HÀ NỘI - Chúng tôi được theo chân Đức Tổng Giám mục Hà Nội lên rừng làm lễ Noel 2009 trong niềm phấn khởi trước một chuyến đi xa với nhiều háo hức, lạ lẫm.
Hình ảnh Thánh lễ Dêm Noel tại Mường Riệc
Trở lại với những người nghèo khổ
Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt ngay từ khi ở Lạng Sơn đã được xem là vị giám mục duy nhất trong đêm Noel cử hành Thánh lễ hai nơi cách nhau mấy chục cây số đường rừng. Đơn giản chỉ vì khi ở đó, Giám mục, linh mục đoàn giáo phận chỉ có… duy nhất một mình Ngài.
Khi đã chuyển về Hà Nội phồn hoa, rực rỡ ánh đèn lại còn biết bao nhiêu công việc nặng nề mệt mỏi của một Tổng Giám mục đứng đầu giáo phận Thủ đô và Giáo tỉnh miền Bắc với đông đảo đội ngũ linh mục, tu sỹ, giáo dân… thì những việc đó tưởng như đã xa vời?
Nhưng, với Đức Tổng Giuse tình thương của Ngài đối với những người đau khổ, những người dân thiểu số vùng rừng núi, nơi mà ánh sáng Tin mừng rọi đến cũng khó khăn hơn vẫn không hề suy giảm.
Khẩu hiệu “Chạnh lòng thương” của Đức Tổng Giuse khi lên ngôi vị Giám mục vẫn thôi thúc Ngài.
Vì vậy, vào những dịp trọng đại như Giáng sinh hay năm mới, thay vì ở lại Tòa TGM để nhận những lời chúc tụng, để hưởng sự phồn hoa, để nhận những bó hoa và lời khen ngợi, thì Ngài đã âm thầm lên đường đến với từng vùng đất, từng nhóm giáo hữu nghèo khó và đang trong sự tăm tối nhiều mặt cả cuộc sống kinh tế và Tin mừng.
Trong suốt cả chuyến đi, tôi cứ nghĩ mãi về một điều: Khi những người cộng sản chuyển từ rừng núi về Thủ đô, một nhà thơ cộng sản đã thay lời những người dân miền sơn cước để nói lên như sau:
Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? (Tố Hữu – Trích Việt Bắc)
Chỉ sau một thời gian ngắn, người ta đã có câu trả lời từ bài thơ mô tả chân dung nhà thơ đó:
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây. (Xuân Sách – Chân dung nhà văn)
Đó là sự khác biệt giữa những người đầy tớ nhân dân, những người luôn từ nhận “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu…” cùng muôn vàn từ hoa mỹ khác… Và ở đây, những người được gọi là các “chủ chăn” - nhưng những ông chủ này đang sống với tinh thần “ta đến để phục vụ mà không phải là để được phục vụ”.
Chuyến đi chiều Noel
Đoàn chúng tôi rời Hà Nội khi trời bắt đầu về chiều, vượt qua những đoạn đường đầy xe cộ ồn ào bụi bặm, xe đưa chúng tôi lên vùng núi Hòa Bình. Dọc đường đi, thảng hoặc qua các xứ đạo mới thấy không khí Noel với đèn ông sao trang hoàng quanh các nhà thờ, trước cửa gia đình giáo dân, còn núi rừng vẫn âm u xám xịt bởi trời chiều thiếu nắng. Trên tuyến đường, những chiếc xe máy phóng ào ào bạt tử không mũ không nón chở ba người cứ lao vùn vụt, những con đường Tây Bắc vẫn lặng lẽ như không có hề hay biết gì đến không khí rộn rã nơi đô thành.
Đoàn chúng tôi đi sau chiếc xe của Đức Tổng dẫn dầu, cả đoạn đường dài người lái xe chưa thạo đường đã bị lạc lối hơn cả chục cây số phải quay đầu lại vừa đi vừa hỏi đường lên Mường Cắt, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn của Tỉnh Hòa Bình.
