Theo tin Zenit ngày 10 tháng 6, trong buổi tiếp nhận ủy nhiệm thư của tân đại sứ Syria bên cạnh Tòa Thánh, Hussan Edin Aala, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI thúc giục chính phủ Syria tôn trọng các cố gắng của công dân họ dành cho việc cải tổ và việc tìm ra giải pháp cho cuộc tranh chấp hiện nay trong một bầu khí khoan dung, sống chung và hoà giải.
Kể từ tháng Ba, cuộc đàn áp đẫm máu người biều tình của các lực lượng chính phủ đã gây ra cái chết cho hơn 1,200 người, trong đó có 77 trẻ em, chỉ vì những người này đòi chấm dứt chế độ cai trị của Tổng Thống Bashar al-Assad. Hôm nay, con số tử vong còn lên cao hơn nữa, khi lực lượng an ninh Syria nã súng vào những người biều tình đòi dân chủ tại nhiều nơi trên khắp Syria, làm cho khoảng 32 người thiệt mạng.
Không nhắc tới “Mùa Xuân Ả Rập”, một kiểu nói dùng để mô tả các phong trào chống chính phủ tại Trung Đông, Đức Thánh Cha nhận định rằng “các biến cố trong các tháng qua […] cho thấy ước nguyện muốn có một tương lai tốt hơn trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, và đời sống xã hội”.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Người ta hết sức mong ước thấy diễn biến trên đừng diễn ra trong bầu không khí bất khoan dung, kỳ thị, hay tranh chấp và càng không nên bạo lực, nhưng đúng hơn trong một bầu không khí tuyệt đối tôn trọng sự thật, sống chung, các quyền chính đáng của cá nhân cũng như tập thể, và bầu khí hòa giải. Đó chính là các nguyên tắc cần hướng dẫn các nhà cầm quyền. Họ nên luôn tâm niệm các hoài mong của xã hội dân sự cũng như các hướng dẫn quốc tế”.
Hợp nhất
Đức Bênêđíctô XVI cũng nhắc tới việc xây dựng sự hợp nhất quốc gia, mà theo ngài, cần phải được xây dựng “theo phương thức lâu bền biết nhìn nhận tính trung tâm và phẩm giá của con người nhân bản”. Theo Đức Thánh Cha, “con đường dẫn đến hợp nhất và ổn định trong mọi quốc gia phải đi qua việc nhìn nhận phẩm giá không thể chuyển nhượng của mỗi một con người nhân bản. Bởi thế, phẩm giá này phải được đặt ở tâm điểm mọi định chế, mọi luật lệ và mọi hành động của các xã hội”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới tầm quan trọng có tính yếu tính của việc phát huy ích chung “gạt qua một bên mọi quyền lợi cá nhân hay đảng phái”. Mặt khác, con đường biết lắng nghe, đối thoại và hợp tác phải được nhìn nhận như là phương thế để các thành viên khác nhau của xã hội có thể so sánh các quan điểm của mình hòng đạt được sự nhất trí về sự thật liên quan tới các giá trị và cùng đích đặc thù.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến sự đóng góp đáng kể của Kitô Giáo tại Syria, sự đóng góp mà ngài cho rằng, “theo truyền thống vốn là một điển hình của khoan dung, hòa hợp, và liên hệ thân hữu giữa các Kitô hữu và người Hồi Giáo”. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha cho rằng Syria, ngay từ khởi nguyên Kitô Giáo, vẫn là một nơi quan yếu đối với Kitô hữu. Vì nhờ gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh trên đường tới Damascus, mà Thánh Phaolô đã trở thành Tông Đồ Lương Dân, trở thành vị đầu tiên trong nhiều vị thánh vĩ đại đánh dấu lịch sử tôn giáo của Syria. Ngài cũng cho rằng Syria có nhiều chứng tích khảo cổ như nhà thờ, đan viện, tranh ghép từ các thế kỷ đầu của thời đại Kitô Giáo, giúp nhắc chúng ta nhớ đến lai lịch của Giáo Hội.
