Khi cuộc khủng hỏang Syria vừa nổ ra đầu năm nay, thái độ nói chung của người Kitô Giáo tại Syria là ngờ vực. Theo Tiến Sĩ Samuel Gregg, Giám Đốc Nghiên Cứu của Viện Acton tại Michigan, nói chung, người Kitô Giáo không muốn tham gia cuộc nổi dậy chống lại chế độ Assad bởi vì việc chọn lựa giữa Bashar al-Assad và Phong Trào Huynh Đệ Hồi Giáo không phải là một chọn lựa đơn giản, dễ dãi (www.acton.org, 27 tháng 10, 2011).
Để giúp ta hiểu phần nào mối liên hệ phức tạp giữa Kitô Giáo và chế độ đang bị phe Hồi Giáo Sunni đa số tìm cách lật đổ tại Syria, Ký Giả Ray J. Mouawad trong một bài đăng trên tờ Middle East Quaterly, số Mùa Đông năm 2001, (http://www.meforum.org/17/syria-and-iraq-repression) có trình bày sơ lược lịch sử hình thành ra mối liên hệ này.
Theo Mouawad, Kitô Giáo Syria bao gồm hầu hết các giáo phái của tôn giáo này, nhưng cổ xưa nhất và có tính định chế liên tục nhất phải kể đến Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp với số tín hữu 503,000 người, có tòa thượng phụ riêng đặt tại Damascus và 6 giáo phận. Thứ đến là Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp với số tín hữu 118,000 người, một giáo hội tách rời khỏi Giáo Hội Chính Thống vào thế kỷ thứ 18. Giáo hội này hiện có 5 giáo phận.
Các giáo hội Kitô Giáo khác tại Syria gồm các cộng đồng từng chạy trốn các cuộc thảm sát và đầy ải diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ thời Thế Chiến I. Trong số này, có Giáo Hội Chính Thống Ácmêni (112,000), Giáo Hội Công Giáo Ácmêni (25,000), Giáo Hội Chính Thống Syria (89,000) và Giáo Hội Công Giáo Syria(22,000). Năm 1933, còn có thêm các Kitô hữu Assyrian (17,000) và người Công Giáo Kanđê (7,000) chạy trốn khỏi sự bách hại tại vùng Mosul, do quân đội mới thành lập của Iraq gây ra.
Trong số các cộng đồng tị nạn nói trên, chỉ có Giáo Hội Chính Thống Syria là có tòa thượng phụ riêng đặt tại Damascus. Người Công Giáo Syria tuy có một vài giáo phận tại đây nhưng tòa thượng phụ của họ được đặt tại Libăng. Ngoài ra, còn có nhiều giáo hội Kitô Giáo khác như Maronite (28,000), Latinh (11,000) với đại diện tông tòa tại Aleppo và sứ thần Tòa Thánh tại Damascus.
Về chính trị, ta biết chế độ Ba’th lên cầm quyền tại Syria năm 1963, thoạt đầu chủ yếu có khuynh hướng thế tục. Lý thuyết gia Michel ‘Aflaq của nó vốn là một người Chính Thống Hy Lạp và dựa vào ý thức hệ thế tục, đảng này không chính thức thừa nhận Hồi Giáo là quốc giáo. Nhưng, do áp lực của phe Hồi Giáo cực đoan, từ năm 1973, tôn giáo của người đứng đầu nhà nước Syria phải là Hồi Giáo.
Tuy nhiên, rõ ràng người Kiô hữu tại Syria hưởng được nhiều quyền lợi trong khuôn khổ ý thức hệ thế tục hiện hành hơn là dưới hệ thống cai trị duy Hồi Giáo do những người Sunnis quá khích chủ trương, nhất là nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo. Trước năm 1982, là năm quân đội Syria dẹp tan cuộc nổi loạn của phong trào này tại Hama, Nhóm này vốn làm áp lực bắt nhà nước phải đưa các định chế của mình vào khuôn khổ Hồi Giáo.