Dọc đường đi, trời tối dần, chúng tôi qua các thị trấn rồi tiến vào những đoạn đường núi lên dốc lại xuống đèo. Chỉ có đoạn đường khoảng 150km mà chúng tôi đi mất gần 4 tiếng đồng hồ. Những khúc quanh co, đèo dốc làm các cháu sinh viên đua nhau nôn thốc nôn tháo.
Con đường quanh co dẫn chúng tôi đi qua những khu đồi trọc và những thung lũng chưa đến mùa gieo cấy, những đồi sắn, vườn cây lấp loáng sau ánh đèn xe và bên kia sườn đồi thấp thoáng những ngôi nhà im ắng trong buổi chiều cô tịch.
Qua nhiều chặng đường bật nẩy người bởi những khúc ngoặt, bởi những cú lắc, cuối cùng thì cũng đến nơi có những nhà dân hai bên đường trang trí những ngôi sao bằng đèn màu. Từ xa, ngôi sao sáng bằng những bóng đèn neon ghép lại như ngôi sao nào trong đêm Giáng sinh đã chỉ đường cho Ba Vua đến thờ lạy con Thiên Chúa Giáng trần thì nay đã dẫn chúng tôi đến xứ Mường Riệc.
Nhà thờ Mường Riệc đang được xây dựng lại khá đẹp, giáo dân tiếp chúng tôi hết sức vui mừng, phấn khởi khi nói về công trình này với tất cả niềm tự hào và hi vọng của họ. Giáo dân ở đây cho biết, mới mấy năm gần đây, chúng tôi giữ lại được khu đất này để làm nhà thờ, còn trên Mường Cắt thì đã bị lấy làm của công, mới xây được ngôi nhà tạm chỉ hơn một năm nay thôi.
Đến Mường Riệc, chưa kịp nghỉ ngơi, chúng tôi vội vàng vào khu nhà xứ dùng cơm tối giáo dân đã chuẩn bị sẵn tại đó. Bữa cơm đã ghi dấu ấn nhiều kỷ niệm, đó là bữa cơm không có đèn, mỗi mâm cơm chỉ có một cây nến, mọi người vừa ăn vừa… mò.
Mường Cắt cách Mường Riệc khoảng 4km. Ở đó đã chuẩn bị một sân khấu để cho TGM dâng Thánh lễ Noel đầu tiên ở đây.
Lịch sử Xứ đạo Mường Cắt là một lịch sử đầy đau thương, giáo dân ở đây đa số là người Mường.
Như bất cứ xứ họ đạo nào trên đất nước này thời Cộng sản, câu chuyện về tài sản, đất đai ở đây cũng là câu chuyện dài kỳ. Mường Cắt xa xôi, heo hút, đất đai mênh mông rộng lớn nhưng đất đai tài sản nhà thờ cũng không thoát khỏi cảnh bị chiếm đoạt.
Khu nhà thờ gồm cả nhà xứ, nhà nguyện và một số hạng mục khác phục vụ cộng đồng ở đây từ lâu đời. Bỗng nhiên, một ngày xấu trời, giáo dân lặng người nhìn người ta tháo nhà xứ để xây dựng “nhà văn hóa”? (Rồi sẽ đến một lúc nào đó, người ta phải định nghĩa lại những mỹ từ “văn hóa” “thư viện” “công viên” “vườn hoa” một cách cẩn thận hơn, sau khi những công trình này được xây dựng trên sự cướp chiếm và cưỡng đoạt bằng bạo lực, để các thế hệ sau không hiểu sai những ý nghĩa nguyên thủy của những từ ngữ đẹp đẽ đó).
Giải thích cho việc chiếm đoạt đó, nhà cầm quyền đã bằng nhiều cách rằng thì là do một vài giáo dân hiến tặng, rằng thì là đã làm nhà văn hóa chung… Nhưng với người dân, dù họ là những người dân tộc ít người hiền lành thật thà thì đó chỉ là những trò lừa con trẻ và họ đã đấu tranh bền bỉ đến nay.
