Những bước đi của Giáo Hội Công Giáo tại A Phú Hãn (Afghanistan)

I. Tình Hình Tổng Quát

ĐịaLý

A Phú Hãn sấp xỉ lớn bằng tiểu bang Texas của Hoa Kỳ, giáp ranh ở phía Bắc với Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan, ở phía cực Bắc với Trung Hoa, ở phía Đông và Nam với Pakistan, và ở phía Tây với Iran. Dãy núi Hindu Kouch tách nước này làm hai phần Đông và Tây, nhô lên cao 7315 m ở phía Đông. Không kể phía Dông Nam, hầu hết lãnh thổ xứ này có núi cao có tuyết bao phủ và những thung lũng sâu chạy qua.

Toàn diện tích là: 250,000 dậm vuông (647,500 km2). Dân số ước lượng năm 2007 là: 31.889.923 (tỷ lệ tăng trưởng: 2,6%); sinh suất: 46,2/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 15,.4/1000; tuổi thọ: 43.8; mật độ trên dậm vuông: 128. Thủ đô và thành phố lớn nhất năm 2003 là Kabul: 2.206.300. Các thành phố lớn khác: Kandahar, 349.300; Mazar-i-Sharif, 246.900; Charikar, 202.600; Herat, 171.500.

Ngôn ngữ: tiếng Ba tư Dari, Pashtu (cả hai chính thức), Các ngôn ngữ Turkic và nhỏ hon). Dân tộc: Pashtun 42%, Tajik 27%, Hazara 9%, Uzbek 9%, Aimaks 4%, Turkmen 3%, Baloch 2%, khác 4%. Tôn giáo: Hồi giáo (Sunni 80%, Shiite 19%), khác 1%. Biết chữ: 36% ước đoán 1999).

Nông nghiệp: thuốc phiện, lúa mì, trái cây, hạt, bông, thị trừu, da trừu, da dê. Lao động: 15 triệu; nông nghiệp 80%, công nghiệp 10%, dịch vụ 10%. Tài nguyên thiên nhiên: dầu khí, than đá, đồng, quăng nhôm, talc, quăng bar, sulfur, chì, kẽm, quặng sắt, muối, đá quí. Bạn hàng lớn: Pakistan, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Đức, Turkmenistan, Kenya, Nam Hàn, Nga (2004).

Trạm truyền hình: Ít nhất 10 (một của chính phủ chạy trạm truyền hình trung ương tại Kabul và các trạm địa phương ở chín tỉnh trong 30 tỉnh; các trạm miền hoạt động theo chương trình giới hạn, năm 1997, có một trạm tại Mazar-e Sharif phủ song tới bốn tỉnh miền Bắc) (1998). xử dụng mạng toàn cầu: 25.000 (2005).

Đường thủy: 1.200 km; nhất là sông Amu Darya, có thể cho tầu chạy lên tới chừng 500 DWT (2005). Cảng: Kheyrabad, Shir Khan. Sân bay: 46 (2005).

Chính Quyền

Vào tháng Sáu/2002, một chế độ cộng hòa đa đảng thay thế chính phủ lâm thời được thiết lập tháng 12/2001, sau khi chính quyền Hồi giáo chủ yếu do phe Taliban nắm giữ bị Hoa Kỳ lật đổ sau khi phe Hồi giáo quá khích tấn công toà cao ốc ngất nghểu ngày 11/9/2001 tại New York, Hoa Kỳ.

Tên nước chính thức là Cộng Hòa Hồi Giáo A Phú Hãn (Islamic Republic of Afghanistan, hay Jomhuri-ye Eslami-ye Afghanestan). Tổng thống là: Hamid Karzai (2002).

