Ngày 27.01.1945 quân đội Xô Viết trong thế chiến thứ hai cùng với quân đội Đồng Minh Mỹ, Pháp và Anh đánh đổ chế độ độc tài khát máu vô nhân đạo của chính quyền Hitler thời Đức quốc xã, đã phá vỡ hàng phòng thủ của quân đội Đức quốc xã tiến vào giải thoát tù nhân trại tập trung Auschwitz, một địa điểm bên nước Balan.

Nơi đây năm 1940 chính quyền Hitler đã cho xây cất một trại tập trung lao động khổ sai gần 40 cây số vuông với trên 39 địa điểm rải rác khắp trong trại, 6 lò thiêu khí ngạt, bốn lò thiêu đốt, để giam cầm những người không đồng chính kiến với chế độ Hitler, những người chế độ không ưa thích như người Do Thái, người gốc chủng tộc Roma, gốc chủng tộc Zintis, người tàn tật, người đồng tình luyến ái, những nhà trí thức Balan, cho tới chết bị tử hình.

Trại Auschwitz: hình ảnh biểu trưng tội ác của chế độ Đức quốc xã

Đây là trại tập trung lớn nhất của chế độ Hitler, một trại tập trung của chế độ độc ác tàn nhẫn vô nhân đạo trong lịch sử loài người. Trại này là dấu hiệu biểu trưng về sự hãi hùng kinh sợ của đế quốc thứ ba nước Đức thời Hitler cai trị từ năm 1933 đến 1945.

Ở cổng trại có hàng chữ chăng ngang vòng trên hai cột trụ cổng viết: „ Arbeit macht frei – Lao động mang đến tự do giải thoát!“. Với khẩu hiệu dòng chữ này những tù nhân trong trại không bị giết chết ngay tức thì, nhưng bị bắt lao động chân tay khổ cực. Họ phải làm việc dưới những điều kiện thiếu thốn về thực phẩm ăn uống, thiếu quần áo, không có thuốc men, chịu đựng thời tiết gía lạnh ngoài trời cùng trong nhà tù. Và cứ như thế họ chết dần mòn dưới ách lao động nhục nhã khổ cực vượt qúa mức chịu đựng của con người về thể xác lẫn tinh thần.

Tội ác của chế độ đế quốc thứ ba nước Đức ( Deutsch drittes Reich) dưới thời thống trị của Hitler và bọn quân phiệt vô nhân đạo là một chương đen tối nhất trong lịch sử nước Đức và lịch sử nhân loại.

Nhân phẩm con người bị khinh khi chà đạp ở trại Auschwitz

Năm 1933 Adolf Hitler và đảng của ông đã khôn khéo đường mật hứa hẹn giải quyết nạn thất nghiệp thời bấy giờ ở nước Đức, được bầu làm thủ tướng đế quốc Đức. Từ đó ông tìm mọi phưong tiện củng cố quyền hành với bàn tay sắt đá đầy tham vọng cùng khát máu và tự xưng là „Führer - người thủ lãnh“ theo ý thức hệ của đảng Đức quốc xã cho người Đức (Nazis), kỳ thị phân biệt chủng tộc. Với chính sách đó, chế độ Hitler đã hủy diệt hơn 06 triệu mạng sống con người từ năm 1933 đến 1945.

Riêng ở trại tập trung lao động khổ sai Auschwitz hơn 1 triệu 3 trăm ngàn người bị tử hình; 900.000 người bị hủy diệt trong lò thiêu bằng khí ngạt hơi thở; hơn 200.000 người bị chết vì lao động làm việc qúa cực nhọc vất vả, vì bị đói khát, vì bị nhiễm trùng do mất vệ sinh, bị đánh đập đối xử tra tấn tàn tệ hay bị đem ra làm vật thử nghiệm đau đớn quằn quại vô nhân đạo về y khoa chế biến thuốc men.

