Hướng dẫn cách dùng VPSKey tránh virus

Nguyễn Tuyển/Người ViệtMấy ngày qua, thông tin nói rằng, hai công ty Google và McAfee cùng nghiên cứu, và phát hiện tin tặc (có nguồn gốc từ Việt Nam) thay đổi nhu liệu font chữ Việt VPSKeys của Hội Chuyên Gia Việt Nam, nhằm gài virus Trojan vào máy điện toán của người sử dụng, khi “download” nhu liệu này, sẽ bị nhiễm virus. Giới quan sát tin rằng, tin tặc (hacker) có liên quan đến nhà nước Hà Nội, nhằm trấn áp quan điểm của người chống đối, và cụ thể là ngăn chặn quan điểm phản đối khai thác bauxite tại Việt Nam. Hội Chuyên Gia Việt Nam là một tổ chức bất vụ lợi, thành lập từ năm 1990, có mặt tại nhiều quốc gia. Hiện nay, hội có hơn 25 phân hội trên toàn thế giới. Người Việt đã liên lạc (qua email), và được ông Trần Hữu Nhân, Tổng Thư Ký Hội Chuyên Gia Việt Nam, trả lời phỏng vấn sau đây về vụ tin tặc có nguồn gốc Việt Nam.

Người Việt đã liên lạc (qua email), và được ông Trần Hữu Nhân, Tổng Thư Ký Hội Chuyên Gia Việt Nam, trả lời phỏng vấn sau đây về vụ tin tắc có nguồn gốc Việt Nam.

Người Việt: Những ai đang sử dụng nhu liệu VPSkey phải làm sao? Xóa bỏ cái đã có trước đây rồi download cái mới?

Trần Hữu Nhân: Những người đang sử dụng VPSKeys, nếu đã dùng VPSKeys từ lâu rồi thì không có gì phải lo cả. Chỉ có những ai có lấy (download) bộ VPSKeys 4.3 từ trang web www.vps.org trong khoảng thời gian từ tháng 11, 2009 đến hết tháng 1, 2010, là có thể bị nhiễm virus. Nếu bị nhiễm thì cần tháo gỡ virus trước đã. Tháo gỡ luôn ấn bản VPSKeys có trong máy. Rồi download lại.

Người Việt: VPSkey mới, có bộ phận chống “trojan,” malware xâm nhập không? Nếu không thì người sử dụng phải làm sao?

Trần Hữu Nhân: VPSKeys chỉ là nhu liệu để gõ/đánh máy tiếng Việt, không phải là nhu liệu phòng chống virus. Trong thời buổi hiện nay, máy vi tính sử dụng đều phải có những nhu liệu phòng chống virus của các công ty, như McAfee, Norton, Kasperky, ZoneAlarm, v.v... Những nhu liệu này làm công việc phòng chống virus, trojan, malware xâm nhập.

Người Việt: Ðại đa số người sử dụng VPSkey để đánh máy đều là những người hiểu biết rất kém về an toàn trên Internet, cũng chẳng hiểu bao nhiêu về cách sử dụng các chương trình điện toán. Các anh cho lời khuyên.

Trần Hữu Nhân: Chúng tôi có soạn một số câu hỏi/trả lời những thắc mắc có thể có, đính kèm theo đây, cũng như cho lên trang web www.vps.org.

Người Việt: Các anh nói “đang hợp tác với các công ty liên hệ trong việc này và những công ty chuyên truy tìm nguồn gốc tin tặc,” vậy bây giờ câu chuyện đã tới đâu? Tìm thấy nguồn gốc từ đâu không? Có đúng từ cơ quan an ninh cộng sản Việt Nam không? Có liên quan gì đến công ty an ninh mạng của ông Nguyễn Tử Quảng không? (BachKhoa Internetwork Security Center - BKIS).

Trần Hữu Nhân: Ðại diện của Hội Chuyên Gia Việt Nam đã gặp bên Google để tìm hiểu thêm về vụ việc này. Bên phía Google xác nhận lại những điều mà tin tức đã đưa ra trong những ngày qua. Về phía chúng tôi thì biết chắc là tin tặc đến từ Việt Nam qua hai địa chỉ IP: #yiv1997301504 #AOLMsgPart_3_e914f731-a70f-4cfe-8c26-8d3b2b7d65e8 td{color:black;}#yiv1997301504 #AOLMsgPart_3_e914f731-a70f-4cfe-8c26-8d3b2b7d65e8 p.MsoNormal, #yiv1997301504 #AOLMsgPart_3_e914f731-a70f-4cfe-8c26-8d3b2b7d65e8 li.MsoNormal, #yiv1997301504 #AOLMsgPart_3_e914f731-a70f-4cfe-8c26-8d3b2b7d65e8 div.MsoNorma {margin:0in;margin-bottom:.0001pt;font-size:12.0pt;font-family:“Times New Roman”;} _filtered #yiv1997301504 {margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;}#yiv1997301504 #AOLMsgPart_3_e914f731-a70f-4cfe-8c26-8d3b2b7d65e8 div.Section1 {} 125.234.5.26 (viettel.vn) và 203.162.3.165 (vdc.com.vn).

Còn qua cuộc điều tra của công ty McAfee thì họ dùng chữ “may” tức là “có thể” liên hệ đến chính quyền Việt Nam, chứ họ không khẳng định dứt khoát. Về phần chúng tôi thì cũng chỉ khẳng định là hacker đến từ IP ở Việt Nam chứ không thể kết luận gì hơn. Phần kết luận tùy ở độc giả.

Còn về công ty BKIS thì chúng tôi không có ý kiến.

Người Việt: Xin cám ơn ông.