Vì cuộc nổi loạn trên và vì áp lực của ngoại quốc, Assad đã phải thay đổi chiến thuật đối với Hồi Giáo. Để tránh phong trào đấu tranh tôn giáo khỏi nổi dậy, ông ta đã ve vãn phe Hồi Giáo bình dân làm phương tiện hợp pháp hóa chế độ của mình dưới mắt phe Hồi Giáo đa số Sunni. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng tiêu cực đối với người Kitô Giáo và thái độ của họ đối với chế độ; trên thực tế, họ vẫn coi chế độ hiện hành là người bảo vệ họ. Họ được phép dễ dàng tu sửa hay xây dựng các nhà thờ mới, được cầu nguyện và rước xách ở nơi công cộng mà không bị sách nhiễu. Họ được hưởng nhiều tự do tôn giáo hơn thời Đế Quốc Ottoman trước năm 1918. Tôn giáo của họ không bị liệt kê trên thẻ căn cước. Luật lệ hoàn toàn thế tục, ngoại trừ các vấn đề bản thân thuộc quyền các tòa án đặc biệt và thay đổi tùy theo từng cộng đồng. Thứ Sáu là ngày nghỉ chính thức, nhưng vì người Kitô Giáo, nên công việc chỉ bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật. Mọi ngày lễ nghỉ của Kitô Giáo đều là ngày nghỉ chính thức của quốc gia và hàng giáo sĩ được miễn quân dịch. Nói chung, người Kitô Giáo hậu thuẫn chế độ, nhất là sau biến cố Hama, vì ý thức rằng chế độ là người bảo vệ họ chống phe Hồi Giáo quá khích.
Cộng đồng 'Alawi, cộng đồng mà cả Tổng Thống Hafiz al-Assad (1970-2000) lẫn con trai Bashar, đương kim tổng thống, vốn thuộc về, là cộng đồng quá nhỏ (khoảng 3 triệu 5, trong tổng số dân 21,906,000 người) không tự mình cai trị đa số theo Sunni, vốn chiếm hơn 70% tổng số dân, mà không dựa vào sự ủng hộ của các nhóm thiểu số khác, trong đó có người Kitô Giáo. Tuy thế, sự tham gia của người Kitô Giáo vào nền chính trị và hành chánh của Syria khá hạn chế. Họ không chiếm được chức vụ chủ chốt nào trong các ngành như mật vụ, cảnh sát đặc biệt và quân đội… Họ thích khu vực tư nhiều hơn. Tuy nhiên, trong các lãnh vực chuyên môn, sự đóng góp của họ khá đáng kể: phát ngôn viên phủ tổng thống, phụ tá bộ trưởng dầu hỏa, tổng giám đốc bộ tài chánh, tổng giám đốc bộ ngoại thương…
Mission impossible
Tin tức mới nhất cho thấy sự căng thẳng giữa Liên Đoàn Ả Rập và chế độ Bashar al-Assad. Theo tin của Asia-News, ngày 26 tháng 10 vừa qua, đại biểu của Liên Đoàn đã tới Damascus để giúp chính phủ Syria và phe đối lập tìm được thỏa thuận về việc tổ chức “Hội Nghị Đối Thoại Quốc Gia” dự tính vào tháng 11 này. Trưởng đoàn đại biểu là Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani, thủ tướng Qatar. Nhưng sứ mệnh của đoàn được nhiều người đánh gía là “mission impossible”.
Ngày 16 tháng 10, chính phủ cũng như giới truyền thông Syria chỉ trích sứ bộ này một cách nặng nề. Họ phản đối vì hai lý do: Qatar cầm đầu sứ bộ trong khi nước này là nước Ả Rập đầu tiên cho triệu đại sứ của mình về; thứ hai, Cairo được chọn làm nơi diễn ra Hội Nghị. Syria muốn hội nghị được tổ chức ngay tại Syria. Nhưng vào tuần trước, Syria đã phải chấp nhận đề nghị của Liên Đoàn. Duy có giới truyền thông của nhà nước là vẫn ngầm phản đối bằng cách phớt lờ đề nghị trên. Họ cũng phớt lờ cả lời cảnh cáo của hai đồng minh Nga và Iran.
Đài truyền hình và báo chí Syria, ngày 26 tháng 10, có thông báo chuyến viếng thăm của đặc phái viên Trung Hoa là Wu Sike, nhưng không nhắc chi tới lời phê phán của phía Trung Hoa: “Chúng tôi tin rằng chính phủ Syria nên thực hiện các cam kết cải tổ của họ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và mọi bên nên tích cực tham dự vào diễn trình chính trị một cách xây dựng”.
Phe đối lập cũng chỉ trích sứ bộ của Liên Đoàn, gọi nó là vô nghĩa: “Không ai có quyền nói chuyện với một chế độ mà bàn tay đã nhuốm máu người dân lành Syria”.
Trong khi ấy, một cuộc biểu tình lớn (cuộc biểu tình thứ ba) được tổ chức tại Quảng Trường Omayya tại Damascus để ủng hộ Tổng Thống Assad và sự thống nhất quốc gia. Truyền hình nhà nước vội vàng tường trình rằng số người tham dự cuộc biểu tình này lên đến hơn một triệu. Đại sứ Hoa Kỳ Robert Ford đã rời thủ đô Syria vì lý do an ninh. Nguồn tin Hoa Kỳ cho hay ông từng nhận được sự đe dọa tới tính mạng. Mới trình ủy nhiệm thư cuối tháng Giêng, đầu tháng 3, ông đã minh nhiên ủng hộ các cuộc biểu tình chống chế độ. Trong khi đó, các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh càng ngày càng có tính bạo lực hơn, con số người chống đối mỗi lúc một gia tăng, trong đó, có nhiều binh sĩ.