Sau đó, Đức Thánh Cha khuyến khích các Kitô hữu Syria “khai triển những mối liên kết huynh đệ với mọi người” và cùng với các đồng bào Hồi Giáo làm việc “cho ích chung”. Ngài cho rằng các giao tiếp hàng ngày với các đồng bào Hồi Giáo sẽ cho các Kitô hữu thấy tầm quan trọng của đối thoại liên tôn và khả thể làm việc chung với nhau nhiều cách nhằm phục vụ ích chung. Đức Thánh Cha ước mong các Kitô hữu Syria thực thi các khuyến cáo của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Trung Đông gần đây.
Liên quan tới nền hòa bình của Trung Đông nói chung, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI kêu gọi phải có “một giải pháp toàn bộ”, một giải pháp phải “là hoa trái của thỏa hiệp chứ không phải là quyết định đơn phương áp đặt bằng bạo lực”. Dĩ nhiên, giải pháp này không làm thiệt hại đến quyền lợi các bên liên hệ. Ngài cho hay bạo lực không giải quyết được gì, các giải pháp cục bộ hay đơn phương cũng thế. Ý thức được đau khổ của dân, ta phải khai triển một giải pháp toàn bộ, không cố ý loại trừ ai khỏi diễn trình tìm một giải pháp bằng thương thảo.
Để kết luận, Đức Giáo Hoàng cám ơn nhân dân Syria đã tiếp nhận nhiều người di cư Iraq trong số ấy có những người là Kitô hữu. Ngài nói: “Tôi thành tâm cám ơn nhân dân Syria về lòng quảng đại của họ”.
Khoảng 87% người Syria heo Hồi Giáo, 10% theo Kitô Giáo. 3% còn lại là người Druze. Tháng 10 năm ngoái, Cơ Quan Tỵ Nạn LHQ phúc trình rằng: từ năm 2003, khoảng 290,000 người Iraq đã tìm nơi nương náu tại Syria. Dù nhiều người đã bỏ đó đi nước khác hay trở lại Iraq, hiện vẫn còn 150,000 người ở lại Syria.
Kể từ tháng Ba, cuộc đàn áp đẫm máu người biều tình của các lực lượng chính phủ đã gây ra cái chết cho hơn 1,200 người, trong đó có 77 trẻ em, chỉ vì những người này đòi chấm dứt chế độ cai trị của Tổng Thống Bashar al-Assad. Hôm nay, con số tử vong còn lên cao hơn nữa, khi lực lượng an ninh Syria nã súng vào những người biều tình đòi dân chủ tại nhiều nơi trên khắp Syria, làm cho khoảng 32 người thiệt mạng.
Không nhắc tới “Mùa Xuân Ả Rập”, một kiểu nói dùng để mô tả các phong trào chống chính phủ tại Trung Đông, Đức Thánh Cha nhận định rằng “các biến cố trong các tháng qua […] cho thấy ước nguyện muốn có một tương lai tốt hơn trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, và đời sống xã hội”.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Người ta hết sức mong ước thấy diễn biến trên đừng diễn ra trong bầu không khí bất khoan dung, kỳ thị, hay tranh chấp và càng không nên bạo lực, nhưng đúng hơn trong một bầu không khí tuyệt đối tôn trọng sự thật, sống chung, các quyền chính đáng của cá nhân cũng như tập thể, và bầu khí hòa giải. Đó chính là các nguyên tắc cần hướng dẫn các nhà cầm quyền. Họ nên luôn tâm niệm các hoài mong của xã hội dân sự cũng như các hướng dẫn quốc tế”.
