Năm 2008 là một năm Việt Nam chứng kiến nhiều sự kiện đáng chú ý.

Trong năm nay, nền kinh tế đối phó với lạm phát tăng tới 23%, cao nhất trong gần 20 năm.

Sau nhiều năm tăng trưởng trên 8%, năm nay GDP của Việt Nam chỉ đạt 6.23%.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự đoán năm 2009 Việt Nam chưa hết khó khăn, vì thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế.

Hình ảnh quốc tế

Cũng trong năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam đảm đương cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Chính phủ xem đây là một minh chứng cho vị thế được nâng cao của Việt Nam trước quốc tế.

Nhưng mặt khác, một loạt bê bối cũng là cho người dân đặt câu hỏi về hình ảnh đất nước.

Trong một diễn biến chưa từng có, Nhật Bản tạm ngừng cấp ODA cho Việt Nam để đòi có điều tra rốt ráo cáo buộc đưa và nhận hối lộ PCI.

Nhiều người cũng cảm thấy hoang mang cho hình ảnh Tổ quốc trước các vụ như cán bộ ngoại giao ở Nam Phi bị nghi buôn lâu sừng tê giác, Cộng hòa Czech ngưng cấp visa cho người Việt.

Xã hội dân sự

Trong năm 2008, quan hệ giữa nhà nước và xã hội được đánh dấu bằng cuộc đối đầu hiếm có của Giáo hội Công giáo quanh chuyện đòi lại đất ở Tòa Khâm sứ cũ và giáo xứ Thái Hà.

Có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau, càng trở nên gay gắt sau một phát biểu gây tranh cãi của Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt.

Nhật tạm dừng ODA vì cáo buộc đưa và nhận hối lộ PCI

Nhưng điều không thể phủ nhận là những sóng gió đó, gồm cả tuyên bố của Hội đồng Giám mục bênh vực cho các giáo sĩ ở Hà Nội, là điều không thể xảy ra cho đến gần đây.

Blog, một hình thức báo chí công dân, đã là một điểm nhấn từ năm trước đó và tiếp tục lớn mạnh trong năm 2008.

Sau khi xảy ra “vụ án báo chí”, với án phạt cho hai phóng viên Thanh Niên, Tuổi Trẻ cùng sự ra đi của một loạt nhà báo cấp lãnh đạo, có người cho rằng blog trở thành nguồn thông tin độc đáo, khác với truyền thông chính thức đang đi “lề phải”.

Trong những ngày cuối năm, Việt Nam ra quyết định chính thức cấm các blogger truyền đi hoặc đặt đường link liên quan tới các nội dung ‘chống lại nhà nước, tiết lộ bí mật quốc gia, an ninh và kinh tế’.

Chưa rõ liệu thế giới mạng sẽ chịu ảnh hưởng ra sao một khi nhận được sự “quan tâm” giống như dành cho báo chí của nhà chức trách. (nguồn BBCVietnammese.com)

Cảm nhận:

Ngoài cái ghế Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, mà chính phủ CSVN xem như minh chứng cho vị thế của mình trước quốc tế. Theo sau là một loạt những bê bối nhiều hơn những cái "được", đã làm xấu đi rất nhiều hình ảnh đất nước Việt Nam.

Những ai yêu sự thật, công lý và hòa bình, chắc chắn phải nhận ra sự gian dối, trình độ hiểu biết kém cỏi, dẫn đến xem thường luật pháp quốc tế của một số người CS; trong nước thì chế độ CSVN vi phạm nhân quyền, dân chủ, luật pháp muốn chiếm thế độc tôn, là những nguyên nhân chính dẫn đến sự "nhục nhã" mà Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã từng chia sẻ cảm nhận của mình trước đây trong buổi họp với UBND thành phố Hà Nội vào ngày 20/9/2008 vừa qua. Tiếc thay, cảm nhận này của Ngài không được đón nhận như một góp ý chân thành mong xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Thay vào đó là sự lừa dối dư luận và nhục mạ người khác. Hỏi sao tránh khỏi sự dè chừng của quốc tế đối với Việt Nam ngày nay.