Thực vậy, các cuộc bạo động không những làm thiệt mạng thường dân và các người tranh đấu (theo LHQ, hiện lên đến 3,000 người) mà cả binh sĩ nữa. Truyền hình nhà nước chiếu cả tang lễ của các binh sĩ này.
Tình hình ấy buộc các vị Giám Mục Công Giáo Syria phải tiến hành cuộc họp thường niên tại Damascus vào các ngày 7-9 tháng này. Cuộc họp này đáng lẽ đã được tổ chức hồi tháng 4 vừa qua. Các giám mục sẽ thảo luận về “tình hình tại Syria và Các Giáo Hội Công Giáo” dưới sự chủ tọa của Đức Grêgôriô III, Thượng Phụ Melkite Hy Lạp.
Cho đến nay, hầu như mọi giám mục Công Giáo và Chính Thống đều đã tỏ bày sự ủng hộ đối với Tổng Thống Assad. Đức Grêgôriô III là vị giáo phẩm duy nhất tỏ niềm hy vọng mỏng manh là chế độ sẽ lắng nghe các đòi hỏi của giới trẻ Syria. Dù các nhà lãnh đạo Công Giáo bị một nhóm nhỏ tín hữu chỉ trích, nhưng nói chung, người Công Giáo Syria tỏ ra hoài nghi phe đối lập, sợ rằng họ rơi vào ảnh hưởng của phe Hồi Giáo cực đoan, một khi chế độ xụp đổ.
Tình hình sẽ tồi tệ hơn
Ngày 16 tháng 10, 2011 hãng tin ACN News cho hay một vị giám mục theo nghi lễ Maronite nói rằng tình hình người Kitô Giáo tại Syria sẽ tồi tệ hơn dưới một chính phủ mới. Đó là Đức Cha Samir Mazloum của giáo phận Bhekke Tại Libăng, thuộc Tòa Thượng Phụ Maronite ở Antioch. Ngài phát biểu mối quan tâm của mình trong một cuộc họp mới đây do cơ quan bác ái Công Giáo quốc tế Aid to the Church in Need (ACN) tổ chức. Theo ngài, một tân chế độ “có thể còn độc tài và cuồng tín hơn cả chế độ Assad”. Ngài cho rằng Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo hiện nay “rất mạnh và được chuẩn bị cực kỳ tốt để chiếm quyền”. Trong trường hợp họ thành công, ngài sợ họ sẽ cho áp dụng Luật Sharia, rất bất lợi cho người Kitô Giáo, sẽ biến người Kitô Giáo thành công dân hạng nhì, mất hết bình đẳng và quyền sống bình thường. Ngài cũng sợ họ sẽ trả thù các Kitô hữu.
Ngài cho rằng tình thế của Kitô hữu dưới chế độ Assad trong 30 năm qua là “chấp nhận được”, một tình thế mà với biến cố thay đổi triệt để sẽ bị người quá khích giải thích là “hợp tác với chế độ Assad” và do đó được dùng để gây phẫn nộ chống Kitô hữu. Đức Cha Mazloum cho rằng sở dĩ tình thế kia “chấp nhận được” là vì chế độ hiện nay do phe thiểu số thành lập, tức phe Alawi, để các nhóm thiểu số không bị ngược đãi.
Nhưng không vì thế mà Đức Cha Mazloum không ủng hộ các đòi hỏi dân chủ hóa và bảo vệ nhân quyền của người biểu tình. Giáo Hội Maronite chỉ có khoảng 35,000 tín hữu tại Syria. Họ hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh.
Nội chiến
Trước đó vào ngày 12 tháng 10, hãng tin Catholic News Service tường thuật lời phát biểu của Đức Ignatius Joseph III Younan, Thượng Phụ Giáo Hội Công Giáo Syriac. Thượng Phụ cho rằng các áp lực hiện nay đối với chính phủ Syria có thể mang lại các hậu quả rất xấu, nhất là đối với các Kitô hữu, vì chúng sẽ dẫn tới rối loạn. Và nhiên hậu, rối loạn sẽ dẫn tới nội chiến. Theo ngài, nội chiến ở Syria không những sẽ là cuộc tranh chấp giữa các phe phái chính trị để chiếm quyền, mà còn giữa các tuyên tín tôn giáo nữa; cuộc chiến tranh nhân danh Thiên Chúa còn tồi tệ hơn cuộc tranh chấp chính trị nhiều. “Đó là điều chúng tôi lo sợ”.
