MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
Bài 11
Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ Việt Nam
Sứ mệnh căn bản mà Tòa Thánh đã ủy nhiệm cho các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris là thiết lập hàng giáo sĩ địa phương.: « Lý do chính yếu khiến Thánh Bộ gởi các ngài là những người có chức giám mục đến những vùng nói trên (Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt) là để, bằng mọi cách thế và phương pháp có thể, các ngài nắm lấy trách nhiệm giáo huấn người trẻ hầu giúp họ thâu thập đủ các khả năng, để tiến tới chức linh mục. Truyền chức linh mục cho họ rồi, các ngài hãy sai họ về địa phương gốc của họ với sứ mệnh phục vụ đạo kitô hết lòng mình, dưới sự hướng dẫn của các ngài. Vậy xin các ngài hãy luôn ghi nhớ mục đích này trước mắt mình là dẫn đưa đến chức linh mục, một số đông càng nhiều càng tốt và càng có khả năng càng hay, những người có khả năng, đào tạo họ và giúp họ tiến triển trong môi trường của họ([1]) ».
Trong việc làm dầu tiên của các thừa sai khi đến Viễn Ðông là họp công đồng vào đầu năm 1664 ở Ayuthia để soạn thảo chương trình và xác định nguyên tắc hành động, không kể việc soạn bản « Chỉ dẫn thực hiện sứ mệnh truyền giáo », các thừa sai hiện diện, hai đức cha Ðại Diện Tông Tòa cũng như các linh mục thừa sai, tất cả đều đồng ý rằng việc lập chủng viện đào tạo linh mục địa phương là sứ mệnh hàng đầu và là điều khẩn cấp phải làm.
1. Công đồng Ayuthia quyết định lập chủng viện đào tạo linh mục địa phương
« Chỉ dẫn thực hiện sứ mệnh truyền giáo », như chúng ta đã xem ở bài 9, đã được soạn thảo với 10 chương qui tụ trong ba phần. Ba chương đầu nói về con đường tu đức, cuộc sống thánh hoá mà nhà thừa sai, người truyền giáo cần phải có. Năm chương tiếp theo, các chương 4, 5, 6, 7 và 8, nói về việc giảng dậy cho lương dân và những cách thế phải dùng đến: giảng dậy bằng gương sáng, bằng bác ái, bằng khôn ngoan, bằng trung dung. Hai chương 9 và 10 nói về việc tổ chức giáo hội, qua 3 khía cạnh: tổ chức giáo xứ, các thầy kẻ giảng và việc đào tạo linh mục bản xứ.
Về điểm cuối cùng liên quan đến việc đào tạo linh mục bản xứ việt nam, tất cả các thừa sai đều đồng ý lấy quyết định phải thành lập chủng viện. Trong tình trạng hiện thời, với số nhân sự thừa sai ít ỏi, lại phải bận bịu với công việc truyền giáo, chỉ cần lập một chủng viện.
Nhưng ở đâu ? Câu trả lời mau chóng đã được mọi người nhìn ra: phải đặt ở Xiêm La. Những tiêu chuẩn cần thiết để một chủng viện có thể sinh hoạt kết quả thì ai cũng thấy: phải có bình an và tự do giảng dậy, phải có điều kiện di chuyển và phương tiện cũng như khả năng thâu nhận chủng sinh. Trong tình trạng bách hại hiện nay, Việt Nam không thuận tiện. Chỉ có Xiêm mới là nơi mà Công Giáo được tự do hành đạo và truyền đạo, nơi mà các người ngoại quốc đủ mọi quốc tịch, Âu châu hay Á châu, đều có thể ra vào dễ dàng, các chủng sinh có thể đi lại không có vấn đề, lại là nơi có các thuyền bè buôn bán di chuyển và chuyên chở thuận tiện nối liền các nước khắp vùng Viễn Ðông, Nhật, Tầu, Việt Nam,…với các nước Âu Châu, Pháp, Anh, Hòa Lan, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha,…Thế là nơi đặt chủng viện đã được quyết định: ở nước Xiêm.
Ðiều thứ hai mà công đồng Ayuthia đã quyết định liên quan đến chủng viện là đưa ra những nguyên tắc tổng quát về tổ chức nội bộ. Thrước nhất về chủng sinh, chủng viện sẽ tiếp nhận các chủng sinh hay thừa sai Âu Châu để hoàn tất công việc đào tạo của họ, để họ cùng có chung một đường hướng và một phương pháp truyền giáo hữu hiệu và thích ứng với các xứ Viễn Ðông. Sau nữa, chủng viện, được thiết kế như « một trường đời sống hoàn hảo » lấy mẫu gương cuộc sống của Chúa với các tông đồ khi xưa, tiếp dón và đào tạo tất cả các chủng sinh địa phương mà các thừa sai gởi về. Không quên vấn đề vật chất cụ thể, công đồng đã quyết định bổ nhiệm một Tổng quản lý để quản trị các vấn đề vật chất tại chủng viện.
Chiếu theo những quyết định này, ở lại Ayuthia, đức cha Lambert đã đảm nhiện công việc thực hiện việc thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ bản xứ Á Đông, mà Việt Nam là nước có nhiều nhu cầu cao.
2. Ðức cha Lambert được vua Pha Narai cho đầt và vật liệu xây chủng viện
Hai giám mục Ðại Diện Tông Tòa đến kinh đô nước Xiêm vào năm 1662 và 1664, đã tạo một tiếng vang, đồn khắp Ayuthia. Vua Phra Narai đang cai trị nước Xiêm lúc đó, là người lịch thiệp, có tinh thần cởi mở, khoan nhân với người ngoại quốc, tỏ ý muốn gặp các giám mục Pháp. Nghĩ rằng đây là dịp thuận tiện có thể làm tăng uy tín các vị thừa sai và hữu ích cho việc truyền giáo, Ðức cha Pierre Lambert de la Motte nhận lời mời và cùng đoàn tùy tòng đến gặp vua.