Trước khi những con người bị đưa vào giam trong trại tập trung, họ bị tước lột hết quần áo trần truồng. Những gì đeo mang trên người như vòng vàng dây chuyền đồng hồ, cả răng bịt vàng cũng bị cạy tháo ra hết. Nói tóm lại, họ không còn gì dính trên thân thể, ngoại trừ thân xác đã có từ khi Tạo Hóa và cha mẹ sinh ra thôi. Vào trại họ phải mặc quần áo với số tù nhân từng người do trại phát cho. Và như thế nhân phẩm con người cũng bị tước bỏ luôn.

Lính coi canh trại rất hung dữ luôn luôn có khí giới trên tay, hễ ai bất tuân hiệu lệnh họ bắn bỏ liền. Thực phẩm được chia phát theo khẩu phần ăn để cầm cự sống mà lao động làm việc thôi.

Chế độ Hitler muốn bằng mọi gía thu tóm các nước láng giềng bên Âu Châu về trong tay quyền hành cai trị của mình. Quân đội Nazis của Hitler đã xâm chiếm thành công nước Balan, Áo, Pháp, Hòalan, Ý. Họ mang quân xâm lăng đánh cả nước Nga, nước Anh nhưng không thành công, bị chặn đứng bước tiến quân xâm lăng.

Ngày lịch sử giải thoát tù nhân trại Auschwitz

Trước tình trạng thế giới bị đảo lộn mất an ninh, vì tham vọng xâm lược ý thức hệ của chế độ Hitler đế quốc Đức bành trướng, cùng với cách cai trị tàn nhẫn vô nhân đạo, kỳ thị chủng tộc, coi khinh miệt phẩm gía con người, và nguy cơ này đang lan tràn khắp nơi không chỉ bên Âu Châu, mà còn có thể lan rộng trên khắp thế giới do trục liên minh với quân đội Nhật hoàng. Nên Chính phủ cùng quân đội các nước đồng minh Mỹ, Nga, Anh và Pháp đã quyết định ra tay hành động ngăn chặn tham vọng bước tiến đó của quân đội Hitler bên Âu châu, tham vọng bành trướng của quân đội Nhật bên Á châu.

Thế là, thế chiến thứ hai bùng nổ nhằm chống lại quân đội bọn tài phiệt Nazis Đức quốc xã của chế độ Hitler và quân đội tài phiệt của Nhật hoàng.

Trận thế chiến kéo dài từ năm 1939 đến 1945. Ngày 08.05.1945 là ngày quân đội đồng minh Mỹ, Nga, Pháp và Anh chiến thắng chấm dứt chế độ Đức quốc xã Nazis vô nhân đạo của Hitler bên Âu châu, và chế độ quân phiệt của Nhật hoàng nước Nhật. Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt trên toàn thế giới, chính phủ quân đội Đức và Nhật đầu hàng vô điều kiện. Quân đội thất trận, Hitler tự tử, những trại tập trung giam giữ giết người của chế độ Hitler ở rải rác khắp Âu châu được giải thoát, trong đó trại tập trung Auschwitz là trại lớn nhất đã được giải thoát từ ngày 27.01.1945.

Chiến tranh đã chấm dứt. Những tù nhân của trại đã được giải thoát. Nhưng trại tập trung Auschwitz là biểu tượng cho sự dã man tàn nhẫn vô nhân đạo của chế độ Đức quốc xã thời Hitler, nên toàn khung cảnh trại phải được giữ gìn bảo toàn như một bảo tàng viện, để nhắc nhở cho mọi người đến tội ác thời kỳ hãi hùng diệt chủng hàng loạt của chế độ Đức quốc xã.

Ngày 27.01. trở thành ngày lịch sử hằng năm tưởng nhớ tới những nạn nhân bị tù đày giết chết trong trại dưới thời Hitler. Ngày tưởng niệm này nhắc nhớ cho mọi người trên thế giới, đến tội ác diệt chủng vô nhân đạo của chế độ Đức quốc xã Nazis, nhớ tới những đau khổ tàn nhẫn mà những tù nhân thời Hitler phải chịu đựng trong trại này, và trong những trại tập trung giam cầm khác dưới thời Hitler.