Tuy nhiên, Thượng Phụ Younan cũng nhấn mạnh rằng Syria cần nhiều cải cách, như một hệ thống cai trị đa đảng và quyền tự do ngôn luận chẳng hạn. Theo ngài, “Giáo Hội luôn ủng hộ cải cách” và không ủng hộ một chế độ đặc thù nào. Nhưng các cải cách này phải được thực hiện qua đối thoại và cần thiết phải có một đảng thứ ba trung lập để làm gạch nối giữa chính phủ và phe đối lập. Thượng phụ cho rằng các nước Tây Phương nên giúp đẩy mạnh các cải cách dân chủ thực sự hơn là thay đổi hệ thống chính trị, vô tình đẩy người ta vào “một hệ thống chưa ai biết tới trong đó việc tôn trọng các quyền dân sự không hề có”. Các quyền dân sự này không những bao gồm quyền tự do ngôn luận, mà cả quyền tự do tôn giáo cho mọi người nữa. Tóm lại phải có một xã hội dân sự biết thi hành bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của LHQ năm 1948, chứ không hẳn một xã hội chỉ biết dựa vào nguyên tắc đa số thắng thiểu số, nhất là đa số này hoàn toàn bác bỏ sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước.
Trong khi ấy, Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah, tổng đại diện Toà Thượng Phụ Maronite ở Beirut và là cựu TGM của Haifa tỏ ra lo lắng đối với khẩu hiệu xuất hiện lần đầu trong cuộc nổi dậy tại Syria hồi tháng 3: “Kitô hữu về Beirut; Alawi về nằm hòm”. Đã đành đây chỉ là khẩu hiệu, nhưng nó quả là một khẩu hiệu có ý nghĩa.
Nếu thay đổi không diễn ra một cách hòa bình, “thì nguy cơ sẽ đi từ một chế độ áp bức tới một chế độ bạo tàn hơn, nhất là hiện nay, bầu khí đang có khuynh hướng thiên về cực đoan trong toàn vùng”.
Phản ứng của Tòa Thánh
Bản tin của EWTN News ngày 10 tháng 8 năm nay thuật lại lời một viên chức hàng đầu của Sứ Bộ Giáo Hoàng, một cơ quan của Tòa Thánh nhằm hỗ trợ Kitô hữu tại Trung Đông. “Tôi nghĩ điều đang xẩy ra Syria vào lúc này là điều hãi hùng. Tình thế xem ra đang hết còn nằm trong tay ta”. Đó là phát biểu của Sami El-Youssef, hiện làm việc cho sứ bộ trên tại Giêrusalem.
Lời phát biểu trên được đưa ra sau khi các lân bang và đồng minh của Syria bắt đầu lên tiếng kết án việc Tổng Thống Bashar al-Assad dùng quân đội dẹp các cuộc biểu tình chống chính phủ. Thực vậy, Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, hụych toẹt nói với chính phủ Syria phải chấm dứt “trò dã man” này. Thông điệp thẳng thừng ấy đã được ngoại trưởng Thổ, Ahmet Dayutoglu, đem đến Damascus nhân chuyến viếng thăm mới đây. Thổ vốn có 500 dặm biên giới chung với Syria.
Cũng tại Damascus, người ta còn thấy các đại diện của Ấn Độ, Nam Phi và Brazil nữa. Tất cả tới đây để thúc giục việc chấm dứt bạo lực. Trong khi đó, các nước Saudi Arabia, Kuwait và Bahrain đã quyết định triệu hồi đại sứ của mình.
El-Yousef cho rằng tình hình ấy khiến Kitô hữu lo lắng vì họ vốn bị coi là về phe với chế độ hiện nay. Cho nên việc thay đổi chế độ sẽ có hậu quả tiêu cực đối với Kitô hữu Syria.
Còn sứ thần Tòa Thánh tại Syria, Đức Ông Mario Zenari, thì tin rằng Kitô Hữu Syria, hiện chiếm 10% dân số, có thể thực sự đóng vai trò độc đáo làm trung gian cho một thỏa hiệp hòa bình. Ngài nói với Đài Phát Thánh Vatican ngày 8 tháng 8 rằng: “Kitô hữu vốn có đặc điểm này: làm cây cầu bắc giữa các nhóm sắc tộc khác nhau, một cây cầu để tìm ra giải pháp cho hoà giải và hòa hợp” (http://www.ewtnnews.com/catholic-news/World.php?id=3753#ixzz1ch1ZWNyp)
Phần Đức Bênêđíctô XVI, ngài chỉ lên tiếng một cách tổng quát về nhu cầu hoà giải và tôn trọng nhân quyền tại Syria. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo ngày 8 tháng 8, ngài vắn tắt nói rằng: “Với niềm lo lắng sâu xa, tôi đang theo dõi các biến cố đầy bạo lực đang càng ngày càng lan rộng tại Syria”. Rồi ngài kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho cố gắng hòa giải tại Syria đồng thời thúc giục cộng đồng quốc tế làm mọi cách để tìm ra “một kế hoạch hòa bình cho xứ sở này xuyên qua thương thảo và đối thoại xây dựng”.
