Tại một số vùng trồng cà phê của Việt Nam, năm nay người dân đang được khuyến khích chuyển từ trồng cà phê vối sang cà phê chè, tức là từ cà phê Robusta sang cà phê Arabica. Lý do theo chương trình khuyến nông của nhà nước thì cà phê chè bán được giá hơn cà phê vối. Cộng tác viên Lê Mạnh Hùng tại Luân đôn bình luận về thách thức mà ngành trồng cà phê tại VN đang gặp phải:
Trong lúc ngành cà phê tại các nước phát triển đang càng ngày càng phồn thịnh hơn với số khách tiêu thụ cà phê càng ngày càng tăng thì ngành trồng cà phê tại các nước đang phát triển lại đang gặp rất nhiều khó khăn.
Giá cà phê trên thế giới sau khi lên đến mức cao nhất vào năm 1997 đã xuống đến mức thấp nhất từ trước tới nay vào giữa năm 2002 và cho đến nay vẫn còn chưa vực lên được.
Nghề trồng cà phê tại Việt Nam vốn có từ khá lâu nay.
Ngay từ những năm 1930, người Pháp đã mang cà phê vào trồng tại vùng cao nguyên trung phần và vùng trung du Bắc Việt, nhưng sản lượng cà phê của Việt Nam chỉ mới tăng vọt lên trong khoảng mười năm nay.
Từ một nước mà sản lượng cà phê hầu như không đáng kể, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê nhiều thứ nhì trên thế giới.
Chính sản lượng cà phê tăng vọt của Việt Nam đã là một trong những nguyên nhân chính tạo ra tình trạng sụt giá thảm khốc của cà phê trên các thị trường nông phẩm.
Việc giảm sút giá cà phê đã tạo ra ảnh hưởng đến rất nhiều nông gia trên thế giới, nhất là tại những nước nghèo mà cà phê là một nguồn lợi chính.
Theo một phúc trình của tổ chức Oxfam, việc cà phê mất giá đã thúc đẩy nhiều nông gia đi vào con đường trồng ma túy.
Nông dân Việt Nam cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng. Bị ảnh hưởng nặng nhất là các nông dân nghèo, một số khá đông là những người Thượng.
Biện pháp chính để giữ cho giá cà phê khỏi xuống thấp quá là giảm sản lượng.
Chính phủ Việt nam quả có bắt nông dân cắt bỏ khoảng 10% diện tích gieo trồng cà phê. Nhưng hầu hết những nơi bị chặt bỏ đó là những vùng đất cằn cỗi, đáng lẽ ngay từ đầu đã không nên trồng cà phê rồi.
Thay vào đó, chính phủ Việt Nam, thông qua hiệp hội cà phê Việt Nam VICOFA, đã khuyến khích nông dân chuyển việc trồng cà phê từ loại robusta, tức là cà phê vối, sang loại arabica, tức là cà phê trà có giá và mức lời cao hơn.
Theo những tin tức nhận được thì một số những nông dân chuyển sang trồng loại cà phê mới này đã thu được những mức lời rất đáng khích lệ, và người ta hiện đang chờ đợi việc chuyển sang trồng loại cà phê mới này một cách ào ạt.
Nhưng làm như vậy có nghĩa là lại diễn lại tấn bi kịch về cà phê một lần nữa.
Hiện nay sản lượng cà phê arabica của Việt Nam còn chưa đáng kể. Các nước sản xuất chính loại cà phê này như Brasil và Colombia hiện đang cố giữ sản lượng ở một mức vừa phải để cho giá loại cà phê này không bị sụp đổ như loại robusta.
Một khi sản lượng cà phê arabica của Việt Nam không còn nhỏ nữa, chắc chắn là nó sẽ làm cho giá loại cà phê này cũng xuống thấp tương tự như Việt Nam đã làm với cà phê robusta.
Vấn đề ở đây không phải là sản lượng mà là chất lượng. Hiện nay chất lượng cà phê Việt Nam vẫn còn quá yếu không đạt được giá cao trên thị trường.