Tranh Chấp Quốc Tế

Hầu hết người tị nạn A Phú Hãn tại Pakistan đã được hồi hương, nhưng nhiều ngàn người vẫn còn ở Iran, nhiều người theo họ lựa chọn. Lực lượng Liên Minh và A Phú Hãn tiếp tục tuần tra các khu vực bộ tộc ở vùng sâu vùng xa để kiểm soát biên giới và các tổ khủng bố có tổ chức và nhiều hoạt động vượt biên giới khác. Có những cuộc họp thường kỳ giữa Pakistan và quân liên minh nhằm mục đích giải quyết các đòi hỏi định kỳ về biên giới, tranh chấp vùng về việc chia nguồn nước với sông Amu Darya và cáctình trạng vùng sông Helmand.

Lịch Sử

Darius I và Alexander Đại Đế là những người đầu tiên dùng A Phú Hãn làm cửa ngõ đi vào Ấn Độ. Người Hồi giáo đi chinh phục đến đây vào thế kỷ VII, và Thành Cát Tư Hãn cùng Tamerlane đến sau vào thế kỷ XIII và XIV.

Suốt thế kỷ XIX, A Phú Hãn trở nên chiến trường cạnh tranh giữa đế quốc Anh và Nước Nga Sa Hoàng để kiểm soát Trung Á. Ba cuộc chiến tranh giữa Anh và A Phú Hãn (1839-1842, 1878-1880, và 1919) kết thúc mà không phân thắng bại. Năm 1893, Anh thiết lập đường biên giới không chính thức - đường Durand -, tách biệt A Phú Hãn với Ấn Độ thuộc Anh. Luân đôn dành độc lập hoàn toàn cho A Phú Hãn năm 1919. Thế là Emir Amanullah lập ra chế độ quân chủ A Phú Hãn năm 1926.

Trong lúc diễn ra cuộc chiến tranh lạnh,Vua Mohammed Zahir Shah phát triển quan hệ chặt chẽ với Liên Xô, và chấp nhận viện trợ kinh tế từ Moscow. Ông bị người anh em bà con là Mohammed Daoud truất phế năm 1973, và tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa. Đến lượt Daoud lại bị giết trong chính biến năm 1978. Noor Taraki lên chiếm quyền và đặt ra chế độ Mác xít. Đến lượt ông này cũng bi giết tháng 9/1979, và Hafizullah Amin trở thành Tổng Thống. Amin bị giết vào tháng 12/1979, khi người Liên xô tung ra toàn bộ lực lương hùng hậu xâm lược A Phú Hãn và đặt Babrak Karmal làm Tổng Thống.

Người Xô viết và chính quyền A Phú Hãn được Xô Viết hậu thuẫn đã bị dân chúng chống đối dữ dội. Một lực lượng du kích, từ xưng là mujahideen, chủ trương mở một cuộc thánh chiến jihad, để đánh lại quân xâm lăng. Ban đầu chỉ có vũ khí lỗi thời, quân mujahideen trở thành mục tiêu chiến lược trong chiến tranh lạnh của Mỹ chông lại Liên Xô.

Washington bắt đầu tuồn vũ khí cho quân kháng chiến. Quân của Moscow chẳng bao lâu bị sa lầy trong một tranh chấp không phân chiến thắng với chiến sĩ A Phú Hãn kiên cường. Năm 1996 Karmal phải từ chức, và bị Mohammad Najibullah lên thay. Tháng Tư 1988, Liên Xô, Mỹ, A Phú Hãn và Pakistan ký thỏa hiệp kêu gọi chấm dứt viện trợ từ bên ngoài cho các phe lâm chiến. Thế là sau đó, tháng 2/1999, Liên xô rút lui, bỏ lai chính quyền thân Xô Việt của Tổng thống Najibullah tại thủ đô Kabul.