Để giúp ta hiểu phần nào mối liên hệ phức tạp giữa Kitô Giáo và chế độ đang bị phe Hồi Giáo Sunni đa số tìm cách lật đổ tại Syria, Ký Giả Ray J. Mouawad trong một bài đăng trên tờ Middle East Quaterly, số Mùa Đông năm 2001, (http://www.meforum.org/17/syria-and-iraq-repression) có trình bày sơ lược lịch sử hình thành ra mối liên hệ này.
Theo Mouawad, Kitô Giáo Syria bao gồm hầu hết các giáo phái của tôn giáo này, nhưng cổ xưa nhất và có tính định chế liên tục nhất phải kể đến Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp với số tín hữu 503,000 người, có tòa thượng phụ riêng đặt tại Damascus và 6 giáo phận. Thứ đến là Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp với số tín hữu 118,000 người, một giáo hội tách rời khỏi Giáo Hội Chính Thống vào thế kỷ thứ 18. Giáo hội này hiện có 5 giáo phận.
Các giáo hội Kitô Giáo khác tại Syria gồm các cộng đồng từng chạy trốn các cuộc thảm sát và đầy ải diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ thời Thế Chiến I. Trong số này, có Giáo Hội Chính Thống Ácmêni (112,000), Giáo Hội Công Giáo Ácmêni (25,000), Giáo Hội Chính Thống Syria (89,000) và Giáo Hội Công Giáo Syria(22,000). Năm 1933, còn có thêm các Kitô hữu Assyrian (17,000) và người Công Giáo Kanđê (7,000) chạy trốn khỏi sự bách hại tại vùng Mosul, do quân đội mới thành lập của Iraq gây ra.
Trong số các cộng đồng tị nạn nói trên, chỉ có Giáo Hội Chính Thống Syria là có tòa thượng phụ riêng đặt tại Damascus. Người Công Giáo Syria tuy có một vài giáo phận tại đây nhưng tòa thượng phụ của họ được đặt tại Libăng. Ngoài ra, còn có nhiều giáo hội Kitô Giáo khác như Maronite (28,000), Latinh (11,000) với đại diện tông tòa tại Aleppo và sứ thần Tòa Thánh tại Damascus.
Về chính trị, ta biết chế độ Ba’th lên cầm quyền tại Syria năm 1963, thoạt đầu chủ yếu có khuynh hướng thế tục. Lý thuyết gia Michel ‘Aflaq của nó vốn là một người Chính Thống Hy Lạp và dựa vào ý thức hệ thế tục, đảng này không chính thức thừa nhận Hồi Giáo là quốc giáo. Nhưng, do áp lực của phe Hồi Giáo cực đoan, từ năm 1973, tôn giáo của người đứng đầu nhà nước Syria phải là Hồi Giáo.
Tuy nhiên, rõ ràng người Kiô hữu tại Syria hưởng được nhiều quyền lợi trong khuôn khổ ý thức hệ thế tục hiện hành hơn là dưới hệ thống cai trị duy Hồi Giáo do những người Sunnis quá khích chủ trương, nhất là nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo. Trước năm 1982, là năm quân đội Syria dẹp tan cuộc nổi loạn của phong trào này tại Hama, Nhóm này vốn làm áp lực bắt nhà nước phải đưa các định chế của mình vào khuôn khổ Hồi Giáo.
Vì cuộc nổi loạn trên và vì áp lực của ngoại quốc, Assad đã phải thay đổi chiến thuật đối với Hồi Giáo. Để tránh phong trào đấu tranh tôn giáo khỏi nổi dậy, ông ta đã ve vãn phe Hồi Giáo bình dân làm phương tiện hợp pháp hóa chế độ của mình dưới mắt phe Hồi Giáo đa số Sunni. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng tiêu cực đối với người Kitô Giáo và thái độ của họ đối với chế độ; trên thực tế, họ vẫn coi chế độ hiện hành là người bảo vệ họ. Họ được phép dễ dàng tu sửa hay xây dựng các nhà thờ mới, được cầu nguyện và rước xách ở nơi công cộng mà không bị sách nhiễu. Họ được hưởng nhiều tự do tôn giáo hơn thời Đế Quốc Ottoman trước năm 1918. Tôn giáo của họ không bị liệt kê trên thẻ căn cước. Luật lệ hoàn toàn thế tục, ngoại trừ các vấn đề bản thân thuộc quyền các tòa án đặc biệt và thay đổi tùy theo từng cộng đồng. Thứ Sáu là ngày nghỉ chính thức, nhưng vì người Kitô Giáo, nên công việc chỉ bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật. Mọi ngày lễ nghỉ của Kitô Giáo đều là ngày nghỉ chính thức của quốc gia và hàng giáo sĩ được miễn quân dịch. Nói chung, người Kitô Giáo hậu thuẫn chế độ, nhất là sau biến cố Hama, vì ý thức rằng chế độ là người bảo vệ họ chống phe Hồi Giáo quá khích.
