Vinh - Cứ mỗi độ xuân về trên quê hương đất mẹ Việt Nam thân yêu nhất là vào những ngày 20 tháng chạp trở đi thì mỗi người đều rục rịch chuẩn bị cho cái tết cổ truyền, người người hối hả ngược xuôi để sắm sanh những thứ liên quan đến tết.
Xem hình ảnh
Quê hương Tân Lộc Cửa Lò cũng không nằm ngoài quỵ đạo xoay vần đó, tuy năm nay kinh tế làm ăn có phần khó khăn hơn năm trước, nhất là mùa biển từ mấy tháng gần tết hầu như con cá, mực, cua ghẽ chạy trốn con người thì phải, nhiều gia đình làm nghề biển hầu như thua lỗ, người làm nghề buôn bán thì cũng phụ thuộc vào dân, nếu dân no, được mùa thì các đại lý buôn bán cũng được ăn theo. Một số gia đình có anh chị em lao động nước ngoài thì còn tạm được, nhưng nhìn chung trong giáo xứ thì 70% số dân là nghèo đói và thất nghiệp.
Những năm gần đây nỗi lên vấn đề đi lao động ra các nước như Anh, Úc, Hà Lan, Hàn Quốc v.v. một số gia đình có thì tự đầu tư cho con em mình, số còn lại thì người ta hùn vốn lại với nhau, tức là nhà có 5 triệu thì góp 5 triệu, nhà có 10 triệu thì góp 10 triệu, góp lại cho một người đủ vốn để đi. Mỗi suất đi như vậy khoảng độ từ 15 nghìn đến 30 nghìn USD tuỳ vào đi nước nào và đi theo con đường nào, có thể là đi theo diện du lịch, hoặc du học v.v…và khi đã lọt qua được bên kia an toàn thì người lao động làm thuê bất cứ công việc gì để có tiền gửi về trả nợ, và nếu có lỡ cách nào đó người lao động làm không được hoặc có những trường hợp bị đuổi về thì hầu như là mất hết và như vậy nó làm ảnh hưởng đến tất cả những người hùn vốn phải mất trắng.
Đã nghèo lại khổ thêm, ngày xưa quê hương tôi đa số là làm nghề chài lưới, biển lúc đó rất ưu tiên cá, mực nhiều vô kể, cứ ra khỏi lạch là nhìn thấy hàng đàn cá cuồn cuộn như những đống rơm hoặc ngọn đồi nhỏ xoay lại với nhau, cứ thả câu là cá mắc vào, người dân biển không lo phải thiếu đói.
Nhưng những năm trở lại đây không biết thế nào mà vùng biển Nghệ An cũng như các vùng biển lân cận không còn thấy cá, mực như trước nữa và vì không còn cá ngoài biển người dân phải bỏ nghề của mình để xoay xở bao nhiêu nghề khác kiếm sống, từ thượng vàng hạ cám mong kiếm cho được miếng cơm, và như đã nói ở trên người dân nghèo nếu còn chút vốn và ai đó cho hùn vào để đầu tư cho người đi lao động nước ngoài thì mừng lắm và đinh ninh họ sẻ sớm làm được tiền gửi về để chia phần trăm.
Tôi đi thăm mấy gia đình có hùn vốn cho người đi đã quệt nước mắt nói trong tiếng nấc “ Nó không làm được gì anh ơi” hoặc “ nó bị bắt rồi anh ơi, thế là hết”. Thật là buồn với những ngày giáp tết ở quê tôi, nhiều khi mình cũng đặt vài câu hỏi mà không có câu trả lời. Tại sao vậy, mình đi làm thuê, đi làm ô sin mà cũng phải bỏ ra khoản tiền lớn mới đi được? Khi nào thì đất nước mình như các nước ngoài có lương công nhân cao để người dân khỏi phải đi làm thuê???
Nhiều đôi vợ chồng mới cưới phải dứt áo ra đi, nhiều đứa con thơ mới sinh được hai ba tháng phải xa mẹ, nhiều người mẹ phải để lại đoàn con 4 đến 5 đứa ở nhà cho bố hoặc ông bà để ra đi mà không biết nó sẻ được sống và giáo dục thế nào? v.v.và v.v.
Thể rồi tất cả đều phải chấp nhận với thực tế hiện tại mà không ai ca thán và đặt ra cho mình câu hỏi nào, hầu như người ta chấp nhận nó như là chuyện bình thường của xã hội Việt Nam bây giờ.
Bên cạnh những hình ảnh đời thường pha chút buồn của quê hương trong những ngày giáp tết, cả xứ đạo được đón tết trong tâm tình con Chúa, Cha xứ và Ban tổ chức đã có nhiều hình thức đón tết trong một tinh thần no đủ về tinh thần để nhờ đó mà bù đắp cho những đói thiếu về vật chất chăng.