Hợp nhất
Đức Bênêđíctô XVI cũng nhắc tới việc xây dựng sự hợp nhất quốc gia, mà theo ngài, cần phải được xây dựng “theo phương thức lâu bền biết nhìn nhận tính trung tâm và phẩm giá của con người nhân bản”. Theo Đức Thánh Cha, “con đường dẫn đến hợp nhất và ổn định trong mọi quốc gia phải đi qua việc nhìn nhận phẩm giá không thể chuyển nhượng của mỗi một con người nhân bản. Bởi thế, phẩm giá này phải được đặt ở tâm điểm mọi định chế, mọi luật lệ và mọi hành động của các xã hội”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới tầm quan trọng có tính yếu tính của việc phát huy ích chung “gạt qua một bên mọi quyền lợi cá nhân hay đảng phái”. Mặt khác, con đường biết lắng nghe, đối thoại và hợp tác phải được nhìn nhận như là phương thế để các thành viên khác nhau của xã hội có thể so sánh các quan điểm của mình hòng đạt được sự nhất trí về sự thật liên quan tới các giá trị và cùng đích đặc thù.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến sự đóng góp đáng kể của Kitô Giáo tại Syria, sự đóng góp mà ngài cho rằng, “theo truyền thống vốn là một điển hình của khoan dung, hòa hợp, và liên hệ thân hữu giữa các Kitô hữu và người Hồi Giáo”. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha cho rằng Syria, ngay từ khởi nguyên Kitô Giáo, vẫn là một nơi quan yếu đối với Kitô hữu. Vì nhờ gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh trên đường tới Damascus, mà Thánh Phaolô đã trở thành Tông Đồ Lương Dân, trở thành vị đầu tiên trong nhiều vị thánh vĩ đại đánh dấu lịch sử tôn giáo của Syria. Ngài cũng cho rằng Syria có nhiều chứng tích khảo cổ như nhà thờ, đan viện, tranh ghép từ các thế kỷ đầu của thời đại Kitô Giáo, giúp nhắc chúng ta nhớ đến lai lịch của Giáo Hội.
Sau đó, Đức Thánh Cha khuyến khích các Kitô hữu Syria “khai triển những mối liên kết huynh đệ với mọi người” và cùng với các đồng bào Hồi Giáo làm việc “cho ích chung”. Ngài cho rằng các giao tiếp hàng ngày với các đồng bào Hồi Giáo sẽ cho các Kitô hữu thấy tầm quan trọng của đối thoại liên tôn và khả thể làm việc chung với nhau nhiều cách nhằm phục vụ ích chung. Đức Thánh Cha ước mong các Kitô hữu Syria thực thi các khuyến cáo của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Trung Đông gần đây.
Liên quan tới nền hòa bình của Trung Đông nói chung, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI kêu gọi phải có “một giải pháp toàn bộ”, một giải pháp phải “là hoa trái của thỏa hiệp chứ không phải là quyết định đơn phương áp đặt bằng bạo lực”. Dĩ nhiên, giải pháp này không làm thiệt hại đến quyền lợi các bên liên hệ. Ngài cho hay bạo lực không giải quyết được gì, các giải pháp cục bộ hay đơn phương cũng thế. Ý thức được đau khổ của dân, ta phải khai triển một giải pháp toàn bộ, không cố ý loại trừ ai khỏi diễn trình tìm một giải pháp bằng thương thảo.
Để kết luận, Đức Giáo Hoàng cám ơn nhân dân Syria đã tiếp nhận nhiều người di cư Iraq trong số ấy có những người là Kitô hữu. Ngài nói: “Tôi thành tâm cám ơn nhân dân Syria về lòng quảng đại của họ”.
Khoảng 87% người Syria heo Hồi Giáo, 10% theo Kitô Giáo. 3% còn lại là người Druze. Tháng 10 năm ngoái, Cơ Quan Tỵ Nạn LHQ phúc trình rằng: từ năm 2003, khoảng 290,000 người Iraq đã tìm nơi nương náu tại Syria. Dù nhiều người đã bỏ đó đi nước khác hay trở lại Iraq, hiện vẫn còn 150,000 người ở lại Syria.