Còn nhớ cách đây vài ba năm, khi Đức Tổng đến Mường Riệc cho một số trẻ em chịu phép Thêm sức, có ý thăm Mường Cắt và cha xứ đã báo trước cho bên quản lý “nhà văn hóa” họ đồng ý mở cửa khu vực đó để Đức Tổng vào viếng nhà thờ. Nhưng đến giờ Đức Tổng xuống họ trốn biệt, đành đứng ngoài trông vào mà thôi.
Đến nay, linh mục quản xứ đã nhiều lần làm việc với chính quyền Hòa Bình và họ cũng đã nhiều lần hứa giải quyết. Nhưng, để thực hiện lời hứa thì hãy cứ… đợi.
Vì vậy mà đêm nay, giáo dân Mường Cắt đón Đức Tổng và đón Chúa Hài đồng Giáng sinh ngoài bãi đất trống cạnh ngôi nhà thờ đơn sơ bé nhỏ và “nhà văn hóa” mốc meo.
Nhìn ngôi hang đá đơn sơ được rải bằng những lá dương xỉ, lá rừng… đặt Chúa Hài đồng bên cạnh ngôi nhà Văn hóa treo những lá cờ búa liềm đã bạc phếch mà tôi thấy thật hài hước cho cái “Văn hóa” mà người ta đã cố công dựng lên ở đây. Phải chăng đó là thứ văn hóa nhục mạ cộng đồng tôn giáo, là thứ văn hóa chiếm đoạt bất chấp lẽ phải, sự công bằng? Mỗi lần cán bộ đến nhà văn hóa này, nhìn sang ngôi nhà thờ bé nhỏ, xiêu vẹo thì những người cán bộ đó thấm nhuần thứ văn hóa gì?
Thật lạ là bên bậc thềm của sân khấu Giáng sinh ở Mường Cắt, tôi thấy có hai lẵng hoa khá đẹp, một của Công an tỉnh Hòa Bình, một của Tỉnh Ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Tỉnh Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh. Không rõ những lẵng hoa này được mang từ đâu tới, nhưng nó đã hiện diện nơi đây.
Hi vọng rằng với sự hữu nghị và tôn trọng này từ phía chính quyền Cộng sản Hòa Bình đối với giáo dân, thì xứ đạo Mường Cắt sẽ sớm được thỏa nguyện điều đơn giản nhất là nơi thờ tự của mình sẽ trở về để họ thực hiện điều mà nhà nước luôn nói “quyền tự do tôn giáo luôn được tôn trọng và tạo điều kiện”.
Đón tiếp Đức Tổng Giám mục Giuse là toàn thế giáo dân Mường Cắt, họ đã tưng bừng hồ hởi đón “Đấng nhân danh Chúa mà đến” với tất cả sự thô sơ, mộc mạc như chính tấm lòng của họ.
Những món quà giáo dân Mường Cắt mang đến tặng Đức Tổng và đoàn là vài chai mật ong và một bao tải sắn củ. Thật là lễ bạc lòng thành, đó mới là điều đáng quý.
Thánh lễ đêm Noel được cử hành thật sốt sắng và cảm động giữa trời đêm miền núi rừng. Hàng ngàn con người ngồi giữa bãi nhìn lên sân khấu như nuốt lấy từng lời của Đức Tổng. Họ tỏ sự vui mừng bằng tất cả những gì có thể, họ hân hoan khi được chính Đức Tổng nói rằng: “Mường Cắt hôm nay, như Betlehem xưa, nơi nghèo nàn đơn sơ nhưng đã được Chúa chúc phúc, mọi Thiên thần, mọi tâm hồn, thần thánh đổ về đó vì nơi đó có Chúa giáng trần. Hôm nay, các anh chị em giáo hữu cũng rời bỏ nơi đô thị phồn hoa về đây với Mường Cắt để đón Chúa Hài đồng”.