Vua Phra Narai đã tiếp đón các ngài một cách lịch thiệp và trang trọng, theo lễ nghi của nước Xiêm lúc đó. Ðức cha Lambert cám ơn lòng tốt của vua đã cho phép ngài và các linh mục cộng sự được lưu trú trong vương quốc Xiêm La, lại được đặc ân được vua tiếp kiến. Vua hỏi thăm Ðức cha về nước Pháp: địa thế thế nào, thương mại ra sao, tài nguyên giầu nghèo, quân đội mạnh yếu, … Vua cũng hỏi thăm về lý do khiến Ðức cha và các cộng sự bỏ nước đi sang Viễn Ðông, mà đặc biệt là Xiêm La. Về vấn đề tôn giáo, vua hỏi đức cha: « Ngài có nghĩ rằng đạo của ngài tốt hơn đạo của chúng tôi không » ? Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi, Ðức cha Lambert kể cho vua nghe về những sự thật của đạo Kitô, về những phép lạ Chúa Giêsu đã làm, về sự phát triển của đạo công giáo ở Âu châu,…Bỗng vua Phra Narai ngắt lời đức cha và nói với ngài: « Tôi có một người anh em bị bại liệt tứ chi. Nếu ngài có thể chữa lành được cho em tôi, thì tất cả chúng tôi sẽ theo đạo ngài ». Nói thế rồi vua xin cáo từ Ðức cha và các linh mục cộng sự.
Trở về trại, Ðức cha liền triệu tập tất cả các giáo hữu lại và kể cho họ nghe lời vua Phra Narai đã hứa và xin mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện với ngài. Trong suốt ba ngày, Ðức giám mục, các linh mục, các bổn đạo, mọi người cùng cầu nguyện. Sáng ngày thứ tư, mấy vị quan triều đến nhà nguyện, quì sập bái lậy Ðức cha Lambert và báo tin cho ngài hay rằng tình trạng sức khoẻ của hoàng tử anh em của vua tốt đẹp hơn. Hoàng tử có thể nhúc nhích được tứ chi, trái với tình trạng hoàn toàn tê liệt trước đây. Trong nhà nguyện nhỏ, mọi người cảm động khôn xiết. Ðức cha liền nói với các quan triều: « Các quan hãy về nói với vua rằng, với lời cầu nguyện, tôi chắc chắn Thiên Chúa sẽ nghe lời và hoàng tử sẽ được chữa lành và sẽ có một sức khoẻ tốt đẹp. Nhưng nếu thiếu tin thì vua nên bái sợ sự công thẳng của Chúa, vì Ngài sẽ để cho người anh em vua lại rơi vào tình trạng ốm liệt ».
Các quan triều đã về thuật lại với vua và theo lời người ta kể thì vua có vẻ lo lắng và đăm chiêu trong nhiều ngày. Ít lâu sau đó, vua Phra Narai sai gởi khoảng một chục trẻ con các quan triều đến theo học các khoa học Âu châu với các cha thừa sai.
Trong tình trạng thuận lợi có tâm tình tốt đẹp của vua, Ðức cha Lambert đã biên một văn thơ ngày 29.05.1665, gởi lên vua Phra Narai, đề nghị mở một trường học, tại thủ đô Ayuthia hay một nơi nào khác ở ngoại ô cũng được, để dậy các khoa học cần thiết cho một quốc gia. Và để tránh nghi kỵ, Ðức cha đã thêm rằng « các thừa sai sẽ chẳng hề xen lấn vào chính sự quốc gia, cũng chẳng màng đến những sự thế gian ». Rồi ngài kết luận rằng: « hy vọng rằng lòng nhân từ của vua sẽ khấng ban cho chúng tôi một đền thờ để làm việc thờ kính tôn giáo ».
Mãi đến cuối tháng 12.1665, lá thơ của Ðức cha mới đến tay vua Phra Narai, vì vị quan triều chuyển thơ bị đau. Nhà vua đã chấp nhận những điều Ðức cha xin và đầu năm 1666, vua đã cấp cho các thừa sai người Pháp một mảnh đất khá rộng ở Bản (làng) Phahet, bên bờ sông Ménam[2], cạnh khu Việt kiều. Vua cũng hứa sẽ cung cấp vật liệu để xây cất một nhà nguyện và một chủng viện. Đc Lambert mừng lắm. Ðể đề phòng tránh nạn hỏa hoạn và bảo vệ các sách vở và đồ thờ, Ngài cho xây hai phòng nhà gỗ, lợp ngói. Ðồng thời Ngài cho xây một ngôi nhà lớn: tầng dưới bằng gạch, là nhà ở, có thể chứa dễ dàng vài chục người; tầng trên bằng gỗ, là nhà nguyện. Phần đất còn lại chung quanh nhà thờ, Ðức cha trù tính sẽ để làm nghĩa địa và vườn cây, giống như mô hình các làng xứ đạo Pháp. Toàn khu đất đó của các thừa sai người Pháp, ngài muốn đặt dưới sự bảo trợ của thánh Giuse để tỏ lòng cám ơn thánh cả vì những bầu cử mà thánh cả đã làm cho các thừa sai và ngài đặt tên là Trại Thánh Giuse. Như vậy, vào năm 1666 này, nói được là tại kinh đô Ajuthia có thêm « Khu người Pháp » sau khi đã có những khu kiều dân khác như: Bồ Đào Nha, Hoà Lan, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, vân vân.