Khoảng giữa tháng 4/1992, Najibullah bị những người phản lọan Hồi giáo tiến vào thủ đô, loại bỏ. Hầu như ngay lập tức, các nhóm phản loạn khác bắt đầu giành nhau quyền kiểm soát. Giữa lúc xáo trộn do các phe phái cạnh tranh hau, một nhóm tự nhận là Taliban - gồm có sinh viên Hồi giáo - chiếm quyền kiểm soát Kabul vào tháng 9/1996. Nhóm này áp đặt các luật pháp khắc nghiệt triệt để, kể cả ném đá người phạm tội ngoại tình và chặt tay những kẻ ăn trộm. Các phụ nữ bị cấm không được làm việc và đi học tại trường, và họ còn bị bắt buộc phải che từ đầu đến chân nơi công cộng.Khoảng mùa thu năm 1998, phe Taliban kiểm soát khoảng 90% xứ sở, với các chiến thuật tiếu thổ kháng chiến và lạm dụnh nhân quyền, đã thành một lớp người hạ đẳng quốc tế. Chỉ có ba nước là Pakistan, Ả Rập Saudi và UAR là nhìn nhận phe Taliban như chính quyền hợp pháp của A Phú Hãn.

Ngày 20/8/1998, các hỏa tiễn tuần dương đánh trúng một phức hợp huấn luyện quân khủng bố tại A Phú Hãn, mà người ta tin là được Osama bin Laden tài trợ. Anh này là một tay Hồi giáo quá khích giàu có, được phe Taliban che chở. Hoa Kỳ đòi trục xuất Bin Laden, người được tin là nhúng tay vào vụ đặt bom phá hoại các Tòa Đại Sứ Mỹ ở Kenya và Tanzania ngày 7/8/1998. Liên hiệp quốc cũng đòi Taliban phải bàn giao Osama Bin Laden để xét xử.

Tháng 9/2001, lãnh tụ du kích truyền kỳ Ahmed Shah Masoud bị giết chết do bom tự sát, một cái chết dường như hồi chuông báo tử cho Taliban, vì trong các lực lượng chống Taliban, có một nhóm có liên lạc lỏng lẻo được nhắc đến là phe Liên Minh Phía Bắc. Những ngày sau, quân khủng bố tấn công Tòa Tháp Đôi, Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York, và Bin Laden vượt lên như nghi can đầu tiên trong thảm kịch này.

Ngày 7/10 sau khi Taliban nhiều lần thách thức từ chối giao nộp Bin Laden, Mỷ và các đồng minh bắt đầu oanh kích ban ngày từ trên không, chống lại các cơ sở quân sự và các doanh trại huấn luyện quân khủng bố A Phú Hãn. Năm tuần sau, với không quân Hoa Kỳ giúp đỡ, Liên Minh Phía Bắc xoay sở bằng tốc độ ngoạn mục, lấy lại các thành phố nòng cốt Mazar-i-Sharif và thủ đô Kabul. Ngày 7/12, chế độ Taliban sụp đổ hoàn toàn, khi quân sĩ bỏ trốn khỏi pháo lũy phòng thủ cuối cùng. Tuy nhiên các thành viên Al-Qeda và thành viên mujahideen khác từ các bộ phận khác nhau của thế giới Hồi giáo, từng chiến đấu trong hàng ngũ Taliban còn sống sót trong những ổ kháng cự dữ tợn trước kia, buộc Hoa Kỳ và các đồng minh phải có mặt ở A Phú Hãn. Osama Bin Laden và lãnh tụ Taliban Mullah Muhammad Omar vẫn còn chưa bị bắt.

Tháng 12, 2001, Hamid Karzai, một người Pastun (nhóm dân tộc chiếm đa số trong xứ) và lãnh tụ của thị tộc có 500.000 người dân quân hùng mạnh, được mời gọi làm người dứng đầu chính quyền lâm thời của A Phú Hãn. Tháng 6/2002, ông chính thức trở thành Tổng Thống A Phú Hãn. Hoa Kỳ duy trì khoảng 12.000 quân để đánh lại các tàn dư Taliban và al-Qaeda, và khoảng 31 nước cũng đóng góp vào các lực lượng gìn giữ hòa bình do Liên Hiệp Quóc đứng đàu. Năm 2003, sau khi Hoa Kỳ bỏ lực lượng quân sự chuyển sang chiến tranh Iraq, những cuộc tấn công vào quân lực do Hoa Kỳ cầm đầu trở nên mạnh hơn, khi phe Taliban và al Qeda tụ tập lại.