Đức Tổng cũng đã chia sẻ: “Ước mong, trong Năm Thánh, anh chị em sẽ đem bình an của Chúa đến với tất cả mọi người chung sống ở đây, dù không cùng tôn giáo, không cùng chính kiến và cả chính quyền nữa để nơi đây luôn tràn ngập bình an và tình yêu thương, để Thiên Chúa được vinh danh ở đây. Đó là những điều chúng ta cầu xin với Chúa và là những điều chúng tôi cầu chúc cho anh chị em”.
Giữa đêm núi rừng miền Tây Bắc, tôi rưng rưng xúc động khi ca đoàn cất lên bài hát: “Như đàn chiên lừa bên Người, đời con cũng tay không Người ơi, hương trầm chẳng có mà dâng, lấy chi lầu cao sang êm đềm. Thấp hèn con đến bên người để nghe Chúa nói lời Tình yêu”.
Lời hát đã nói hộ tất cả tấm lòng giáo dân Mường Cắt hôm nay đối với Thiên Chúa nói chung và đối với Đức Tổng nói riêng. Giữa vùng núi non cô tịch và âm u, tiếng hát như vọng mãi tới Trời cao, nơi đang đổ xuống những giọt sương ngày càng nặng hạt. Đoàn kèn từ dưới xuôi đưa lên tấu những khúc nhạc Noel hùng tráng, càng làm cho không khí đêm Noel Mường Cắt hôm nay càng trở nên linh thánh.
Có lẽ chưa bao giờ giáo dân Mường Cắt được có một Thánh lễ và một đêm Noel như thế.
Sau Thánh Lễ, Đức Tổng phát quà cho những người tham dự Thánh lễ hôm đó không phân biệt tôn giáo. Tất cả hân hoan, phấn khởi và hết sức xúc động bên vị Cha chung hôm nay đã đến với họ trong cảnh khó nghèo.
Đoàn cồng chiêng của đồng bào Mường đánh những điệu cồng chiêng mừng quý khách và chào đón Noel, không có một điều gì đáng tiếc xảy ra dù phía ngoài, nhiều cán bộ, nhiều dân phòng đứng xem lễ.
Bước lên xe trở về Hà Nội trong đêm, chúng tôi cảm nhận được một điều đơn giản là niềm vui đâu chỉ có nơi chốn đô thị phồn hoa. Chính Đức Tổng đã tìm được niềm vui, niềm vui tận hiến của Ngài khi dấn thân phục vụ và phục vụ những người nghèo khổ, khó khăn nhất, biết đau trước nỗi đau của họ, biết “chạnh lòng thương” với những gian truân, vất vả của những con người ở những nơi này.
Trên chuyến xe trở về Hà Nội, câu hát trong Thánh lễ cứ vang ngân mãi trong chúng tôi: “Dâng người bánh rượu thơm nồng tựa hơi ấm trong đêm mùa đông. Dâng người một chút cỏ non chắn che từng cơn gió đông về, dâng người câu hát êm nhẹ để ru Chúa Chúa Hài đồng ơi…”
Đoàn xe về đến Tòa Tổng Giám mục Hà Nội lúc Thánh lễ Giáng sinh tại Nhà thờ lớn do Đức Giám mục Phụ tá Laurenxo Chu Văn Minh đã bắt đầu. Bỗng nhiên nhớ lại giờ này năm ngoái, tôi đang đứng trước “lệnh giới nghiêm của chủ tịch Phường Quyết Thắng”, Thành phố Sơn La. Đêm nay trên đó đã có Thánh lễ Giáng sinh đêm Noel lần đầu tiên được thuận lợi.
Nguyện xin Chúa Hài Đồng mang đến cho Tổ quốc này, đất nước này và những con dân Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, công lý được sớm có đầy đủ sự yên bình và hạnh phúc như thông điệp yêu thương mà Chúa gửi đến trần gian trong mùa Giáng sinh.