Xin xác định rõ một chút rằng, tuy ở gần, nhưng « Khu người Pháp », hay « Trại Thánh Giuse », hay « Chủng Viện Thánh Giuse » là nơi cư trú của các đức cha, các linh mục thừa sai, các chủng sinh, các nhân viên phục vụ, bệnh xá, trường học, v.v. của người Pháp, khác với « Khu người Việt ». Khu người Việt tại Ajuthia là khu mà người Việt Nam cư ngụ, gồm cả lương lẫn giáo, có trên trăm người, đàn ông đàn bà, già trẻ lớn bé, trong đó một số khá đông có đạo. Đức cha Lambert vẫn đến đây dạy dỗ, cử hành thánh lễ và ban các bí tích cho giáo dân, cũng như gặp gỡ và rao giảng Tin Mừng cho lương dân. Trong khu này, người công giáo việt nam họp thành giáo xứ thánh Giuse, có nhà thờ và nhà xứ riêng.
Thế là từ năm 1666, cơ sở chủng viện thánh Giuse đã được xây cất tại Ayuthia, nước Xiêm La để đào tạo các linh mục bản xứ cho các giáo hội Viễn Ðông, ít nhất là các giáo hội mà Tòa Thánh đã ủy thác cho các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa. Từ nay, trong nhà này, các chủng sinh việt nam, trung hoa, xiêm la,… những thanh niên có hiểu biết, khả năng và đức độ,…sẽ có thể được đào tạo tại chỗ, để trở thành linh mục, tiếp tay cho các thừa sai trong việc loan báo Tin Mừng.
Cũng tại đây, như chung ta vừa nói qua ở trên, nhiều sinh hoạt bác ái cũng đã và sẽ được thực hiện, khiến có một số người cảm kích và xin trở lại đạo và khiến vua Phra Narai đã tiếp kiến đức cha Lambert lần thứ hai và hỏi chuyện ngài về đạo Công Giáo. Ðó là chuyện chúng ta sẽ bàn đến trong một dịp khác. Bây giờ xin trở lại vần đề truyền chức linh mục, thành lập chủng viện và đào tạo linh mục.
3. Chủng viện thánh Giuse khai giảng đào tạo các giáo sĩ Việt Nam tiên khởi
Sau quyết định của Công Ðồng Ayuthia năm 1664 về việc thành lập chủng viện, trong năm 1665, một số đơn xin truyền chức đã đến từ các cộng đoàn không thuộc thẩm quyền Hội Thừa Sai. Vào năm 1665 chẳng hạn, Tòa Giám Mục Macao đã gởi ba thầy xin được phong chức linh mục. Ðức cha Lambert đã tiếp họ và thấy rằng họ đã chưa được chuẩn bị đủ, nên đã từ chối truyền chức ngay cho họ, mà đề nghị họ phải học thêm thần học. Rồi ba thanh niên khác cũng trình diện, xin học thần học, trong đó có François Pérez[3], sinh quán tại địa phận Méliapour, Ấn Ðộ, con của một gia đình hỗn hợp, cha là Bồ Ðào Nha, mẹ là Á châu. Sau đó, Macao đã gởi đến 6 thầy khác để xin được truyền chức linh mục. Ðức cha Lambert cũng đưa ra một đề nghi là học tiếp thần học trong một hay hai năm, trước khi nhận lãnh chức linh mục. Ba thầy đồng ý ở lại. Thế là lớp thần học đầu tiên đã được mở tại chủng viện thánh Giuse, vào năm 1665, với 9 chủng sinh, do một ban giáo sư gồm 3 vị là Ðức cha Lambert de la Motte, cha François Deydier và cha Louis Lanneau, mà cha Louis Laneau lãnh trách nhiệm giám đốc điều khiển.
Chủng viện Thánh Giuse đã tiếp đón và đào tạo các thanh niên địa phương, trong đó, ít nhất là lúc đầu, chính yếu là các thầy giảng, thanh niên Việt Nam. Ba năm sau khi thành lập khóa thần học đầu tiên, ngày 31.03.1668, Ðức Cha Lambert đã truyền chức cho hai linh mục, cha Giuse TRANG, vị linh mục Việt Nam tiên khởi đến từ Ðàng Trong và cha François Perez. Rồi cha Luca BỀN, một linh mục Ðàng Trong khác. Vào tháng sáu cùng năm 1668 này, Ðức cha cũng đã truyền chức cho hai vị linh mục việt nam đầu tiên đến từ Ðàng Ngoài. Ðó là cha Gioan HUỆ và Bênêditô HIỀN. Năm 1672, trong chuyến kinh lý Ðàng Trong lần thứ nhất, Ðức cha Lambert đã mang theo 10 người trẻ việt nam về học ở chủng viện Thánh Giuse.
Không kể những linh mục dòng, hoặc triều cho các địa phận khác ở Viễn Ðông, nguyên cho hai Ðịa Phận Đàng Tropng và Ðàng Ngoài, trong những năm từ 1668 đến 1677, Ðức cha Lambert đã truyền chức cho 13 linh mục việt nam, trong đó 11 thuộc Địa Phận Đàng Ngoài[4]. Ðó là các vị sau đậy:
1668 và 1669 ở Xiêm cho hai cha Đàng Trong
1. Giuse Trang (người Đàng Trong) ngày 31.03.1668
2. Luca Bền, năm 1669.
1668, tháng sáu, ở Xiêm cho hai cha Đàng Ngoài:
3. Gioan HUỆ, coi Thanh Hóa rồi Kiên Lao, Sơn Nam (1668-1671) và
4. Bênêditô HIỀN, sinh tại làng Ðong Hiên, huyện Chân Phúc, (1668-1696);
1670, ở Việt Nam cho bảy cha Đàng Ngoài:
5. Mactinô MÁT(1670-1684), gốc là một nhà sư, coi sóc nửa tỉnh Thanh Hóa,
6. Giacôbê CHIÊU (1670-1683), giám quản Hải Dương và Bắc Sơn Nam, rồi Nghệ An, Thanh Hóa,
7. Philiphê NHÂN (1670-1672), chính xứ Kẻ Võ, coi sóc phần bắc tỉnh Thanh Hóa,
8. Antôn QUẾ (1670-1685), sinh tại Bến Triều, Thanh Hóa, trong một gia đình nhà nho thượng lưu, coi sóc Hải Dương và Kinh Bắc,
9. Simon KIÊN (1670-1684), sinh tại Kiên La, Sơn Nam, coi sóc làng Kiên Lao,
10. Lêôn TRỤ (1670-1692), sinh tại làng Ðông Hồ, huyện Ðông Quan coi sóc địa hạt nửa tỉnh Nghệ An,
11. Vitô TRI (1670-1705), coi sóc vùng nam tỉnh Thanh Hóa, rồi Nghệ An, Sơn Nam và Kinh đô
1677 ở Xiêm cho hai cha Đàng Ngoài:
12. Philiphê TRÀ (1677-1685), sinh quán Trà Lũ, Sơn Nam,
13. Dominicô HẢO (1677-1697), sinh quán làng Thụy Nhai, tỉnh Sơn Nam
Ðề tựa cho tập tài liệu của đức cha NÉEZ « Hàng Giáo sĩ Bắc Kỳ trế kỷ 17 và 18 » để xuất bản, đức cha J. de GUÉBRIANT, Nguyên Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa, Giám Quản Canton và Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1921-1935 đã viết những dòng sau đây về Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris: « Hội ghi vào ở ngay những điều khoản đầu tiên của chương thứ nhất bản nội qui của Hội những dòng sau đây, những dòng trình bày sáng kiến vĩ đại của việc tông đồ hiện đại: Mục đích hàng đầu mà Thiên Chúa đã ban cho các Giám Mục và giáo sĩ Pháp, tập họp nhau thành hội, ở giữa thế kỷ 17, để hoạt động hoán cải các người ngoại giáo ở các nước ngoài, và ý định chính yếu của Tòa Thánh khi gửi họ đến các Miền Truyền Giáo, với các tước hiệu Ðại Diện Tông Tòa và Thừa Sai là để tiến hành nhanh chóng việc hoán cải các dân ngoại, không những bằng cách rao truyền cho họ Tin Mừng, mà còn nhất là bằng cách chuẩn bị với những phương thế tốt nhất để nâng lên hàng giáo sĩ những người trong số các tân tòng hoặc con cháu họ được xét thấy xứng hợp với chức bậc thánh thiện ấy, hầu tạo lập trong mỗi nước một hàng giáo sĩ, và một hàng giáo phẩm, như Chúa Giêsu và các tông đồ đã thiết lập trong Giáo Hội[5] ».
Ðọc lại những dòng chữ này và nhìn lại lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, hẳn thật ai cũng sẽ phải nhận rằng người có công rất lớn trong việc xây dựng Giáo Hội Việt Nam là Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Chính Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, từ 350 năm nay, 1659-2009, đã, cùng với nhiều hội dòng khác như Dòng Tên, Dòng Đaminh, góp phần thiết lập và đào tạo hàng giáo sĩ cho Việt Nam. Chính nhờ hàng giáo sĩ này mà các giáo dân được đào luyện, hiểu biết đạo hơn và dám can đảm bảo vệ đức tin. Chính nhờ hàng giáo sĩ này mà Giáo Hội Việt Nam đã được hân hạnh có 117 thánh tử vì đạo. Chính nhờ hàng giáo sĩ này mà Tin Mừng vẫn tiếp tục được rao truyền cho lương dân. Chính nhờ hàng giáo sĩ này mà Giáo Hội Việt Nam được phát triển, chẳng những có linh mục mà có cả giám mục và hồng y, đủ khả năng để đi đến việc thành lập Hàng Giáo Phẩm vào năm 1960. Có giám mục là những vị kế nghiệp các thánh tông đồ, thì, như đàn ong có ong chúa, Giáo Hội Việt Nam có người lãnh đạo, chỉ đường, truyền sức sống, phát triển năng lực.
Nhờ các Thừa Sai Hải Ngọại Paris, hai giáo phận Ðàng Trong và Ðàng Ngoài đã được thiết lập vào năm 1659. Rồi hôm nay, 2010, đã lớn lên với 26 giáo phận, qui tụ trong 3 tổng giáo phận và đã có 5 hồng y: Trịnh Như Khuê (1899-1978), Trịnh Văn Căn (1921-1990), Phạm Ðình Tụng (1919-2009 ), Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) và Phạm Minh Mẫn (1934- ). Tạ Ơn Chúa ! Cám ơn các Thừa Sai Hải Ngoại Paris !
Paris, ngày 11 tháng 03 năm 2010
Trần Văn Cảnh
--------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú
[1] Le Siège apostolique et les Missions – Textes et Documents pontificaux, 1959: Union missionnaire du clergé; Paris et Lyon; t. 1, tr. 10
[2] Vào năm 1680, cha Louis Laneau đã quyết định lập thêm một cơ sở mới cho chủng viện ở Mahapram, cách Ayuthia chừng hai dậm, lấy tên là « Chủng Viện Các Thánh Thiên Thần », dành cho các chủng sinh bản địa. Còn Chủng Viện Thánh Giuse cũ, vẫn ở nguyên tại chỗ và dành cho các chủng sinh đến từ Âu Châu..
[3] François Perez sẽ chịu chức vào năm 1668, cùng lượt với cha Việt Nam đầu tiên, Giuse Trang. Và sẽ làm giám mục Ðàng Trong từ 1691 đến 1728.
[4] Ðức cha NÉEZ, Hàng giáo sĩ Bắc Kỳ thế kỷ 17 và 18, tr. 35-93
[5] Ibidem, tr. 6-7.