Tổng thống Hamid Karzai nắm giữ quyền lực vững bền, khi các lãnh tụ chiến tranh ở đào hầm hố vẫn tiếp tục thi thố kiểm soát trong vùng. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là những cuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên của A Phú Hãn vào tháng 10/200 bộc lộ rõ ràng một thành công. Mười triệu người A phú Hãn, hơn một phần ba đất nước đã được ghi tên bầu cử, kể cả hơn 40% các phụ nữ chọn lựa. Karzai được tuyên bố là người thắng cử tháng 11, và chiềm ấy 55% số phiếu cử tri, và nhiệmm kỳ bắt đầu vào tháng 12.

Tháng 5/2005, 17 người bị giết trong những vụ phản kháng chống Mỹ. Một tường thuật trong tờ Newsweek nói đến các lính gác Mỹ ở nhà tù tại Vịnh Guantánamo Cuba đã bang bổ nhục mạ kinh Koran. Tháng 9/2005, A Phú Hãn cho tổ chức các cuộc bầu cử nghị viên dân chủ đầu tiên trong hơn 25 năm.

Phe Taliban tiếp tục tấn công quân lính Hoa Kỳ suốt năm 2005 và 2006. Chính năm 2006 trở thành năm chết chóc nhiều nhất cho quân lính Hoa Kỳ, từ khi chiến tranh chấm dứt năm 2001. Năm 2004 và 2005, mức độ quân Mỹ tại A Phú Hãn đã dần dần tăng lên đến gần 18,000 từ số thấp là 10.000. Suốt mùa xuân 2006, quân lính Taliban - đó là một lực lượng có nhiều ngàn người – xâm nhập miền Nam A Phú Hãn, khủng bố dân làng địa phương và tấn công cả quân A Phú Hãn lẫn Hoa Kỳ.

Vào tháng Năm và Sáu, chiến dịch Mount Thrust được tung ra, triển khai hơn 10.000 quân A Phú Hãn và liên quân tại miền Nam. Khoảng 700 người, trong đó hầu hết là quân Taliban bị giết chết.Tháng 8/2006, quân NATO tổ chức nhiều cuộc hành quân ở Nam A Phú Hãn với liên minh do Hoa Kỳ cầm đầu. Đây là sứ mệnh A Phú Hãn của NATO được xem là nguy hiểm nhất mà NATO đảm lãnh trong lịch sử 57 năm.

Phe Taliban tăng cường tấn công mạnh mẽ vào cuối năm 2006 và sang năm 2007, với các binh sĩ vượt vào miền Đông A Phú Hãn từ các khu vực bộ tộc Pakistan.Chính quyền Pakistan không nhận là tình báo của nước này đã yểm trợ binh sĩ Hồi giáo, mặc dù có những báo cáo trái ngược từ các nhà ngoại giao và thông tấn phương Tây. Mullah Dadullah, một chỉ huy hành quân hàng đầu của Taliban từng tổ chức nhiều cuộc ám sát và bắt cóc, đã bị giết chết trong một cuộc tấn công ở tỉnh Helmand vào tháng 5/2007 do lực lượng an ninh A Phú Hãn, quân NATO và binh lính Mỹ cùng thực hiện.

II. Giáo Hội Công Giáo A Phú Hãn

Giáo Hội Công giáo tại A Phú Hãn là phần thuộc về Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu đưới lãnh đạo tinh thần của Đức Thánh Cha và Giáo Triều tại Rôma.