Hà Nội Noel 2009
Hình ảnh Thánh lễ Dêm Noel tại Mường Riệc
Trở lại với những người nghèo khổ
Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt ngay từ khi ở Lạng Sơn đã được xem là vị giám mục duy nhất trong đêm Noel cử hành Thánh lễ hai nơi cách nhau mấy chục cây số đường rừng. Đơn giản chỉ vì khi ở đó, Giám mục, linh mục đoàn giáo phận chỉ có… duy nhất một mình Ngài.
Khi đã chuyển về Hà Nội phồn hoa, rực rỡ ánh đèn lại còn biết bao nhiêu công việc nặng nề mệt mỏi của một Tổng Giám mục đứng đầu giáo phận Thủ đô và Giáo tỉnh miền Bắc với đông đảo đội ngũ linh mục, tu sỹ, giáo dân… thì những việc đó tưởng như đã xa vời?
Nhưng, với Đức Tổng Giuse tình thương của Ngài đối với những người đau khổ, những người dân thiểu số vùng rừng núi, nơi mà ánh sáng Tin mừng rọi đến cũng khó khăn hơn vẫn không hề suy giảm.
Khẩu hiệu “Chạnh lòng thương” của Đức Tổng Giuse khi lên ngôi vị Giám mục vẫn thôi thúc Ngài.
Vì vậy, vào những dịp trọng đại như Giáng sinh hay năm mới, thay vì ở lại Tòa TGM để nhận những lời chúc tụng, để hưởng sự phồn hoa, để nhận những bó hoa và lời khen ngợi, thì Ngài đã âm thầm lên đường đến với từng vùng đất, từng nhóm giáo hữu nghèo khó và đang trong sự tăm tối nhiều mặt cả cuộc sống kinh tế và Tin mừng.
Trong suốt cả chuyến đi, tôi cứ nghĩ mãi về một điều: Khi những người cộng sản chuyển từ rừng núi về Thủ đô, một nhà thơ cộng sản đã thay lời những người dân miền sơn cước để nói lên như sau:
Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông, còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? (Tố Hữu – Trích Việt Bắc)
Chỉ sau một thời gian ngắn, người ta đã có câu trả lời từ bài thơ mô tả chân dung nhà thơ đó:
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việt Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây. (Xuân Sách – Chân dung nhà văn)
Đó là sự khác biệt giữa những người đầy tớ nhân dân, những người luôn từ nhận “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu…” cùng muôn vàn từ hoa mỹ khác… Và ở đây, những người được gọi là các “chủ chăn” - nhưng những ông chủ này đang sống với tinh thần “ta đến để phục vụ mà không phải là để được phục vụ”.
Chuyến đi chiều Noel
Đoàn chúng tôi rời Hà Nội khi trời bắt đầu về chiều, vượt qua những đoạn đường đầy xe cộ ồn ào bụi bặm, xe đưa chúng tôi lên vùng núi Hòa Bình. Dọc đường đi, thảng hoặc qua các xứ đạo mới thấy không khí Noel với đèn ông sao trang hoàng quanh các nhà thờ, trước cửa gia đình giáo dân, còn núi rừng vẫn âm u xám xịt bởi trời chiều thiếu nắng. Trên tuyến đường, những chiếc xe máy phóng ào ào bạt tử không mũ không nón chở ba người cứ lao vùn vụt, những con đường Tây Bắc vẫn lặng lẽ như không có hề hay biết gì đến không khí rộn rã nơi đô thành.
Đoàn chúng tôi đi sau chiếc xe của Đức Tổng dẫn dầu, cả đoạn đường dài người lái xe chưa thạo đường đã bị lạc lối hơn cả chục cây số phải quay đầu lại vừa đi vừa hỏi đường lên Mường Cắt, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn của Tỉnh Hòa Bình.