Bài 11
Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ Việt Nam
Sứ mệnh căn bản mà Tòa Thánh đã ủy nhiệm cho các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris là thiết lập hàng giáo sĩ địa phương.: « Lý do chính yếu khiến Thánh Bộ gởi các ngài là những người có chức giám mục đến những vùng nói trên (Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt) là để, bằng mọi cách thế và phương pháp có thể, các ngài nắm lấy trách nhiệm giáo huấn người trẻ hầu giúp họ thâu thập đủ các khả năng, để tiến tới chức linh mục. Truyền chức linh mục cho họ rồi, các ngài hãy sai họ về địa phương gốc của họ với sứ mệnh phục vụ đạo kitô hết lòng mình, dưới sự hướng dẫn của các ngài. Vậy xin các ngài hãy luôn ghi nhớ mục đích này trước mắt mình là dẫn đưa đến chức linh mục, một số đông càng nhiều càng tốt và càng có khả năng càng hay, những người có khả năng, đào tạo họ và giúp họ tiến triển trong môi trường của họ([1]) ».
Trong việc làm dầu tiên của các thừa sai khi đến Viễn Ðông là họp công đồng vào đầu năm 1664 ở Ayuthia để soạn thảo chương trình và xác định nguyên tắc hành động, không kể việc soạn bản « Chỉ dẫn thực hiện sứ mệnh truyền giáo », các thừa sai hiện diện, hai đức cha Ðại Diện Tông Tòa cũng như các linh mục thừa sai, tất cả đều đồng ý rằng việc lập chủng viện đào tạo linh mục địa phương là sứ mệnh hàng đầu và là điều khẩn cấp phải làm.
1. Công đồng Ayuthia quyết định lập chủng viện đào tạo linh mục địa phương
« Chỉ dẫn thực hiện sứ mệnh truyền giáo », như chúng ta đã xem ở bài 9, đã được soạn thảo với 10 chương qui tụ trong ba phần. Ba chương đầu nói về con đường tu đức, cuộc sống thánh hoá mà nhà thừa sai, người truyền giáo cần phải có. Năm chương tiếp theo, các chương 4, 5, 6, 7 và 8, nói về việc giảng dậy cho lương dân và những cách thế phải dùng đến: giảng dậy bằng gương sáng, bằng bác ái, bằng khôn ngoan, bằng trung dung. Hai chương 9 và 10 nói về việc tổ chức giáo hội, qua 3 khía cạnh: tổ chức giáo xứ, các thầy kẻ giảng và việc đào tạo linh mục bản xứ.
Về điểm cuối cùng liên quan đến việc đào tạo linh mục bản xứ việt nam, tất cả các thừa sai đều đồng ý lấy quyết định phải thành lập chủng viện. Trong tình trạng hiện thời, với số nhân sự thừa sai ít ỏi, lại phải bận bịu với công việc truyền giáo, chỉ cần lập một chủng viện.
Nhưng ở đâu ? Câu trả lời mau chóng đã được mọi người nhìn ra: phải đặt ở Xiêm La. Những tiêu chuẩn cần thiết để một chủng viện có thể sinh hoạt kết quả thì ai cũng thấy: phải có bình an và tự do giảng dậy, phải có điều kiện di chuyển và phương tiện cũng như khả năng thâu nhận chủng sinh. Trong tình trạng bách hại hiện nay, Việt Nam không thuận tiện. Chỉ có Xiêm mới là nơi mà Công Giáo được tự do hành đạo và truyền đạo, nơi mà các người ngoại quốc đủ mọi quốc tịch, Âu châu hay Á châu, đều có thể ra vào dễ dàng, các chủng sinh có thể đi lại không có vấn đề, lại là nơi có các thuyền bè buôn bán di chuyển và chuyên chở thuận tiện nối liền các nước khắp vùng Viễn Ðông, Nhật, Tầu, Việt Nam,…với các nước Âu Châu, Pháp, Anh, Hòa Lan, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha,…Thế là nơi đặt chủng viện đã được quyết định: ở nước Xiêm.
Ðiều thứ hai mà công đồng Ayuthia đã quyết định liên quan đến chủng viện là đưa ra những nguyên tắc tổng quát về tổ chức nội bộ. Thrước nhất về chủng sinh, chủng viện sẽ tiếp nhận các chủng sinh hay thừa sai Âu Châu để hoàn tất công việc đào tạo của họ, để họ cùng có chung một đường hướng và một phương pháp truyền giáo hữu hiệu và thích ứng với các xứ Viễn Ðông. Sau nữa, chủng viện, được thiết kế như « một trường đời sống hoàn hảo » lấy mẫu gương cuộc sống của Chúa với các tông đồ khi xưa, tiếp dón và đào tạo tất cả các chủng sinh địa phương mà các thừa sai gởi về. Không quên vấn đề vật chất cụ thể, công đồng đã quyết định bổ nhiệm một Tổng quản lý để quản trị các vấn đề vật chất tại chủng viện.
Chiếu theo những quyết định này, ở lại Ayuthia, đức cha Lambert đã đảm nhiện công việc thực hiện việc thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ bản xứ Á Đông, mà Việt Nam là nước có nhiều nhu cầu cao.
2. Ðức cha Lambert được vua Pha Narai cho đầt và vật liệu xây chủng viện
Hai giám mục Ðại Diện Tông Tòa đến kinh đô nước Xiêm vào năm 1662 và 1664, đã tạo một tiếng vang, đồn khắp Ayuthia. Vua Phra Narai đang cai trị nước Xiêm lúc đó, là người lịch thiệp, có tinh thần cởi mở, khoan nhân với người ngoại quốc, tỏ ý muốn gặp các giám mục Pháp. Nghĩ rằng đây là dịp thuận tiện có thể làm tăng uy tín các vị thừa sai và hữu ích cho việc truyền giáo, Ðức cha Pierre Lambert de la Motte nhận lời mời và cùng đoàn tùy tòng đến gặp vua.