Có ít người Công giáo trong một xứ có nhiều người theo Đạo Hồi. Chỉ đúng có 100 tín đồ Công giáo tham dự thánh lể trong ngôi nhà nguyện độc nhất - và tự do tôn giáo đã khó có được trong thời gian mới đây, nhất là dưới chế độ Taliban. Ngày 16/52002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập một Phái Bộ Truyền Giáo Sui Juris cho A Phú Hãn, với cha Giuseppe Moretti làm bề trên đầu tiên. Ngôi nhà nguyện độc nhất trong xứ là ở trong Tòa Đại Sứ Ý tại Kabul. Năm 2004, các nhà truyền giáo Bác Ái đến Kabul để thi hành công tác nhân đạo.

Truyền thuyết từ ngụy thư Phúc Âm Thánh Tôma và nhiều tài liệu cũ gợi ý là Thánh Tôma có đến giảng đạo tại Bactria, nay là miền Bắc A Phú Hãn. Các tín đồ phái nestorianismus đã gây dựng Kitôgiáo trong vùng này. Các tín đồ Nestorius có 9 giám mục và giáo phận trong vùng, gồm có Herat (424-1307), Farah (544-1057) Kandahar và Balkh. Công cuộc thiết lập Giáo Hội đầu tiên của Giáo hội bị khuất phục do những cuộc xâm lăng Hồi giáo vào thế kỷ thứ VII, mặc dù lãnh thổ về cơ bản không bị người Hồi kiểm soát cho đến các thế kỷ IX và X. Vào năm 1581 và 1582 tường ứng, Dòng Tên và Montserrat Catalan cùng với Bento de Goes người Bồ được hoàng đế Akbar đón tiếp nồng ấm nhưng các tu sĩ Dòng Tên đã không hiện diện lâu trong xứ này.

Thế Kỷ XX

Nước Ý là quốc gia đầu tiên nhìn nhận nền độc lập của A Phú Hãn năm 1919, và chính quyền A Phú Hãn hỏi xem nên cám ơn nước Ý thế nào. Rôma xin được quyền xây dựng một nhà nguyện. Ngôi nhà nguyện đó cũng được các kỹ thuật gia quốc tế xin, lúc đang sống ở thủ đô A Phú Hãn. Điều khoản cho Ý được quyền xây dựng một nhà nguyện bên trong Tòa Đại Sứ cũng được ghi trong Hiệp Ước Ý Đại Lợi & A Phú Hãn năm 1921. Năm đó các tu sĩ dòng Barnabite bắt đầu đến chăm sóc mục vụ. Công việc mục vụ thực sự bắt đầu năm 1933, khi nhà nguyện các kỹ thuật gia quốc tế yêu cầu xây dựng. Trong thập niên 1950, ngôi nhà nguyện xi măng đơn sơ hoàn tất.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi có một “giải pháp công bàng” cho cuộc chiến tranh Xô Viết & A Phú Hãn trong thập niên 1980. Từ năm 1990 đến 1994, Cha Giuseppe Moretti là linh mục duy nhất tại A Phú Hãn, nhưng bị bó buộc phải rời bỏ năm 1994 sau khi bị trúng mảnh đạn và phải về Ý. Sau năm 1994, chỉ có các nữ tu Dòng Tiểu Muội Chúa Jesus được phép ở lại A Phú Hãn, khi họ đến đó từ năm 1955 và người ta biết đến công việc của họ.

Một viên chức từ chính quyền thân Cộng cuối cùng Mohammad Najibullah có đến thăm Linh mục Giuseppe Morett trong 1992. Ông hình dung phác họa một khu phức hợp nhỏ được bảo đảm là hề hấn gì. Tuy nhiên từ đó không có gì xẩy ra, vì tình hình chính trị ở A Phú Hãn có nhiều rắc rối - nội chiến leo thang, phe Taliban lến nắm quyền, và rồi mất nước, sau khi người Mỹ xâm lăng. Cha Moretti lại bị bó buộc phải chay trốn vì cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ, nhưng về sau cha trở lại tiếp sau những cuộc tấn công 11/9 ở Tòa Nhà Tháp Đôi New York. Viện Trợ Công giáo gủi đồ mặc, thực phẩm và giường nằm cho người tị nạn trở về và những người tản cư trong nước. Họ cũng mua các thứ dụng cụ yểm trợ nhà trường cho trẻ em trở lại trường học.