Cộng đồng 'Alawi, cộng đồng mà cả Tổng Thống Hafiz al-Assad (1970-2000) lẫn con trai Bashar, đương kim tổng thống, vốn thuộc về, là cộng đồng quá nhỏ (khoảng 3 triệu 5, trong tổng số dân 21,906,000 người) không tự mình cai trị đa số theo Sunni, vốn chiếm hơn 70% tổng số dân, mà không dựa vào sự ủng hộ của các nhóm thiểu số khác, trong đó có người Kitô Giáo. Tuy thế, sự tham gia của người Kitô Giáo vào nền chính trị và hành chánh của Syria khá hạn chế. Họ không chiếm được chức vụ chủ chốt nào trong các ngành như mật vụ, cảnh sát đặc biệt và quân đội… Họ thích khu vực tư nhiều hơn. Tuy nhiên, trong các lãnh vực chuyên môn, sự đóng góp của họ khá đáng kể: phát ngôn viên phủ tổng thống, phụ tá bộ trưởng dầu hỏa, tổng giám đốc bộ tài chánh, tổng giám đốc bộ ngoại thương…
Mission impossible
Tin tức mới nhất cho thấy sự căng thẳng giữa Liên Đoàn Ả Rập và chế độ Bashar al-Assad. Theo tin của Asia-News, ngày 26 tháng 10 vừa qua, đại biểu của Liên Đoàn đã tới Damascus để giúp chính phủ Syria và phe đối lập tìm được thỏa thuận về việc tổ chức “Hội Nghị Đối Thoại Quốc Gia” dự tính vào tháng 11 này. Trưởng đoàn đại biểu là Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani, thủ tướng Qatar. Nhưng sứ mệnh của đoàn được nhiều người đánh gía là “mission impossible”.
Ngày 16 tháng 10, chính phủ cũng như giới truyền thông Syria chỉ trích sứ bộ này một cách nặng nề. Họ phản đối vì hai lý do: Qatar cầm đầu sứ bộ trong khi nước này là nước Ả Rập đầu tiên cho triệu đại sứ của mình về; thứ hai, Cairo được chọn làm nơi diễn ra Hội Nghị. Syria muốn hội nghị được tổ chức ngay tại Syria. Nhưng vào tuần trước, Syria đã phải chấp nhận đề nghị của Liên Đoàn. Duy có giới truyền thông của nhà nước là vẫn ngầm phản đối bằng cách phớt lờ đề nghị trên. Họ cũng phớt lờ cả lời cảnh cáo của hai đồng minh Nga và Iran.
Đài truyền hình và báo chí Syria, ngày 26 tháng 10, có thông báo chuyến viếng thăm của đặc phái viên Trung Hoa là Wu Sike, nhưng không nhắc chi tới lời phê phán của phía Trung Hoa: “Chúng tôi tin rằng chính phủ Syria nên thực hiện các cam kết cải tổ của họ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và mọi bên nên tích cực tham dự vào diễn trình chính trị một cách xây dựng”.
Phe đối lập cũng chỉ trích sứ bộ của Liên Đoàn, gọi nó là vô nghĩa: “Không ai có quyền nói chuyện với một chế độ mà bàn tay đã nhuốm máu người dân lành Syria”.
Trong khi ấy, một cuộc biểu tình lớn (cuộc biểu tình thứ ba) được tổ chức tại Quảng Trường Omayya tại Damascus để ủng hộ Tổng Thống Assad và sự thống nhất quốc gia. Truyền hình nhà nước vội vàng tường trình rằng số người tham dự cuộc biểu tình này lên đến hơn một triệu. Đại sứ Hoa Kỳ Robert Ford đã rời thủ đô Syria vì lý do an ninh. Nguồn tin Hoa Kỳ cho hay ông từng nhận được sự đe dọa tới tính mạng. Mới trình ủy nhiệm thư cuối tháng Giêng, đầu tháng 3, ông đã minh nhiên ủng hộ các cuộc biểu tình chống chế độ. Trong khi đó, các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh càng ngày càng có tính bạo lực hơn, con số người chống đối mỗi lúc một gia tăng, trong đó, có nhiều binh sĩ.