Vua Phra Narai đã tiếp đón các ngài một cách lịch thiệp và trang trọng, theo lễ nghi của nước Xiêm lúc đó. Ðức cha Lambert cám ơn lòng tốt của vua đã cho phép ngài và các linh mục cộng sự được lưu trú trong vương quốc Xiêm La, lại được đặc ân được vua tiếp kiến. Vua hỏi thăm Ðức cha về nước Pháp: địa thế thế nào, thương mại ra sao, tài nguyên giầu nghèo, quân đội mạnh yếu, … Vua cũng hỏi thăm về lý do khiến Ðức cha và các cộng sự bỏ nước đi sang Viễn Ðông, mà đặc biệt là Xiêm La. Về vấn đề tôn giáo, vua hỏi đức cha: « Ngài có nghĩ rằng đạo của ngài tốt hơn đạo của chúng tôi không » ? Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi, Ðức cha Lambert kể cho vua nghe về những sự thật của đạo Kitô, về những phép lạ Chúa Giêsu đã làm, về sự phát triển của đạo công giáo ở Âu châu,…Bỗng vua Phra Narai ngắt lời đức cha và nói với ngài: « Tôi có một người anh em bị bại liệt tứ chi. Nếu ngài có thể chữa lành được cho em tôi, thì tất cả chúng tôi sẽ theo đạo ngài ». Nói thế rồi vua xin cáo từ Ðức cha và các linh mục cộng sự.
Trở về trại, Ðức cha liền triệu tập tất cả các giáo hữu lại và kể cho họ nghe lời vua Phra Narai đã hứa và xin mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện với ngài. Trong suốt ba ngày, Ðức giám mục, các linh mục, các bổn đạo, mọi người cùng cầu nguyện. Sáng ngày thứ tư, mấy vị quan triều đến nhà nguyện, quì sập bái lậy Ðức cha Lambert và báo tin cho ngài hay rằng tình trạng sức khoẻ của hoàng tử anh em của vua tốt đẹp hơn. Hoàng tử có thể nhúc nhích được tứ chi, trái với tình trạng hoàn toàn tê liệt trước đây. Trong nhà nguyện nhỏ, mọi người cảm động khôn xiết. Ðức cha liền nói với các quan triều: « Các quan hãy về nói với vua rằng, với lời cầu nguyện, tôi chắc chắn Thiên Chúa sẽ nghe lời và hoàng tử sẽ được chữa lành và sẽ có một sức khoẻ tốt đẹp. Nhưng nếu thiếu tin thì vua nên bái sợ sự công thẳng của Chúa, vì Ngài sẽ để cho người anh em vua lại rơi vào tình trạng ốm liệt ».
Các quan triều đã về thuật lại với vua và theo lời người ta kể thì vua có vẻ lo lắng và đăm chiêu trong nhiều ngày. Ít lâu sau đó, vua Phra Narai sai gởi khoảng một chục trẻ con các quan triều đến theo học các khoa học Âu châu với các cha thừa sai.
Trong tình trạng thuận lợi có tâm tình tốt đẹp của vua, Ðức cha Lambert đã biên một văn thơ ngày 29.05.1665, gởi lên vua Phra Narai, đề nghị mở một trường học, tại thủ đô Ayuthia hay một nơi nào khác ở ngoại ô cũng được, để dậy các khoa học cần thiết cho một quốc gia. Và để tránh nghi kỵ, Ðức cha đã thêm rằng « các thừa sai sẽ chẳng hề xen lấn vào chính sự quốc gia, cũng chẳng màng đến những sự thế gian ». Rồi ngài kết luận rằng: « hy vọng rằng lòng nhân từ của vua sẽ khấng ban cho chúng tôi một đền thờ để làm việc thờ kính tôn giáo ».
Mãi đến cuối tháng 12.1665, lá thơ của Ðức cha mới đến tay vua Phra Narai, vì vị quan triều chuyển thơ bị đau. Nhà vua đã chấp nhận những điều Ðức cha xin và đầu năm 1666, vua đã cấp cho các thừa sai người Pháp một mảnh đất khá rộng ở Bản (làng) Phahet, bên bờ sông Ménam[2], cạnh khu Việt kiều. Vua cũng hứa sẽ cung cấp vật liệu để xây cất một nhà nguyện và một chủng viện. Đc Lambert mừng lắm. Ðể đề phòng tránh nạn hỏa hoạn và bảo vệ các sách vở và đồ thờ, Ngài cho xây hai phòng nhà gỗ, lợp ngói. Ðồng thời Ngài cho xây một ngôi nhà lớn: tầng dưới bằng gạch, là nhà ở, có thể chứa dễ dàng vài chục người; tầng trên bằng gỗ, là nhà nguyện. Phần đất còn lại chung quanh nhà thờ, Ðức cha trù tính sẽ để làm nghĩa địa và vườn cây, giống như mô hình các làng xứ đạo Pháp. Toàn khu đất đó của các thừa sai người Pháp, ngài muốn đặt dưới sự bảo trợ của thánh Giuse để tỏ lòng cám ơn thánh cả vì những bầu cử mà thánh cả đã làm cho các thừa sai và ngài đặt tên là Trại Thánh Giuse. Như vậy, vào năm 1666 này, nói được là tại kinh đô Ajuthia có thêm « Khu người Pháp » sau khi đã có những khu kiều dân khác như: Bồ Đào Nha, Hoà Lan, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, vân vân.
