muốn sum họp với tổ tiên. Nghĩa là, mỗi gia đình có một phần mộ riêng. Biết rõ tầm quan trọng này, tôi luôn qui chiếu về tổ tiên trong chương trình mục vụ rao giảng Tin Mừng cho người dân Madagascar.
Tôi bàn thảo với cộng đoàn giáo dân trong xứ đạo hầu giải quyết vấn đề an táng các tín hữu Công Giáo quá cố. Xứ đạo chưa có nghĩa trang chung. Vì thế, cần phải thành lập ngay một nghĩa trang. Sau nhiều buổi hội họp và kiên nhẫn giải thích, mọi người đồng ý chọn một địa điểm làm nghĩa trang cho toàn xứ đạo. Thật là một thành công lớn lao!
... ”Trong ngày ấy, Ta sẽ dựng lại lều xiêu vẹo của Đavít, bịt kín các lỗ hổng của tường thành, tái thiết những gì đã tan hoang, xây dựng nó như những ngày xưa cũ; để chúng được chiếm hữu số sót của của Êđôm và của tất cả các dân tộc đã được mang danh Ta. Này đây sắp đến những ngày thợ cày nối gót thợ gặt, kẻ đạp nho tiếp bước người gieo giống; núi đồi sẽ ứa ra nước cốt nho, và mọi gò nổng sẽ tuôn chảy. Ta sẽ đổi vận mạng của Israel dân Ta: chúng sẽ tái thiết những thành phố điêu tàn và định cư ở đó; chúng sẽ uống rượu vườn nho mình trồng, ăn thổ sản vườn mình canh tác. Ta sẽ trồng chúng lại trên đất xưa chúng ở, và chúng sẽ không còn bị bứng đi khỏi thửa đất Ta đã ban cho chúng - Đức Chúa là THIÊN CHÚA của ngươi phán như vậy” (Sách Amốt 9,11-15).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.374, Janvier/2003, trang 24-32)
Cha Paul Moses, người Ấn Độ, thuộc dòng Cát-Minh Đức Bà Vô Nhiễm. Trong vòng 10 năm, Cha làm việc thừa sai tại miền Bắc Ấn Độ. Sau đó, Bề trên chỉ định Cha sang truyền giáo tại Madagascar. Nhờ kinh nghiệm mục vụ tại Ấn, Cha đem hết khả năng để thông truyền Đức Tin Công Giáo cho người dân, bằng cách hội nhập Tin Mừng Đức Chúa GIÊSU KITÔ vào nền văn hóa Madagascar. Xin nhường lời cho Cha Paul Moses.
Thật là cuộc gặp gỡ tuyệt vời với một nền văn hóa mới, một nền lương tâm thành hình bởi linh thiêng, tập quán và tục ngữ. Đặc biệt, người ta ghi nhận tầm quan trọng chỗ đứng của tổ tiên trong đời sống thường nhật của người dân Madagascar. Họ bảo tồn phong tục và coi việc thờ kính tổ tiên là một nhiệm vụ thánh thiêng. Đó là lý do chính, khiến cho hai bộ tộc ở vùng Menabe quyết liệt từ chối gia nhập Kitô Giáo trong vòng mấy năm trời.
Truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc ghi đậm nét thờ kính tổ tiên là một thách đố lớn lao đối với tôi. Vì thế, tôi tìm mọi cách để đưa việc thờ kính tổ tiên và các tập quán cổ truyền vào trong Phụng Vụ Công Giáo cũng như trong việc dạy giáo lý. Để thực hiện công trình mục vụ này, tôi lắng nghe, ghi nhận và quan sát mọi việc xảy ra chung quanh.
Một ngày, tôi đi đến một làng cách xa giáo xứ 28 cây số để cử hành bí tích Rửa Tội cho 21 người lớn. Chúng tôi đi bộ xuyên qua cánh rừng cùng với một nhóm giáo dân và người trẻ. Tôi để ý thấy có mấy cái vỏ sò để dưới một cây me. Cây me là loại cây linh thiêng đối với người Madagascar thuộc bộ tộc Sakalava. Tôi hỏi cho biết lý do. Một giáo lý viên giải thích:
- Người dân bộ lạc Sakalava có thói quen cầu xin tổ tiên phù hộ để có con cái. Họ đổ rượu vào các vỏ sò rồi vừa dâng cúng vừa khấn vái tổ tiên.