Nếu thay vì cứ mở rộng diện tích gieo trồng, các giới chức Việt Nam khuyến khích nông dân thực hiện các kỹ thuật canh tác và chăm sóc cà phê hiện đại thì chắc hẳn số thu nhập sẽ gia tăng dù sản lượng có giảm xuống. (BBC)
Trong lúc ngành cà phê tại các nước phát triển đang càng ngày càng phồn thịnh hơn với số khách tiêu thụ cà phê càng ngày càng tăng thì ngành trồng cà phê tại các nước đang phát triển lại đang gặp rất nhiều khó khăn.
Giá cà phê trên thế giới sau khi lên đến mức cao nhất vào năm 1997 đã xuống đến mức thấp nhất từ trước tới nay vào giữa năm 2002 và cho đến nay vẫn còn chưa vực lên được.
Nghề trồng cà phê tại Việt Nam vốn có từ khá lâu nay.
Ngay từ những năm 1930, người Pháp đã mang cà phê vào trồng tại vùng cao nguyên trung phần và vùng trung du Bắc Việt, nhưng sản lượng cà phê của Việt Nam chỉ mới tăng vọt lên trong khoảng mười năm nay.
Từ một nước mà sản lượng cà phê hầu như không đáng kể, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê nhiều thứ nhì trên thế giới.
Chính sản lượng cà phê tăng vọt của Việt Nam đã là một trong những nguyên nhân chính tạo ra tình trạng sụt giá thảm khốc của cà phê trên các thị trường nông phẩm.
Việc giảm sút giá cà phê đã tạo ra ảnh hưởng đến rất nhiều nông gia trên thế giới, nhất là tại những nước nghèo mà cà phê là một nguồn lợi chính.
Theo một phúc trình của tổ chức Oxfam, việc cà phê mất giá đã thúc đẩy nhiều nông gia đi vào con đường trồng ma túy.
Nông dân Việt Nam cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng. Bị ảnh hưởng nặng nhất là các nông dân nghèo, một số khá đông là những người Thượng.
Biện pháp chính để giữ cho giá cà phê khỏi xuống thấp quá là giảm sản lượng.
Chính phủ Việt nam quả có bắt nông dân cắt bỏ khoảng 10% diện tích gieo trồng cà phê. Nhưng hầu hết những nơi bị chặt bỏ đó là những vùng đất cằn cỗi, đáng lẽ ngay từ đầu đã không nên trồng cà phê rồi.
Thay vào đó, chính phủ Việt Nam, thông qua hiệp hội cà phê Việt Nam VICOFA, đã khuyến khích nông dân chuyển việc trồng cà phê từ loại robusta, tức là cà phê vối, sang loại arabica, tức là cà phê trà có giá và mức lời cao hơn.
Theo những tin tức nhận được thì một số những nông dân chuyển sang trồng loại cà phê mới này đã thu được những mức lời rất đáng khích lệ, và người ta hiện đang chờ đợi việc chuyển sang trồng loại cà phê mới này một cách ào ạt.
Nhưng làm như vậy có nghĩa là lại diễn lại tấn bi kịch về cà phê một lần nữa.
Hiện nay sản lượng cà phê arabica của Việt Nam còn chưa đáng kể. Các nước sản xuất chính loại cà phê này như Brasil và Colombia hiện đang cố giữ sản lượng ở một mức vừa phải để cho giá loại cà phê này không bị sụp đổ như loại robusta.
Một khi sản lượng cà phê arabica của Việt Nam không còn nhỏ nữa, chắc chắn là nó sẽ làm cho giá loại cà phê này cũng xuống thấp tương tự như Việt Nam đã làm với cà phê robusta.
Vấn đề ở đây không phải là sản lượng mà là chất lượng. Hiện nay chất lượng cà phê Việt Nam vẫn còn quá yếu không đạt được giá cao trên thị trường.
Nếu thay vì cứ mở rộng diện tích gieo trồng, các giới chức Việt Nam khuyến khích nông dân thực hiện các kỹ thuật canh tác và chăm sóc cà phê hiện đại thì chắc hẳn số thu nhập sẽ gia tăng dù sản lượng có giảm xuống. (BBC)