Thực vậy, các cuộc bạo động không những làm thiệt mạng thường dân và các người tranh đấu (theo LHQ, hiện lên đến 3,000 người) mà cả binh sĩ nữa. Truyền hình nhà nước chiếu cả tang lễ của các binh sĩ này.
Tình hình ấy buộc các vị Giám Mục Công Giáo Syria phải tiến hành cuộc họp thường niên tại Damascus vào các ngày 7-9 tháng này. Cuộc họp này đáng lẽ đã được tổ chức hồi tháng 4 vừa qua. Các giám mục sẽ thảo luận về “tình hình tại Syria và Các Giáo Hội Công Giáo” dưới sự chủ tọa của Đức Grêgôriô III, Thượng Phụ Melkite Hy Lạp.
Cho đến nay, hầu như mọi giám mục Công Giáo và Chính Thống đều đã tỏ bày sự ủng hộ đối với Tổng Thống Assad. Đức Grêgôriô III là vị giáo phẩm duy nhất tỏ niềm hy vọng mỏng manh là chế độ sẽ lắng nghe các đòi hỏi của giới trẻ Syria. Dù các nhà lãnh đạo Công Giáo bị một nhóm nhỏ tín hữu chỉ trích, nhưng nói chung, người Công Giáo Syria tỏ ra hoài nghi phe đối lập, sợ rằng họ rơi vào ảnh hưởng của phe Hồi Giáo cực đoan, một khi chế độ xụp đổ.
Tình hình sẽ tồi tệ hơn
Ngày 16 tháng 10, 2011 hãng tin ACN News cho hay một vị giám mục theo nghi lễ Maronite nói rằng tình hình người Kitô Giáo tại Syria sẽ tồi tệ hơn dưới một chính phủ mới. Đó là Đức Cha Samir Mazloum của giáo phận Bhekke Tại Libăng, thuộc Tòa Thượng Phụ Maronite ở Antioch. Ngài phát biểu mối quan tâm của mình trong một cuộc họp mới đây do cơ quan bác ái Công Giáo quốc tế Aid to the Church in Need (ACN) tổ chức. Theo ngài, một tân chế độ “có thể còn độc tài và cuồng tín hơn cả chế độ Assad”. Ngài cho rằng Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo hiện nay “rất mạnh và được chuẩn bị cực kỳ tốt để chiếm quyền”. Trong trường hợp họ thành công, ngài sợ họ sẽ cho áp dụng Luật Sharia, rất bất lợi cho người Kitô Giáo, sẽ biến người Kitô Giáo thành công dân hạng nhì, mất hết bình đẳng và quyền sống bình thường. Ngài cũng sợ họ sẽ trả thù các Kitô hữu.
Ngài cho rằng tình thế của Kitô hữu dưới chế độ Assad trong 30 năm qua là “chấp nhận được”, một tình thế mà với biến cố thay đổi triệt để sẽ bị người quá khích giải thích là “hợp tác với chế độ Assad” và do đó được dùng để gây phẫn nộ chống Kitô hữu. Đức Cha Mazloum cho rằng sở dĩ tình thế kia “chấp nhận được” là vì chế độ hiện nay do phe thiểu số thành lập, tức phe Alawi, để các nhóm thiểu số không bị ngược đãi.
Nhưng không vì thế mà Đức Cha Mazloum không ủng hộ các đòi hỏi dân chủ hóa và bảo vệ nhân quyền của người biểu tình. Giáo Hội Maronite chỉ có khoảng 35,000 tín hữu tại Syria. Họ hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh.
Nội chiến
Trước đó vào ngày 12 tháng 10, hãng tin Catholic News Service tường thuật lời phát biểu của Đức Ignatius Joseph III Younan, Thượng Phụ Giáo Hội Công Giáo Syriac. Thượng Phụ cho rằng các áp lực hiện nay đối với chính phủ Syria có thể mang lại các hậu quả rất xấu, nhất là đối với các Kitô hữu, vì chúng sẽ dẫn tới rối loạn. Và nhiên hậu, rối loạn sẽ dẫn tới nội chiến. Theo ngài, nội chiến ở Syria không những sẽ là cuộc tranh chấp giữa các phe phái chính trị để chiếm quyền, mà còn giữa các tuyên tín tôn giáo nữa; cuộc chiến tranh nhân danh Thiên Chúa còn tồi tệ hơn cuộc tranh chấp chính trị nhiều. “Đó là điều chúng tôi lo sợ”.