Nhờ ơn Chúa soi sáng, tôi lượm một trong các vỏ sò này rồi bỏ vào túi. Đến nơi, khi cử hành bí tích Rửa Tội, tôi đổ đầy Nước Thánh vào vỏ sò rồi dội Nước Thánh trên đầu người chịu phép Rửa Tội. Trước đó, tôi giải thích cho mọi người hiện diện hiểu rằng:
- Với tư cách Linh Mục Công Giáo, tôi cầu xin THIÊN CHÚA ban cho quí vị có thật nhiều con cái để phụng thờ THIÊN CHÚA và phục vụ Giáo Hội Ngài.
Khi buổi cử hành chấm dứt, tôi ngạc nhiên biết bao khi thấy xuất hiện trước cửa nhà thờ, ông xã trưởng của làng cùng với ông phù thủy. Cả hai nói với tôi:
- Giáo Hội Công Giáo kính trọng các tập quán của tổ tiên. Sự kiện này minh chứng Giáo Hội Công Giáo không xa lạ đối với chúng tôi!
Tôi để ý thấy ở giữa các làng mạc bộ tộc Sakalava thường có cắm các thanh gỗ đầu nhọn hướng về trời. Một lần, trong dịp viếng thăm các gia đình, các bô lão chỉ cho tôi thấy các thanh gỗ này và nói với giọng kính cẩn:
- Đây là kỷ niệm ngày chúng con được cắt bì gia nhập bộ tộc.
Vào dịp cử hành bí tích Thêm Sức đầu tiên trong bộ tộc Sakalava, tôi xin các giáo lý viên chuẩn bị một thanh gỗ cứng với đầu nhọn. Sau nghi lễ Thêm Sức, Đức Giám Mục làm phép thanh gỗ. Đức Giám Mục cũng đặt trên thanh gỗ 3 vật thánh. Đó là: Thánh Giá Đức Chúa GIÊSU KITÔ và hai ảnh vảy Đức Bà MARIA và thánh Phaolo, bổn mạng giáo xứ. Các người vừa lãnh nhận bí tích Thêm Sức rước thanh gỗ với 3 ảnh thánh về dựng ở giữa làng. Đây là dấu chứng kỷ niệm ngày các tín hữu thuộc bộ tộc Sakalava chính thức gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Lòng tôn kính tổ tiên là một điểm son trong cuộc sống người dân Madagascar thuộc bộ tộc Sakalava. Trước khi làm bất cứ điều gì, họ đều dò ý tổ tiên. Trong công việc trồng trọt đồng áng, họ cũng theo phương thức cổ truyền của tổ tiên. Khi sống, họ liên kết chặt chẽ với tổ tiên thì khi chết, họ cũng muốn sum họp với tổ tiên. Nghĩa là, mỗi gia đình có một phần mộ riêng. Biết rõ tầm quan trọng này, tôi luôn qui chiếu về tổ tiên trong chương trình mục vụ rao giảng Tin Mừng cho người dân Madagascar.
Tôi bàn thảo với cộng đoàn giáo dân trong xứ đạo hầu giải quyết vấn đề an táng các tín hữu Công Giáo quá cố. Xứ đạo chưa có nghĩa trang chung. Vì thế, cần phải thành lập ngay một nghĩa trang. Sau nhiều buổi hội họp và kiên nhẫn giải thích, mọi người đồng ý chọn một địa điểm làm nghĩa trang cho toàn xứ đạo. Thật là một thành công lớn lao!
... ”Trong ngày ấy, Ta sẽ dựng lại lều xiêu vẹo của Đavít, bịt kín các lỗ hổng của tường thành, tái thiết những gì đã tan hoang, xây dựng nó như những ngày xưa cũ; để chúng được chiếm hữu số sót của của Êđôm và của tất cả các dân tộc đã được mang danh Ta. Này đây sắp đến những ngày thợ cày nối gót thợ gặt, kẻ đạp nho tiếp bước người gieo giống; núi đồi sẽ ứa ra nước cốt nho, và mọi gò nổng sẽ tuôn chảy. Ta sẽ đổi vận mạng của Israel dân Ta: chúng sẽ tái thiết những thành phố điêu tàn và định cư ở đó; chúng sẽ uống rượu vườn nho mình trồng, ăn thổ sản vườn mình canh tác. Ta sẽ trồng chúng lại trên đất xưa chúng ở, và chúng sẽ không còn bị bứng đi khỏi thửa đất Ta đã ban cho chúng - Đức Chúa là THIÊN CHÚA của ngươi phán như vậy” (Sách Amốt 9,11-15).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.374, Janvier/2003, trang 24-32)