Thế giới tưởng nhớ những nạn nhân trại Auschwitz

Ngày 28. 05. 2006 Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 đã đến tận trại tập trung Auschwitz thăm viếng và tưởng niệm những nạn nhân đã qua đời tại đây. Nơi đây ngài đã đi bộ thăm viếng những ngôi nhà giam tù nhân ngày xưa, lò hỏa thiêu giết người rùng rợn ghê sợ, cùng cầu nguyện và đọc bài diễn văn đầy xúc động:

„ Nơi đây, chỗ đã xảy ra những thảm cảnh ghê rợn vô nhân đạo, chỗ chất đống hàng núi cao chứa đầy tội ác chống lại Thiên Chúa và con người, không có gì có thể so sánh trong lịch sử được.

Đứng nơi đây khi nghĩ đến những thảm họa tội ác vô nhân đạo đã diễn ra ngày xưa cho con người,Tôi một người Đức, một người tín hữu Chúa Kitô cùng là Giáo Hoàng của Giáo Hội Công giáo cảm thấy tâm hồn mình nặng nề xấu hổ. Đứng nghiêng mình nơi đây, không ai còn có thể nói lên lời gì hơn được, chỉ còn biết cúi đầu yên lặng. Vâng thái độ cúi đầu yên lặng đó tựa như lời kêu gào cùng Thiên Chúa: Tại sao Thiên Chúa lại yên lặng? Tại sao Thiên Chúa đã để cho xảy ra sự thể như vậy?

Trong giờ phút yên lặng cúi đầu như thế, trong thâm tâm chúng ta nghiêng mình trước hàng triệu anh linh con người đã bị giam cầm, bị đối xử vô nhân đạo tàn nhẫn dã man, phải chịu đựng biết bao gian khổ hành hạ cho tới chết. Sự yên lặng cúi đầu của chúng ta còn là lời cầu xin lớn tiếng: xin ơn tha thứ và hoà giải, và cũng là lời kêu xin lên Thiên Chúa hằng sống xin đừng bao giờ để cho sự thể như vậy xảy ra nữa.“.

Ngày 27.01.2010 nhân ngày kỷ niệm trại tập trung Auschwitz được giải thoát cách đây 65 năm, chính phủ nước Đức đã mời Tổng Thống nước Israel, ngài Simon Peres, đọc diễn văn trước Bundestag, Quốc hội của nước Đức ở Berlin.

Trong bài diễn văn Tổng thống nước Israel đã lớn tiếng kêu gọi cảnh cáo: „Nie wieder – Không bao giờ được tái diễn nữa!“ cảnh tàn sát vô nhân đạo như đã diễn ra ở các trại tập trung, nhất là như ở trại Auschwitz dưới thời Đức quồc xã Hitler, nhằm cố ý diệt chủng chống lại người Do Thái.

Tưởng nhớ đến hàng triệu con người đã bị giết chết trong các trại tù tập trung thời chế độ Đức quốc xã của Hitler, chúng ta đau lòng ngậm ngùi thắp sáng những ngọn nến tình yêu mến, tình liên đới và cầu nguyện cho những nạn nhân trong các trại tù tập trung.

Và nhìn hướng về quê hương Việt Nam, nơi chế độ cộng sản đang cai trị chèn ép người dân từ năm 1945 tới nay, nhất là cảnh bóc lột cuớp bóc thu hồi qui hoạch đất đai nhà cửa ruộng vườn của người dân, cảnh cấm đoán hạn chế, đập phá nơi thờ phượng, Thánh gía bàn thờ tôn kính của người giáo dân, ai trong chúng ta cũng cảm thấy đau lòng bị nhục mạ xâm phạm. Đời sống người dân mất an ninh bị đe dọa, không còn công lý hoà bình cho đời sống nữa.

Xin thắp sáng ngọn nến công lý hòa bình cho quê hương đất mẹ Việt Nam. Lời cầu nguyện hòa lẫn với ánh nến cùng làn khói từ cây nến bay lên trời cao cho người cộng sản Việt Nam biết suy nghĩ lại mà tôn trọng bảo vệ đời sống người dân cho có an ninh trong công lý và hòa bình.

Đức quốc, ngày 31.01.2010

Radio Việt Nam Hải ngoại Âu Châu