Trước tết đoàn Caritas của giáo xứ đã đi phát nhiều phần quà cho các gia đình khó khăn, đơn côi và bất hạnh. Đêm 30 tết, thánh lễ giao thừa thật đông đủ và linh thiêng, hầu hết 90% gia đình đi tham dự thánh lễ, mỗi gia đình đại diện một người lên bắt lộc thánh Lời Chúa đầu năm, hơn 1.200 tờ lộc thánh Lời Chúa được các gia đình lần lượt lên bắt về.
Sáng mùng một tết cha quản xứ Martinô Nguyễn Xuân Hoàng dâng thánh lễ đầu năm mừng tuổi mới cho con cái mình, ngài đã có những lời chúc tốt đẹp đầu năm. Dạo quanh và đi chúc tết một vòng được nhiều gia đình khoe là mình đã tìm được ý nghĩa Lời Chúa của lộc thánh muốn nói với mình năm nay, nhiều người ngạc nhiên thấy Lời Chúa quá ứng nghiệm với gia đình và bản thân mình. Hầu như ai cũng cảm nghiệm được hồng ân của những thánh lễ trong những ngày đầu xuân đã bù đắp cho mình thật no đủ niềm vui.
Đặc biệt là thánh lễ kính ông bà tổ tiên báo hiếu sáng hôm nay ngày mùng hai tết. 205 cụ ông cụ bà trên 70 tuổi được rước từ dưới cửa chính cuối nhà thờ đi lên. Đầu thánh lễ cha xứ đã nói lên ý nghĩa của thánh lễ, công ơn cao dày của Ông Bà, cha mẹ đối với con cái, ngài mời hết mọi người cùng đứng lên để chúc tuổi và tặng quà các cụ, sau thánh lễ đại diện Hội đồng Mục vụ thay mặt cho toàn thể con cái cháu chắt chúc thọ và mừng tuổi các cụ, cha xứ và quý cụ cùng Hội đồng Mục vụ cùng liên hoan nhẹ trước lúc chia tay.
Ngoài sân nhà thờ bốn giáo họ, sinh viên và giới trẻ tổ chức nhiều trò chơi vui xuân thật nhộn nhịp, sẻ kéo dài ra đến ngày mùng bốn tết. Những làn mua phùn nhỏ li ti phất phơ ve vuốt trên khuôn mặt, những làn gió se lạnh tranh chen qua những làn áo đi vào thoa lên làn da ấm. Cái tết sẻ qua đi, nghèo đói và bao nhiêu thứ bất hạnh cũng sẻ cuốn trôi theo dòng thời gian đi về dĩ vãng, nhưng tinh thần của mùa xuân trong Chúa sẻ ấm đọng mãi trong mỗi chúng ta.
Xem hình ảnh
Quê hương Tân Lộc Cửa Lò cũng không nằm ngoài quỵ đạo xoay vần đó, tuy năm nay kinh tế làm ăn có phần khó khăn hơn năm trước, nhất là mùa biển từ mấy tháng gần tết hầu như con cá, mực, cua ghẽ chạy trốn con người thì phải, nhiều gia đình làm nghề biển hầu như thua lỗ, người làm nghề buôn bán thì cũng phụ thuộc vào dân, nếu dân no, được mùa thì các đại lý buôn bán cũng được ăn theo. Một số gia đình có anh chị em lao động nước ngoài thì còn tạm được, nhưng nhìn chung trong giáo xứ thì 70% số dân là nghèo đói và thất nghiệp.
Những năm gần đây nỗi lên vấn đề đi lao động ra các nước như Anh, Úc, Hà Lan, Hàn Quốc v.v. một số gia đình có thì tự đầu tư cho con em mình, số còn lại thì người ta hùn vốn lại với nhau, tức là nhà có 5 triệu thì góp 5 triệu, nhà có 10 triệu thì góp 10 triệu, góp lại cho một người đủ vốn để đi. Mỗi suất đi như vậy khoảng độ từ 15 nghìn đến 30 nghìn USD tuỳ vào đi nước nào và đi theo con đường nào, có thể là đi theo diện du lịch, hoặc du học v.v…và khi đã lọt qua được bên kia an toàn thì người lao động làm thuê bất cứ công việc gì để có tiền gửi về trả nợ, và nếu có lỡ cách nào đó người lao động làm không được hoặc có những trường hợp bị đuổi về thì hầu như là mất hết và như vậy nó làm ảnh hưởng đến tất cả những người hùn vốn phải mất trắng.
Đã nghèo lại khổ thêm, ngày xưa quê hương tôi đa số là làm nghề chài lưới, biển lúc đó rất ưu tiên cá, mực nhiều vô kể, cứ ra khỏi lạch là nhìn thấy hàng đàn cá cuồn cuộn như những đống rơm hoặc ngọn đồi nhỏ xoay lại với nhau, cứ thả câu là cá mắc vào, người dân biển không lo phải thiếu đói.