Tuy nhiên, Thượng Phụ Younan cũng nhấn mạnh rằng Syria cần nhiều cải cách, như một hệ thống cai trị đa đảng và quyền tự do ngôn luận chẳng hạn. Theo ngài, “Giáo Hội luôn ủng hộ cải cách” và không ủng hộ một chế độ đặc thù nào. Nhưng các cải cách này phải được thực hiện qua đối thoại và cần thiết phải có một đảng thứ ba trung lập để làm gạch nối giữa chính phủ và phe đối lập. Thượng phụ cho rằng các nước Tây Phương nên giúp đẩy mạnh các cải cách dân chủ thực sự hơn là thay đổi hệ thống chính trị, vô tình đẩy người ta vào “một hệ thống chưa ai biết tới trong đó việc tôn trọng các quyền dân sự không hề có”. Các quyền dân sự này không những bao gồm quyền tự do ngôn luận, mà cả quyền tự do tôn giáo cho mọi người nữa. Tóm lại phải có một xã hội dân sự biết thi hành bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của LHQ năm 1948, chứ không hẳn một xã hội chỉ biết dựa vào nguyên tắc đa số thắng thiểu số, nhất là đa số này hoàn toàn bác bỏ sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước.
Trong khi ấy, Đức Tổng Giám Mục Paul Sayah, tổng đại diện Toà Thượng Phụ Maronite ở Beirut và là cựu TGM của Haifa tỏ ra lo lắng đối với khẩu hiệu xuất hiện lần đầu trong cuộc nổi dậy tại Syria hồi tháng 3: “Kitô hữu về Beirut; Alawi về nằm hòm”. Đã đành đây chỉ là khẩu hiệu, nhưng nó quả là một khẩu hiệu có ý nghĩa.
Nếu thay đổi không diễn ra một cách hòa bình, “thì nguy cơ sẽ đi từ một chế độ áp bức tới một chế độ bạo tàn hơn, nhất là hiện nay, bầu khí đang có khuynh hướng thiên về cực đoan trong toàn vùng”.
Phản ứng của Tòa Thánh
Bản tin của EWTN News ngày 10 tháng 8 năm nay thuật lại lời một viên chức hàng đầu của Sứ Bộ Giáo Hoàng, một cơ quan của Tòa Thánh nhằm hỗ trợ Kitô hữu tại Trung Đông. “Tôi nghĩ điều đang xẩy ra Syria vào lúc này là điều hãi hùng. Tình thế xem ra đang hết còn nằm trong tay ta”. Đó là phát biểu của Sami El-Youssef, hiện làm việc cho sứ bộ trên tại Giêrusalem.
Lời phát biểu trên được đưa ra sau khi các lân bang và đồng minh của Syria bắt đầu lên tiếng kết án việc Tổng Thống Bashar al-Assad dùng quân đội dẹp các cuộc biểu tình chống chính phủ. Thực vậy, Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, hụych toẹt nói với chính phủ Syria phải chấm dứt “trò dã man” này. Thông điệp thẳng thừng ấy đã được ngoại trưởng Thổ, Ahmet Dayutoglu, đem đến Damascus nhân chuyến viếng thăm mới đây. Thổ vốn có 500 dặm biên giới chung với Syria.
Cũng tại Damascus, người ta còn thấy các đại diện của Ấn Độ, Nam Phi và Brazil nữa. Tất cả tới đây để thúc giục việc chấm dứt bạo lực. Trong khi đó, các nước Saudi Arabia, Kuwait và Bahrain đã quyết định triệu hồi đại sứ của mình.
El-Yousef cho rằng tình hình ấy khiến Kitô hữu lo lắng vì họ vốn bị coi là về phe với chế độ hiện nay. Cho nên việc thay đổi chế độ sẽ có hậu quả tiêu cực đối với Kitô hữu Syria.
Còn sứ thần Tòa Thánh tại Syria, Đức Ông Mario Zenari, thì tin rằng Kitô Hữu Syria, hiện chiếm 10% dân số, có thể thực sự đóng vai trò độc đáo làm trung gian cho một thỏa hiệp hòa bình. Ngài nói với Đài Phát Thánh Vatican ngày 8 tháng 8 rằng: “Kitô hữu vốn có đặc điểm này: làm cây cầu bắc giữa các nhóm sắc tộc khác nhau, một cây cầu để tìm ra giải pháp cho hoà giải và hòa hợp” (http://www.ewtnnews.com/catholic-news/World.php?id=3753#ixzz1ch1ZWNyp)
Phần Đức Bênêđíctô XVI, ngài chỉ lên tiếng một cách tổng quát về nhu cầu hoà giải và tôn trọng nhân quyền tại Syria. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo ngày 8 tháng 8, ngài vắn tắt nói rằng: “Với niềm lo lắng sâu xa, tôi đang theo dõi các biến cố đầy bạo lực đang càng ngày càng lan rộng tại Syria”. Rồi ngài kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện cho cố gắng hòa giải tại Syria đồng thời thúc giục cộng đồng quốc tế làm mọi cách để tìm ra “một kế hoạch hòa bình cho xứ sở này xuyên qua thương thảo và đối thoại xây dựng”.