Xin xác định rõ một chút rằng, tuy ở gần, nhưng « Khu người Pháp », hay « Trại Thánh Giuse », hay « Chủng Viện Thánh Giuse » là nơi cư trú của các đức cha, các linh mục thừa sai, các chủng sinh, các nhân viên phục vụ, bệnh xá, trường học, v.v. của người Pháp, khác với « Khu người Việt ». Khu người Việt tại Ajuthia là khu mà người Việt Nam cư ngụ, gồm cả lương lẫn giáo, có trên trăm người, đàn ông đàn bà, già trẻ lớn bé, trong đó một số khá đông có đạo. Đức cha Lambert vẫn đến đây dạy dỗ, cử hành thánh lễ và ban các bí tích cho giáo dân, cũng như gặp gỡ và rao giảng Tin Mừng cho lương dân. Trong khu này, người công giáo việt nam họp thành giáo xứ thánh Giuse, có nhà thờ và nhà xứ riêng.
Thế là từ năm 1666, cơ sở chủng viện thánh Giuse đã được xây cất tại Ayuthia, nước Xiêm La để đào tạo các linh mục bản xứ cho các giáo hội Viễn Ðông, ít nhất là các giáo hội mà Tòa Thánh đã ủy thác cho các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa. Từ nay, trong nhà này, các chủng sinh việt nam, trung hoa, xiêm la,… những thanh niên có hiểu biết, khả năng và đức độ,…sẽ có thể được đào tạo tại chỗ, để trở thành linh mục, tiếp tay cho các thừa sai trong việc loan báo Tin Mừng.
Cũng tại đây, như chung ta vừa nói qua ở trên, nhiều sinh hoạt bác ái cũng đã và sẽ được thực hiện, khiến có một số người cảm kích và xin trở lại đạo và khiến vua Phra Narai đã tiếp kiến đức cha Lambert lần thứ hai và hỏi chuyện ngài về đạo Công Giáo. Ðó là chuyện chúng ta sẽ bàn đến trong một dịp khác. Bây giờ xin trở lại vần đề truyền chức linh mục, thành lập chủng viện và đào tạo linh mục.
3. Chủng viện thánh Giuse khai giảng đào tạo các giáo sĩ Việt Nam tiên khởi
Sau quyết định của Công Ðồng Ayuthia năm 1664 về việc thành lập chủng viện, trong năm 1665, một số đơn xin truyền chức đã đến từ các cộng đoàn không thuộc thẩm quyền Hội Thừa Sai. Vào năm 1665 chẳng hạn, Tòa Giám Mục Macao đã gởi ba thầy xin được phong chức linh mục. Ðức cha Lambert đã tiếp họ và thấy rằng họ đã chưa được chuẩn bị đủ, nên đã từ chối truyền chức ngay cho họ, mà đề nghị họ phải học thêm thần học. Rồi ba thanh niên khác cũng trình diện, xin học thần học, trong đó có François Pérez[3], sinh quán tại địa phận Méliapour, Ấn Ðộ, con của một gia đình hỗn hợp, cha là Bồ Ðào Nha, mẹ là Á châu. Sau đó, Macao đã gởi đến 6 thầy khác để xin được truyền chức linh mục. Ðức cha Lambert cũng đưa ra một đề nghi là học tiếp thần học trong một hay hai năm, trước khi nhận lãnh chức linh mục. Ba thầy đồng ý ở lại. Thế là lớp thần học đầu tiên đã được mở tại chủng viện thánh Giuse, vào năm 1665, với 9 chủng sinh, do một ban giáo sư gồm 3 vị là Ðức cha Lambert de la Motte, cha François Deydier và cha Louis Lanneau, mà cha Louis Laneau lãnh trách nhiệm giám đốc điều khiển.
Chủng viện Thánh Giuse đã tiếp đón và đào tạo các thanh niên địa phương, trong đó, ít nhất là lúc đầu, chính yếu là các thầy giảng, thanh niên Việt Nam. Ba năm sau khi thành lập khóa thần học đầu tiên, ngày 31.03.1668, Ðức Cha Lambert đã truyền chức cho hai linh mục, cha Giuse TRANG, vị linh mục Việt Nam tiên khởi đến từ Ðàng Trong và cha François Perez. Rồi cha Luca BỀN, một linh mục Ðàng Trong khác. Vào tháng sáu cùng năm 1668 này, Ðức cha cũng đã truyền chức cho hai vị linh mục việt nam đầu tiên đến từ Ðàng Ngoài. Ðó là cha Gioan HUỆ và Bênêditô HIỀN. Năm 1672, trong chuyến kinh lý Ðàng Trong lần thứ nhất, Ðức cha Lambert đã mang theo 10 người trẻ việt nam về học ở chủng viện Thánh Giuse.
Không kể những linh mục dòng, hoặc triều cho các địa phận khác ở Viễn Ðông, nguyên cho hai Ðịa Phận Đàng Tropng và Ðàng Ngoài, trong những năm từ 1668 đến 1677, Ðức cha Lambert đã truyền chức cho 13 linh mục việt nam, trong đó 11 thuộc Địa Phận Đàng Ngoài[4]. Ðó là các vị sau đậy:
1668 và 1669 ở Xiêm cho hai cha Đàng Trong
1. Giuse Trang (người Đàng Trong) ngày 31.03.1668
2. Luca Bền, năm 1669.
1668, tháng sáu, ở Xiêm cho hai cha Đàng Ngoài:
3. Gioan HUỆ, coi Thanh Hóa rồi Kiên Lao, Sơn Nam (1668-1671) và
4. Bênêditô HIỀN, sinh tại làng Ðong Hiên, huyện Chân Phúc, (1668-1696);
1670, ở Việt Nam cho bảy cha Đàng Ngoài:
5. Mactinô MÁT(1670-1684), gốc là một nhà sư, coi sóc nửa tỉnh Thanh Hóa,
6. Giacôbê CHIÊU (1670-1683), giám quản Hải Dương và Bắc Sơn Nam, rồi Nghệ An, Thanh Hóa,
7. Philiphê NHÂN (1670-1672), chính xứ Kẻ Võ, coi sóc phần bắc tỉnh Thanh Hóa,
8. Antôn QUẾ (1670-1685), sinh tại Bến Triều, Thanh Hóa, trong một gia đình nhà nho thượng lưu, coi sóc Hải Dương và Kinh Bắc,
9. Simon KIÊN (1670-1684), sinh tại Kiên La, Sơn Nam, coi sóc làng Kiên Lao,
10. Lêôn TRỤ (1670-1692), sinh tại làng Ðông Hồ, huyện Ðông Quan coi sóc địa hạt nửa tỉnh Nghệ An,
11. Vitô TRI (1670-1705), coi sóc vùng nam tỉnh Thanh Hóa, rồi Nghệ An, Sơn Nam và Kinh đô
1677 ở Xiêm cho hai cha Đàng Ngoài:
12. Philiphê TRÀ (1677-1685), sinh quán Trà Lũ, Sơn Nam,
13. Dominicô HẢO (1677-1697), sinh quán làng Thụy Nhai, tỉnh Sơn Nam
Ðề tựa cho tập tài liệu của đức cha NÉEZ « Hàng Giáo sĩ Bắc Kỳ trế kỷ 17 và 18 » để xuất bản, đức cha J. de GUÉBRIANT, Nguyên Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa, Giám Quản Canton và Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1921-1935 đã viết những dòng sau đây về Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris: « Hội ghi vào ở ngay những điều khoản đầu tiên của chương thứ nhất bản nội qui của Hội những dòng sau đây, những dòng trình bày sáng kiến vĩ đại của việc tông đồ hiện đại: Mục đích hàng đầu mà Thiên Chúa đã ban cho các Giám Mục và giáo sĩ Pháp, tập họp nhau thành hội, ở giữa thế kỷ 17, để hoạt động hoán cải các người ngoại giáo ở các nước ngoài, và ý định chính yếu của Tòa Thánh khi gửi họ đến các Miền Truyền Giáo, với các tước hiệu Ðại Diện Tông Tòa và Thừa Sai là để tiến hành nhanh chóng việc hoán cải các dân ngoại, không những bằng cách rao truyền cho họ Tin Mừng, mà còn nhất là bằng cách chuẩn bị với những phương thế tốt nhất để nâng lên hàng giáo sĩ những người trong số các tân tòng hoặc con cháu họ được xét thấy xứng hợp với chức bậc thánh thiện ấy, hầu tạo lập trong mỗi nước một hàng giáo sĩ, và một hàng giáo phẩm, như Chúa Giêsu và các tông đồ đã thiết lập trong Giáo Hội[5] ».
Ðọc lại những dòng chữ này và nhìn lại lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, hẳn thật ai cũng sẽ phải nhận rằng người có công rất lớn trong việc xây dựng Giáo Hội Việt Nam là Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Chính Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, từ 350 năm nay, 1659-2009, đã, cùng với nhiều hội dòng khác như Dòng Tên, Dòng Đaminh, góp phần thiết lập và đào tạo hàng giáo sĩ cho Việt Nam. Chính nhờ hàng giáo sĩ này mà các giáo dân được đào luyện, hiểu biết đạo hơn và dám can đảm bảo vệ đức tin. Chính nhờ hàng giáo sĩ này mà Giáo Hội Việt Nam đã được hân hạnh có 117 thánh tử vì đạo. Chính nhờ hàng giáo sĩ này mà Tin Mừng vẫn tiếp tục được rao truyền cho lương dân. Chính nhờ hàng giáo sĩ này mà Giáo Hội Việt Nam được phát triển, chẳng những có linh mục mà có cả giám mục và hồng y, đủ khả năng để đi đến việc thành lập Hàng Giáo Phẩm vào năm 1960. Có giám mục là những vị kế nghiệp các thánh tông đồ, thì, như đàn ong có ong chúa, Giáo Hội Việt Nam có người lãnh đạo, chỉ đường, truyền sức sống, phát triển năng lực.
Nhờ các Thừa Sai Hải Ngọại Paris, hai giáo phận Ðàng Trong và Ðàng Ngoài đã được thiết lập vào năm 1659. Rồi hôm nay, 2010, đã lớn lên với 26 giáo phận, qui tụ trong 3 tổng giáo phận và đã có 5 hồng y: Trịnh Như Khuê (1899-1978), Trịnh Văn Căn (1921-1990), Phạm Ðình Tụng (1919-2009 ), Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) và Phạm Minh Mẫn (1934- ). Tạ Ơn Chúa ! Cám ơn các Thừa Sai Hải Ngoại Paris !
Paris, ngày 11 tháng 03 năm 2010
Trần Văn Cảnh
--------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú
[1] Le Siège apostolique et les Missions – Textes et Documents pontificaux, 1959: Union missionnaire du clergé; Paris et Lyon; t. 1, tr. 10
[2] Vào năm 1680, cha Louis Laneau đã quyết định lập thêm một cơ sở mới cho chủng viện ở Mahapram, cách Ayuthia chừng hai dậm, lấy tên là « Chủng Viện Các Thánh Thiên Thần », dành cho các chủng sinh bản địa. Còn Chủng Viện Thánh Giuse cũ, vẫn ở nguyên tại chỗ và dành cho các chủng sinh đến từ Âu Châu..
[3] François Perez sẽ chịu chức vào năm 1668, cùng lượt với cha Việt Nam đầu tiên, Giuse Trang. Và sẽ làm giám mục Ðàng Trong từ 1691 đến 1728.
[4] Ðức cha NÉEZ, Hàng giáo sĩ Bắc Kỳ thế kỷ 17 và 18, tr. 35-93
[5] Ibidem, tr. 6-7.