Thời Kỳ Hậu-Taliban

Các nữ tu truyền giáo Bác Ái cầu nguyện cho trẻ em đường phố trong nhà riêng

Thánh lễ đầu tiên sau chín năm được cử hành ngày 27/1/2002 cho các thành viên của Lực Lượng An Ninh Quốc Tế, và nhửng thành viên khác của nhiều cơ quan quốc tế. Ngày 16/5/2002 một phái bộ truyền giáo Sui Juris đươc thành lập cho toàn thể A Phú Hãn. Chỉ có một nhà nguyện hoạt động trong xứ và đó là nhà nguyện của Tòa Đại Sứ Ý. Các Dự Án về một phái bộ truyền giáo mới là Một Trường Hòa Bình cho 500 học viên bắt đầu xây dựng thàng 8/2003 theo tiêu chuẩn châu Âu. Ba nữ tu cũng làm việc với các người khuyết tật tâm thần trong thủ đô, dạy những người bất thường về não biết cách đi cầu và tự ăn uống thế nào.

Cộng đồng nhỏ trải qua một thời kỳ khủng hoảng trong lúc diễn ra vụ bắt cóc Clementina Cantoni ngày 17/5/2005. Chị là một nhân viên của tổ chức Care International. Bốn người có vũ khí bắt cóc chị tại Kabul, khi chị đang đi đến xe của chị. Các nữ tu từ Hội Dòng Truyền Giáo Bác Ái đã cho làm phép nhà của họ ngày 9/5/2006, và bắt đầu nhận các trẻ em đường phố. Người ta cũng sợ rằng bộ y phục trắng xanh rõ rệt của nữ tu có thể làm cho họ phải đứng riêng rẽ và bị những người Hồi giáo quấy nhiễu, nhưg kỷ luật dòng của các chị thường đươc mọi người trọng nể.

Dịch Vụ Cứu Trợ của Dòng Tên JRS cũng xin gia nhập số các dòng tu đang gia tăng trong xứ. JRS vừa mới mở một trường kỹ thuật ở Herat cho 500 học viên kể cả 120 các thiếu nữ. Có nỗ lực để bắt đầu những cuộc đối thoại liên tôn với lãnh đạo Hồi Giáo của Tòa Án tối Cao A Phú Hãn, Mullah Fazul Shinwari. Ông này có tham dự lễ khánh thành phái bộ và tỏ ý ông ước ao được gặp Đức Giáo Hoàng.

Cộng đồng Công giáo A Phú Hãn chủ yếu vẫn là những tín đồ ngoại quốc, nhất là những cán bộ viện trợ. Hiện nay không có người A Phú Hãn nào thuộc về Giáo Hội. Chủ yếu vì áp lực lớn lao của xã hội và luật pháp, họ không theo tôn giáo khác không phải là Hồi giáo. Một số người A Phú Hãn đã theo đạo, khi ở hải ngoại, nhưng họ giữ kín khi trở về nước. Dù vậy, cộng đoàn đã phát triển từ chỉ mấy nữ tu lên đến một cộng đoàn đông đảo tham dự thánh lễ Chủ Nhật có khoảng 100 người.

Các quan hệ với chính quyền A Phú Hãn mới là tích cực, chẳng hạn Tổng thống Hamid Karzai dự lễ tang Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và chúc mừng Đức Giáo Hoàng Benedicto nhan dịp ngài được bầu. Sứ thần Tòa Thánh tại Pakistan đế thăm A Phú Hãn năm 2005 và chủ tế Thánh Lễ tại nhà nguyện Tòa Đại Sứ Ý với một đám đông các viên chức Công giáo, hy vọng các quan hệ ngoại giao chính thức và Giáo Hội Công giáo công khai sẽ có thể có trong tương lai.

Tài Liệu

http://info.jesuit.org.au/info/modules.php?name=News&file=article&sid=413

http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Afghanistan