Dọc đường đi, trời tối dần, chúng tôi qua các thị trấn rồi tiến vào những đoạn đường núi lên dốc lại xuống đèo. Chỉ có đoạn đường khoảng 150km mà chúng tôi đi mất gần 4 tiếng đồng hồ. Những khúc quanh co, đèo dốc làm các cháu sinh viên đua nhau nôn thốc nôn tháo.
Con đường quanh co dẫn chúng tôi đi qua những khu đồi trọc và những thung lũng chưa đến mùa gieo cấy, những đồi sắn, vườn cây lấp loáng sau ánh đèn xe và bên kia sườn đồi thấp thoáng những ngôi nhà im ắng trong buổi chiều cô tịch.
Qua nhiều chặng đường bật nẩy người bởi những khúc ngoặt, bởi những cú lắc, cuối cùng thì cũng đến nơi có những nhà dân hai bên đường trang trí những ngôi sao bằng đèn màu. Từ xa, ngôi sao sáng bằng những bóng đèn neon ghép lại như ngôi sao nào trong đêm Giáng sinh đã chỉ đường cho Ba Vua đến thờ lạy con Thiên Chúa Giáng trần thì nay đã dẫn chúng tôi đến xứ Mường Riệc.
Nhà thờ Mường Riệc đang được xây dựng lại khá đẹp, giáo dân tiếp chúng tôi hết sức vui mừng, phấn khởi khi nói về công trình này với tất cả niềm tự hào và hi vọng của họ. Giáo dân ở đây cho biết, mới mấy năm gần đây, chúng tôi giữ lại được khu đất này để làm nhà thờ, còn trên Mường Cắt thì đã bị lấy làm của công, mới xây được ngôi nhà tạm chỉ hơn một năm nay thôi.
Đến Mường Riệc, chưa kịp nghỉ ngơi, chúng tôi vội vàng vào khu nhà xứ dùng cơm tối giáo dân đã chuẩn bị sẵn tại đó. Bữa cơm đã ghi dấu ấn nhiều kỷ niệm, đó là bữa cơm không có đèn, mỗi mâm cơm chỉ có một cây nến, mọi người vừa ăn vừa… mò.
Mường Cắt cách Mường Riệc khoảng 4km. Ở đó đã chuẩn bị một sân khấu để cho TGM dâng Thánh lễ Noel đầu tiên ở đây.
Lịch sử Xứ đạo Mường Cắt là một lịch sử đầy đau thương, giáo dân ở đây đa số là người Mường.
Như bất cứ xứ họ đạo nào trên đất nước này thời Cộng sản, câu chuyện về tài sản, đất đai ở đây cũng là câu chuyện dài kỳ. Mường Cắt xa xôi, heo hút, đất đai mênh mông rộng lớn nhưng đất đai tài sản nhà thờ cũng không thoát khỏi cảnh bị chiếm đoạt.
Khu nhà thờ gồm cả nhà xứ, nhà nguyện và một số hạng mục khác phục vụ cộng đồng ở đây từ lâu đời. Bỗng nhiên, một ngày xấu trời, giáo dân lặng người nhìn người ta tháo nhà xứ để xây dựng “nhà văn hóa”? (Rồi sẽ đến một lúc nào đó, người ta phải định nghĩa lại những mỹ từ “văn hóa” “thư viện” “công viên” “vườn hoa” một cách cẩn thận hơn, sau khi những công trình này được xây dựng trên sự cướp chiếm và cưỡng đoạt bằng bạo lực, để các thế hệ sau không hiểu sai những ý nghĩa nguyên thủy của những từ ngữ đẹp đẽ đó).
Giải thích cho việc chiếm đoạt đó, nhà cầm quyền đã bằng nhiều cách rằng thì là do một vài giáo dân hiến tặng, rằng thì là đã làm nhà văn hóa chung… Nhưng với người dân, dù họ là những người dân tộc ít người hiền lành thật thà thì đó chỉ là những trò lừa con trẻ và họ đã đấu tranh bền bỉ đến nay.