Nhưng những năm trở lại đây không biết thế nào mà vùng biển Nghệ An cũng như các vùng biển lân cận không còn thấy cá, mực như trước nữa và vì không còn cá ngoài biển người dân phải bỏ nghề của mình để xoay xở bao nhiêu nghề khác kiếm sống, từ thượng vàng hạ cám mong kiếm cho được miếng cơm, và như đã nói ở trên người dân nghèo nếu còn chút vốn và ai đó cho hùn vào để đầu tư cho người đi lao động nước ngoài thì mừng lắm và đinh ninh họ sẻ sớm làm được tiền gửi về để chia phần trăm.
Tôi đi thăm mấy gia đình có hùn vốn cho người đi đã quệt nước mắt nói trong tiếng nấc “ Nó không làm được gì anh ơi” hoặc “ nó bị bắt rồi anh ơi, thế là hết”. Thật là buồn với những ngày giáp tết ở quê tôi, nhiều khi mình cũng đặt vài câu hỏi mà không có câu trả lời. Tại sao vậy, mình đi làm thuê, đi làm ô sin mà cũng phải bỏ ra khoản tiền lớn mới đi được? Khi nào thì đất nước mình như các nước ngoài có lương công nhân cao để người dân khỏi phải đi làm thuê???
Nhiều đôi vợ chồng mới cưới phải dứt áo ra đi, nhiều đứa con thơ mới sinh được hai ba tháng phải xa mẹ, nhiều người mẹ phải để lại đoàn con 4 đến 5 đứa ở nhà cho bố hoặc ông bà để ra đi mà không biết nó sẻ được sống và giáo dục thế nào? v.v.và v.v.
Thể rồi tất cả đều phải chấp nhận với thực tế hiện tại mà không ai ca thán và đặt ra cho mình câu hỏi nào, hầu như người ta chấp nhận nó như là chuyện bình thường của xã hội Việt Nam bây giờ.
Bên cạnh những hình ảnh đời thường pha chút buồn của quê hương trong những ngày giáp tết, cả xứ đạo được đón tết trong tâm tình con Chúa, Cha xứ và Ban tổ chức đã có nhiều hình thức đón tết trong một tinh thần no đủ về tinh thần để nhờ đó mà bù đắp cho những đói thiếu về vật chất chăng.
Trước tết đoàn Caritas của giáo xứ đã đi phát nhiều phần quà cho các gia đình khó khăn, đơn côi và bất hạnh. Đêm 30 tết, thánh lễ giao thừa thật đông đủ và linh thiêng, hầu hết 90% gia đình đi tham dự thánh lễ, mỗi gia đình đại diện một người lên bắt lộc thánh Lời Chúa đầu năm, hơn 1.200 tờ lộc thánh Lời Chúa được các gia đình lần lượt lên bắt về.
Sáng mùng một tết cha quản xứ Martinô Nguyễn Xuân Hoàng dâng thánh lễ đầu năm mừng tuổi mới cho con cái mình, ngài đã có những lời chúc tốt đẹp đầu năm. Dạo quanh và đi chúc tết một vòng được nhiều gia đình khoe là mình đã tìm được ý nghĩa Lời Chúa của lộc thánh muốn nói với mình năm nay, nhiều người ngạc nhiên thấy Lời Chúa quá ứng nghiệm với gia đình và bản thân mình. Hầu như ai cũng cảm nghiệm được hồng ân của những thánh lễ trong những ngày đầu xuân đã bù đắp cho mình thật no đủ niềm vui.
Đặc biệt là thánh lễ kính ông bà tổ tiên báo hiếu sáng hôm nay ngày mùng hai tết. 205 cụ ông cụ bà trên 70 tuổi được rước từ dưới cửa chính cuối nhà thờ đi lên. Đầu thánh lễ cha xứ đã nói lên ý nghĩa của thánh lễ, công ơn cao dày của Ông Bà, cha mẹ đối với con cái, ngài mời hết mọi người cùng đứng lên để chúc tuổi và tặng quà các cụ, sau thánh lễ đại diện Hội đồng Mục vụ thay mặt cho toàn thể con cái cháu chắt chúc thọ và mừng tuổi các cụ, cha xứ và quý cụ cùng Hội đồng Mục vụ cùng liên hoan nhẹ trước lúc chia tay.
Ngoài sân nhà thờ bốn giáo họ, sinh viên và giới trẻ tổ chức nhiều trò chơi vui xuân thật nhộn nhịp, sẻ kéo dài ra đến ngày mùng bốn tết. Những làn mua phùn nhỏ li ti phất phơ ve vuốt trên khuôn mặt, những làn gió se lạnh tranh chen qua những làn áo đi vào thoa lên làn da ấm. Cái tết sẻ qua đi, nghèo đói và bao nhiêu thứ bất hạnh cũng sẻ cuốn trôi theo dòng thời gian đi về dĩ vãng, nhưng tinh thần của mùa xuân trong Chúa sẻ ấm đọng mãi trong mỗi chúng ta.