Còn nhớ cách đây vài ba năm, khi Đức Tổng đến Mường Riệc cho một số trẻ em chịu phép Thêm sức, có ý thăm Mường Cắt và cha xứ đã báo trước cho bên quản lý “nhà văn hóa” họ đồng ý mở cửa khu vực đó để Đức Tổng vào viếng nhà thờ. Nhưng đến giờ Đức Tổng xuống họ trốn biệt, đành đứng ngoài trông vào mà thôi.
Đến nay, linh mục quản xứ đã nhiều lần làm việc với chính quyền Hòa Bình và họ cũng đã nhiều lần hứa giải quyết. Nhưng, để thực hiện lời hứa thì hãy cứ… đợi.
Vì vậy mà đêm nay, giáo dân Mường Cắt đón Đức Tổng và đón Chúa Hài đồng Giáng sinh ngoài bãi đất trống cạnh ngôi nhà thờ đơn sơ bé nhỏ và “nhà văn hóa” mốc meo.
Nhìn ngôi hang đá đơn sơ được rải bằng những lá dương xỉ, lá rừng… đặt Chúa Hài đồng bên cạnh ngôi nhà Văn hóa treo những lá cờ búa liềm đã bạc phếch mà tôi thấy thật hài hước cho cái “Văn hóa” mà người ta đã cố công dựng lên ở đây. Phải chăng đó là thứ văn hóa nhục mạ cộng đồng tôn giáo, là thứ văn hóa chiếm đoạt bất chấp lẽ phải, sự công bằng? Mỗi lần cán bộ đến nhà văn hóa này, nhìn sang ngôi nhà thờ bé nhỏ, xiêu vẹo thì những người cán bộ đó thấm nhuần thứ văn hóa gì?
Thật lạ là bên bậc thềm của sân khấu Giáng sinh ở Mường Cắt, tôi thấy có hai lẵng hoa khá đẹp, một của Công an tỉnh Hòa Bình, một của Tỉnh Ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Tỉnh Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh. Không rõ những lẵng hoa này được mang từ đâu tới, nhưng nó đã hiện diện nơi đây.
Hi vọng rằng với sự hữu nghị và tôn trọng này từ phía chính quyền Cộng sản Hòa Bình đối với giáo dân, thì xứ đạo Mường Cắt sẽ sớm được thỏa nguyện điều đơn giản nhất là nơi thờ tự của mình sẽ trở về để họ thực hiện điều mà nhà nước luôn nói “quyền tự do tôn giáo luôn được tôn trọng và tạo điều kiện”.
Đón tiếp Đức Tổng Giám mục Giuse là toàn thế giáo dân Mường Cắt, họ đã tưng bừng hồ hởi đón “Đấng nhân danh Chúa mà đến” với tất cả sự thô sơ, mộc mạc như chính tấm lòng của họ.
Những món quà giáo dân Mường Cắt mang đến tặng Đức Tổng và đoàn là vài chai mật ong và một bao tải sắn củ. Thật là lễ bạc lòng thành, đó mới là điều đáng quý.
Thánh lễ đêm Noel được cử hành thật sốt sắng và cảm động giữa trời đêm miền núi rừng. Hàng ngàn con người ngồi giữa bãi nhìn lên sân khấu như nuốt lấy từng lời của Đức Tổng. Họ tỏ sự vui mừng bằng tất cả những gì có thể, họ hân hoan khi được chính Đức Tổng nói rằng: “Mường Cắt hôm nay, như Betlehem xưa, nơi nghèo nàn đơn sơ nhưng đã được Chúa chúc phúc, mọi Thiên thần, mọi tâm hồn, thần thánh đổ về đó vì nơi đó có Chúa giáng trần. Hôm nay, các anh chị em giáo hữu cũng rời bỏ nơi đô thị phồn hoa về đây với Mường Cắt để đón Chúa Hài đồng”.
Đức Tổng cũng đã chia sẻ: “Ước mong, trong Năm Thánh, anh chị em sẽ đem bình an của Chúa đến với tất cả mọi người chung sống ở đây, dù không cùng tôn giáo, không cùng chính kiến và cả chính quyền nữa để nơi đây luôn tràn ngập bình an và tình yêu thương, để Thiên Chúa được vinh danh ở đây. Đó là những điều chúng ta cầu xin với Chúa và là những điều chúng tôi cầu chúc cho anh chị em”.
Giữa đêm núi rừng miền Tây Bắc, tôi rưng rưng xúc động khi ca đoàn cất lên bài hát: “Như đàn chiên lừa bên Người, đời con cũng tay không Người ơi, hương trầm chẳng có mà dâng, lấy chi lầu cao sang êm đềm. Thấp hèn con đến bên người để nghe Chúa nói lời Tình yêu”.
Lời hát đã nói hộ tất cả tấm lòng giáo dân Mường Cắt hôm nay đối với Thiên Chúa nói chung và đối với Đức Tổng nói riêng. Giữa vùng núi non cô tịch và âm u, tiếng hát như vọng mãi tới Trời cao, nơi đang đổ xuống những giọt sương ngày càng nặng hạt. Đoàn kèn từ dưới xuôi đưa lên tấu những khúc nhạc Noel hùng tráng, càng làm cho không khí đêm Noel Mường Cắt hôm nay càng trở nên linh thánh.
Có lẽ chưa bao giờ giáo dân Mường Cắt được có một Thánh lễ và một đêm Noel như thế.
Sau Thánh Lễ, Đức Tổng phát quà cho những người tham dự Thánh lễ hôm đó không phân biệt tôn giáo. Tất cả hân hoan, phấn khởi và hết sức xúc động bên vị Cha chung hôm nay đã đến với họ trong cảnh khó nghèo.
Đoàn cồng chiêng của đồng bào Mường đánh những điệu cồng chiêng mừng quý khách và chào đón Noel, không có một điều gì đáng tiếc xảy ra dù phía ngoài, nhiều cán bộ, nhiều dân phòng đứng xem lễ.
Bước lên xe trở về Hà Nội trong đêm, chúng tôi cảm nhận được một điều đơn giản là niềm vui đâu chỉ có nơi chốn đô thị phồn hoa. Chính Đức Tổng đã tìm được niềm vui, niềm vui tận hiến của Ngài khi dấn thân phục vụ và phục vụ những người nghèo khổ, khó khăn nhất, biết đau trước nỗi đau của họ, biết “chạnh lòng thương” với những gian truân, vất vả của những con người ở những nơi này.
Trên chuyến xe trở về Hà Nội, câu hát trong Thánh lễ cứ vang ngân mãi trong chúng tôi: “Dâng người bánh rượu thơm nồng tựa hơi ấm trong đêm mùa đông. Dâng người một chút cỏ non chắn che từng cơn gió đông về, dâng người câu hát êm nhẹ để ru Chúa Chúa Hài đồng ơi…”
Đoàn xe về đến Tòa Tổng Giám mục Hà Nội lúc Thánh lễ Giáng sinh tại Nhà thờ lớn do Đức Giám mục Phụ tá Laurenxo Chu Văn Minh đã bắt đầu. Bỗng nhiên nhớ lại giờ này năm ngoái, tôi đang đứng trước “lệnh giới nghiêm của chủ tịch Phường Quyết Thắng”, Thành phố Sơn La. Đêm nay trên đó đã có Thánh lễ Giáng sinh đêm Noel lần đầu tiên được thuận lợi.
Nguyện xin Chúa Hài Đồng mang đến cho Tổ quốc này, đất nước này và những con dân Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, công lý được sớm có đầy đủ sự yên bình và hạnh phúc như thông điệp yêu thương mà Chúa gửi đến trần gian trong mùa Giáng sinh.
Hà Nội Noel 2009